●Chương 1: Tuổi thơ không hạnh phúc cho lắm! Nó đã nhào nặn con người ta trở nên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người con gái ấy có một biệt tài: Khi cô đã thích một người, thì người đó không tài nào chạy thoát, không phải do ép buộc, mà là tự nguyện. Ngoại hình cô cũng ưa nhìn, hạp với cái tuổi 19 đôi mươi là một dáng hình gọn gàng, thong thả, mái tóc ngắn đen láy xõa ngang vai, một đôi môi nhỏ xinh xắn và đặc biệt là cặp mắt tròn, trong và sâu... Người ta thường hay nhìn thấy một phương trời xa xăm nào đó trong đôi mắt ấy.

(Ảnh nguồn: MAE pinterest) 

Cô sinh ra và lớn lên trong thời bình, từ lúc mới chào đời, cha cô phải lên đường làm nghĩa vụ. Mẹ cô khi đó làm dâu trong căn nhà có tới bốn người con sống chung. Điều tất nhiên là mẹ lấy chồng sớm, nên đành theo nhà chồng đi bươn chải buôn bán làm ăn. Gọi là dân buôn  nhưng cũng chỉ đủ ăn, không phải là dư dả gì.

Được một năm thì mẹ cô mang thai và hạ sinh cô trong một ngày mưa lũ... Sau này được dọn ra ở riêng. Thử tưởng tượng mà xem: Nếu cứ tiếp tục ở đấy - nhiều thế hệ sống chung trong một nhà thì thật là... "Phải nói giống như là một cái hậu cung! Mà đứng đầu là nội cô, hay có thể gọi là Thái Hậu".

Cô lớn dần, đi vào mẫu giáo rồi trường cấp một, cấp hai! Nhìn gương mặt đầy đặn, trong sáng luôn tươi cười ấy, có ai nghĩ rằng đằng sau đấy là những chuỗi ngày hờn tủi đáng thương?

Mỗi lần tan học, cô lại được ông đón đưa, mẹ bận tối tăm mặt mày, lấy đâu thời gian chở. Mỗi lần gần về tới nhà, cô bé ấy đều chắp tay thầm thì trong miệng - "Đường ơi! Mày dài ra thêm nữa đi! Càng dài càng tốt! Dài ra cho tao đỡ phải về nhà!" - Cô bé nói với con đường dẫn về nhà, cũng là nói để tự an ủi mình! Kể cũng lạ, bao nhiêu đứa trẻ trên đời này mong mỏi được sớm trở về nhà, được ôm bố hôn mẹ, được âu yếm vỗ về. Nhưng đối với đứa trẻ này mà nói "Nhà là cái thứ gì đó... không phải là nhà".

Bố con bé say xỉn ngày đêm từ khi đi nghĩa vụ về, ngày nào cũng uống. Mà uống vào thì lời ra... Hở tí là lôi cả dòng họ mồ mả tổ tông ra chửi, chửi hết cả tông ti họ hàng...  Vớ được thứ gì thì hắn cũng đập! Đập cho văng vỡ tan tành, hất văng, đạp đổ mọi thứ trong tầm tay, hết thứ để đập phá rồi... Thì tới lượt vợ con! Sau những lần xỉn đều như cơm bữa ấy, toàn thân mẹ bầm tím, máu me, thậm chí gãy xương cũng là chuyện bình thường. Chả ai can cả, cũng chẳng biết vì sao.

Khuôn mặt hắn đỏ hừng lên vì rượu, mấy vết sẹo căng lồi thịt ra trông thật gớm ghiếc, toàn thân nổi đầy gân máu xanh tím nhìn phát rợn người, hai con mắt đỏ hoe trợn trừng như con quỷ dữ đang gồng mình chọi đập mọi thứ trong tầm tay vào hai con người đang co ro sợ hãi trong góc nhà.

Chứng kiến cảnh tượng ấy nhiều lần, nó vẫn không quên được: Nó đã ôm mặt khóc ré lên, bám chặt lấy mẹ, hai hàng nước mắt lòe nhòe không ngừng tuôn trên gò má nhỏ đang đỏ hừng lên vì khóc nhiều. Khi ấy còn là đứa con nít lên ba, nó không biết làm sao để ngừng hành động của ba nó. Nó nghĩ chắc ai đó khi nghe tiếng khóc của nó, sẽ chạy tới cứu mẹ nó. Hay chí ít là để van xin ba nó dừng lại! Tiếng khóc của nó lấn át đi mấy tiếng chửi thậm tệ, bôi bác của người cha...

Gặp cảnh tượng này, ai nhìn thấy cũng đều ngao ngán lắc đầu. Có lẽ họ đã quá quen với cảnh tượng này, họ can ngăn được vài ba bữa chứ đâu có rảnh mà đi chầu trực cả ngày để can ngăn đâu! Họ cũng không rảnh để can vào chuyện gia đình người khác. Nghĩ mà tức cười thật...

Khi mặt trời tắt dần ánh lửa, màn đêm tan chảy nhanh chóng bao lấy bốn phương trời, đám mây trắng xấu hổ núp sau màn trời đen ma mị, vạn vật dung hòa dưới ánh sáng vầng trăng non... Mọi người chung quanh chìm vào giấc ngủ say với sự thản thanh sau một ngày làm việc mệt mỏi! Đó là những gương mặt thỏa mãn vì đã được nghỉ ngơi!

Còn mẹ cô... Bà không ngủ được! Không phải vì băn khoăn suy nghĩ điều gì, cũng không phải vì bận làm việc chi. Bà phải ngồi đó - trong xó bếp của ngôi nhà đã nát cũ - tủi hờn chịu những trận đòn của ông chồng đã bét nhè trong cơn say rượu! Mắt bà thâm quầng, gương mặt gầy gò, xanh xao vì mất ngủ, vì nhịn ăn, bàn tay xương xương chi chít những gân xanh vì ngày đêm làm việc, đôi mắt bà ánh lên nỗi thống khổ tột cùng mà chẳng bút mực nào có thể tả được! Có lẽ vì bà đã bất lực, cùng đường...

Thật đáng thương nhưng cũng thật đang trách, trách là vì bản thân bà quá yếu đuối, quá nhu nhược. Bà sợ cái gì? Bà sợ cực khổ vì sẽ phải một mình gồng gánh nuôi con? Hay bà sợ những lời đồn đoán và tai tiếng của bạn bè, họ hàng? Bà thấy bất hạnh nhưng bà không thấy cái chân lí "Vì con mà ở lại" của bà đang liên lụy đến hạnh phúc của con bà hay sao???". Bà không dám đứng lên mà luôn tự lừa dối mình là bà vì con? Vì muốn con được sung túc, muốn con có một gia đình đầy đủ không sợ bị kì thị?

Buồn cười thật! Để đánh đổi những thứ đó, bà đã nhận lại những thứ còn thảm hơn và con gái bà cũng bị lây vạ... "Cuối cùng thì con cũng không biết là nên mừng hay oán giận nữa? Là vì con? Hay là vì sự nhu nhược của mẹ đây?".

(Ảnh nguồn: weheartit.com)

Thật phẫn nộ cho người đàn ông, và cả người đàn bà ngu ngốc ấy nữa! Cam chịu làm gì! Thời buổi này! Bạo lực gia đình thì báo chính quyền địa phương hay công an gì đó trói đầu nó đi! Không thì li dị, dọn ra ngoài sống hai mẹ con cho rảnh nợ... Hay tìm về bố mẹ chồng hoặc bố mẹ ruột để giải quyết!

Nghe thì có vẻ dễ dàng nhỉ? Lấy ví dụ một trong mấy cách giải quyết trên đi, cùng xem kết quả như nào?

Báo lên chính quyền thì sao? Cũng phải "cống nạp", người ta mới "giải quyết". Cái tụi ấy làm cũng chẳng tới nơi tới chốn nữa, qua loa cho xong chuyện: gọi hắn ta lên làm việc, răn đe các kiểu cho đỡ mang tiếng  rồi cho về. Hôm sau lại bắt hắn nộp phạt! Mà tiền phạt lại là mẹ con bé trả!? Chứ hắn chẳng trả một xu! Không trả thì tối đó cả 2 mẹ con lại... Hầy! Chính quyền không quan tâm tiền đến từ đâu cả, miễn có nộp là được!

Tổ dân phố địa phương cũng phất tay làm ngơ: "Vợ chồng với nhau lâu lâu cãi vã là chuyện thường thôi! Anh chị tự giải quyết!?"...

Còn nếu chọn li dị? Thì phải dọn về ngoại sống. Bà con trong đó, người hiểu mình thì họ còn an ủi, giúp đỡ, chứ đa phần là kì thị, buôn chuyện, đem ra mà bịa tạc thêm thôi. Nhiều khi còn khinh thẳng không chừa mặt ai. Phức tạp đủ điều. Một lũ người lo chuyện bao đồng! Mẹ cô đã không dám đối mặt, và bà đã lựa chọn ở lại!

Hoàn cảnh ngặt nghèo đẩy con người ta đến cực cùng, không lối thoát, người lớn luôn nghĩ là đang hi sinh hạnh phúc để vun đắp tương lai cho con cháu mình! Nhưng tôi (tác giả) thì không nghĩ vậy. "Đó phải gọi là một sai lầm lớn chứ không phải là sự hi sinh".

Và cuộc sống ấy cứ tiếp diễn mãi suốt những năm tháng học trò của cô. Ở trường, ngoài mặt bình thản nhưng trong buồn rầu. Giờ ra chơi hay chuyển tiết, cô cũng ngồi im phăng phắc một chỗ, chỉ biết lấy sách vở ra mà đọc mà học.

"Chả biết là học cái thứ gì trong đó mà học suốt thế?", "Đúng là đồ điên". Người ta nhìn vào cứ ngỡ là tự kỉ, bàn tán đủ điều, vẽ chuyện các thứ. Không phải cô không có bạn, mà là không muốn có bạn! Cô sớm nhận thức rõ hơn mấy đứa cùng lứa ở khái niệm "bạn bè". Tuy nhỏ nhưng cô được ban cho cái vẻ ngoài lãnh đạm và thản nhiên. Thế nên hầu như mấy đứa trên dưới cũng biết điều nể nang. Cô cũng tự cho mình cái quyền làm cao đó: Vì cô học giỏi nhất khối mà! 

(Haha, học giỏi cũng là một lợi thế đó nha quý dị! :> )

Cái gì cũng biết nhưng không phải cái gì cũng nói ra. Động lực của cô là điểm số và danh vọng, cô luôn muốn nắm trong tay vị trí đứng đầu. Từng nghe qua câu: Nếu bạn không phải là người giỏi nhất thì bạn không là ai cả. Người ta chỉ nghĩ đến kẻ giỏi nhất, kẻ sát bên cũng chỉ là chiếc ghế mà thôi.

Cô luôn đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử và giải cao trong các kì thi. Thành tích nhiều, khen ngợi có, tặng thưởng có, tại sao lại luôn cảm thấy chúng thật trống rỗng và vô nghĩa? Mấy cái đứa cùng lứa với cô có đầy bạn bè! Tại sao cô giỏi như thế nhưng chẳng có lấy một mối quan hệ đáng gọi là bạn  nữa? Nhiều đứa tỏ ra thiện chí, nhưng lúc cần thì phớt lờ đi, cô cũng biết rằng đó cũng chỉ là muốn lợi dụng nhau lúc khó khăn  mà thôi. Cũng có những đứa không ăn được thì đạp đổ, bắt tay nhau để kì thị, xa lánh và cô lập. Bản thân luôn tự hỏi: "Mình đã sai ở đâu? Tại sao ở trường mà cứ như là một khu biệt lập vậy?"

Cuộc sống lúc ấy, thật sự rất nhàm chán, quẩn quanh! Cứ như một vòng tuần hoàn lặp lại theo chu kì: Học - Khóc - Buồn - Chơi vơi. Dù không có một tuổi thơ màu hường, nhưng bản thân cô không trách điều đó!

Hằng đêm, người con gái ấy lại ngồi một mình nghĩ vẩn vơ...

Bầu trời về đêm thật đẹp, điểm trên đó là vài chấm sao xa. Trên lan can, làn gió thoảng nhẹ, mát lạnh, dịu êm khẽ buông lơi trên mái tóc. Mấy hàng cây bên hè phố rì rào xào xạc, thì thầm tiếng gọi mẹ thiên nhiên. Đó là một khoảng không tĩnh lặng với tiếng dế kêu vật vờ lên từng đợt dịu êm, tràn đầy nỗi niềm cô đơn của một người thiếu nữ!


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro