Chương một

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A . Trước khi Người Ấy xuất hiện.

Trước cuộc cách mạng của Pháp năm 1789, thế giới tây phương ngủ mê trong  thuyết Thần Quyền; vì bị các giáo sĩ thời trung cổ đem Đấng Tạo Hóa ra để hù dọa.Với đầu óc phàm tục của các giáo sĩ thời trung cổ, họ tự “chế ra” cái lý thuyết lạ lùng, không đúng với cơ tiến hóa của vũ trụ. Đó là họ tưởng tượng  Thượng Đế như ông vua già, đôi khi nóng tính đang ngồi oai vệ trên ngai vàng, ở một cõi trời nào đó để xét xử người đời sau khi chết.

Họ đem Thượng Đế ra để hù dọa, họ tự chế ra cái độc đoán của Thượng Đế. Đó là con người đã phạm tội ngay từ trong bản thể cần phải được cứu rỗi  thì mới được lên thiên đàng, ở đó sung sướng đời đời kiếp kiếp, còn nếu không  có sự cứu rỗi thì chỉ có một lối đi nữa là địa ngục vĩnh viễn.

Theo cái "sáng tác mới", tự biên tự diễn của họ thì con người  không có một  tự do ý chí mà hoàn toàn bị lệ thuộc vào một Đấng đã "sáng tạo" ra nó chỉ có một kiếp; như là một cuộc xổ số mà người trong cuộc chưa bao giờ mua số. Đó là vấn đề bôi bát đức Bác Ái và công bằng của Đấng Tạo Hóa và bội tro vào mặt con người .

   Vì con người có được một đặc ân của Đấng Tạo Hóa đó là có một Linh Hồn trường sanh bất tử, một cá tánh riệng biệt và một ý chí hoàn toàn tự do. Nói đặc ân là vì loài  động vật hoàn toàn lệ thuộc luật Thiên Nhiên, chúng sống theo bản năng. Chỉ đặc ân cho con người là có được tự do Ý Chí  và Cá Tánh riêng biệt. Nhờ đó con người mới có phẩm hạnh cá nhân và hành động không ai giống ai.

Người ta đã thí nghiệm: Khi nhốt cùng một loại thú thì phản ứng của chúng hoàn toàn giống nhau ( Loài động vật thuộc loại Hồn Khốm, chúng sống theo bản năng, hoàn toàn lệ thuộc Thiên Nhiên, chính vì bị lệ thuộc Thiên Nhiên nên những thiên tai lũ lụt, sóng thần chúng đều biết trước; còn con người có một linh hồn riệng biệt nên có cá tánh và không còn lệ thuộc Thiên Nhiên, nên y có quyền chống lại Thiên Nhiên hay thuận theo Thiên Nhiên. Chính vì lẽ đó mà con người có toàn quyền quyết định số phận của mình, chỉ khi nào con người vi phạm các định luật vũ trụ thì sẽ bị một phản động lực để lập lại sự quân bình; vì những hành động trái với Thiên Nhiên đều làm mất sự quân bình của vũ trụ); nhưng khi nhốt con người, đưa đẩy con người vào một hoàn cảnh khắc nghiệt thì phản ứng của mỗi người có sự khác nhau. Cái phản ứng khác nhau đó Huyền Môn gọi là tư cách hay phẩm hạnh cá nhân, hay nói một cách khác là tùy theo sự tiến hóa của Linh Hồn mà mỗi người có sự phản ứng khác nhau. 

 Cho nên con người có toàn quyền quyết định số phận và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của mình. Không một đấng thần linh nào có quyền can thiệp vào hành động của con người; với điều kiện duy nhất  “Con Người Không Được Vi Phạm Các Đinh Luật của Vũ của Trụ” .

Sở dĩ con người bị đau khổ là do y đã vi phạm các đinh luật của vũ trụ. Chân lý đó đã được lưu truyền trong Giáo Lý Huyền Môn từ thuở dãy Hy mã lạp sơn còn là bờ biển và Ấn Độ còn là những đảo ngoài khơi. 

Thật là tội nghiệp cho những giáo sĩ thời Trung Cổ, họ nói con người không thể tiếp xúc và nói chuyện được với Ngài. Chỉ có "ta” giáo sĩ thời trung cổ thì mới được tiếp xúc với Ngài. Tất cả những ước nguyện thầm kín, những tội  lỗi ngút trời  của “chúng con” phải thành thật khai báo. Chỉ có “ta” tâu lên với Ngài  thì sẽ được Ngài tha thứ.

Với bản chất ham muốn lợi lộc của cái xác phàm, có một số tổ chức đã bày ra cái lợi lộc để thu hút cái xác phàm ham lợi lộc gia nhập tổ chức. Khi nghe có lợi lộc là có cái xác phàm đến để cầu mong điều lợi. Vì lẽ đó mà có nhiều cái  xác phàm đã làm phiền Đấng Thiêng Liêng, vì lúc nào các Ngài cũng bị cái ham lợi của xác phàm nó đặt điều kiện trao đổi hai chiều: “khi con dâng phẩm vật này thì cho con cái này cái nọ, đó là hình thức mê tín và tin dị đoan”. 

       Họ quên rằng Đấng Giáo Chủ chỉ giảng dạy Chân Lý chớ không thành lập tôn giáo. Tôn giáo chỉ là một tổ chức được thành lập sau đó để khai triển những điều mà Đấng Giáo Chủ đã giảng dạy. Tôn giáo chỉ là sự giải thích các định luật hay Chân Lý hằng có trong vũ trụ cho phù hợp với sự hiểu biết và tiến hóa của nhân loại. Trong đó tôn giáo như cái thang có nhiều bậc, trên mỗi bậc đều có những Linh Hồn có sự tiến hóa khác nhau, do đó tôn giáo phải đáp ứng phần tâm linh trên mỗi bậc của họ. Năng lực nhận thức và hành động cũng thay đổi theo mỗi bậc. 

Tôn giáo nhìn nhân loại như một phức thể và cố gắng đáp ứng mọi thành phần. Linh hồn tiến hóa cao vượt xa tiến hóa thấp về sự sáng suốt và đức hạnh. Tôn giáo thăng tiến bản tính Trí  Tuệ và giúp bản tính Tinh Thần tự khai mở. Nếu tôn giáo không đáp ứng được những nhu cầu nói trên mà lại nhìn nhân loại như “cá mè một lứa” thì chỉ có cái xác phàm đến để cầu xin lợi lộc trong cái mê tín và tin dị đoan mà thôi. Bởi vì sự tiến hóa của Linh Hồn có nhiều thứ bậc, giống như  trình độ lớp một khác với lớp mười hai.

  Xin lập lại, Đấng Giáo Chủ chỉ giảng dạy Chân Lý chớ không thành lập tôn giáo, Tôn Giáo chỉ là một Tổ Chức được thành lập sau đó để phổ biến những gì mà đấng giáo chủ đã phát biểu. Vì là một Tổ Chức, khi được lưu truyền nhiều thế hệ, nên có vấn đề sửa tới, sửa lui theo cái quyền lợi của người đứng đầu cái Tổ Chức ấy, nên trở thành mê tín và tin dị đoan.( Cái mà ta gọi là “Thánh Chiến” chính là cái dục vọng ngông cuồng của cái xác phàm, chúng chỉ hành động trong cái bản chất ham lợi lộc của cái xác phàm mà thôi).

 Đôi khi cũng có cái xác phàm nghe động dao động thớt bèn chạy đến “dòm ngó” để tìm  kiếm chức sắc còn gọi là mồi danh bả lợi trong cái Tổ Chức ấy. Chính cái bọn "xôi thịt" này biến nơi tôn thờ Thiêng Liêng thành nơi kinh doanh. Cái quan trọng là Chân lý của Đấng Giáo Chủ, cái xác phàm cũng không cần biết Ngài dạy những gì, cái xác phàm tự chế ra những gì có lợi cho quyền lợi của “cái tổ chức” và cái xác phàm mà thôi. Cái xác phàm mở miệng như học trò đọc cửu chương, trang mấy, giòng thứ mấy; cái xác phàm hiểu nghĩa và giải nghĩa theo cái quyền lợi hướng về vật chất.

 Thật đúng như Kinh Thánh nói về cái xác phàm chỉ biết có vật chất “ Của báu ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó”.  

 Khi nhân loại đã tiến hóa mà có những giáo điều không còn phù hợp và không còn cần thiết nữa thì theo luật tự nhiên sẽ được thay thế một tôn giáo khác. Theo Cơ Trời thì tất cả sinh vật đều có sự thay đổi để Tiến Hóa, trong đó có phần Tâm Linh là yếu tố quan trọng trong Cơ Tiến Hóa.

B. Người Ấy làm đảo lộn quan niệm khoa học.

    Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, có một phái đoàn do tiểu vương Ấn Độ sang thăm viếng đại học Oxford. Với người Anh, họ thường tự hào, kiến thức của loài người nằm trong đại học Oxford. Muốn hiểu biết bất cứ vấn đề gì  chỉ cần đến đó, họ giải đáp được tất cả.

Trước cử tọa hàng ngàn người, tiểu vương Ấn Độ nói :

 _ Quí quốc quá văn minh về vật chất, chúng tôi không tìm đâu ra một thứ vật chất nào tốt đẹp hơn để “triều cống” cho quí quốc. Chúng tôi đến đây với tấm lòng chân thành, sống trong tình thương của Đấng Tạo Hóa. Chúng tôi chỉ có một người nhỏ mọn và y chưa học bất cứ một đại học nào trên thế gian, y chỉ cố gắng học hỏi quyền năng của Đấng Tạo Hóa. Y không có danh xưng, chức tước và một cái tên riêng để đọc cho dễ nhớ,  chúng tôi chỉ gọi  : “người ấy”.        

Những bậc Chân Sư thường dạy bảo :” Muốn chứng minh sự toàn năng, toàn trí và toàn thông của Đấng Tạo Hóa thì phải chứng minh qua con người ; vì con người là con của Ngài thì dĩ nhiên phải làm được những gì cũng giống như Ngài”. Cũng như đức Jesus nói “Những gì mà ta làm được thì các ngươi cũng sẽ làm được và các người sẽ còn làm được những gì lớn lao hơn nữa”

Người bình dân nói : “Con nhà tông không giống lông thì cũng giống cánh”. Đó là sự giống của “máu thịt” mà khoa học thực nghiệm gọi là sự di truyền, nó khác với sự giống về “quyền năng”. Sự giống về quyền năng thuộc về lãnh vực tinh thần, vì cái đích thực thường tồn của con người chính là Chơn Thần, một điểm Linh Quang xuất phát  từ ĐấngTạo Hóa. 

Chúng tôi sẽ nhờ người ấy biểu diễn một vài trò mà y đã sở đắc được. Cái này đối với những bậc Chân Sư chỉ là chuyện nhỏ không đáng quan tâm, cái đó chỉ là một thứ “mua vui cũng được một vài trống canh”. Nó như hoa dại mọc bên đường, làm vui cho linh hồn trên bước đường hồi hương  trở về với Đấng Tạo Hóa đã tạo ra nó có cái tên là Chơn Thần. 

 Tiểu Vương ngừng nói, hội trường im lặng như nhà mồ. Các khoa học gia và giáo sư nhìn nhau ngơ ngác; vì cái tư tưởng lạ lùng, họ chưa từng nghe nói đến. Đó là:“Muốn chứng minh quyền năng siêu việt: toàn năng, toàn trí và toàn thông của Đấng Tạo Hóa thì phải chứng minh qua con người; vì con người là con của Ngài thì dĩ nhiên phải làm được những gì cũng giống như Ngài”.

Từ trước đến nay họ chỉ biết thuyết Thần Quyền thì con người có tội ngay từ trong bản thể, cần phải được cứu rỗi thì mới được lên thiên đàng là đỉnh cao của hạnh phúc. Là nhà khoa học, họ chỉ chứng minh sức hút của địa cầu bằng sự rơi tự do của trái táo hoặc  dòng điện di chuyển qua điện trở làm bóng đèn cháy sáng. Chính vì bóng đén cháy sáng họ mới tin có một cái gì di chuyển trong dây dẫn điện. Nếu nói về sự sống, chỉ có một số rất ít người vượt qua một trăm tuổi, so sánh với cây cổ thụ hoặc thú rừng, cá biển thì thua rất xa. Nếu nói về sự di chuyển thì thua loài ngựa, không bay được như chim, không lội nhanh hơn cá. Với con mắt phàm không thấy được điện tử di chuyển, còn chạy, bay, lội, cũng thua một số loài vật. Vậy mà dám nói: muốn chứng minh “quyền năng của Đấng Tạo Hóa thì mang con người ra chứng minh; vì con người là con của Ngài thì phải làm được những gì mà Ngài đã làm”.

 Tiểu vương ra dấu hiệu, người ấy bước lên sân khấu.

Vị đại diện của đại học Oxford nói :

-Gần đây trong phòng thí nghiệm, trong những phản ứng của các chất hóa học, chúng tôi có được một chất mà khi chạm vào da thịt thì bốc cháy còn sắt thép đều bị phân hủy, đó là chất acid. Xin hỏi “người ấy” có dám sử dụng chất này để thay thế nước uống hay không?

Cả hội trường im lặng, một sự thách đố quá nguy hiểm đối với sanh mạng con người. Họ tự hỏi tế bào thân xác, nếu mà chạm vào da thịt bên ngoài có thể cấp cứu được, chứ còn vô bụng thì vô phương cứu chữa.

“Người ấy” bước tới bước lui vài bước rồi quay xuống nhìn phái đoàn, mỉm cười, thong thả:

-Sư phụ tôi thường dạy :“Khiêm tốn là con cưng của Đấng Tạo Hóa”. Cho nên cái học đầu tiên của tôi là học khiêm tốn; vì tôi muốn làm con cưng của Đấng Tạo Hóa .

Cả hội trường cười rộ lên vì nghĩ đó là câu nói khôi hài.  

“Người ấy” đưa mắt đảo quanh một vòng rồi nhẹ nhàng:

_Những kiến thức được lưu giữ trong bộ nhớ của não bộ giống như một ly nước đầy, nếu không chịu đổ bớt nước đi thì làm sao mà tiếp thu những tư tư tưởng mới lạ .

Chỉ có khiêm tốn, nghĩa là biết từ bỏ cái kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, tự tôn tự đại. Những thứ này, nó đã có trong ta hàng trăm kiếp, nó như một thứ cỏ dại, chỉ cần một ít hơi sương là mọc lên.

Muốn triệt tiêu cỏ dại thì phải làm cho sạch hết gốc và rễ. Muốn có được đức tánh khiêm tốn thì phải loại trừ ba cái thứ "ôn binh" như  tự tôn tự đại, người bình dân gọi là kiêu căng, phách lối, ngạo mạn.

Tóm lại chỉ có được đức tánh khiêm tốn thì mới học hỏi thêm những gì mới lạ. Chỉ có khiêm tốn ta mới thấy mình là một vật bé nhỏ trong vũ trụ bao la. Chỉ có khiêm tốn ta mới học được những quyền năng của Đấng Tạo Hóa.

Tôi sẽ làm một vài trò mà quí vị cho là phép lạ hoặc là phù thủy, ảo thuật, thôi miên "mà mắt thiên hạ" .

Tôi không phải là nhà phù thủy; vì phù thủy là lợi dụng sức mạnh từ cõi vô hình của thiên nhiên để sai khiến và điều khiển âm binh .( Âm binh là vong linh của người chết; vì còn quyến luyến cõi trần nên không được siêu thoát.) Vong linh vô cùng khổ sở vì sống không ra sống mà chết cũng không ra chết, trong hoàn cảnh ấy vong linh bị nhà phù thủy lợi dụng để làm những việc tà đạo có lợi cho họ như thư bùa, ếm đối .

Tôi cũng không phải nhà ảo thuật hoặc thôi miên, cái đó chỉ làm cho "người trong cuộc" nhìn trong ảo giác.

Tôi chỉ làm trong sự chân thành kính yêu Đấng Tạo Hóa đã tạo ra tôi bằng thể Tinh Thần. Tôi chỉ sử dụng cái mãnh lực của tinh thần để khống chế và triệt tiêu cái mãnh lực của vật chất như chất acid mà quí vị bảo tôi sử dụng như nước uống. Tôi xin bắt đầu làm theo yêu cầu của quí  vị.

Nhân viên của phòng hóa học mang lên cái bình chứa một lít chất acid và cho biết đã qua xét nghiệm là chất acid 100%. "Người ấy" tiếp nhận và đưa lên trước mặt mọi người, rồi mở nắp và đưa vào miệng uống một cách tự nhiên như uống nước lạnh.

Cả hội trường im lặng, hình như nín thở vì không nghe một âm thanh nào. "Người ấy" sắc mặt vẫn bình thường, một bác sĩ mang dung cụ đo tim mạch và xác nhận "người ấy" vẫn khỏe mạnh .

Những nhà khoa học và giáo sư đại hoc Oxford ngồi lặng thinh và họ tự hỏi :

" Chẳng lẽ một người tai phàm mắt thịt làm được cái việc đảo ngược sự hiểu biết của họ là acid chạm vào da thịt thì bị bốc cháy và tế bào bị phân hủy " .

Để phá tan bầu không khí im lặng, "người ấy" lên tiếng 

 _ Cái mà tôi vừa làm không phải là cái tôi phù du giả tạm thay đổi trong mỗi kiếp luân hồi. Cái tôi (bản ngã) có chức sắc và danh vọng đầy mình kể cả những người đã gọi là "đi tu", đôi khi tự phong cho mình hoặc nhờ phe nhóm tấn phong chức nầy chức nọ. Đó là cái tôi chạy theo vật chất và để vật chất trên bàn thờ, cái tôi tranh giành ngôi thứ và xưng hùng xưng bá, cái tôi kiêu ngạo, phách lối, tự tôn tự đại.

Những cái tôi đó không bao giờ làm được những công việc thuộc về lãnh vực Tinh Thần.Vì "cái tôi đó " là cái tôi của NGƯỜI  GIẢ: một lớp vỏ vật chất khoát ngoài của NGƯỜI THẬT( chân ngã) tức Linh Hồn. Cái vỏ vật chất này có ba thể: Thể Xác, Thể  Vía và thể Hạ Trí cấu tạo ra NGƯỜI GIẢ (bản ngã) thay đổi trong mỗi kiếp người .

Sư phụ của tôi dạy:"Con đừng tưởng các thể ( Xác ,Vía ,Hạ Trí ) của con là con đôi khi nó cũng xưng là con để hoặch đắc những điều nó muốn". Người giả (bản ngã) gồm có:

1-Thể Hạ Trí là trí hóa cụ thể với quan năng lý tính; còn Thượng Trí ( thuộc Linh Hồn hay Chơn Nhơn, Chân Ngã) là trí hóa trừu tượng với quan năng Trực giác, đó là sự hiểu biết của Linh Hồn.

2- Thể Vía còn gọi là dục thể là phản ảnh bất toàn của Kim Thân lòng yêu thương muôn loài

3- Thể xác còn là thể hành động ( cõi Hồng Trần là cõi hoạt động, đức bác ái phải thể hiện bằng hành động, nếu không có hành động thì bác ái chỉ là một danh từ rỗng tuếch; bởi vì từ một người hiền đức cho đến kẻ lưu manh, gian xảo đều “mở miệng” nói bác ái giống nhau) 

Ý chí điều khiển thể xác lần lần cho đến khi nó thành một dụng cụ dễ sai khiến

Người giả (phàm nhơn) với ba thể của nó có sanh có sống và có chết.

*  Cảnh chết của xác thịt, cõi Hồng Trần

* Cảnh chết của thể Vía (sự thật thì Thể vía cõi trung giới tan rã từng lớp cho đến lớp cuối cùng thì lên cõi Hạ Thiên, Linh Hồn sống bằng thể Hạ Trí)

* Cảnh chết của thể Hạ Trí ( thể Hạ Trí tan rã từng lớp cho đến lớp cuối cùng thì Linh Hồn lên cõi Thượng Thiên, nơi đây đích thực là quê hương của Linh Hồn)

Đa số người đời đều sử dụng cái tôi của "người  giả"(bản ngã hay phàm nhơm) họ không hề hay biết mà cứ tưởng là "người thật"(chân ngã hay chơn nhơn) cho nên mới  quyết liệt chết sống vì nó.

Khi các thể đã tan rã thì các nguyên tử của mỗi thể sẽ trở về cõi của nó và làm cho chất khí của cõi đó được tiến hóa thêm; nghĩa là những tinh hoa của các thể được lưu trữ trong các nguyên tử trường tồn của mỗi thể (đó là ba hột lưu tánh nguyên tử trường tồn trong ba thể của phàm nhơn)

Phàm nhơn (người giả) chỉ biết có xác thịt với những bản năng, những thị dục của thể này và những tư tưởng phát biểu những tính chất đó, nó tưởng rằng cái đó đích thực là chính nó. Mỗi khi tưởng đến sự chết, sự tiêu diệt xác thịt là nó lo rầu; vì đối với nó thì ngoài xác thịt ra nó sẽ không còn gì nữa cả. Nhưng lần lần nó tin tưởng đến đời sống sau khi chết, rằng nó có một Linh Hồn trường sanh bất tử (điều này phải tự nó ý thức chớ không phải do người khác nói) thì chừng đó nó mới bước mau trên đường tiến hóa. 

Một câu trong Kinh Thánh mà trong quí vị ai cũng biết, Đức Jesus nói: “ Của báu ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó “. Và người xưa nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cụ thể hơn là “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu”.Cho nên kẻ nào tôn thờ danh xưng, địa vị, chức sắc và tiền tài vật chất  thì dĩ nhiên chỉ có biết những thứ đó mà thôi.

Quí vị còn nhớ trong Kinh Thánh có người hỏi: “ Nước Đức Chúa Trời ở đâu?” Đức Jesus trả lời: “Nước Đức Chúa Trời ở trong mình (chân ngã) các ngươi”

Vào thời xa xưa, mấy chục ngàn năm rồi cũng có câu nói  "Thương Đế ở trong tôi (chân ngã) ". 

Như vậy, “nước Đức Chúa Trời ở trong mình các ngươi hay Thượng Đế ở trong tôi” cũng cùng một nghĩa. 

Cái TÔI : “Thượng Đế ở trong tôi”, “nước Đức Chúa Trời ở trong mình các ngươi”, đó mới đúng thật là cái TÔI (Chân Ngã) vừa làm công việc mà quí vị vừa thấy.

  Con mắt được cấu tạo bằng nguyên tử hồng trần, cho nên quí vị chỉ thấy những vật chất hồng trần như acid và đưa vào một thể xác  cũng là vật chất hồng trần.

 Còn cái TÔI (Chân Ngã) làm  công việc dùng cái mãnh lực ( strong force ) của Tinh Thần để hóa giải và triệt tiêu  cái mãnh lực của vật chất như chất acid thì quí vị không bao giờ thấy cái tôi đó. Cái tôi đó mới đích thực là Thượng Đế ở trong tôi. 

Chỉ có Thượng Đế ở trong tôi(chân ngã), tôi mới đưa chất acid vào thể xác mà không hề hấn gì .

Đó là vì tôi đã làm chủ đươc cái tôi thay đổi trong mỗi kiếp luân  hồi, hay nói một cách khác là tôi phải huấn luyện  cái tôi giả tạm (bản ngã) cho có sự rung động cùng"một  tần số"với sự rung động các thể của cái TÔI (chân ngã)  trường tồn vĩnh viễn ." 

Nếu con người chưa phân biệt được cái TÔI (bản ngã) và cái TÔI ( chân ngã) thì dù họ có tự phong cái phẩm vị chức sắc gì đi nữa thì họ cũng vẫn là người còn vô minh; vì vô minh nên ta nhận cái thể xác này là con người thật và cõi đời vô thường là trường tồn vĩnh viễn.

  Các thể của cái TÔI trường tồn vĩnh viễn là NGƯỜI THẬT(chân ngã) còn gọi là Linh Hồn gồm có:

_ Thượng Trí: cấu tạo bằng chất khí cõi Thượng Thiên

_ KimThân : cấu tạo chất khí cõi Bồi Đề.

_ Tiên Thể:  cấu tạo chất khí cõi Niết Bàn. Chỉ có người đã được Điểm Đạo mới đặt Tâm Thức vào Kim Thân và Tiên Thể . 

 Chỉ khi nào tôi sử dụng được các thể của con Người Thật( Linh Hồn - Chơn Nhơn - Bản Ngã) thì tôi mới có được Thượng Đế ở trong tôi. Nếu tôi không làm được công việc đó thì tôi chỉ  là cái tôi của con Người Giả chạy theo dục vọng và mồi danh bả lợi .  

Người ấy ngừng nói, đưa mắt nhìn quanh một vòng. Cả hội trường im lặng, mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Vì cái mơ hồ nằm ở trong sự giải nghĩa cái tôi “nghe thì rõ từng âm từng tiếng nhưng bảo hiểu được nghĩa thì không ai hiểu gì hết.” Họ tự hỏi làm sao phân biệt được cái tôi  danh vọng chức sắc đầy mình với cái tôi mà có “Thượng Đế ở trong tôi”.Đã gọi là cái tôi, còn thêm một cái tôi nữa. Như vậy có hai cái tôi trong một thể xác vẫn phải ăn uống thì mới sống. Nghĩa là vẫn còn một người phàm tục mà có hai cái tôi.

Những nhà khoa học và giáo sư đại học Oxford lấy mắt nhìn nhau, không ai dám đưa ra một ý kiến nào. Vì dầu sao họ cũng là người "mang tiếng trí thức", một lời  của họ nói ra được báo chí phổ biến về cái kiến thức của họ cho mọi người biết. Vậy mà chỉ một câu có năm chữ Thượng Đế ở trong tôi, cả hội trường hơn một ngàn trí thức, khoa học gia, không một vị nào đưa ra một ý kiến để thảo luận hoặc đấu lí về một người có hai cái tôi.( Vì tâm thức nhân loại chỉ biết có ba chiều đo nên chỉ biết có một cái tôi).

Không khí hội trường lạnh lùng như tấm vải phủ lên xác chết. Để phá tan bầu không khí khó thở tiểu vương Ấn độ lên tiếng :

_Cũng cần nói thêm, "người ấy" sẽ làm bất cứ cái gì theo yêu cầu của quí vị trong phạm vi khả năng của y ."Người ấy" cũng không phiền trách quí vị vì đã yêu cầu ngoài tầm hiểu biết, y sẵn sàng nhận cái không hiểu biết của mình để tiếp tục học hỏi tiến lên theo cơ tiến hóa.

  Tiểu Vương ngừng nói, đưa mắt nhìn xuống các khoa học gia đang thảo luận, mười phút sau thì một vị đại diện hội khoa học hoàng gia Anh lên phát biểu : 

  _Qua sự thảo luận chớp nhoáng, chúng tôi thống nhất ý kiến. Nhưng cũng cần nói thêm, chúng tôi không  có ác ý trong vấn đề yêu cầu này. Vì chúng tôi luôn luôn quí trọng sinh mạng con người. Chúng tôi muốn biết những gì mà khoa học chưa chứng minh được như :" Sự sống của con người nếu ở trong môi trường không có dưỡng khí thì con người có sống được không"? Vì vậy chúng tôi yêu cầu "người ấy" đóng vai một người chết, nghĩa là đưa thể xác vào trong  cái quan tài rồi chôn sâu vào lòng đất như bất cứ sự chết của một người nào trên thế gian.

Vị đại diện ngừng nói, cả hội trường bàn luận xầm xì. Một số người phập phòng lo sợ, nếu "người ấy" chấp nhận đem chôn sống, lỡ chết thật thì sao! Những tư tưởng lo sợ làm không khí hội trường bao trùm một sự hoang mang.

"Người  ấy" bước tới bước lui một cách chậm rãi và cúi đầu suy nghĩ như có một cái gì vô cùng quan trọng trước khi quyết định một vấn đề. Bất chợt người ấy quay xuống đưa mắt đảo quanh một vòng rồi mỉm cười hồn nhiên:

- Khi người ta nói "quyền năng của Đấng Tạo Hóa" đó là những đinh luật của vũ trụ mà Ngài đã đưa vào trong vũ trụ này từ cõi vô hình cho đến cõi hữu hình đều áp dụng giống nhau. Bởi vì tất cả vật chất trong cõi hữu hình ( ba chiều đo, tâm chức của nhân loại chỉ biết được một đọan là A đem lũy thừa ba) cũng từ trong cõi vô hình (vì con mất trần tục không thấy nên gọi là vô hình có từ bốn chiều đo trở lên) mà ra; nếu đem phân tích từ cõi vô hình cũng như hữu hình thì chúng cũng chỉ là những nguyên tử. Định luật vũ trụ “Mỗi cõi giới có chiều đo riêng biệt và sự rung động của nguyên tử mỗi cõi có sự khác nhau”.Khi người ta nghiên cứu những định luật của Ngài thì phải có một sự rung động của nguyên tử thì đinh luật đó mới tác dụng được. Vì không một mãnh lực nào có thể được tác động nếu không có "một thứ vật chất làm trung gian giúp nó biểu lộ". Như vậy sự thành lập vũ trụ này chỉ là sự rung động của các nguyên tử. Ai Tạo Ra Sự Rung Động Của Nguyên Tử ? Thiên Thơ cho biết: "Cái gì có sự sống là có thần lực của Đấng Tạo Hóa ngự ở trong đó, khi thần lực rút đi là không còn sự rung động của nguyên tử thì sự chết xảy ra". ( Kinh Thánh:Đức Chúa Trời ngự khắp mọi nơi và trong tất cả mọi vật).

Thần Lực là sự rung động, tạo ra sự rung động phải có một mãnh lực kết dính Âm và Dương của một nguyên tử. Hay nói một cách khác bất cứ sinh vật nào có sự sống là có sự rung động, khi thần lực rút đi, không còn sự rung động của các nguyên tử thì "hình thể đó tan rã. Nói một cách khác nữa là trong một nguyên tử có âm và  dương, vì là cõi nhị nguyên nên mọi nguyên tử vật chất đều có âm và dương mới  tạo ra hình thể. Cái mà giữ cho âm và dương kết dính lại với nhau, đó là một MÃNH LỰC. Ngày xưa đức Lão Tử gọi cái mãnh lực mà giữ cho âm và dương kết dính lại là Đạo (cái mà giữ cho âm và dương kết dính lại với nhau ta không biết gọi tên chi, bèn gượng kêu là Đạo). Huyền Môn gọi cái mãnh lực (strong force) mà giữ cho âm và dương kết dính lại là Thần Lực của Đấng Tạo Hóa. Trong Kinh cựu ước: người nam và người nữ ăn trái cấm nên bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng; trái cấm là tượng trưng cho thần lực của Đấng Tạo Hóa làm cho âm và dương có sự họat động; vì sự thành lập vũ trụ này không có gì là huyền bí, nó chỉ là sự rung động của các nguyên tử. Chỉ khi nào trong một nguyên tử mà âm và dương không còn thu hút lẫn nhau thì nguyên tử ấy tan rãn, còn gọi là không còn Thần Lực, cái đó chính là sự chết xảy ra. 

Trong một nguyên tử mà Âm và Dương không còn thu hút lẫn nhau là khi nào chúng không còn Thần Lực của Đấng Tạo Hóa.     

Chính sự rungg động làm cho vật này thu hút vật kia, vì trong tất cả vật chất đều có tính dục của nó. Đó là sự xảy ra trong phản ứng của các chất hóa học. Tất cả vật chất trong cõi hữu hình cũng từ trong cõi vô hình mà ra (tư tưởng phát sinh ra hành động). Nếu đem phân tích vạn vật trong vũ trụ thì chỉ là một NGUYÊN TỬ trong đó có âm và dương kết dính bởi một Mãnh Lực. Không có con mắt phàm nào thấy được cái mãnh lực này. Nguyên tử Điện có bốn chiều đo vì con mắt trần chỉ có ba chiều đo nên không nhìn thấy Điện là đúng với định luật vũ trụ; Chính vì cái khác chiều đo nên nguyên tử có sự rung động khác nhau. Điện là một trong những luồng sức mạnh tứ phương diện tạo lập của Đấng Tạo Hóa xuống, và thiên lực ấy xuất hiện cùng khắp trong tất cả các vật; đó là phần tử tạo ra mọi vật.  Sử dụng điện tức là sử dụng chiều đo thứ tư.( Có một sự trùng hợp là 8 bít để có một bye, kinh dịch cũng sử dụng con số 8 là “bát quái đồ”. Nhà bác học Einstein đã chứng minh bằng toán pháp rằng người nào có thể quan niệm sự vật theo hệ thống “ bốn chiều đo”, sẽ nhìn dĩ vãng và hiện tại với một hiểu biết khác hẳn với quan niệm thông thường của người đời. Điều đó có thể giúp ta hiểu thêm rằng thiên nhiên vẫn giữ một ký ức toàn vẹn về dĩ vãng, nghĩa là tất cả những sự diễn biến trong vũ trụ trong hằng bao nhiêu thế kỷ đã qua đều vẫn còn tồn tại trong ký ức của thiên nhiên).

 Đa số con người chỉ biết sử dụng sức mạnh của thể xác. Họ quên rằng họ còn có sức mạnh của thể Trí, nếu họ biết huấn luyện  nó thì họ sử dụng được sức mạnh của thể Trí . 

Như đã nói các nguyên tử của vật chất đều có sự rung động . Tất cả sự rung động nguyên tử của các thể con người đều có tính cách hay lây; vì sự rung động thường lập lại và làm cho đối tượng có mối cảm xúc tương tự.( Những người sống chung với người bệnh tâm thần một thời gian quá lâu đôi khi cũng mang bệnh tâm thần; chỉ trừ người nào có ý chí mạnh mẽ và thể trí làm chủ hoàn toàn thể xác và thể vía thì mới không lây bệnh). Ông bà xưa thường nói "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" là như vậy đó. 

Một khoa học gia hỏi:

_Xin ông giải nghĩa  Quyền năng của tư tưởng và "có tính cách hay lây".

Người ấy mỉm cười thân mật:

_ Cám ơn quí vị đã đặt câu hỏi. Chắc quí vị cũng đôi khi đến khu vực thương mại, chỗ đông người đang mua sắm. Khi ta suy nghĩ một điều gì là ta phóng một chất khí tư tưởng để tạo ra một sinh vật, nó có cái hình giống như trong trí tưởng tượng của ta, cái đó là Hình Tư Tưởng. Dưới con mắt phàm tục không hề thấy những HÌNH TƯ TƯỞNG ham muốn mua cái này cái nọ nhưng thật ra nó tràn ngập trong khoảng không gian ấy.

 Theo luật đồng khí tương cầu, nếu chưa làm chủ được cái trí thì ta bị cái hình tư tưởng mua sắm nhập vào trí của ta; cho nên ta cũng mua một cái mang về nhà rồi tự hỏi chẳng biết mua cái này để làm gì. Đó là do ta bị cái mãnh lực tư tưởng ở ngoài tác động, còn ngược lại cũng như thế ấy, nghĩa là "mỗi tế bào của ta đều rung động theo tư tưởng của ta". Hay nói một cách khác "mỗi tế bào trong thân thể ta đều bị sự rung động tư tưởng của ta làm cho thành hình và hiện chất'. 

Nếu ta biết mỗi tế bào trong thân thể của ta đều rung động theo tư tưởng của ta. Như vậy ta áp dụng vấn đề "rung động theo" bằng cách ta tập trung tư tưởng vào cái bệnh của ta; ta tự trị bằng cách luôn luôn nghĩ rằng cái đó rất là hoàn hảo nghĩa là nó vẫn tốt đẹp như "thuở mới chào đời". Chỉ khi nào cái bệnh đó là đo Quả Báo, nghĩa là nó đang bị cái phản động lực mà trước đây nó tạo ra cái phát động lực thì thôi đành chấp nhận “phần hương quả ấy”.

 Tư tưởng trị được bệnh của thể xác thì đối với cái việc đào luyện tánh tình cũng có quyền năng y như vậy. Những tánh xấu như  ích kỷ, giận hờn, oán ghét, tham lam v. v Ta muốn triệt tiêu nó bằng cách không bao giờ nghĩ đến nó, nếu bất chợt nó đến thì xua đuổi nó đi và ta có những tư tưởng cao thượng như từ bi, bác ái, nhân đạo, thương yêu và giúp đỡ mọi người thường xuyên ở trong bộ nhớ. Nếu quí vị làm được điều đó, tôi bảo đảm trong một thời gian quí vị sẽ thấy "mình khác hơn xưa". Do đó, nếu một người hiểu biết được sự rung động của các chất khí tình cảm, tư tưởng nó tác dụng trong cõi vô hình, và nó tiêm nhiễm cho người chung quanh thì lúc nào họ cũng giữ gìn tư tưởng, tình cảm luôn luôn trong sạch và cao thượng

 Có một cái tội, vì luật pháp "triều đình" không bắt bỏ tù, nên người phàm thường xuyên phạm tội mà không hề hay biết, đó là tội NÓI HÀNH. Sư phụ của tôi dạy tôi :

 _" Hãy xem tật NÓI HÀNH nó như thế nào. Nó bắt đầu bằng một tư tưởng xấu, điều đó tự nó là một tội rồi. Vì trong mỗi người và mỗi vật đều có chỗ tốt và chỗ xấu.  Chúng ta có thể làm cái tốt hoặc cái xấu mạnh hơn bằng cách nghĩ đến nó, và theo cách ấy ta có thể giúp đỡ hoặc gây trở ngại cho sự tiến hóa; chúng ta có thể thuận theo ý Đấng Tạo Hóa hay nghịch lại Ngài. Nếu con nghĩ điều xấu của kẻ khác, thì con đang làm ba điều quấy một lượt:

 * 1_ Con đang gieo rắc quanh chỗ con ở đầy những tư tưởng xấu xa thay vì những tư tưởng tốt lành, do đó con đang làm cho đời khổ não nhiều thêm.

 * 2 _ Nến đúng người đó có điều xấu xa mà con nghĩ, thì con đang làm cho nó mạnh và nuôi dưỡng tánh xấu đó, như vậy thì con đang làm cho anh em con trở nên xấu xa thay vì tốt lành hơn. Nhưng thường thì người ta không có điều xấu đó, mà chỉ tại con tưởng tượng thôi; và rồi tư tưởng độc ác của con xúi dục anh em con làm quấy, vì nếu y chưa trọn lành, con có thể làm cho y giống in như trí con đã tưởng cho y vậy.

* 3 _Con làm cho trí con tràn đầy những tư tưởng xấu thay vì những tư tưởng tốt, và như thế con cản trở sự tăng trưởng của con, và làm cho con có hình ảnh xấu xí, đau thương thay vì đẹp đẽ và đáng yêu, đối với những ai có thể thấy được điều này.

 Vẫn không bằng lòng với cái hại mà y đã gây ra cho chính y và nạn nhân của y, người nói hành còn cố hết sức để lôi kéo những người khác dự vào tội lỗi của y. Y sốt sắng đem câu chuyện độc ác của y kể cho họ nghe, và mong rằng họ sẽ tin bằng thật; và rồi họ hùa với y gieo rắc những tư tưởng xấu xa lên nạn nhân đáng thương đó. Rồi việc này được tiếp tục ngày này qua ngày khác, và không phải một người làm, mà cả ngàn người làm. Bây giờ con mới thấy đây là một tội ác thấp kém và ghê sợ đến thế nào chưa? Con phải hoàn toàn tránh nó. Đừng bao giờ nói xấu ai; đứng nghe ai nói xấu người khác; mà hãy dịu dàng nói : Có lẽ điều này không đúng; nếu có đúng đi nữa, tốt hơn là đừng  nói đến nó". 

Đó là lời của sư phụ dạy tôi, tôi thuộc nằm lòng, mặc dù đối với thế gian là việc đơn giản và không ai bận quan tâm, nhưng đối với ai biết được quyền năng của tư tưởng thì khi sử dụng nó phải hết sức thận trọng, có thể vô tình nhưng rồi rước họa vào thân.

Về phương diện hữu hình thì con người có trách nhiệm với hành động và lời nói, nhưng đừng quên rằng con người còn có trách nhiệm với tư tưởng do mình tạo ra.  Khi ta suy nghĩ một cái gì là ta sử dụng chất khí của tư tưởng tạo ra một sinh vật, nó cũng có sự sống và nó đi nghêu ngao khắp nơi trong vũ tru, vì con MẮT phàm tục không thấy nên không bị trát tòa đó thôi. Nhưng với LƯỚI TRỜI thì làm sao mà chạy thoát. 

Thí du: có anh chàng nào đó có tư tưởng oán hận muốn giết người, khi anh suy nghĩ thì đã có một hình tư tưởng oán hận giết người nó đi nghêu ngao khắp chốn, khi nó gặp kẻ đang cầm vũ khí định giết người, theo luật đồng khí tương cầu thì nó hòa nhập vào và làm tăng thêm cho kẻ đó giết người dễ dàng. Kết quả kẻ sát nhơn bị ở tù, nhưng còn y thì lưới trời cũng không tha, vì y có dự phần vào trong đó.

Còn vấn đề sử dụng quyền năng của tư tưởng: thí dụ như tôi có một ly nước, nếu tôi sử dụng sự rung động tư tưởng của tôi để khống chế sự rung động nguyên tử của nước và làm cho sự rung động nguyên tử của nước chậm lại đến một giai đoạn nào đó thì nước đông đặc .

Tôi làm như vậy với mục đích gì ? Nếu để phô trương cái bản ngã, cái tôi ngạo mạn để hù dọa thiên hạ thì tôi sẽ bị một phản động lực của cái lạnh làm cho tôi chết trong giá buốt.

     Còn ngược lại khi tôi sử dụng định luật của vũ trụ với cái tâm chân thành chỉ để phổ biến quyền năng của Đấng Tạo Hóa thì tôi sẽ có Đấng Tạo Hóa ở trong tôi làm tất cả mọi sự.

  Bất cứ sự sử dụng quyền năng hay quyền lực nào cũng giống như một con dao hai lưỡi. Khi một người sử dụng quyền lực của thần chú để sai khiến âm binh cõi vô hình để mưu cầu lợi lộc cho cá nhân, đó là tà đạo. Cũng giống như một người nắm vận mệnh quốc gia dân tộc tức là có quyền lực trong tay mà chỉ biết mưu cầu lợi lộc cho bản thân và gia đình, “tưởng ông lên ông làm cái gì, ông chỉ lo cho ông”; lich sử đã chứng minh: của Thiên phải trả cho Địa".

Khi con người sử dụng quyền lực từ cõi vô hình đến cõi hữu hình nếu chỉ để cứu giúp người hoặc mưu cầu lợi ích cho quốc gia dân tộc thì đó là người đươc mọi người kính trọng và yêu mến. Những người này thuộc về linh hồn tiến hóa và phần Thiêng Liêng của họ đang phát triển, họ nhận được rất nhiều thần lực của Đấng Tạo Hóa. Còn ngược lại, nếu họ chỉ làm lợi cho cá nhân là người đó còn vô minh, dầu họ có tự phong cái phẩm vị, tước vị, chức sắc gì đi chăng nữa thì họ cũng chỉ là.... nói theo từ bình dân, họ vẫn thuộc hạng người "lôm côm" .

 Chính vì lẽ đó mà cánh cửa Huyền Môn chỉ mở ra cho những người thật tâm, quyết chí cùng với một tấm lòng không còn chút bợn nhơ thì mới hy vọng thấu hiểu Chân Lý. Vì Chân Lý không bao giờ đến với kẻ “tò mò, biết để coi thử”; vì còn vô minh nên không bao giờ thấu hiểu Chân Lý, nói một cách khác là không cùng một thứ rung động thì làm sao bắt được tần số.

Một khoa học gia hỏi: 

           - Những gì ông nói đối với chúng tôi hoàn toàn xa lạ; vì thỉnh thoảng tôi có đến chùa và nhà thờ mà sao tôi không nghe nói đến  những gì như ông vừa phát biểu.

“Người Ay” mỉm cười thân mật nói:

- Mỗi vị Giáo Chủ từ trước đều tùy thời đại, hoàn cảnh, trình độ của dân chúng mà thuyết giáo để dìu dắt con người đến nơi giác ngộ hoàn toàn mà Phật giáo và An giáo gọi là Niết Bàn, Nho Giáo gọi la chỗ chí thiện, Lão giáo gọi là phản bổn hoàn nguyên, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo gọi là Chúa Trời. Thông Thiên học gọi là Thượng Đế.

Đấng Giáo Chủ chỉ giảng dạy Chân Lý chớ không thành lập tôn giáo; tôn giáo chỉ là một tổ chức được thành lập sau đó để khai triển những gì mà đấng giáo chủ đã giảng dạy. Tư tưởng chính của các đấng giáo chủ như sau:

• Đức Phật: Tứ diệu đế và bát chánh đạo.

• Đức Jesus: Bài giảng trên núi.Thương yêu kẻ thù

• Đức Lão Tử: Vô Vi và ba tư tưởng cốt lõi Vô kỷ, vô công, vô danh.

           Những tư tưởng trên đã được truyền dạy hơn hai ngàn năm vậy mà trên thế gian đã có bao nhiêu người đạt được những lời dạy bảo trên.

Tôn giáo là một tổ chức được thành lập để phổ biến những tư tưởng và Chân Lý mà đấng giáo chủ đã phát biểu; vì tôn giáo là một tổ chức nên đôi khi phát biểu theo cái quyền lợi của tổ chức; chính vì lẽ đó nên dễ rơi vào mê tín và tin dị đoan. Những người vô minh, dị đoan, mê tín, cuồng tín và thành kiến đều sống trong vòng bẩn chật. Vì vô minh nên không phân biệt Chánh giáo và Tà giáo, nghĩa là không phân biệt cái nào là lời vàng ngọc của Đấng giáo chủ và cái nào là của một số “tổ chức” bày ra theo cái quyền lợi của tổ chức ấy. Vì cuồng tín, giống như anh mù rờ voi, chỉ biết có một thứ, và cho cái biết của mình là số một còn những thứ khác thì cần phải triệt tiêu. Vì thành kiến “nên nhìn đời qua cái bóng của chính mình”; cứ cho mình là chánh giáo còn cái gì không phải là của mình đều là tà giáo. Chỉ cần đạt cho được cái “vô kỷ” của Đức Lão Tử là loài người được yên ổn sống trong thanh bình. Cũng chính vì cái “của ta” như : đoàn thể của ta, phe nhóm của ta, tôn giáo của ta, công lao của ta, tài sản của ta.v. v mà con người tranh giành quyết liệt, đôi khi cũng “toi mạng” vì bảo vệ cái của ta.

 Chính vì cái “vẽ rắn thêm chân” cho cái quyền lợi của tổ chức nên rơi vào mê tín và tin dị đoan.

Tôn giáo là giáo lý của Hiển Giáo, trong sự giảng dạy của Hiển Giáo là những gì cụ thể cho đại đa số quần chúng dễ tiếp thu, giống như những bài giảng về môn đạo đức; cho nên không có vấn đề siêu hình về Vũ Trụ.

 Đúc Phật nói: “ Có người kia bị tên có tẩm thuốc độc, thân quyến chở đến một vị thầy thuốc để mổ tên độc. Nhưng người ấy bảo;” Tôi chỉ chịu cho ông mổ khi nào ông cắt nghĩarõ ai bắn tôi, người bắn tôi là người thuộc hạng người nào, ở giai cấp sang hay hèn, tên họ là gì, họ là giòng dõi nhà ai, người ấy cao hay thấp, đàn ông hay đàn bà, ở đâu mà đến, ở làng nào, tỉnh nào, người nước nào, họ đã dùng thứ cung nào, mũi tên ấy làm bằng chất gì và đã tẩm bằng thứ thuốc độc gi?

“Ớ Malumkyaputta nếu có kẻ đến ta lại cứ thắc mắc như người bị trúng tên độc trên đây, đợi ta phải cắt nghĩa và giải quyết cho họ  những vấn về đề sự sinh nở, về vũ trụ, trước khi chịu để cho ta cứu họ khỏi sự đau khổ thì kẻ ấy cũng sẽ chết với những câu hỏi, những thắc mắc siêu hình triết lý mà Như Lai sẽ không bao giờ chịu đáp.

“Tại sao ta không chịu nói? Là vì nó không ích lợi gì cho cái đạo diệt khổ cả. Ta chỉ giảng về sự khổ, nguyên nhân đã sinh ra khổ và con đường đi đến cái đạo diệt khổ ấy. Đó là bốn vấn đền lớn trong giáo lý của ta là Tứ Diệu Đế ”.

Một hôm Đức Jesus nói; “ Ví bằng ta nói với các ngươi thuộc về đất các ngươi còn chẳng tin thay, huống chi ta nói các điều thuộc về trời thì các ngươi tin thế nào được”.

 Đức Jesus nói với các người đệ tử: “ Đối với quần chúng ta nói bằng tỉ dụ, nhưng đối với các trò ta tiết lộ một cách bí mật trong tư thất, những huyền vi của cõi trời. ( Ban sơ giáo hội Cơ Đốc giáo duy trì cả hai nền giáo dục, phần Bí Truyền chỉ dành để cho những người có tấm lòng trong sạch. Về sau Giáo Hội bãi bỏ khoa Bí Truyền còn gọi là An Giáo hay giáo lý Huyền Môn là cửa vào các cõi trời từ chiều đo thứ tư trở lên. Xin lưu ý: vũ trụ có nhiều cõi giới và mỗi cõi có chiều đo khác nhau và sự rung động nguyên tử cũng khác nhau).

Thuở xưa Đức Phật và Đức Jesus không dạy ( không dạy chớ không phải là không biết) về hình tư tưởng, sức mạnh của tư tưởng và tư tưởng có màu sắc, có sự rung động.( Tôn giáo là giáo lý phổ thông cho đại chúng nên thuộc về Hiển Giáo; chỉ có một thiểu số đi theo con đường An Giáo là “con đường đi vào cửa hẹp”, trước khi qua được “cửa hẹp” của Đức Jesus thì “con phải thương yêu kẻ thù”đó là tư tưởng cốt lõi của đạo Thiên Chúa và phải đạt cho được “Vô kỷ, Vô danh, Vô công”, như Đức Lão Tử đã phát biểu. Nói một cách khác là muốn qua được cái “cửa hẹp” của Đức Jésus thì con người phải lọai trừ cho được cái bản ngã; như vậy chỉ có Chân Ngã mới đi vào “cửa hẹp” để có sự sống đời đời). 

 Nếu ánh sáng giúp cho con mắt sự thấy, sự rung động của không khí giúp lỗ tai sự nghe còn cái gì giúp cho ta tiếp thu cái tư tưởng? Tư tưởng khi thể hiện bằng chữ viết trên trang giấy là mặt phẳng nên nó chỉ có hai chiều đo. Chất khí tư tưởng thì có bốn chiều đo, cho nên những chữ nằm cụ thể trên trang giấy vậy mà khi có người đọc thì  người hiểu còn người thì không hiểu gì hết. Tại sao có người hiểu còn người thì không? Chữ viết là một vật vô tri, chúng không hề có kẻ thì thương còn người thì ghét. Huyền Môn cho biết tư tưởng của mỗi người có cái chất khí riêng của nó, nên trước một vấn đề mà mỗi người có sự hiểu biết khác nhau, và chính cái chất khí này giúp cho mỗi người sự hiểu biết hoặc không hiểu biết khi đọc sách hoặc “nghe người ta nói”. Không con mắt trần tục nào thấy được cái chất khí tư tưởng. Tại sao? Bởi vì bất cứ sự thấy, nghe, hiểu, biết đều phải nằn trong luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Con mắt được cấu tạo bằng nguyên tử Hồng Trần, nó chỉ có ba chiều đo, còn chất khí tư tưởng có bốn chiều đo. Sở dĩ có nhiều tư tưởng mà ta không hiểu được nó là vì cái chất khí tư tưởng của ta không bắt được “tần số rung động của chất khí tư tưởng ấy”; điều này cũng giống như cái radio không bắt trúng đài nghe… cà rè.. cà rè.

Một khoa học gia hỏi:

-Những điều ông vừa nói, đối với chúng tôi vô cùng mới lạ đó là chất khí tư tưởng; và cái khôn ngoan, thông minh, tối dạ của một người cũng tùy theo chất khí tư tưởng của y. Như vậy ta có cách nào để có được chất khí tư tưởng theo ý muốn?

“Người ấy” trầm ngâm một hồi rồi lên tiếng:

- Con người hơn nhau do cái trí, và cái trí cũng đại diện cho con người. Trong các thể của con người giả thì thể trí có nguyên tử rung động nhanh hơn thể vía và thể xác, vì lẽ đó, khi linh hồn làm chủ được thể trí thì sử dụng thể trí “chỉ huy thể vía và thể xác”. Đối với khoa học thì sự thông minh hoặc thiên tài đều nằm trong bộ óc được cấu tạo bằng những sợi dây thần kinh, một mớ thịt bầy nhầy và chất béo. Còn vấn đề khoa học đem bộ óc ra để nghiêm cứu rồi nói bộ óc này là của người khôn còn bộ óc kia là của người ngu, cái việc làm này giống như anh mù rờ voi, chỉ biết cái ngọn mà chưa hề biết cái gốc. Theo Huyền Môn thì Linh Hồn đến thế gian hàng ngàn kiếp, mỗi một kiếp linh hồn học được một ít, chính sự học hỏi và thực hành tại thế gian làm cho mỗi linh hồn có sự hiểu biết khác nhau; và cũng  chính sự tiến hóa của linh hồn khác nhau mà chất khí tư tưởng mỗi người có sự khác nhau. Xin lập lại “bất cứ sự hiểu biết một cái gì phải nằm trong luật đồng khí tương cầu”.               

Sau khi con người thanh lọc được các hạ thể : thể Xác, thể Vía và thể Hạ Trí của Người Giả (phàm nhơn) được tinh khiết để cho có sự rung động cùng một tần số rung động với Người Thật (chơn nhơn)  tức linh hồn, còn gọi Phàm Nhơn hợp nhất với Chơn Nhơn, thì kết quả theo luật đòng khí tương cầu, y sử dụng được đinh luật của vũ trụ trong những gì mà y đã hoặch đắc.

 Tất cả hiện tượng trong trời đất không có gì gọi là huyền bí, cái đó chỉ nằm trong các định luật của vũ trụ; vì con người chưa học cho nên  không biết. Cũng giống hình học không gian, ta nói :  "Từ một điểm ở ngoài mặt phẳng ta chỉ kẻ được một đường thẳng, thẳng góc với mặt phẳng đó mà thôi". Nếu ai không có học môn hình học không gian thì làm saọ chứng minh được.

Tôi biết quí vị cũng có lòng nhân, không nhẫn tâm chôn sống một người. Nhưng vì nhu cầu của môn khoa học thực nghiệm để chứng minh sự sống của con người. Nếu không có dưỡng khí mà vẫn sống thì " nói làm sao " để giải  nghĩa .

Tôi bảo đảm với quí vị rằng, tất cả những dụng cụ trong phòng thí nghiệm cho đến cái kính phóng đại một vật tăng tên hàng triệu lần cũng KHÔNG thấy được nguyên tử của các thể : thể Vía ,thể Hạ Trí và Linh Hồn.

Vì trong Thiên Cơ có qui định: "mỗi cõi giới có chiều đo riêng biệt và nguyên tử của mỗi cõi giới có sự rung động khác nhau".( con người phàm tục chỉ biết được A lũy thừa ba, không gian ba chiều; còn A lũy thừa bốn, không gian bốn chiều thì cái xác phàm không biết là điều dĩ nhiên). Hay nói một cách khác những chất khí tạo ra các cõi giới đều bao trùm một khoảng không gian chung, nhưng vì chúng RUNG ĐỘNG khác nhau nên có CHIỀU ĐO khác nhau.( Nguyên tử cõi hồng trần tạo ra thể xác có 3 chiều đo, nguyên tử cõi trung giới tạo ra thể Vía có 4 chiều đo)

Chính vì lẽ đó mà tất cả những dung cụ của khoa học được cấu tạo bằng những nguyên tử hồng trần nó chỉ  có phát hiện, khám phá, đo lường, những cái gì của cõi trần tục. Hay nói cho gần hơn, con mắt của quí vị vì được cấu tạo bằng thịt, máu và chất nhờn của nguyên tử hồng trần, theo luật đồng tương cầu con mắt đó chỉ thấy được những nguyên tử hồng trần; vì bất cứ mọi sự thấy, nghe, hiểu phải đúng theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Như vậy muốn thấy được các thể Tinh Thần cũng như các cõi giới của các thể đó thì phải tập luyện khai mở giác quan của mỗi thể.

 Nếu chưa khai mở được giác quan của thể Vía thì không bao giờ thấy được cõi trung giới cũng như thấy được vong linh của người bên kia cửa tử.     

Sự khai mở giác quan của thế vía thuộc về Quyền Năng của Tâm Thức (thức:không có tự thể mà lấy sự vật làm tự thể). Vì mọi mãnh lực được phát sinh chính ở cảnh giới tư tưởng của cõi vô hình, rồi sau đó mới tự biểu lộ trong đời sống tâm linh và đời sống hữu hình.

Một khoa học gia hỏi:

- Ong có thể giải nghĩa cho cụ thể vấn đề tâm thưc.

Người ấy mỉm cưới thân mật:

- Quí vị là nhà khoa học, để tôi lấy thí dụ về điện.

Nếu dòng điện chạy qua bạch kim thì tạo ra ánh sáng.

Nếu dòng điện chạy chung quanh một thanh sắt mỏng tạo ra từ lực.

Nếu dòng điện chạy qua dung dịch đặc biệt tạo ra một mãnh lực có thể phân tích và tổng hợp lại.

Tâm thức cũng giống như dòng điện nêu trên.

_Tâm thức hoạt động trong thể Vía, nó sẽ là bản ngã của giác quan, ưa ghét, buồn vui, giận hờn ham muốn

-Tâm thức hoạt động trong thể trí, nó sẽ là bản ngã của trí tuệ, suy tư, quan niệm cụ thể hat trừu tượng

-Tâm thức hoạt động trong ảo ảnh, nó bị vật chất bao bọc, do đó nó bị đồng hóa với nhu cầu khẩn thiết của những giác quan hay suy luận trí tuệ, nó bèn “la lên” tôi muốn, tôi tưởng.

Những cảm giác và những tư tưởng là những hoạt động tạm thời trong những thể: xác, vía và trí bao bọc tâm thức. Tâm thức làm ra trung tâm điểm tạm thời cho đời sống của nó trong thể này hay thể kia.( theo Huyền Môn:tâm thức là một điểm nhỏ của linh hồn phóng ra hoạt động trong các trung tâm của các thể, trong các Luân xa. Khi tâm thức ở trong thể nào thì “cái hiểu biết”do thể ấy phát biểu.)

Một khoa học gia hỏi:

-Ong vừa nói tâm thức nó cứ chạy từ thể này sang thể kia; như vậy nó xuất phát từ đâu và ai tạo ra nó?

Người ấy trầm ngâm một hồi lâu rồi lên tiếng.

-Tâm thửc là một điểm nhỏ của linh hồn, nó di chuyển trong trung tâm của các thể: thể xác, thể vía và thể hạ trí, nó là một “vận cụ” của linh hồn. Do đó khi tâm thức trụ trong trung tâm của thể nào thì cái hiểu biết của nó thuộc vế cái hiểu biết của thể ấy. Cũng chính vì tâm thức đang ở trong những thể khác nhau mà tạo ra cái bản ngã của mỗi người được phô bày những đặc tính khác nhau. Cái bản ngã hiểu biết giống như một “vận cụ” mà tâm thức làm cho linh họat trong lúc ấy. Tâm thức bị thu hút vào một trung tâm nhất định và cũng chính cái trung tâm này thu nhận và cũng tống ra.( Nếu không hiểu nghĩa danh từ tâm thức của Huyền Môn thì khó mà hiểu tư tưởng Huyền Môn).

 Muốn có quyền năng của tâm thức thì trước tiên phải thanh lọc các thể cho được tinh khiết. Khi thể vía thanh cao, nó sẽ rung động với tư tưởng cao thượng mang Tâm Thức lên một bìng diện cao hơn. Khi ý chí của con người đã dùng vào mục đích cao thượng thì cái mãnh lực của thể vía không đủ sức mạnh để thu hút y vào cõi thấp được. Con người có một quyền năng đặc biệt là khi nào y sử dụng được giác quan của thể vía. Khi sự rung động (vibration) của thể vía đến một chu kỳ ( in phase) nào đó thì giác quan thể vía bắt đầu khai mở; vì các giác quan thể vía chỉ hoạt động ở một chu kỳ và chỉ khi nào thể vía rung động đúng chu kỳ này thì mới được đánh thức để hoạt động. Nếu chưa thanh lọc các thể thì không bao giờ mở được bất cứ một giác quan nào.   

Vấn đề khai mở giác quan của các thể thuộc về "chuyện dài" tôi không thể tóm gọn được .

Có lẽ giờ cõi âm đã điểm, xin quí vị bắt đầu thi hành theo lời yêu cầu đem chôn sống tôi. Tôi cho phép quí vị có quyền ấn định thời gian để  thỏa mãn sự nghiên cứu của quí vị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro