Chương hai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Người Ay" sau 48 ngày bị chôn sống.

Vào buổi sáng gần cuối mùa thu, lá vàng còn dính trên cành vài lá phất phơ trong cái se lạnh để chào đón mùa đông. Sương mù phủ kín thành phố Luân Đôn. Vị đại diện của đại hoc Oxford đến thông báo cho tiểu vương Ấn Độ đang tạm trú trong ngôi biệt thự ở ngoại ô thành phố biết ngày, giờ và địa điểm khai quật " người tình nguyện chui vô quan tài (coffin ) rồi đem chôn ".

Khoảng 11 giờ trưa quan khách đến địa điểm khai quật. Vị đại diện đại học Oxford nhìn lướt qua sự hiện diện của đại diện hoàng gia Anh, tiểu vương Ấn Độ, phái đoàn khoa học gia, một số nhà bác học và đông đủ báo chí. Với vẻ mặt buồn bã vị đại diện đại học Oxford chậm rãi nói :

 _Tính từ ngày chôn sống người ấy đến hôm nay đúng 48 ngày, chúng tôi bắt đầu khai quật lên để tìm ra sự thật và trả lời cho câu hỏi :"Sự sống con người có cần dưỡng khí hay không " ? 

Thời gian khai quật khoảng một giờ thì quan tài được đưa lên mặt đất. Vị đại diện ra lệnh cho nhân viên mở nắp quan tài. Hai nhân viên của tiểu vương Ấn Độ làm vài thủ tục như tháo gỡ bông gòn trong lỗ tai, lỗ mũi, gỡ sáp trên mắt, miệng và tưới nước nóng trên cơ thể. 

Độ chừng một giờ sau vị đại diện đại học Oxford tuyên bố :

-Qua sự xác nhận của bác sĩ cho biết "người ấy" vẫn sống .

Tin tức người tình nguyện nằm trong quan tài đem chôn sống trong thời gian 48 ngày mà  vẫn sống  được truyền nhanh trong thành phố.

Sáng hôm sau, đại học Oxford mời "người ấy" đến hội trường. 

Trước cử tọa hàng ngàn người trí thức, báo chí, đại diện hoàng gia Anh,  tiểu vương Ấn Độ và một số ngoại giao đoàn các nước, "người ấy" tươi cười hồn nhiên trên nét mặt, nhìn lướt qua một vòng rồi thong thả nói :

_Sư phụ của tôi thường dạy: “Bản chất của linh hồn mỗi người vốn không khác nhau, nhưng vì khoát lấy cái vỏ vật chất để tìm hiểu, học hỏi cho có được kinh nghiệm trong các cõi giới nên sự khác biệt đó mới có” .

Cái khó hiểu là "khoát lấy cái vỏ vật chất”. Đa số người đời không biết cái vỏ vật chất là cái gì .

Trên con đường tu tập bản thân, cái căn bản của môn đồ phải thuộc nằm lòng nghĩa là phải nhớ và thực hành, đó là phải phân biệt cho được cái CHƠN và cái GIẢ, cái THƯỜNG TỒN và cái KHÔNG THƯỜNG TỒN. Nếu chưa phân biệt được cái chơn và cái gỉa, cái thường tồn và cái không thường tồn thì sẽ rơi vào mê tín, tin dị đoan còn gọi là vô minh.  

Cái Chơn là những cái gì thuộc về Chơn Lý, nó tồn tại mãi mãi với thời gian. Cái Giả là cái gì thấy sờ sờ trườc mắt nhưng nó không tồn tại. Như thân thể con người, thấy đi đứng, vui cười, khỏe mạnh, yêu đời nhưng rồi cũng bị thời gian tiêu diệt, đẩy cái xác chết nằm sâu xuống lòng đất lạnh hoặc thiêu ra tro rải trôi theo dòng đại dương.

Cái vỏ vật chất chính là cái giả hay người giả (bản ngã) được cấu tạo gồm có thể Xác, thể Vía và thể Hạ Trí chỉ sử dụng được có "một kiếp người ". Cái Chơn là cái thường tồn vĩnh viễn với thời gian hay người thật (chân ngã) nó chính là linh hồn trường sanh bất tử, gọi bất tử là vì  sự tử tức cái chết chỉ có với người giả.

Chính cái vỏ vật chất này tạo ra "Người Giả " mà đa số người thế gian không hề hay biết, cứ tưởng nó là thật . 

 Cho nên mới có cảnh tranh giành ngôi thứ, chen lấn xô đẩy nhau vì chỗ đứng chỗ ngồi, chém giết nhau tạo ra"máu chảy thành sông, thây chất thành núi, trắng vành khăn tang" cũng chỉ vì quyền lợi  của Người Giả.

Cái xác phàm được ta nâng niu chiều chuộng nó đủ thứ, cho nó mặc đồ đẹp, kiếm nhà hàng nào nấu ăn ngon lành bèn mang cái xác phàm đến cho nó biết mùi vị với người đời. Cái xác phàm cần chỗ ở phải thoáng mát, nhà cao cửa rộng, phải có xe hai bánh hoặc xe bốn bánh  thay thế hai cái chân trong sự di chuyển. Nó muốn đi trong khoảng không thì phải có"máy bay", đi trên mặt nước thì có "tàu thủy"; vì nó không thể làm như loài chim, loài cá. Vô rừng ngắm hoa và suối phải có ngựa chở cái xác phàm ngao du chốn thâm sơn cùng cốc. 

Với bản chất ham lợi lộc của cái xác phàm, nó bon chen vào các tổ chức chính trị, tôn giáo, đoàn thể, nó đưa mắt đảo quanh một vòng để tìm kiếm chức vụ nào có ăn là nó chen vào để có tước hiệu lừa bịp thiên hạ. Không phải chỉ có một lần, mà hàng trăm hàng ngàn lần như vậy, mỗi lần Linh Hồn giáng phàm là phải có một xác phàm làm chỗ "cơ ngơi". Vậy mà chưa có lần nào người ta nói với nó rằng: cái xác phàm này chỉ là một thứ giả tạm, một công cụ của Linh Hồn để tiếp xúc sự vật ngoại giới và dùng nó làm phương tiện để học hỏi trong cõi Hồng Trần. 

Cái xác phàm là một vật mà được ta yêu quí hết mình, chết sống vì nó. Nếu có người nói rằng: nó là một thứ NGƯỜI GIẢ, dĩ nhiên nó phải cải lại một cách quyết liệt, vì cái xác phàm chỉ tin những gì phải thông qua con mắt của nó, không thấy là nó không tin.

 Cái khó nhất của một người là nhìn nhận cái xác phàm này là một vật giả tạm; vì nó đã ăn sâu hàng trăm kiếp vừa qua, chưa có kiếp nào ta cho nó là NGƯỜI GIẢ, rồi bây giờ ta nói nó là NGƯỜI GIẢ, nhìn nhận nó là Người Giả không phải là một việc làm dễ dàng.   

Cái mà nhân danh một lý tưởng để đi truyền bá văn minh rồi mang một đạo quân xâm lược cướp phá xứ người, gây chiến tranh đưa đến hậu quả khủng khiếp: “giết hại nhân tính con người”. Đạo quân xâm lược ấy chính là cái hành động trong dục vọng ngông cuồng  và túi tham không đáy của Người Giả .

Họ quên rằng: “ người nào mưu toan tiêu diệt, hãm hại kẻ đồng loại thì họ tự chuốc lấy điều tai họa tương tự vào thân”.

Chính sự áp bức thống trị của kẻ cướp nước bao phủ bầu không khí sơ hãi, kết quả đưa đến sự hận thù. Cũng chính “mối hận thù” này tăng lên tạo ra chiến tranh kéo dài từ năm này qua năm khác. 

Chính sự giết chóc bằng căm thù nó triệt tiêu nhân tính con người, làm cho con người trơ như gỗ đá, chỉ biết sử dụng vũ khí và bạo lực chớ không biết trao dồi đạo đức và phẩm hạnh. (cụ thể là chiến tranh Iraq)

Tất cả là con của Đấng Tạo Hóa mà chỉ biết nhìn nhau bằng con mắt thù hận chém giết chớ không biết yêu thương .

 Khi con người không còn biết trao dồi phẩm hạnh và không biết yêu thương nhau thì cái khu vực đó, vùng thuộc địa đó trở nên sa đọa và hỗn loạn.

Kết quả của lòng thù hận và căm thù chỉ đem lại sự đau khổ và sợ hãi .

Cái mà ta gọi “Hồn Thiêng Sông Núi” chỉ là một hình tư tưởng của một dân  tộc có cùng một tư tưởng nó kết hợp lại  theo luật đồng khí tương cầu .

Khi quân xâm lược cướp nước thì sinh ra tư tưởng hận thù của một dân tộc, đó là hình tư tưởng hận thù.

Khi quân xâm lược thua trận rút lui, chiến tranh chấm dứt, nhưng cái hình tư tưởng hận thù chưa tan; vì nó là một sinh vật được cấu tạo bằng tinh linh các chất và chất khí của tư tưởng con người. Hình tư tưởng hận thù là một sinh vật có đường tiến hóa riêng của nó, do đó “thọ hay yểu” của nó tùy theo người trong khu vực đó có còn hận thù nữa hay không. Nếu vẫn tiếp tục hận thù là tăng cường sức mạnh cho nó; ngược lại nếu xóa bỏ hận thù thì nó cũng yếu dần và tan rã.  

 Bất cứ cuộc chiến tranh nào vừa chấm dứt; vì hình tư tưởng hận thù chưa tan, nên xã hội  đó vẫn còn hận thù và hỗn loạn. Tư tưởng hận thù là một tai họa cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh: nhiều nước trên thế giới, khi quân xâm lược không còn nữa thì nội chiến “cốt nhục tương tàn” giữa các đảng phái triệt tiêu lẫn nhau. Đó là hậu quả tất yếu của hình tư tưởng hận thù.

 Nếu dân tộc ấy may mắn có được nhà lãnh đạo khôn ngoan, hiểu biết và có lòng nhân đem tình thương để xóa bỏ hận thù, thì cái hình tư tưởng hận thù bị tan rã rất mau. Mãnh lực tình thương mạnh nhất trong các mãnh lực của vũ trụ, nó là một sức mạnh để triệt tiêu tất cả các mãnh lực tà đạo, xấu xa, hắc ám và hận thù.

Đúng như Đức Phật nói “ Lấy ân báo oán, lấy oán mà báo oán thì oán thêm chồng chất”. Đức Jesus nói” Con hãy thương yêu kẻ thù”

"Người ấy" ngừng nói, đôi mắt mơ màng thả hồn đến cõi xa xăm. Các giáo sư đại học nghiên cứu lịch sử thế giới đều nhận xét: Có xảy ra những cuộc thanh toán đẫm máu sau một cuộc chiến tàn khốc, giống như căn nhà bị cháy xong, tiếp theo là ánh lửa yếu ớt trong đống tro tàn. 

Khi nghiên cứu sự xảy ra chiến tranh và hậu quả sau cuộc chiến, thông thường thì họ chỉ  “tóm thâu tất cả nguyên nhân rồi phân loại cái nào là nguyên nhân xa và nguyên nhân gần”.

  Các khoa học gia như người từ cung trăng rơi xuống. Trong các hiện tượng của vũ trụ: sấm chớp, mưa giông, động đất, cái nào họ cũng giải nghĩa lưu loát. Từ trước đến giờ, ngoài cái kiến thức tốt nghiệp đại học, họ cũng muốn hiểu biết thêm về tâm linh nên thỉnh thoảng cũng có đến Chùa và Nhà Thờ. Nhưng tại sao không nghe ai nói đến sức mạnh của hình tư tưởng còn gọi Tinh Linh Nhân Tạo, nó có sự sống của nó và cũng chính do tư tưởng con người tạo ra. 

Một khoa học gia hỏi:

_ Ông có thể giải nghĩa thêm về Hình Tư Tưởng.

 "Người ấy" nhìn quanh một vòng rồi thong thả:

_Vì ngũ quan của xác phàm chỉ biết được những gì cụ thể của vật chất hồng trần như sự rung động của không khí làm ta có được cái nghe, ánh sáng làm cho ta có sự thấy; theo định nghĩa của môn quang học: Khi ta thấy được một vật là vì có một tia sáng từ vật đó đến mắt ta. Còn Hình Tư Tưởng là một chất khí được cấu tạo bằng tư tưởng và Tinh Chất trong vũ trụ thì không có con mắt phàm nào thấy được nó. 

Khi ta suy nghĩ một cái gì là ta có một hình của cái đó trong trí của ta, cái đó chính là một mãnh lực để tạo ra một hành động( cõi hồng trần là cõi hoạt động, sự “tạo ra” tại cõi hồng trần chỉ có hành động chớ không nói suông, nếu chỉ có “nói” thì người khôn hay người ngu, ai nói cũng được); nếu không tạo ra được hành động thì cái mãnh lực đó vẫn còn đó, nó tùy theo ta có còn tưởng nhớ đến nó nữa hay không. Khi một điêu khắc gia sáng tạo một tác phẩm thì trong trí nhà điếu khắc phóng ra một tư tưởng về cái đó, nó là một chất khí của thể trí được kết hợp với Tinh Chất của vũ trụ, nên tạo ra một hình tư tưởng. Vì nhà điêu khắc luôn luôn nghĩ về nó, cho nên cái Hình Tư Tưởng này trở thành một sinh vật và nó có sự sống của nó (Chất khí tư tưởng là một thứ “vật chất”có thật , nếu người nào khai mở được giác quan thể vía thì thấy được nó “thấy ở đây là cái thấy của giác quan thể vía”). Cái mà ta gọi tương tư thất tình là đang bị cái mãnh lực của hình tư tưởng bủa vây. Vì tư tưởng gởi đi mà không có ai nhận, nó bèn trở về lảo đảo quanh ta, kết quả là ta sống trong biển tình cảm thương nhớ, vì không thỏa mãn được nên sinh ra đau khổ.

Ngược lại khi ta có những tư tưởng cao thượng như thương yêu vạn vật, giúp đỡ muôn loài cùng tiến hóa; vì là khí chất thanh cao cho nên nó vượt lên cõi cao thì ta cũng được một ân huệ Thiêng Liêng. Cái đó là cái phản động lực nó trở về với ta, giúp ta có nhiều tánh tốt trên bước đường tu thân. 

Khi một người hướng về phần Thiêng Liêng mà không còn cầu mong lợi lộc về phần vật chất, và họ chỉ có một niềm tin tuyệt đối trong định luật của vũ trụ với câu nói " Đấng Tạo Hóa cho tất cả, cho những người Không Cầu Mong Gì Hết". Đó là một định luật Huyền Bí : chỉ có Linh Hồn nào có mộ Ý Chí mãnh liệt về sự Hợp Nhất, một tình cảm cao thượng, một trí hóa trong sáng thì mới hiểu và rung động trong tư tưởng ấy; cái đó chỉ có Chân Ngã mới làm được điều đó là đạt đến cõi vô sắc, không hình tướng tức là không có hình tư tưởng.

Một khoa học gia hỏi :

 _ Như vậy hình tư tưởng nó khác với Hạ Trí, và bản chất của Hạ trí thì như thế nào ?

"Người ấy" mỉm cười hồn nhiến đáp :

_Từ lâu, trong các đại học đều có dạy môn triết lý là môn học sắp xếp một hệ tư tưởng cho có hệ thống để tra cứu cho ra cái lý lẽ cuối cùng hoặc một chủ đề được nêu ra. Dù cho lý luận bất cứ hình thức nào như loại suy, quy nạp, tam đoạn luận, nó cũng vẫn là cái lý luận của phần hạ trí, cái trí hóa cụ thể để lý luận những hiện tượng của vật chất trần gian. Hay nói một cách khác nó là cái lý luận của Người Giả, một cái vỏ vật chât, cái áo khoát ngoài của Người Thật (linh hồn) để tìm hiểu và học hỏi trong cõi hồng trần. Chính vì lẽ đó, cái "kho kiến thức" của đại học cũng bị giới hạn trong sự hiểu biết, dù có trừu tượng hay cụ thể nó cũng chỉ thuộc về tâm thức của cõi hồng trần bị giới hạn trong ba chiều đo .( Chỉ khi nào khai mở được giác quan của thể Vía thì mới biết được Chiều Đo Thứ Tư )

Khi văn minh "súng đạn" phát triển, lòng tham lam và cái dục vọng bỉ ổi của Người Giả nổi lên, nó bèn nhân danh đi truyền bá văn minh; nhưng thực chất chỉ  là một lũ người đi cướp nước để chiếm đoạt tài nguyên .

Bản chất của Hạ Trí là kiêu ngạo, phách lối, xưng hùng, xưng bá thích làm anh chị bự, dù không biết gì nhưng vẫn thích làm thầy thiên hạ, ưa dạy đời trong cái hiểu biết của anh mù rờ voi; nó cũng là động cơ thúc đẩy con người phóng về phía trước để tiến tới Tự Biết Mình.

 Khi đoàn quân xâm lược đứng lặng người trước Kim Tự Tháp hùng vĩ của Ai Cập thì cái tính láo cá và ngạo mạn  của cái gọi là đi truyền bá văn minh bắt đầu câm họng. Sự loan truyền có một không hai của Kim Tự Tháp chẳng mấy chóc vượt đại dương đến Châu Âu. Với đầu óc thích cái gì phải cho không giống ai để nghiên  cứu, các khoa học gia và nhà khảo cổ bèn theo vết chân của đoàn quân xâm lược. Họ đứng bàng hoàng, ngây ngất  trước cái vĩ đại của hàng triệu tảng đá kết dính và chồng lên nhau in trên nền trời xanh biếc, đúng là cái truyện “ lấy đá vá trời ” chỉ riêng Ai Cập mới có .

Dưới con mắt trần tục không ai hiểu Kim Tự Tháp được xây dựng lên với mục đích gì. Một sự lầm lẫn rất lớn khi người tây phương đến quan sát và nghiên cứu Kim Tự Tháp. Với đầu óc nặng mùi vật chất và sự lý luận của phần hạ trí là cái trí hóa cụ thể của cõi hồng trần. Cho nên tất cả sự lý luận chỉ quanh quẩn của ba chiều đo tức không gian ba chiều .

 Giáo lý Huyền Môn cho biết “Chỉ khi nào đặt tâm thức ở Chiều Đo Thứ Tư tức Không Gian Bốn Chiều thì mới hiểu được công dụng và cách thức xây dựng  Kim Tự Tháp”.

Khi đột nhập vào Kim Tự Tháp tìm kiếm hoài mà sao không thấy, chỉ có một cái quan tài bằng đá trống không, bèn vội vàng kết luận “nhà mồ của vua chúa”.

Chẳng lẽ đem hai triệu ba trăm ngàn tảng đá, mỗi  tảng nặng hơn một trăm tấn, sắp xếp chồng lên nhau một cách công phu, chỉ để tàng trữ một cái  xác vua phraoh .

Với những người tốt nghiệp khoa vật lý thì mọi sự tính toán để di chuyển một vật nặng quá tải, chỉ có hệ thống đòn bẩy là đỉnh cao của trí tuệ. Cho nên họ cũng ra công giàn dựng và làm thí nghiệm, nhưng rồi cũng hoài công vô ích . 

Theo giáo lý Huyền Môn vào khoảng 40.000 năm trước tây lịch, thời kỳ mà châu Atlantic  còn có tiếng sóng rì rầm bên bờ đá và hàng dừa xanh chạy dọc theo bờ biển phía nam. Cùng thời gian ấy Đấng Thánh Sư Thoth giáng phàm tại Ai Cập, nước Hy Lạp gọi Ngài là Hermès. Ngài là Giáo chủ đạo Ánh Sáng.

Giáo lý của Ngài chia làm hai phần :  Ẩn Giáo và Hiển Giáo .

Hiển giáo: Giáo lý được phổ biến khắp dân gian, có tính chất căn bản trong đạo làm người  sống theo đạo lý thánh hiền . 

 Ẩn giáo : Giáo lý đặc biệt cho những môn đồ, có sự tiến hóa rất cao về tâm linh để khai mở những giác quan của các thể Tinh Thần. Khi con người khai mở được các thể Tinh Thần thì dùng ý chí để điều khiển vật chất. Hay nói một cách khác chỉ khi nào chứng minh đươc một đoạn có chiều dài là D, rồi lấy D lũy thừa bốn là hình thể như thế nào của không gian có bốn chiều đo. Đó là cái chìa khóa để xây nên Kim Tự Tháp. 

(Thí dụ ta có D là một đọan thẳng, D bình phương là hình vuông, D lũy thừa ba là hình khối vuông đó là không gian ba chiều: chiều dài, chiều ngang và chiều đứng. Tâm thức con người cõi hồng trần chỉ lý luận quanh quẩn của cái không gian ba chiều đó mà thôi. Hình vuông theo định nghĩa không có bề đứng nên không đo hình khối được. Nếu di chuyển hình khối theo chiều đo thứ tư, tức là D lũy thừa bốn ta có hình gì ? Khoa hình học cổ Ai Cập không những chứng minh được mà còn có những dụng cụ để đo chiều thứ tư nầy. Đó là một hình có bốn bề đo có 16 góc, 32 cạnh, và 24 mặt được giới hạn bởi 8 hình "khối", chữ "khối" là cái khối  của M lũy thứa bốn.( xin lưu ý : M lũy thửa ba là mét khối nhưng M lũy thừa bốn không phải là mét khối). Hiện nay vẫn còn những biểu tượng của nó được ghi khắc trên Kim Tự Tháp ).

Theo định luật của vũ trụ. “Mỗi cõi giới có chiều đo riệng biệt và nguyên tử mỗi cõi có sự rung động khác nhau”. Vì lẽ đó, chỉ khi nào con người khai mở được giác quan của thể VÍA cấu tạo bằng chất thanh khí có bốn chiếu đo thì tâm thức của người ấy mới hiểu biết và chứng minh được "cái hình" của D lũy thừa bốn.Vì cõi trung giới có BỐN chiều đo thì mới hiểu và biết thế nào là không gian bốn chiều. (Bất cứ sự hiểu biết đều phải theo luật đồng khí tương cầu).

Đối với những bậc Chân Sư, các Ngài không bao giờ làm những công việc gì gọi là dư thừa, ngay cả trong lời nói cũng không có một chữ nào gọi là không có ý nghĩa, cho nên người thế gian mới gọi là lời vàng ngọc. Các vị Chân sư cho xây Kim Tự Tháp, thì dĩ nhiên phải có công dụng riêng của nó.

Theo giáo lý Huyền Môn :

 “Có ba hành tinh thuộc chùm sao Thần Nông (Orion) xuất phát ba động lực quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi trên địa cầu. Ba bầu tinh tú này thường rọi xuống địa cầu những luồng thần lực rất mạnh. Chính vì lẽ đó, các vị Chân Sư cho xây ba Kim Tự Tháp nằm ở ba vị trí tương ứng với ba bầu tinh tú để tiếp nhận ảnh hưởng của  các thần lực Thiêng Liêng”.

Vấn đề có một cái quan tài trống không ở trong Kim Tự Tháp, công dụng của nó dùng trong Lễ Điểm Đạo cho môn đồ. 

Một khoa học gia hỏi : 

_ Xin ông cho biết một người tu tập bản thân như thế nào thì mới được ĐIỂM ĐẠO ?

 "Người ấy'  hồn nhiên thong thả :

 _ Đức bà H.P. Blavatsky thuyết giáo về Minh Triết Cổ Truyền, khi đề cập đến một người muốn được Điểm Đạo thì phải hội đủ điều kiện như sau:

 “ Khi hành giả tự mình tiến hóa, trong khi lẫn lộn với đời hoặc để mình ra ngoài cuộc và có đủ năng lực để làm chủ được : thể xác, giác quan, tội lỗi, sự đau khổ riêng của mình. Và có đủ tư cách để sắp sửa làm CHỦ cái TRÍ (Manas ), Trí Huệ hay Linh Trí (Boudhi ); và Linh Hồn tối thượng hay Tinh Thần ( Atma ) là vị giám đốc cao cả về phương diện Tri Giác và Ý Chí là uy quyền hành sự thượng cấp. 

Thì bấy giờ, đúng theo qui tắc cổ truyền rất đáng kính, anh có thể được một vị trong những vị đã được Điểm Đạo để tâm dìu dắt. Bây giờ Ngài mới có thể chỉ cho anh con đường bí mật dài đăng đẳng, nhưng ở cuối con đường đó, hành giả sẽ tự biện minh chắn chắn đối với vấn đề Nhân Quả và thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, mà người còn vô minh không có quyền định đoạt”.

 “ Trong quyển tư của kinh Kui Te, chương nói về những qui luật của Đệ Tử chưa (not yet ) được Điểm Đạo và những phẩm chất mà một người Đệ tử cần có là :

* 1_ Thể xác hoàn toàn khang kiện.

* 2_ Trí và xác trong sạch tuyệt đối.

*3 _ Mục đích không vụ lợi; lòng từ thiện đối với trọn cả thế giới; lòng trắc ẩn đối với tất cả sinh vật.

*4 _ Chuộng sự thực và vững lòng tin nơi luật Nhân Quả.

_ Không kể đến sự can thiệp của một quyền lực nào khác trong cảnh thiên nhiên.

_  Không dùng một phương thế nào khác làm trở ngại LUẬT TRỜI.

_ Không cầu nguyện hoặc cúng kiến để được khỏi tai ách.

* 5_ Một lòng can đảm, không nao núng trước một cảnh ngộ nào dù phải nguy đến tánh mạng.

* 6 _ Một nhận thức bằng trực giác rằng mình chỉ là một thể xác của Avalotkiteshvara hay là THẦN (Atma) dùng để biểu hiện.

*7 _Tính thản nhiên, nhưng lượng xét một cách cân phân tất cả mọi vật cấu thành thế giới khách quan và giả tạm đối với cảnh vô hình”.

 Đó là lời khuyên tối thiểu đối với một người có chí nguyện trở nên một người Đệ tử có đủ tư cách. Chỉ trừ điểm thứ nhất có thể sửa đổi trong một ít trường hợp đặc biệt và rất hiếm có, mỗi điểm trên đây đều được nhắc nhở đến luôn. Người Đệ tử phải tự mình phát triển hoặc ít hoặc nhiều tất cả các điểm trong tư chất của mình, trước khi được phép chịu cuộc thử lòng thực sự”. 

  Người xưa có câu: “không nên đánh thức con mèo đang ngủ”. Cái nghĩa thông thường là không một người đàn ông hoặc đàn bà nào biết được nghị lực của mình như thế nào nếu chưa gặp cuộc thử lòng. Câu này còn chứa một ý nghĩa huyền bí : “ Kẻ nào cố ý dọn mình để làm Đệ tử ( để được Điểm Đạo ) sẽ đồng thời đanh thức và lam nổi dậy một cách dữ dội mọi nhiệt vọng ngấm ngầm của thú tính. Bởi vì, đây là sự khởi hấn trong cuộc chiến để đạt quyền tự chủ”.

 Đó là giáo huấn của  đức bà H.P. Blavatsky, chỉ cần vài đức tính đối với một người chí nguyện: phải tu tập bản thân nhiều kiếp cũng chưa chắc vượt qua bảy điểm nêu trên; chỉ khi nào vượt qua bảy tiêu chuẩn nêu trên thì người chí nguyện có đủ tư cách làm Đệ Tử thì mới được Vị đã Điểm Đạo chú ý và dìu dắt.

Vấn đề quan trọng của cái quan tài trong Kim Tự Tháp là sử dụng trong việc Điểm Đạo. Vì không tìm ra một cái gì để giải nghĩa cái vĩ đại của Kim Tự Tháp nên đành đứng ngẩn ngơ và thất vọng. 

 Chẳng lẽ ra về với hai bàn tay trắng bèn quay sang “đào mồ cuốc mả”.

  Những nhà khảo cổ cũng như những kẻ đào mồ cướp của đã vô tình giải thoát cái đám hung thần ác quỉ đươc tạo nên bằng phương pháp phù thủy. Chúng nó được dịp đi nghêu ngao khắp thế gian gây khủng hoảng cho cục diện thế giới mà không có con mắt trần tục nào thấy được việc này. Đó là một tai họa cho loài người mà không ai để ý . Phần nhiều những vị vua chúa được các pháp sư phù thủy dạy cho họ về pháp thuật thần thông. Đó là vào thời kỳ Ai Cập không còn ánh sáng chánh đạo vì bị bọn tà đạo dùng tà thuật dẫn dụ  vua và tăng lữ  vào con đường xấu xa hắc ám. 

Vào thời hoàng kim các vua Ai Cập là những vị minh quân. Đến thời kỳ hắc ám các vua Ai Cập là những “bạo chúa hung thần  khát máu”. Vì khi còn sống, họ đã chuẩn bị ngôi mộ cho mình và dự định bao nhiêu nô lệ bị chôn sống theo cái xác chết để gọi là phục vụ cho vua ở cõi âm. Do đó, khi nghe tin bạo chúa băng hà  có nhiều cuộc bạo động nổi lên của những người nô lệ.

Để bảo vệ xác ướp và của quí mang theo, họ đã sử dụng pháp thuật của nhà phù thủy thực hành môn tà thuật để kêu gọi những sức mạnh hắc ám của cõi âm. Ngoài ra còn có thêm“ thư, bùa chú, ếm đối”và cài đặt những “hung thần ác quỉ” do pháp thuật phù thủy tạo ra để  canh gác giữ mồ.

Một vật ghê tởm, rùng rợn, xấu xa, hắc ám; đó là cái xác của bạo chúa. Nó còn “tệ và bèo”hơn một cái xác vô thừa nhận nằm chết sình bên lề đường bị ruồi bu, dòi bọ đục khoét.Vậy mà quí ngài khoa học gia, nhà khảo cổ uyên bác biết rõ nguồn gốc mọi vật từ cổ chí kim bèn hồ hỡi mang cái xác của bạo chúa đó về trưng bày trong viện bảo tàng của quí quốc.   

Người ấy ngừng nói, hơi thắm mệt, không biết những nhà trí thức có hiểu gì không.Vì từ trước đến nay họ bị che kín cái trí khôn của họ bằng cái thuyết Thần Quyền. Từ lúc sinh ra cho đến tắt thở họ chỉ nghe nói đi nói lại về cái thiên đàng và địa ngục. Ở cái cõi mà con mắt phàm tục của họ không thấy nhưng mà phải tin là có. Kẻ nào không tin là xem như “ bị quỉ ám” bung rộng ra là tà đạo. Đôi khi họ cũng tự hỏi “ tà đạo, tà giáo và bị quỉ ám” ở đâu mà nhiều quá vậy .

Bây giờ họ nghe nói về quyền năng của con người cũng phàm tục giống y như họ. Nhưng nếu chịu tu thân với một tâm hồn không còn chút bợn nhơ và rèn luyện phẩm hạnh theo một đường lối đặc biệt nào đó để khai mở đươc giác quan của thể Vía và các thể tinh thần khác thì cái việc xây dựng  Kim Tự Tháp là chuyện bình thường, không có gì huyền bí.

 “Người ấy” uống xong ly nước, nhìn lướt qua một vòng rồi thong thả:

_  Có một số người rất coi trọng về cái xác chết; nhưng thật ra nếu có bỏ ra hàng ngàn năm để nghiên cứu “cái xác chết” thì cái xác của vua và cái xác của người ăn mày đều giống nhau. Cái xác này chỉ là một thứ “thây ma”, đem bán cũng chẳng ai mua. Khi thể xác tắt thở, không còn cử động thì chỉ là “cá mè một lứa”, nó như cái áo rách bỏ bên đường, rồi cũng theo thời gian bị mục nát, bị phân hủy, ngôn ngữ cõi phàm gọi là cát bụi trở về cát bụi. 

Khi quí vị đem chôn thể xác của tôi trong 48 ngày, có lẽ câu hỏi vẫn ám ảnh quí vị là tôi sống bằng cách nào. Xin thưa: Tôi sống bằng niềm tin tuyệt đối vào Đấng Tạo Hóa. Sư phụ của tôi có dạy:

 “Khi một người đặt tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Tạo Hóa  thì không một mãnh lực nào làm hại  y được”.

 Chính vì sự tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Tạo Hóa mà tôi có đươc “Đấng Tạo Hóa ở trong tôi”. Đó là cái tôi hòa nhập được nguồn sống hay thần lực của Đấng Tạo Hóa, chỉ bằng cách đó tôi sống trong thần lực của Ngài ".

Vì tôi đã tinh luyện các thể của Người Giả ( Xác, Vía, Hạ Trí ) cho có sự rung động điều hòa với Người Thật ( linh hồn ). Hay nói một cách khác là phải có sự “hợp nhất” giữa người thật và người giả mà Huyền Môn gọi là “Phàm Nhơn hợp nhất với Chơn Nhơn”.

Định luật của vũ trụ định rằng:

 Một vật được gọi là chết khi thần lực của Đấng Tạo Hóa rút đi làm cho nguyên tử của tế bào ngưng rung động thì vật chất đó phải tan rã. Hay nói một cách khác, sự sống xâm nhập vào vật chất làm cho vật ấy hoạt động tạo ra hình thể, khi sự sống rút đi thì hình thể đó tan rã.

Người Giả có ba thể : thể Xác, thể Vía và thể Hạ Trí. Đa số nhân loại chỉ biết có thể xác, nên sự hiểu biết chỉ quây vòng bên thể xác và lẩn quẩn của vật chất hồng trần. Tất cả sự tìm kiếm của khoa học thực nghiệm cũng chỉ là đem nguyên tử hồng trần ra nghiên cứu những vật chất hồng trần mà thôi.

 Dầu có nghiên cứu nguyên tử hồng trần vài triệu năm nữa thì cũng bị giới hạn trong cõi hồng trần của tâm thức có ba chiều đo .

Như vậy muốn đặt tâm thức từ ba chiều đo tiến lên bốn chiều đo; nghĩa là có sự thay đổi tâm thức, đưa tâm thức lên một bình diện cao hơn thì phải tập khai mở giác quan của thể vía .

Muốn tinh luyện thể vía thì trước tiên phải thanh lọc thể xác cho được tinh khiết và biến nó thành một dụng cụ sử dụng dễ dàng, phải tập làm sao cho thể xác chỉ có “dạ, vâng”mà thôi.

Bản chất của thể xác.

Vì thể xác được cấu tạo bằng nguyên tử hồng trần, nên nó rất cần vật chất hồng trần để nuôi thể xác. Bản chất của thể xác chỉ thích thu nhận vào và không muốn cho ra, vì đối với nó, không có vật chất là kể như “toi mạng”. Chính vì lẽ đó mà nó sinh ra ích kỷ, thủ lợi, bo bo giữ của. Những cái tính này nó đã có hàng trăm kiếp trước, bây giờ bảo nó dẹp ba cái thứ đó không phải là việc dễ dàng.

 * Cái gọi là đem vật chất để bố thí, đó là một hình thức tập cho cái xác phàm bỏ lần hồi cái thói mưu cầu lợi lộc.

 * Hình thức lễ bái là tập cho cái xác phàm khuất phục, để đưa nó vào khuôn phép.

Thể xác có năm giác quan như là một báu vật để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mắt để thấy, tai để nghe, da để biết ấm lạnh, lưỡi để biết chua ngọt bùi..  và mũi để biết mùi .

Phải có một thể xác tinh khiết. 

Theo luật  đồng khí tương cầu, nếu thể xác ăn những thức ăn  như xác động vật nấu chín, vì trong xác thịt của động vật có nhiều tính chất ô trược, có nhiều thú tánh sẽ nhiễm vào thể xác. Không có vấn đề có tội hay được phước trong vấn đề ăn uống. Tội lỗi hay phước đức đều do hành động và tư tưởng mà thôi.

 Khi linh hồn giáng phàm mượn thể xác như là một căn nhà để trú ngụ cho qua một kiếp người. Nếu căn nhà ấy toàn là những thứ ô trược, xấu xa, hắc ám thì không thích hợp với các thể tinh thần vốn có bản chất thanh cao trong sáng. Muốn cho các thể Tinh Thần mượn thể Xác và sử dụng như ý muốn thì thể Xác phải được tinh khiết. Chỉ có một cách duy nhất là thể xác chỉ ăn những thức ăn thuộc về dạng thực vật 

Thể Vía .

 Thể Xác thì ai cũng thấy và biết nhưng còn thể Vía thì không có một người nào ở thế gian, lấy con mắt trần tục nhìn thất được nó. Đó là điều dĩ nhiên vì thể vía  được cấu tạo bằng chất THANH KHÍ của cõi giới có bốn chiều đo và nguyên tử của nó rung động nhanh hơn nguyên tử hồng trần. Chính con người đang sử dụng nó cũng không biết nó là ai, và nó có công dụng, chức năng và vai trò của nó như  thế nào? 

   Chính thể Vía  là một dụng cụ của Linh hồn để có được kinh nghiệm trong  các rung động về tình cảm, ham muốn và sự đau khổ.

Sở dĩ con người bị đau khổ là y do đã vi phạm các đinh luật của vũ trụ. Nếu một người tạo ra những tư tưởng xấu xa hắc ám, ích kỷ hại nhân thì những mãnh lực xấu xa hắc ám đó nó quay trở lại còn gọi là phản động lực, nó làm  cho y phải lâm vào hoàn cảnh khốn đốn khổ sở. Do đó sự đau khổ cũng là một bài học quan trọng dạy y biết thế nào là lễ độ để y bỏ cái thói nghênh ngang coi trời bằng hạt tiêu. Ngược lại thì y cũng hiểu biết được cái đau khổ của người khác vì y đã trải qua sự rung động của đau khổ. 

Chính vì lẽ đó, muốn cho thể Vía được tiến hóa thì ta phải tinh luyện tình cảm cho được thanh cao và trong sạch nghĩa là không để một sự oán hờn, tức tối, hại nhân, căm thù và bất cứ một sự xấu xa, bỉ ổi nào còn phản phất ở trong tâm . 

Tính chất thể vía .

Thể vía được cấu tạo bằng chất thanh khí, nguyên tử thanh khí có bảy thứ rung động khác nhau từ chậm cho đến nhanh, từ trược cho đến thanh. Cũng chính vì thể vía có bảy thứ rung động khác nhau nên tạo ra mỗi người có tâm tánh, tình cảm, dục vọng (desire) và ham muốn  (covet) khác nhau. Mỗi chất hồng trần hấp dẫn một chất thanh khí. Vì mỗi tình cảm, tư tưởng của một người đều thu hút vào các thể của người đó với một mật độ tương đương theo luật đồng khí tương cầu. 

Thể Vía chỉ được phục sức bằng chất thanh khí rút xung quanh. Mỗi phần tử được rút vào thể vía đều nhiễm đặc tính của nó. Thể vía có cảm tưởng rằng nó có một đời sống độc lập nên nó muốn hoạt động theo ý riêng. Người nào chưa mở mang được thể Trí thì thể Vía nắm chủ quyền, vì lẽ đó đời sống của họ hoàn toàn theo cảm giác và dục vọng. Chỉ khi nào thể Trí phát  triển và làm chủ được thể Vía thì người đó mới làm chủ được dục vọng và tình cảm.( Người tu hành thể vía tức thể tình cảm phát triển rất mạnh, nếu thể trí chưa phát triển để làm chủ thế vía thì người tu ấy rất dễ sa vào đường nhục dục; đã từng xảy ra ở nơi “tu hành” là như vậy ) 

Cái khó khăn của con người là phân biệt cho được cái nào là ý muốn của người thật (chơn nhơn, chơn ngã) và cái nào là ý muốn của người giả(bản ngã, phàm nhơn); phải phân biệt cái nào trường tồn và cái nào không trường tồn. Nếu không phân biệt được thì dễ rơi vào mê tín và tin dị đoan còn goi là vô minh; vì vô minh nên nhận lầm cái xác này là thật và cái vô thường lại cho là trường cửu. Hay nói một cách khác cái thứ nào là cần thiết cho sự tiến hóa của Linh Hồn còn cái ham muốn nào là của thể Vía.

Xung quanh con người đều có những chất khí khác nhau, chất thanh khí chen và xuyên qua được tất cả chất hồng trần. Đó là hiện tượng vong linh ( người chết còn gọi là Âm Hồn sống bằng thể Vía ) mượn thể Xác để “làm việc” mặc dù tường, cửa, vách che kín nhưng Vong Linh (thể Vía) vẫn chen và xuyên qua được.(Nguyên tử có 4 chiều đo xuyên qua được tất cả nguyên tử có 3 chiều đo; nguyên tử của ‘điện’ có 4 chiều đo. Cùng là một thứ nguyên tử Hồng Trần như thủy tinh và kim cương; vì nguyên tử kim cương có sự rung động nhanh hơn nguyên tử thủy tinh, tỉ trọng kim cương lớn hơn thủy tinh nên nguyên tử kim cương nhỏ hơn nguyên thủy tinh, cho nên khi kim cương tiếp xúc với thủy tinh thì đi xuyên qua được thủy tinh một cách dễ dàng. Xin lưu ý: Mỗi cõi giới có bảy thứ rung động khác nhau cho nên tùy theo mức độ thanh hay trựơc của tâm thức vong linh mà vong linh “cư ngụ” một cảnh giới theo luật đồng khí tương cầu. Nói một cách khác, không có thiên thần hay ác quỉ nào mà đưa rước vong linh, chỉ do cái chu kỳ rung động của tâm thức vong linh mà nó thu hút vong linh đến cái cảnh theo luật đồng khí tương cầu).    

Cũng cùng một từ ngữ đó mà có sự giải nghĩa khác nhau. Thí dụ như : Cảm giác là gì ? Theo quan niệm thông thường thì nhờ vật bên ngoài kích động đến ngũ quan mới sinh ra cảm giác . 

Theo giáo lý Huyền Môn : “ Vật bên ngoài kích động đến xác thân là nhờ sinh lực (Prâna) chuyển đi sự rung động của nó đến giác quan rồi nhờ có tánh dục (kama) biền đổi chúng nó thành ra cảm giác; nếu không có tánh dục thì nó chỉ là những thứ rung động”  ( Tánh dục thuộc về thể Vía ).

Vì trung tâm cảm giác nằm trong thể vía, đó là điều quan trọng để biết sự đau đớn khổ sở của con người nó nằm ở đâu ?

Giáo lý Huyền Môn cho biết : “ Tất cả những cảm xúc và đau đớn của con người không phải nằm ở trong Xác thịt mà nằm ở trong thể Vía”.

Từ ngàn xưa kinh sách đều nói rằng : “Cái tự biết mình mới là điều quan trọng”. Vì không tự biết mình nên sống như lục bình trôi. Một trong những cái tự biết mình đó là phải phân biệt cái nào là Ý CHÍ, cái nào là DỤC VỌNG .

Ý Chí là một mãnh lực từ trong nội tâm phát ra, thể Xác là một dụng cụ của ý chí để thực hiện các mãnh lực của Ý Chí .

Còn dục vọng hay tánh dục là do bị mãnh lực vật chất từ bên ngoài thu hút làm cho tánh dục phát động. Nó bao gồm ham ăn uống, mê sắc dục, si tình, oán ghét, ganh tị, ghen tương, say mê nhục dục thấp hèn cùng tất cả ham muốn về vật chất để thỏa mãn cho nhu cầu của ngũ quan. Hay nói một cách khác thì tất cả vật chất đều có Ý DỤC, khi ý dục quay về nội tâm, đó là sự tác động của Ý CHÍ, nhưng khi ý dục hướng ra sự vật bên ngoài, đó là sự tác động của dục vọng. 

Muốn tinh luyện thể Vía thì trước tiên phải làm chủ dục vọng. Nếu không làm chủ được dục vọng thì không bao giờ linh luyện được thể vía. Vì bản chất của thể vía là nó ham muốn đủ thứ. Cái túi tham của con người thường gọi là không đáy là vì người đó bị thể vía “nắm quyền”.

 Ta chỉ nên làm chủ dục vọng chớ không phải tiêu diệt nó.

Vì bất cứ vật chất nào có sự sống là có tánh dục. Người nào biết phân biệt cái chân, cái giả thì dùng ý chí để đổi hướng tánh dục; nghĩa là chỉ quyết tâm, quyết chí hướng về những gì thường tồn, cao thượng, chân thiện mỹ .

Tánh dục là một động cơ thúc đẩy để tiến hóa. Hay nói một cách khác, sự tiến hóa như cái máy còn tánh dục làm cho máy chạy . 

 Khi con người chưa tiến hóa, u mê trong tăm tối còn gọi là vô minh thì tánh dục làm cho y sa vào mê hồn trận của lục dục thất tình và dục vọng ngông cuồng, gây ra tội lỗi chất chồng đành phải trầm luân trong sinh tử luân hồi .

Khi con người tiến hóa, phá tan được vô minh thì dùng ý chí để điều khiển tánh dục hướng lên những gì thường tồn, cao thựơng và có những hành động vị tha bác ái .

Nếu con người không tự biết mình là ai ? Mục đích của cuộc đời và những kiếp sống là gì ? Nếu không nổ lực tìm kiếm tiếng nói nội tâm của con người chân thật tức linh hồn thì dầu có trải qua muôn ngàn kiếp cũng vẫn là bèo dạt hoa trôi  mà thôi .Tiếng nói nội tâm, đó là tiếng nói của LƯƠNG TÂM, là tiếng thì thầm của linh hồn kêu gọi người giả, bằng những kinh nghiệm xương máu và sự hiểu biết mà linh hồn đã hoặch đắc được trong những kiếp vừa qua. Hay nói một cách khác tiếng nói của lương tâm là tiếng nói của linh hồn, cái hiểu biết của linh hồn hành động trong sự minh triết. (Minh triết là tinh hoa gạn lọc sự hiểu biết trong những kiếp vừa qua).

Cũng chính vì người giả chỉ biết lo hình thức bên ngoài, rất màu mè để che lấp cái chân tướng giả dối bên trong đó là hạng người đạo đức giả . Người nào chỉ biết có thể xác thì sống theo “chủ nghĩa hình thức”; ai khen một tác phẩm hay thì họ khen theo, dầu họ là người “trí thức” nhưng nếu họ sống theo hình thức, theo cái dư luận, theo cái phong trào thì người đó không bao giờ có sự sáng tạo; một kiếp người họ đã phí phạm mà họ không hề hay biết. Người sống theo hình thưc thì nhìn đối tượng qua hình thức bên ngoài, họ đồng hóa vật chất với người sở hữu vật chất, họ đánh giá con người qua những vật chất mà người ấy có, chỉ cần nhìn trái bóng láng là nói trái đó tốt, họ không cần biết trong đó có dòi, sâu, bọ. Người sống theo “chủ nghĩa hình thức” thì không có một đời sống về tâm linh; mặc dù họ cũng đi chùa và nhà thờ nhưng với cái đi cho có “hình thức”. Đức Jesus nói: Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của.

Trong thế gian không có ai suy nghĩ và hành động giống nhau. Vì mỗi người có khí chất của mỗi thể có nguyên tử rung động khác nhau thì dĩ nhiên tâm tánh phải khác nhau. Cho đến khi tắt thở cũng rơi vào hoàn cảnh sống của mỗi người hoàn toàn khác nhau . 

Sau khi bỏ thể xác lại cõi trần, người giả được gọi là vong linh, chỉ còn có hai thể: thể vía và thể hạ trí. Vong linh hoạt động bằng thể vía tại cõi trung giới còn gọi là âm cảnh.

Trong thời gian 48 ngày, tôi để thể xác nằm trong lòng đất lạnh và tôi sống bằng thể vía tại âm cảnh.

Khi người giả chết  “đúng số chết” còn gọi là tới số thì phần thể vía đi vào cõi âm không trở ngại, giống như có giấy nhập cảnh ( visa ) 

Còn tôi chỉ làm động tác chết giả còn gọi “chết dõm”. Tôi làm trái với luật thiên nhiên thì dĩ nhiên vong linh phát hiện ra tôi “xâm nhập bất hợp pháp”.

Tôi bị vong linh phát hiện là vì từ phía sau lưng của tôi có một sợi dây cấu tạo bằng “từ khí” là một thần lực nối liền giữa thể xác và thể vía. Khi thể vía di chuyển thì sợi dây TỪ KHÍ  dính liền với thể xác đang nằm chết. Nếu vì một nguyên nhân nào đó sợi dây từ khí nầy bị đứt ra thì thể vía không trở về nhập xác được, như vậy trở thành chết thật .Vì lẽ đó vấn đề chết giả không phải đơn giản, đừng có giỡn mặt với tử thần, đôi khi đi luôn theo chầu ông bà . 

Nếu một người thể xác còn tươi tốt, bất ngờ gặp một cơn bạo bệnh làm cho thể vía xuất ra khỏi thể xác (giống như một cái máy còn tốt chỉ trục trặc một vài bộ phận nào đó). Vì kêu gọi gì cũng không ừ hử, như một khúc gỗ bèn đen chôn thể xác. Theo luật của thiên nhiên thì cái gì cũng phải từ từ; từ lúc phát triển (develop ) cho đến suy tàn ( to be ruined ) cũng theo quy luật đó.  Chính vì thể xác còn tươi tốt (còn sinh khí) cho nên khi thể vía thoát ra thì có sợi dây từ khí dính liền với thể xác.  Chỉ khi nào thể xác KHÔNG còn sinh khí thì KHÔNG có sợi dây từ khí, cái đó mới thật sự chết. Khi còn sợi dây từ khí thì thể vía trở về nhập vô thể xác một cách dễ dàng .

Thật đáng tiếc, vì thiếu hiểu biết nên thân nhân đã vội vàn chôn họ vào lòng đất lạnh. Gần đây trong những lần khai quật mồ mả, khi bật nắp quan tài, người ta ngạc nhiên là có vài tử thi đổi tư thế nằm, vài dấu hiệu vùng vẫy làm tung tóe những đồ tẩn tiệm. Những người chứng kiến, họ cũng không biết tại sao như vậy; nếu có ai giải nghĩa như trên chưa chắc họ tin. “Vì họ chỉ tin những gì phải thấy bằng con mắt được cấu tạo bằng thịt và máu với một ít chất nhờn mà thôi”.

Hạ Trí

Quí vị là những nhà bác học, giáo sư đại học, khoa học gia, người thế gian ai cũng kính nể;  vì cái trí đại diện cho con người ở cõi trần tục này. Cái kiến thức của quí vị gần giống như một cuốn tự điển bách khoa.Tất cả sự lý luận của quí vị thì không còn một cái trí nào chen vô được. Những kiến thức và sự hiểu biết nó nhập tâm quí vị, nó trở thành cái quan niệm, cái cửa sổ từ đó nhìn ra thế giơi vật chất này. Sự chất chứa kiến thức của quí vị, với một đầu óc bảo thủ thì cái  bộ não  đó giống như một ly nước đầy. Nếu không đổ bớt nước đi thì không bao giờ tiếp thu được tư tưởng mới lạ .

Căn cứ vào giáo lý Huyền Môn: quí vị chỉ phát triển được phần hạ trí của người giả. Vì khi tâm thức sử dụng phần cụ thể cũng như trừu tượng của cõi giới có ba chiều không gian. Khi đem  nó ra để lý luận hoặc chứng minh, theo luật đồng khí tương cầu quí vị chỉ đi vòng quanh của nguyên tử hồng trần .

 Chính vì lẽ đó mà tất cả những kiến thức của các đại học trên thế gian cũng chỉ là kiến thức thuộc về nguyên tử hồng trần vì chỉ đem nguyên tử hồng trần ra để chứng minh và lí luận mà thôi. Vì đó là kiến thưc của cõi hồng trần thì không thể vượt tâm thức hồng trần của không gian ba chiều đo.

Một người bình thường, trí khôn vừa đủ để kể chuyện đời xưa họ có thể sống như lục bình trôi, hoặc như người nông dân hiền hòa chất phát,  ánh trăng đối với họ chỉ là đỡ tốn vài đồng bạc dầu thì cuộc đời nó êm ả như  trăng in đáy nước . 

Hạ trí là cái trí hóa cụ thể, khi nó phát triển cực mạnh và mở mang đầy đủ thì mọi vấn đề nó lý luận như trở bàn tay. Khi người giả có được hạ trí như thế đó, nó đặt y ở thế lưỡng cực (bipolar ).

Con người hơn nhau do cái trí và cái trí cũng đại diện cho con người ở cõi trần này. Tất cả những mưu mô xảo quyệt, lừa đảo, gian hùng, dối trá hoặc những lí luận của các môn khoa học, triết học, tâm lí học trong các đại học là sự lí luận của phần Hạ Trí. Khi con người sử dụng cái hạ trí để lí luận, (vì hạ trí là trí hóa cụ thể) cho nên cái thấy của hạ trí không vượt quá tầm nhìn; chính vì lẽ đó mà cái thấy, cái hiểu biết của họ là “dẫm lên cái bóng của chính mình”từ đó họ không có được óc sáng tạo, và cho dù họ có bằng cấp, tước vị thế nào đi nữa thì họ cũng chỉ là người có kiến thức sao chép mà thôi.

Chứng minh các phương trình toán học, và sự lý luận trong cõi hữu hình(3 chiều đo) đều sử dụng phần hạ trí: một dụng cụ của ngưới  giả phóng ra để tìm hiểu vật chất và lí luận trong cõi Hồng Trần.

Khi hạ trí ở trong thế lưỡng cực thì xảy ra một trong hai vấn đề:

_ * 1- Nếu hạ trí nghe được tiếng nói của lương tâm, nó bắt liên lạc được với Thương Trí, đó là tiếng kêu gọi của linh hồn xuất phát từ nội tâm của nó bằng những kinh nghiệm trong những kiếp vừa qua để tránh xa những gì xấu xa bỉ ổi. Khi hạ trí nghe được tiếng nói của lương tâm thì nó đem sự khôn ngoan của nó ra để giúp ích mọi người, đó là khi  nó làm vua, quan, công nhân, công chức hoặc nghề nghiệp tự do, trong mọi hoàn cảnh nó vẫn chu toàn nhiệm vụ.  Người thế gian gọi là người hành nghề có lương tâm, một người mà có được tiếng thơm ấy thì nó quí hơn bất cứ một thứ gì trên thế gian này; ba cái chức sắc lem nhem, của cải phi nghĩa đối với họ như cọng rác mà thôi. Khi hạ trí sử dụng kiến thức, sự hiểu biết và trí khôn để giúp đời, mưu cầu lợi ích cho đồng loại, đó là nó liên lạc được với thượng trí, cái thể cao thượng của linh hồn hướng dẫn con đường cho hạ trí.

 _ * 2 - Khi hạ trí phát triển mà không liên lạc được với Thượng trí, tức là mất đi cái phần cao thượng thì người đó bị dục tình và vật chất che mất phần lương tri, y thuộc loại “ma đầu gian xảo, bọn con buôn chính trị, bọn đạo đức gia”. Người đi tu, thể vía là thể tình cảm phát triển rất mạnh, nếu thể hạ trí không phát triển theo để hướng dẫn thể tình cảm (thể vía ) thì người đi tu ấy sẽ đi vào con đường nhục dục. Đôi khi, đã xảy ra nơi tu hành là như vậy. 

_Nếu hạ trí  KHÔNG nghe được tiếng nói của lương tâm thì đó là một tai họa cho nhân loại. Loài vật KHÔNG có lương tâm, chỉ có con người mới có lương tâm. Chính vì TIN vào con người có lương tâm mà trong mọi sự quan hệ với người không nghe được tiếng nói của lương tâm, nên y sử dụng thủ đoạn một cách dễ dàng. Từ đó mới có câu than thở “không ngờ nó dám làm như vậy”. Đôi khi giận quá nói thêm “người đó không có lương tâm”. Đó là câu nói  hạ thấp người đó vào loại thú.

 Cái hạ trí đó đang bị dục vọng chỉ huy để tiến sâu vào vật chất và chỉ biết vật chất là trên hết. Hạng người này không có lòng nhân và chỉ có biết bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với họ chỉ cần đạt cho được mục đích và không cần biết sự chết chóc và đau khổ của đồng loại. Dầu có chết hàng chục triệu người, họ vẫn ung dung ngồi nhâm nhi uống rượu. Đó là những bạo chúa như Hitler và Tần Thủy Hoàng.

Vấn đề tinh luyện thể xác, thể vía và thể hạ trí của người giả không phải là việc đơn giản. Đôi khi một kiếp người, muốn loại bỏ tánh ích kỷ, tính nóng giận mà tập hoài còn không được. Lý thuyết thì ai nói cũng được, nhưng thực hành mới là điều quan trọng.

Một khoa học gia hỏi:

-Những gì ông vừa nói vô cùng mới lạ đối vời chúng tôi, vì tôi chưa từng nghe ở chùa hay nhà thờ nói như thế; liệu có phải đây là một sự tưởng tượng hay không? 

Người Ay mỉm cười vui vẻ:

-Cám ơn quí vị đã đặt câu hỏi. Như tôi đã nói, tôn giáo là một tổ chức được thành lập để phổ biến chân lý của vị giáo chủ theo trình độ của quần chúng và tùy theo trình độ tâm linh của nhân loại mà đấng giáo chủ phát biểu chân lý. Giáo lý ở chùa và nhà thờ thuộc về phần Hiển Giáo, giáo lý phổ thông cho đại chúng, nó giống như bài giảng Đạo Đức, tập cho con người sống thật đúng nghĩa một con người mà cái đỉnh cao nhất là tình thương “thương người như thể thương thân”. Cho nên tôn giáo chỉ nói những gì cụ thể mà con mắt trần tục nhìn thấy còn cái không nhìn thấy đó là “thiên đàng hay niết bàn” là phần thưởng cho những người thực hành giáo lý ấy.( Cuộc thi nào cũng phải có thưởng! Sự thật thì Niết Bàn hay Thiên Đàng chỉ là một cõi có tần số rung động riêng của nó, người nào tâm thức có cùng một thứ rung động thì hòa nhập vào cõi ấy. Thiên Đàng hay Niết Bàn chỉ là một trạng thái của tâm thức; con người đang sống cõi trần nếu biết nâng tâm thức của mình lên đúng với tần số rung động của cõi nào thì hòa nhập vào tần số rung động của cõi ấy. Đức Di Lạc nói: Thượng Đế là ánh sáng, vậy mà các ngươi cứ lầm lũi đi trong bóng tối rồi nói đời sao hắc ám).

 Nói về con người giả tạm có ba thể: thể xác, thể vía và thể hạ trí; mỗi lần linh hồn giáng phàm thì phải mượn chất khí của cõi hạ thiên để thành lập thể hạ trí, chất khí cõi trung giới để thành lật thể vía và nguyên tử cõi hồng trần để có được thể xác. Sau một thời gian học được những bài học cõi hồng trần, thể xác bị lão hóa không còn hoạt động như ý muốn thì linh hồn bèn bỏ ra đi (giống như hết xôi rồi việc) đó là sự chết xảy ra cho thể xác. (Đa số người thế gian xem sự chết như một nỗi kinh hoàng cần phải vượt qua sự chết, cho nên mới có vấn đề đi tìm thuốc trường sanh bất tử; nhưng rồi con người đành bất lực trước cái chết. Nếu con người tự mình biết rằng ta có một linh hồn trường sanh bất tử còn cái chết đối với thể xác giống như trái chín thì phải rụng thì cái quan niệm về cuộc đời thay đổi rất nhiều. Thiên tài là do linh hồn đã học được trong những kiếp vừa qua, mặc dù tuổi còn vị thành niên nhưng kiến thức đã vượt xa đồng loại. Không có một sự hiểu biết nào do thần thánh ban cho mà phải chính con người tìm tòi, nghiên cứu học hỏi mới có). 

     Người giả còn hai thể nữa đó là thể vía và thể hạ trí; Linh hồn cư ngụ trong thể vía, đó là đời sống của người giả sau khi bỏ lại thế gian cái thể xác mà ta đã từng chết sống vì nó.( Đối với người mà linh hồn chưa tiến hóa thì lúc nào cũng lo cho thể xác: tranh nhau chỗ đứng chỗ ngồi, chen lấn nhau, đạp lên đồng loại để tranh giành ngôi thứ, nghe có động dao động thớt là có cái thể xác đến để tìm kiếm mồi bã lợi trong các tổ chức). Linh hồn sống trong thể vía gọi là vong linh, âm hồn, cô hồn. Không có thiên thần hay ác quỷ nào mà đưa rước vong linh, chỉ do cái chu kỳ rung động của tâm thưc vong linh rồi nó tự động “thu hút” vong linh đến một cảnh (cõi trung giới có 7 cảnh nên có 7 thứ rung động khác nhau) theo định luật đồng khí tương cầu. Chính trong cuộc sống hàng ngày ở thế gian con người đã tự tạo cho mình cái tần số rung động của tâm thức; cái tần số rung động của tâm thức được tạo nên do bởi hành động, tình cảm và tư tưởng của mỗi người. Trong đời sống ở thế gian con người đã tự tạo cho mình một đời sống của vong linh tại cõi trung giới còn gọi là âm cảnh. Sau một thời gian sống trong thể vía tại cõi trung giới, tùy theo tâm thức của thể vía thanh hay trược thì thể vía có sự tan rã lâu hay mau. Sau khi thể vía tan rã thì linh hồn cư ngụ trong thể hạ trí cho đến khi thể hạ trí tan rã thì linh hồn thăng lên cõi thượng thiên là nơi quê hương đích thực của linh hồn. Sau khi 3 thể của người giả chết và tan rã thì linh hồn sống trên cõi thượng thiên và chính nơi đây linh hồn rút được kinh nghiệm những bài học trong kiếp vừa qua. Khởi đầu “sự nghiệp” thì linh hồn “trắng tay”; nghĩa là Đấng Tạo Hóa muốn cho linh hồn phải tự mình học, thực hành và rút kinh nghiệm, điều này phải chính “đích thân” nó làm chứ không phải nghe người khác nói. Bất cứ sự hiểu biết nào do người khác mang đến cho nó thì cũng giống như :nước đổ lá môn.

Có lẽ vấn đề nêu trên quá xa vời vì không có một cái trí phàm nào tưởng tượng nổi; mặc dù tư tưởng Huyền Môn đã có từ thời dãy Hy Mã Lạp sơn chạy dọc theo bờ biển và An Độ còn là những đảo ngoài khơi.

 Tư tưởng Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử đã thắm vào “xương máu” của người Trung Hoa gần hai ngàn năm cho đến khi nhà văn Ngô Thừa An tiếp thu được tư tưởng Huyền Môn, là tư tưởng vô cùng mới lạ nên cái hạ trí khó mà tiếp thu. Nhà văn Ngô Thừa Ân bèn lấy một sự kiện lịch sử là nhà sư Trần Huyền Trang nhận chiếu chỉ của nhà vua qua Tây phương  thỉnh kinh, và hư cấu: Truyện Tây Du Ký.

-Tam Tạng tượng trưng cho linh hồn ( yêu quái bảo nhau ăn thịt Tam Tạng thì trường sanh bất tử).

-Tề Thiên, Tôn Ngộ Không tượng trưng cho thể hạ trí ( Khi linh hồn giáng phàm, xuống cõi Hạ thiên lấy lấy chất khí của cõi ấy tạo ra thể hạ trí). Tề Thiên có 72 phép thần thông biến hóa khôn lường cũng giống như cái hạ trí con người suy nghĩ cái gì là có hình tư tưởng của cái đó.

-Xe Tăng, Ngộ Tịnh tượng trưng cho thể vía. Linh hồn giáng phàm xuống cõi trung giới lấy chất Thanh Khí tạo ra thể Vía, bản chất của thể vía là thể tình cảm, dục vọng, buồn, vui, oán hận, giận hờn đều chất chứa trong thể Vía.

-Chư Bát Giới, Ngộ Năng tượng trưng cho thể xác. Linh hồn giáng phàm xuống cõi Hồng Trần lấy nguyên tử Hồng Trần tạo ra thể xác. Bát Giới chỉ thích hưởng thụ từ cái ăn cho đến nhục dục. Bản chất của thể xác vì được cấu tạo bằng nguyên tử Hồng trần cho nên nó rất cần vật chất hồng trần. Nghe động dao động thớt là có xác phàm đến để kiếm mồi danh bả lợi trong các tổ chức. Đưa tay nhận của phi nghĩa là cái xác đang thu hút về mình càng nhiều càng tốt.

Trên đường đi thỉnh kinh tượng trưng cho đi tìm Chân Lý, bốn thầy trò Đường Tăng tượng trưng cho linh hồn và ba thể giả tạm của phàm nhân đã vượt qua biết bao nhiêu nỗi đoạn trường, đó là những bài học cho sự tiến hóa của linh hồn, ( người thế gian ai cũng sợ đau khổ, nhưng đó là cái cần thiết cho linh hồn để có những bài học mà rút được kinh nghiệm). Linh hồn đến thế gian hàng ngàn kiếp, mỗi một kiếp linh hồn học được một ít. Sự tiến hóa của linh hồn phải trải qua nhiều giai đoạn, cho đến khi được Điển Đạo lần thứ nhất rồi tuần tự đến lần thứ tư là bậc thánh cũng vẫn còn sinh tử luân hồi; chỉ khi nào được Điểm Đạo lần thứ năm thành vị Chân Tiên thì mới thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

 Vị Chân Tiên là người thông suốt khoa học huyền bí, có tri thức uyên thâm về cả mặt Hiển Giáo và An Giáo, và đã làm cho nhục tính qui phục ý chí, đã tư phát triển được những năng lực tiềm tàng nơi người. Nhờ đó Ngài có thể điều khiển được những năng lực của thiên nhiên và tham cứu những bí mật của tạo vật.  

 Cám ơn quí vị đã cho tôi có dịp phát biểu vài tư tưởng thuộc giáo lý Huyền Môn. Giáo lý này có từ thời xa xưa, cái thời mà từ Mông Cổ kéo dài đến Châu Úc là một dãy đất liền. Tư tưởng này thuộc về phần Ẩn Giáo, chỉ có một số linh hồn thụ đắc được tư tưởng đó mà thôi, vì khí chất của linh hồn ấy có được tần số rung động với tư tưởng Huyền Môn. Khi con người có được sự thông cảm và hiểu biết nhau, vì tình cảm và tư tưởng của họ có cùng một sự rung động trong chất khí đó. 

Cái tư tưởng nào mà ta gọi là không hiểu, không cách nào hiểu nổi là vì ta KHÔNG có cùng tần số rung động với chất khí tư tưởng đó. Cái không trường tồn thì biết được cái không trường tồn, cái trường tồn thì biết được cái trường tồn; đó là định luật : đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Giống như cái máy thu thanh, chỉ khi nào ta chỉnh đúng đài thì ta nghe âm thanh rõ ràng. Như câu nói : “Phải có sự rung động của các nguyên tử thì mới tạo lập được vũ trụ”.Vì lẽ đó, khi muốn tìm hiểu những vấn đề trong vũ trụ, phải hiểu biết về sự rung động khác nhau của nguyên tử. Nói một cách khác trong vũ trụ có nhiều cõi giới, mỗi cõi giới có chiều đo riêng biệt và sự rung động nguyên tử mỗi cõi có sự khác nhau.

                Atlanta mùa xuân năm  Giáp Thân. 2004

                              Hoàn Công Đình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro