Chap 14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dắt con bé an toàn qua cầu, giờ mới là lúc cực nhất nè. Đi kiếm người hỏi nhà thầy lang.
          Nó vẫn nắm chắc tay con bé không buông, đi thẳng hướng bờ ruộng bên trái.
          Đưa mắt tới ai kia, còn đang vui vui, vừa đi vừa đá đá cỏ dưới chân, mà mặt nó không khỏi cười méo mó.
          Nhớ lại, thiệt là tức cái cô nương "nhiệt tình" này ghê vậy đó.
           
          Mà cũng may, trời còn thương, mây che đỡ nắng mát mát đôi chút.
          Vậy nên mắt nó cũng đỡ bị hắt, không còn chói nhiều nữa, dễ dàng mở to đảo xung quanh hơn, dự định coi cô chú nào có đang dở tay cắt lúa không, để mà tiện hỏi.
         Nhưng kiếm hoài, đi lâu cũng chả thấy ai, đang lúc nó không biết phải làm sao.
         Thì chực thấy có vài ba dáng người "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" tuốt đằng xa.
          Khuôn mặt hớn hở như chụp được vàng, nó vừa hỏi lớn, vừa lẹ làng kéo tay bé Uyên đi sau.
          - A, cô chú ơi, cô chú cho con hỏi, nhà thầy lang đi đường nào vậy cô chú?
          Nghe tiếng, các cô, các chú chợt đồng ngưng cắt, chỉnh chỉnh cái nón lá, nụ cười thấm đẫm mồ hôi mệt nhọc.
          Rồi, một cô mặc bà ba tím trong đó cất tiếng trước.
         - Hai con kiếm nhà ông Sáu bắc đó hả?
         - Dạ? Ông Sáu bắc ạ?
          Mặt nó ngơ ngơ hỏi lại, ủa kiếm nhà thầy lang mà, đâu ra ông Sáu bắc nữa ta?
          - À, tại ổng hay bán thuốc bắc, rồi ổng thứ sáu, nên mọi người gọi ổng vậy đó hai con.
          Tay chậm chậm giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, một chú gương mặt phúc hậu, cười khà khà góp lời.
         - Dạ dạ, tụi con kiếm nhà ông Sáu.
  
         Nghe chú giải thích, vậy là nó hết thắc mắc, liền mừng ran, gật gật đầu lia lịa.
         - Tụi con đi hướng này là bậy rồi.
         - Giờ con đi ngược lại, cứ theo bờ ruộng này.
         - Nào thấy cái nhà bên tay phải đầu tiên, ngoài sân có trồng giàn bông Điên Điển, là nhà ổng đó.
          Các cô chú thay nhau tận tình chỉ dẫn, nó với con bé đều chăm chú thu vào trí nhớ, trước khi đi cũng không quên cười tươi, lễ phép cảm ơn rối rít ơn mấy cô mấy chú bỏ thời gian ra mà chỉ đường.
            ...
          - Á tới rồi anh Gà ơi, kìa kìa bông Điên Điển kìa.
         Ôi hành trình đi mua thuốc thật gian nan, cuối cùng cũng kiếm được rồi.
         Nó thầm cảm tạ trời đất.
Trái lại vẻ mặt mở hội ai đó, chân nó như muốn rụng rời, nó hơi đơ mặt tay bóp bóp sau gáy, như say nắng hay sao đầu cứ nằng nặng sao sao ấy.
         Mà nó cũng cố không biểu hiện gì nhiều, ráng gượng cười một cái cho con bé an tâm, rồi theo chân bước sau.
         Thấy có ông lão trước nhà, còn đang bận tưới nước không để ý người đằng trước, nó nhẹ nhàng nói vọng tới.
          - Ông ơi, ông là ông Sáu bắc thầy lang đúng hong ạ?
          Ông lão nghe vậy, bèn ngưng tay, ngước đầu lên bộ râu mấp mấy theo tiếng cười niềm nỡ.
          - Đúng rồi, là ông, bây tới mua thuốc đó hả?
           Nhìn ông dễ gần, bé Uyên cũng cười híp mắt cất tiếng.
          - Dạ ông ơi, ông bán cho anh em tụi con năm gói thuốc cảm nha ông.
          - Rồi rồi đứng đây đi, để ông lấy cho, tổng hết là hai mươi năm đồng nghen.
          - Dạ.
         Nó với con bé đồng thanh trả lời.
         Nhẩm nhẩm mấy đồng trong tay, đếm không rành lắm, bèn móc túi ra lấy đưa hết cho bé Uyên, mà con bé cũng có khác gì nó đâu, xưa giờ sài ba đồng đã là quá, giờ tới sáu mươi đồng trong tay sao biết trừ.
          Thế là, bốn mắt đăm chiêu nhìn nhau.
          - Đây hai đứa, thuốc tụi con đây.
          Nó hai tay nhận lấy trước, song xoay qua bé Uyên bất lực cười.
          - Hong ấy em đưa hết cho ông đi, rồi ông tính.
  
          - Dạ.
          Con bé nghe lời dúi hết vào tay ông, ông Sáu đếm sáu mươi đồng trong lòng bàn tay xong mà không khỏi trầm mặt.
          - Hai đứa con nhà ai?
           Bé Uyên nhanh nói.
          - Dạ tụi con là người ở nhà bà lớn Kim.
          - Vậy về đi, ông lấy sáu mươi đồng.
          - Ủa, sao nãy ông Sáu nói là có hai mươi lăm đồng mà.
            Nó chớp mắt khó hiểu, bèn hỏi lại:
          - Nếu hai đứa là con nhà khổ cực, thì ông Sáu bớt còn hai mươi lăm, mà hai đứa đã là người ở nhà bà Kim, thì ông buộc phải lấy tận sáu mươi đồng, để có tiền bóc thêm thuốc bán rẻ cho người dân nghèo, họ khổ lắm, toàn dân mình bị chèn ép thôi.
            [Bớt: giảm.]
           Tự dưng nó nghe tới đây, không hiểu sau, nước mắt cứ ưa ứa lặng rơi, phải chi được gặp ông Sáu sớm hơn, chắc hẳn giờ này số tiền nhỏ khi ấy nó cố lượm nhặt ve chai bán, có lẽ đã đủ kéo dài sự sống cho ngoại Tâm nó rồi.
          - Anh Điền, anh Điền sao vậy, sao anh Điền khóc?
          Không chỉ riêng con bé sửng người, mà ngay cả ông Sáu cũng ngỡ ngàng, bộ nó ức ông vụ tiền hay sao?
        
Có bé Uyên ở đây, nó không tiện nói nỗi lòng, vì con bé nghe sẽ khó hiểu hỏi lại.
         Bốn chị, lẫn bé Uyên đều nghĩ nó là cháu ruột ngoại Năm.
         Trừ ngoại Năm, không ai biết được, trước đó, nó có một người ngoại lam lũ mang tên Tâm.
         Nó chỉ kịp lau vội nước mắt, môi gáng nỡ nụ cười gượng gạo, dạ một tiếng với ông Sáu cho phải phép, rồi lẳng lặng dắt tay con bé đi.
         
         Suốt quãng đường nó không nói thêm câu nào.
         Vì bây giờ, đầu nó chỉ toàn dáng hình ngoại Tâm thôi, nỗi nhớ lại tìm kiếm nó nữa rồi, nó nhớ, nó vẫn còn nhớ như in cái khoảnh khắc đau đớn ấy, ngoại lìa hơi thở bỏ lại nó.
          - Anh Điền, anh Điền buồn gì hả?
         Mắt nó đỏ hoe, tránh ánh nhìn con bé, giọng sớm run run khờ khạo gạt.
         - Đâu, anh Điền có buồn gì đâu.
         - Vậy sao nãy anh Điền khóc?
        Thấy nó cúi gầm mặt không trả lời, bé Uyên cũng không tò mò nữa, vì con bé nghĩ chắc là anh Điền đang có điều gì khó nói, đợi anh Điền vui trở lại, hỏi cũng không muộn.
         Đi thêm vài bước.
        Đang buồn, mà tự nhiên tai nó nghe được tiếng ọt ọt lớn quen thuộc phía sau, bổng mắc cười ngang, quay lại thì thấy mặt con bé đã ửng đỏ từ bao giờ.
         - Bé Uyên, em đói bụng hả?
         Kể ra, sáng nay đi sớm, nó với con bé tới giờ có gì bỏ bụng đâu, mà bao tử không kêu.
         - Ơ ơ, đâu đâu có, anh Điền nghe lộn rồi đó.
         Con bé mắc cỡ quơ quơ tay chối. 
         - Mặt em đỏ như mận rồi kìa cô nương.
         Bé Uyên mím môi lấy hai tay sờ sờ mặt mình, lẩm nhẩm, bộ đỏ lắm hả ta?
         - Đi đi, anh Điền bẻ vú sữa cho em ăn.
          Hình như ban nãy lúc đi, nó có thấy có mấy cây vú sữa người rào mà vài chùm trên cao đưa ra bên ngoài.
          Sựt nhớ ra, vừa nói nó vừa cười tươi nói, một tay cầm năm gói thuốc, một tay đan tay con bé kéo chạy nhanh.
         Cái bộ tướng này không lẽ anh Điền bé Uyên định hái trộm hả?
         Tới được chổ cây vú sữa, con bé thấy nó cứ thập thò ngó ngón xung quanh.
         Vừa leo lên rào được chút, chực thấy có nhiều người đằng xa, nó vội vàng leo xuống.
         Kiểu này, không "bần cùng sinh đạo tặc" được rồi, lỡ người ta phát hiện chắc có nước bị dí đập chết quá.
          - Hả? Có người hả anh Điền?
          - Suỵt, em khom người nấp bụi cây kia đi, đợi anh Điền chút.
Đầu nó bổng nảy ra gì đó, lẹ làng nói nhỏ vào tai con bé, rồi lén lúc bò bò ra hướng bờ rộng, tay móc móc vài bệch sìn mé bờ, bò trở lại.
          - Anh Điền làm gì vậy, oái tự dưng chét sìn lên quần áo á...
          - Em cũng chét đi.
          Không đợi con bé nói hết, nó cười tinh nghịch, chét tùm lum trên mặt mài "thiếu nữ" kia.
         - Giận anh Điền luôn.
          Khi không chét mặt người ta, ngứa muốn chết, con bé mếu máo tay chùi chùi mặt mình, nó thấy vậy liền giữ hai tay con bé ngưng lại.
          - Vậy bé Uyên muốn ăn vú sữa hong?
          - Dạ muốn.
          - Giờ để anh Điền giấu năm gói thuốc này chổ đám cỏ kia rồi mình vào vườn nghen, nhớ là thấy anh Điền làm mặt khổ sao, là bé Uyên làm lại y chang vậy nghen hôn?
          A, con bé hiểu ý nó rồi, ra là anh Điền làm mình mẩy dơ vậy, là nhằm để cho chủ vườn thấy lấm len, tưởng quá cơ cực, rồi thương tình.
         Bé Uyên cười toe toét gật đầu, đợi nó giấu thuốc quay trở lại.
         Nó nắm chặt tay con bé, đảo mắt một vòng, í có lỗ chó, trời phù hộ rồi.
         Nói lỗ chó, chứ thật ra là một khoảng nhỏ dây rào sắt bị hở ra, nhìn sơ sơ cũng đủ cho nó với bé Uyên luồng người qua được.
        Chui không vướng xíu khó nào, nó dắt con bé sau lưng mình, lại chổ đông đông người kia, trông như họ đang bận thu hoạch vú sữa đem bán.
         - Con cái nhà ai? Đi đâu vào đây đây?
         Một ông bác tầm năm sáu chục tuổi, đội mũ tay chóng gậy, chực thấy nó với bé Uyên đi tới, nhanh hỏi lớn vọng tới.
         - Ông ơi, ông ơi ông cho con xin... vài trái được hong ông?
        
          Ra là xin ăn à? Ông bác cau mày khó chịu liếc nó.
         - Ông ơi, ông làm ơn làm phước, cho con xin cho em con một trái hoi cũng được, con chịu đói quen rồi, con sao cũng được hết, còn em con, nó còn nhỏ lắm ông ơi, nó đói mấy ngày nay rồi, con sợ em con nó...
          Nó ngập ngừng, nói trong giọng nghèn nghẹn, hình như nhập tâm quá, cái nước mắt cũng tự khắc rơi.
          Con bé ngỡ ngàng, thấy anh Điền vì mình, vì sợ mình đói, chọn gạt người.
          Bổng dưng, đầu con bé chợt vang lại một câu nói của cha mẹ mình hồi còn sống trước đây.
          Rằng:
         "Người đàn ông 'thương' con thật lòng, sẽ không có thói nói xuông mà không làm, không bao giờ chần chờ, hay do dự để con khó xử, mà tìm đủ mọi cách cày cuốc, vung vén gia đình, lắp đầy chén cơm cho con."
             
          Mặc dù bé Uyên còn nhỏ, nhưng dường như "người đàn ông" cha mẹ nói, con bé đã tìm được rồi.
Con bé ngó sang nó, lòng vô vàng cảm động.
          Không hề nhận ra rằng, chữ thương của anh Điền dành cho mình, là chữ thương, nghĩa khác.
          Nó chỉ đơn giản nghĩ, là bây giờ ráng về, sợ bé Uyên sẽ chuyển sang đau bao tử. Mà nó lại là người hiểu cảm giác đó nhất, đau lắm, vậy nên nó đành vì con bé, chọn làm kẻ xấu lừa gạt lòng thương hại người lớn một lần.
         Ông bác trầm ngâm nhìn nó khóc tức tưởi, không hề sinh khó chịu như lúc ban đầu, ngược lại còn mủi lòng thương xót.
         Điều ông ấn tượng nhất, ở đứa trẻ này đó chính là câu nói:
          "Con sao cũng được, mà em con nó còn nhỏ..."
          Không hề nghĩ cho mình đầu tiên.
          Ánh mắt mọi người làm công nơi đó cũng chả khá là bao, thấy thằng nhỏ vì em nó hạ mình cầu xin mà xót xa vô cùng.
          Và ngay cả, tia mắt của một người con dâu, được coi là hời hợt, lạnh nhạt nhất nhà, cũng trộm đặt vào gương mặt lấm lem của nó.
          Nhưng rồi, cô gái đó lại liếc mắt sang bé gái kế bên nó, dù cho có bị sìn bê bếch, nhưng gương mặt đứa trẻ này thật sự không lẫn nào đâu được.
          "Con bé Uyên? Em con Tủn kia mà? Nhà nó có hai chị em, lấy đâu ra thằng anh trai nữa?"
          Hay là còn đứa anh trai thất lạc, Đa Ngân lấy quạt che môi, trộm cười ẩn ý.
          "Em con nó đói mấy ngày nay? Bộ má mình, hay con Út bỏ đói hai đứa nó lắm hay sao mà phải tới bước này?"
           Lạ à nghen.
           Cô hai không hề che giấu hứng thú hướng tới thằng nhỏ trước mặt.
          - Tao có nói là không cho em mày đâu mà mày khóc, làm quá người ta tưởng ông ăn hiếp mày, lại đây, ông cho mày.
          Ông bác đưa tay xoa đầu nó, nó nghe vậy, sụt sùi lau lau khóe mi, ngước đầu lên, ánh cười đẹp vùi trong nước mắt, mà cảm ơn ông rối rít.
          Tay lau khóe mi, lại vô tình lau rõ thêm vài đường nét thanh tú dấu kín, Đa Ngân thất thần chìm sâu đôi mắt thằng nhỏ ấy, như ngẩn người đi, lòng biến động, lại càng biến động.
          - Vợ thằng Quốc, lấy cho cha cái bọc, bỏ vài trái cho anh em nó.
          - Dạ.
          Thoáng lúng túng, vội lấy lại vẻ mặt bình thường, Đa Ngân nhanh đáp lời.
          - Đây cha.
          Giây phút cô gái kia, lấy bọc từ tay người làm công, đưa sang cho ông bác, không hiểu xui khiến làm sao, cả hai ánh mắt nó và cô gái đó đối thẳng nhau, nó có phần hơi sửng sốt.
          "Ủa? Sao sao mặt chị này, tựa tựa cô ba vậy ta?"
           [Tựa tựa: giống giống.]
  Nếu như Đa Hiền em, mang đậm nét thanh thuần, đẹp theo kiểu mềm mại.
          Thì chị này, lại hoàn toàn trái ngược, nét đẹp sắc xảo, nhưng, đầy mặn mà độ gần ba mươi.
           - Nhiêu đây đủ chưa?
           - Dạ, con biết ơn ông nhiều lắm, dạ đủ ời ông, bấy nhiêu đó đã là quá nhiều với anh em con rồi.
          Tiếng ông bác cắt ngang dòng thơ thẫn nó. Lễ phép nó cười híp mắt nhận hai tay từ ông.
          Đồng lúc, lời cảm ơn đó, cũng vô tình làm Đa Ngân sựt tỉnh.
          Cô hai Ngân phẩy phẩy quạt che ngại, không khỏi tự trách mình thất thố.
          Mới có vài phút thôi, đã bị "người ta" hớp hồn tận hai lần.
          Điều mà, ngay cả chồng hiện tại, cũng chưa từng khiến Đa Ngân xảy ra tình trạng này.
          - Mày ở lại, ở đợ cho ông luôn đi, thấy mày khổ quá, chắn cũng chả có nhà cửa gì đúng không?
          Nó với bé Uyên nghe xong liền tái mặt, thôi xong, nó chưa lường tới hoàn cảnh này.
          Nhưng, cũng không muốn để ông sinh nghi, nó vội chớp nhẹ mắt vờ kiếm cớ từ chối khéo.
          - Dạ, con cảm ơn ông thương tình, nhưng ngoại con còn đang ngóng chờ ở nhà, con hong đành bỏ ngoại con được ông ơi.
          Ông bác nghe tới đây liền hiểu, ra là còn có ngoại già.
          Gật đầu, ông cười hiền phũ phũ tay hối thúc anh em nó về. Tiếc thật, thằng nhỏ lễ phép, rất vừa bụng ông.
          - Ừ, mày với em mày coi ăn đỡ đói vài trái, rồi về nhanh với ngoại nghe chưa.
          - Dạ dạ, con nhớ ời ông.
         Bé Uyên thở phù trong lòng, mừng nó thoát nạn, hai đứa cúi đầu chào tạm biệt hết mọi người, rồi lẹ dắt tay nhau chầm chậm đi.
         Mỗi bước chân, đan tay con bé, mà nó lòng không khỏi tự nhủ.
         Đây là lần đầu tiên, cũng như lần cuối cùng, nó gạt lòng thương hại mọi người, dù vui vì được giúp đỡ đó, nhưng mà cái cảm giác áy náy này, rồi cảm giác tội lỗi, lại bức bách nó nhiều hơn.
         Ông bác dõi theo bóng lưng hai anh em nó, thở dài buộc miệng thốt nên.
         - Thằng nhỏ này tiếc là không phải cháu ruột cha, bằng không, cha cho nó học hành tới nơi tới chốn, làm chức cao, thế nào cũng thõa lòng dân, hiểu tình hiểu chuyện, chả bù với thằng Luân.
         Nghe tới chữ "Luân", cô hai Đa Ngân lại sinh lòng buồn bực ngang.
         Chưa từng đặt đứa con này vào tầm mắt, dẫu là má ruột nhưng chẳng thể thương được, dù chỉ một chút, đứa con tràn đầy "tủi nhục" uất hận.
         - Một phần, Quốc nuông chiều nó quá, con không tiện dạy.
         Nghe tới đây, ông bác liền chau mày, chấp tay sau hông ngán ngẩm.
     
Cưới nhau bao năm.
         Chữ "chồng" chưa từng được gọi. 
         Khúc mắc trong lòng in nguyên, chả trách.
      
           ...
         Cầm gói thuốc bên tay, cẩn thận băng luôn qua cây cầu khỉ bắt ngang ban nãy, nó với bé Uyên ngồi bệch xuống bờ ruộng, miệng cười khì khì vò vò vú sữa.
          - Lấy của anh đi.
          Thấy con bé có hơi khó khăn khi tách không được, nó đưa luôn trái nó vừa tách làm đôi của mình qua bé Uyên đề nghị.
          Con bé nhận, liền cạp một miếng lớn, ôi cái vị ngọt ngọt thanh thanh này, thật ngon làm sao.
          Nhìn con bé ăn trông hăng say quá, chắc đói bụng lắm rồi, nó cũng tận tình tách hết trái này tới trái khác dúi vào tay bé Uyên.
          Tới khi tách đến trái cuối cùng, con bé nhìn bọc trống trơn liền chợt nhớ.
          Anh Điền chưa ăn được trái nào nữa, mà con bé đã giành ăn hết rồi, anh Điền thế nào cũng chê bé Uyên tham ăn cho coi.
          - Uyên, em sao dạ, bộ ăn hỏng no hả, anh Điền đi kiếm trái nào khác nữa bẻ cho em ăn nha.
          Ban nãy còn cười toe toét ăn, mà giờ đã ôm mặt khóc tu tu.
          Ngỡ bé Uyên vì đói quá mà ăn không đủ, rồi sinh ức, nó xoa xoa má con bé hơi hoảng hỏi.
          - Hức, anh Điền chê em cố ăn cho coi, anh Điền chưa ăn được trái nào, mà em lỡ ăn hết rồi, sao anh Điền không cản em lại hỡ?
          Giọng con bé thút thít trách nó.
          Nó nghe xong ngớ người, ngẩm nghĩ, ôi thôi hiểu rồi, trời ạ cái cô nương này.
        
         - Tầm bậy, bé Uyên ăn được phải mừng chứ.
          Nó phì cười, vội an ủi con bé, không quên kí đầu đứa nhỏ suy diễn lung tung này cái bỏ ghét.
          Tưởng cái gì, làm hết hồn hà.
          - Vậy là no rồi đúng hong?
           Gật gật.
           - Có tức bụng hong? Anh với bé Uyên ngồi đây thêm chút xíu, cho em tiêu bớt trái cây trong bụng rồi mình về nha?
           [Tiêu: tiêu hóa.]
           - Dạ dạ.
          Con bé bẽn lẽn nâng môi, vậy là anh Điền không chê bé Uyên.
          Nó ngắt mũi con bé, thôi thì lỡ trễ rồi, trễ thêm xíu đã sao.
          Về, nó giải thích kĩ với cô ba em chút là được.
   
             ...
         - Ủa cô Năm, cô Năm bị "bịnh" hả?
          Ngoại đang thập thò giặt cái "hình chữ nhật" riêng cho nó, thì chị Lụa ở đâu từ cửa sổ lú đầu ra hỏi.
Ôi con nhỏ này, làm giật mình, bà hơi khom người, tay ém ém bộ đồ nó dưới lớp bọt trắng, chột dạ nhanh tìm cách đuổi khéo nói.
          - À ừ, Năm mới bịnh sáng nay, bây coi cô ba tắm xong chưa, mời cô ba xuống bàn nhà trước ăn cháo rồi uống thuốc đi con.
          Dạ một tiếng. Đợi chị Lụa đi lên nhà trước rồi, bà Năm mới thẳng người lẹ tay vò nhanh xả nước rồi phơi lên xào.
          Ta nói, đã tranh thủ làm đồ ăn xong, mới dám lén lấy đồ nó giặt sau hè. Mà cũng không trót lọt nữa, làm bà một phen hú hồn hú vía.
      
          - Cô ba còn đang chải tóc cô Năm ơi, cô ba nói con tí nữa cô ba xuống.
          - Ừa, Năm biết rồi, bây bưng kĩ thêm chén thuốc này đặt lên bàn đi.
          Ngoại vừa máng thao, vừa đưa một tay chỉ bã chén thuốc mới ban nãy rót để trên bếp.
          - Dạ.
          May mà chén thuốc còn hơi ấm ấm nên dễ bưng, bằng không chắc bã lết tới Tết năm sau không biết đến cái bàn nhà trước chưa nữa.
          - Thuốc nè cô ba.
          Nỡ một nụ cười tràn đầy mùa xuân, chị Lụa đặt chén thuốc nhẹ trên bàn.
          Vẫn là gương mặt lạnh như tiền thường ngày, cô ba em không nói gì. 
       
          Tay cầm muỗng múc chén cháo thịt ngan ngán, mắt em đảo một vòng nhà, Đa Hiền cau mày.
          Nay ăn mật gấu rồi à, nói nặng vài cái liền mất tăm từ sáng tới trưa, riết rồi không biết ai là tớ ai là chủ.
           - Thằng Điền đâu?
          Thấy cô ba đang không vui trong người, chị Lụa bã rùng mình gục đầu không dám nhìn em nói.
          - Dạ, dạ, nó với con bé Uyên đi lại nhà thầy lang mua thuốc rồi cô ba.
          - Cái gì?
          Muỗng trong tay rơi thẳng xuống nền nhà.
          Liếc mắt sang bà Lụa còn đang trân trân nhìn mình ngơ ngơ, biết phản ứng có phần hơi thái quá.
          Cô ba em vội đổi lại sắc mặt ướp nước đá vốn có, nhanh lấy khăn tay lao lao ngón tay vừa dính chút cháo của mình.
          Trầm giọng hỏi thêm, mà ruột gan cứ như bị ai đốt lửa trong đó.
         - Đi bao lâu rồi?
         - Dạ, đi tầm sáu, bảy giờ gì đó cô ba.
          Em nghe xong, đưa mắt nhìn đồng hồ càng đen mặt hơn.
         - Đi tầm sáu bảy giờ sáng, mà bây giờ đã là mười giờ hai mươi phút trưa, kiểu này chắc chắn là nó la cà trốn đi chơi thêm rồi, hai cái đứa này, về biết tay tao.
         - Cô ba, cô ba sao vậy cô ba?
         Thấy em cứ trừng mắt lầm bầm, giọng bà Lụa hơi run run hỏi.
         - Mày đi lấy cây roi mây cho tao.
         Thôi rồi, chuẩn bị cơm chan nước mắt.
          - Cô ba, cô ba ơi, chắc chắc là tụi nhỏ nó lạc đường, nên, nên là về hơi lâu thôi cô ba ơi, cô ba đừng đánh hai đứa nhỏ mà tội nghiệp.
          - Mày câm miệng cho tao, còn lèm bèm tao đánh thêm cả mày.
          Đa Hiền giận dữ quát.
          Bà Lụa sợ sệt tay bụm luôn miệng mình, nhanh chạy vèo xuống nhà bếp cấp báo cho ngoại nó.
          Ngoại sửng sốt nghe bã kể toàn bộ lại, cũng hấp tấp ráng đi lên khuyên răng cô ba em.
          Đưa ra nhiều giả sử vì sao nó tới giờ chưa về, mà xui thay, là hiện tại máu giận đang chắn hết đầu cô ba em rồi, nên Đa Hiền toàn bỏ ngoài tai không tiếp nhận.
          Phải chi có bà lớn ở nhà còn nói đỡ nó cho nó.
          Giờ bà lớn đi, quyền trong nhà Đa Hiền nắm cao nhất, dù ngoại thương nó lắm cũng không dám can cứng được.
          Chị Lụa tay run rẩy đưa roi mây cho Đa Hiền em, mà tâm bã không khỏi cầu trời khẩn Phật cho nó và con bé Uyên bớt vết tích.
           Ôi!
           Ngu dốt, cộng nhiệt tình thành ra "phá hoại" rồi Điền ơi là Điền.
           Em nghiến răng nhìn chén cháo lẫn chéo thuốc.
          Cục tức chắn ngang họng.
          Dẹp, khỏi ăn khỏi uống gì hết.
          Cô ba em hậm hực cầm roi mây lên, đi qua đi lại trước sân, canh bóng dáng nó vừa về tới mà đánh một trận cho hả cơn giận.
          - Đi lạc hả? Tao đánh cho chừa luôn cái thói tài lanh. Rõ ràng là kiếm đường trốn đi chơi mà, hay lắm.
          Chuyện mua thuốc vốn là của đám con Tủn, mắc mớ gì cần tới nó nhúng tay vào.
          [Tài lanh: là từ dùng để chỉ một ai đó hay tỏ ra cái gì cũng biết, và hay can thiệp vào công việc của người khác cứ như là mình biết rõ chuyện lắm. Thường là vô hại.]
          Hẳn là, ngay cả cô ba em, cũng không hiểu rõ lí do cơn giận mình, vì sao bùng phát lớn tới vậy.
          Thực ra, điều tức nhất, vốn dĩ không phải vì thói tài lanh nó.

          Mà cốt lõi là, người mình để ý, lại dám la cà cùng "ai"...

-----////-----

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro