🌾[THIẾU NIÊN KHỜ KHẠO].2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

Tưởng Hoành đen mặt lau lau nước, xách cổ áo Văn Ngọc Thư kéo lên bờ. Hắn vắt ống quần, ghét bỏ nhìn Văn Ngọc Thư đang choáng váng ngồi trên mặt đất, rống lên: "Nhà ai? Không biết bơi mà dám xuống sông bắt cá, muốn chết à!"

Khoảng thời gian này là thời điểm lý tưởng để bắt cá, mấy đứa nhỏ ở nông thôn đều thích mò xuống sông, bắt được cá thì bán lấy tiền hoặc nướng ăn. Hai hôm trước có một đứa nhỏ ở làng bên cạnh bị chết đuối, mấy thôn xóm gần đó mới ý thức được mức độ nghiêm trọng, không cho con cháu mình đi xuống vùng nước sâu, nhưng luôn có mấy tên nhóc cứng đầu không chịu nghe lời mà đi bắt cá như bình thường.

Tưởng Hoành cao ráo cường tráng, không mặc áo. Cơ bắp màu lúa mì của hắn còn chảy những giọt nước, ánh lên màu mật ong dưới ánh mặt trời. Khuôn ngực phập phồng của hắn vừa nhìn đã thấy dũng mãnh, cũng rất sung sức.

Văn Ngọc Thư như bị hắn dọa sợ, thân thể ướt át run lên, bĩu bĩu môi, hai mắt đỏ bừng.

"Này ..." Tưởng Hoành kinh ngạc, khuôn mặt tuấn tú đen lại, giọng khó chịu: "Bố còn chưa nói cái gì đâu mà đã bù lu bù loa lên?"

Văn Ngọc Thư sợ hắn, ậm ừ nức nở vài tiếng, khiếp đảm rụt người lại.

Sắc mặt Tưởng Hoành càng thêm khó coi, hắn nhếch môi, đang muốn châm chọc thêm một hai câu, nhưng còn chưa kịp nói đã nghe thấy có người gọi mình, nghiêng đầu qua nhìn.

Một nhóm đàn ông mặc áo ngắn đội mũ rơm cầm liềm đi tới, cất giọng chào Tưởng Hoành, gọi hắn là anh.

Tưởng Hoành đi lính mấy năm, trong quân đội cũng tốt, lương mỗi tháng tám chín khối, nếu sau này mẹ hắn không ốm nặng ở nhà, hắn cũng không thể xuất ngũ sớm như vậy. Hắn có năng lực, tầm nhìn cũng mở mang, những thanh thiếu niên trong làng ai cũng phục hắn.

Vương Nhị là người đầu tiên chào hỏi, da anh ta cháy nắng, khi nói chuyện mới thấy được hàm răng trắng nổi bần bật trên nước da nâu sẫm, anh ta liếc nhìn thiếu niên bên cạnh Tưởng Hoành, ngạc nhiên:

"Ui, đây không phải là thằng đần nhà họ Văn sao, sao lại ngồi ở đây?"

Tưởng Hoành nuốt lại những lời mỉa mai vừa định cho ra, quay người lại, nhìn kỹ hơn Văn Ngọc Thư.

Văn Ngọc Thư ăn mặc rách rưới, tóc hơi dài, rũ xuống ướt át dưới đôi mày thanh tú, hầu hết người dân quê đều bị cháy nắng ngoài đồng, nhưng cậu lại không giống, rửa đi lớp bùn dơ, bên trong vừa trắng lại vừa mềm. Đôi mắt đen trong veo gợi cho Tưởng Hoành nhớ đến suối nước từ đỉnh núi chảy xuống, chưa từng bị ô nhiễm, rất trong và sáng, giờ đang không dám nhìn hắn, chứa đầy sợ hãi, viền mắt cũng hơi đỏ lên, rụt rè bấu bấu ngón tay, muốn khóc mà lại không dám khóc.

Tưởng Hoành hừ mũi, lửa giận trong lòng đã hoàn toàn biến mất, nhưng nhớ tới Văn Ngọc Thư vừa mới phun nước vào mặt mình, vẫn chán ghét cầm áo khoác trên đất vỗ vỗ bụi, nói:

"Tắm rửa xong cứ như một người khác vậy. Được rồi, về nhà đi. Sau này tránh xa con sông ra."

Văn Ngọc Thư không bỏ sót vẻ chán ghét nào trong mắt hắn, trong lòng thì hùng hổ mắng chửi hệ thống, mặt ngoài thì đau đớn nhíu mày, lí nhí nói:

"Chân ... chân đau."

Vương Nhị vừa nghe xong liền bật cười, trêu chọc cậu: "Thằng đần đau chân à? Có cần nhờ vợ cõng không hử?"

Những người đàn ông khác nghe thấy thế bắt đầu cười ha ha, cũng có người chua chát nói.

"Văn Ngọc Quỳnh là cô gái xinh đẹp nhất trong làng. Tiếc quá lại phải gả cho một thằng khờ."

Một người khác cũng tiếc nuối: "Thôi, ai bảo nhà Văn nuôi cô ấy hơn mười năm đâu."

Tưởng Hoành lấy ra hộp thuốc lá trong áo khoác, ngậm trong miệng một điếu thuốc, nhìn về phía trước, Văn Ngọc Thư không biết những người này đang cười nhạo mình, thành thật nói không cần vợ cõng, muốn vợ được nhẹ nhàng.

Những lời đơn thuần của cậu lại gây thêm một tràng cười khác. Thiếu niên khờ khạo không biết tại sao, cũng đần độn nhe răng theo. Nếu nói ác ý thì cũng không hẳn, ở quê, điều khiến mọi người quan tâm suốt ngày là trời có mưa hay không, mùa màng bội thu hay không, tiền có đủ chi tiêu không, còn việc chòng ghẹo thiếu niên khờ chỉ là tùy hứng mà thôi.

Tưởng Hoành phì phèo điếu thuốc, đi tới: "Được rồi, tôi cũng phải về thay quần áo, thằng nhóc nhà Văn này để tôi đưa về."

Văn Ngọc Thư "a" một tiếng đứng dậy. Nguyên chủ quen biết Tưởng Hoành, chỉ là không nói chuyện được vài ba cậu, cậu gọi người theo trí nhớ: "Anh."

Tưởng Hoành đè đè chân cậu, bảo đảm không có vết thương gì quá nghiêm trọng, liền mặc áo khoác ngồi xổm xuống. Văn Ngọc Thư không chút khách khí trèo lên lưng hắn, toàn thân cậu ướt đẫm, dán lên tấm lưng rộng làm nó ướt theo. Tưởng Hoành khựng lại một chút, rồi thẳng chân bước đi.

Người đàn ông lưng rất rộng, thân thể thơm tho, dọc theo đường đi rất yên tĩnh, Văn Ngọc Thư suýt nữa ngủ gật, đến lúc gần đến nhà mới nghe người đàn ông cười hừ một tiếng, mở miệng trên ghẹo.

"Tiểu Ngọc Thư, trên người không có bao nhiêu thịt. Sao vậy, chán cơm thèm cá nên mò xuống sông bắt à?"

Văn Ngọc Thư nằm trên tấm lưng rộng gáp dài, nghĩ thầm nguyên chủ xuống sông câu cá không phải thèm ăn.

Cha mẹ Văn là phần tử trí thức, được phân về làng Tiểu Dương Liễu khi cải tạo lao động, nhưng sau khi bình oan cũng không quay về, vẫn ở lại làng. Nghe bảo khi mang thai nguyên chủ, mẹ Văn quá vất vả, nên khi nguyên chủ sinh ra trí lực không hoàn thiện, bốn năm tuổi không biết khóc, chỉ biết cười ngây ngô.

Còn nữ chính Văn Ngọc Quỳnh, vì là con gái nên đã bị gia đình bỏ rơi ở cổng làng khi mới lên 5. Khi đó nhà Văn lương trong nhà không đủ ăn, làm gì cũng phải tính toán chi li, thêm một cái miệng nữa có thể giết người. Nhưng cha mẹ Văn Ngọc Thư không đành lòng nhìn một sinh mạng chết cóng ở ngoài, quyết định đưa cô ta về nhà nuôi nấng, nghĩ cứ nuôi đi, cùng lắm làm con dâu nuôi từ bé cho đứa con trai khờ khạo. Gia đình có một số tiền tiết kiệm, hai vợ chồng cũng siêng năng làm lụng, nuôi nữ chính lớn lên đầy đủ, thông minh duyên dáng hơn những cô gái khác trong làng.

Văn Ngọc Thư không thể dùng tư duy hiện đại để đánh giá quan niệm của thời đại này, nhưng dù sao cha mẹ Văn đã nuôi lớn nữ chính, cô ta không muốn làm vợ thằng đần thì vẫn có thể từ chối. Nhưng cô ta sợ bị xóm làng đàm tiếu ăn cháo đá bát, bấm bụng nhận lời, rồi biết nguyên chủ không biết bơi vẫn bảo cậu xuống sông để trông mong nguyên chủ chết đuối, đúng là lang tâm cẩu phế.

Văn Ngọc Thư thu lại suy nghĩ, thầm thở dài, nguyên chủ cha mẹ nguyên chủ vất vả nhiều năm như vậy, nhưng cuối cùng cũng cứu được một kẻ vong ơn bội nghĩa. Cậu nằm trên lưng nam chính, như không để ý cái gì, ngu ngốc nói: "Vợ muốn ăn cá, Ngọc Thư bắt cá cho vợ ăn."

Tưởng Hoành nghe thấy liền cau mày.

Cuối cùng đã đến nhà Văn, Tưởng Hoành định gõ cửa, nhưng Văn Ngọc Thư lại đòi để cậu gõ cửa, cơ hội tốt như vậy, phải để nam chính nhìn thấy bộ mặt thật của nữ chính chứ. Cậu nhảy khỏi lưng Tưởng Hoành, khập khiễng bước tới cửa, vỗ nhẹ vào cánh cửa đang đóng, cất giọng.

"Vợ ơi, tôi về rồi, mở cửa đi." Không ai để ý tới cậu.

Văn Ngọc Thư đã đợi từ lâu, nguyên chủ lúc về nhà không gõ cửa đến hàng xóm thấy phiền phải mò ra, nữ chính sẽ không mở cửa cho cậu. Nguyên chủ bị mắng mấy lần, biết gõ cửa lâu nữ chính sẽ giận, cũng không dám gõ nhiều, thường xuyên tìm một đống rơm để ngủ, nhưng Văn Ngọc Thư thì đếch quan tâm, lại tiếp tục gõ cửa, đến khi trong nhà vang lên tiếng bước chân hậm hực và tiếng mắng chửi của phụ nữ.

Cánh cửa bị kéo mở.

Người ra mở cửa là một cô gái xinh xắn, thắt bím hai bím, quần áo rất ít vá, tóc tai gọn gàng, trên tóc còn cài vài bông hoa dại nhỏ, có khí chất rất đặc biệt trông khác hẳn những cô gái thôn quê khác, chỉ là gương mặt như hoa lúc này đầy cay nghiệt, cao giọng mắng:

"Thằng ngu này gõ cái gì? Lại gõ —— "

Âm thanh đột ngột im bặt..

Ánh mắt cô ta đột nhiên dừng lại ở khuôn mặt của người đàn ông bên cạnh thiếu niên khờ khạo, hoảng hốt mất mấy giây cố gắng kiềm chế vẻ mặt cay nghiệt, trong mắt hiện lên một tia hối hận, cuối cùng lộ ra vẻ kinh ngạc như chưa có chuyện gì xảy ra:

"Anh Tưởng, sao anh lại đưa....đưa Ngọc Thư về."

Nhìn thấy quần của Tưởng Hoành ướt sũng, cô ta a lên một tiếng, "Sao lại ướt hết rồi, mau vào trong đi."

Chuyện gia đình của thiếu niên khờ khạo Tưởng Hoành cũng không tiện can thiệp, hắn giật giật khóe miệng, không nói gì nữa: "Không, Ngọc Thư ngã xuống sông, tìm cho cậu ấy mấy bộ quần áo khô mặc đi, tôi còn có việc ở đồng, đi trước "

Cha mẹ của Văn Ngọc Thư mới mất cách đây một năm, nên trong nhà chỉ có Văn Ngọc Quỳnh và Văn Ngọc Thư, hắn ướt quần ướt áo đi vào còn ra thể thống gì.

Nói xong hắn không ở lại nữa mà quay người đi về nhà mình.

Tưởng Hoành có năng lực, vóc người đẹp trai, làm việc tốt, rất hấp dẫn các cô gái, tấm lưng rộng bị thấm ướt, áo khoác dính vào da thịt, khi đi lại toát ra hóc môn nồng đậm.

Văn Ngọc Quỳnh lưu luyến thu lại ánh mắt, hung hăng véo mạnh thiếu niên khờ khạo còn trắng hơn mình, để lại vết bầm trên eo cậu

Cơn đau nhói khiến Văn Ngọc Thư dựng tóc gáy, cậu thở gấp, nước mắt trào ra, không dám phản kháng để giữ vững thiết lập nhân vật.

Thiếu niên đần không chết, Văn Ngọc Quỳnh lại để lại một hình ảnh xấu trong lòng Tưởng Hoành, cô ta không cam tâm nghĩ, cô ta xinh đẹp hơn các cô gái khác trong làng, tại sao cô ta phải gánh lấy cái mác con dâu nuôi từ bé để kết hôn với một thằng ngốc! Cô ta giận véo mạnh Văn Ngọc Thư vài cái rồi đi vào phòng, mặc kệ cậu còn ướt.

Văn Ngọc Thư hai mắt đỏ hoe, xoa xoa thắt lưng đau nhức, nhếch miệng hút khí lạnh, lặng lẽ ghim tội của cô gái này vào bảng ghi thù.

Cậu bước vào nhà, làm vẻ mặt ỉu xìu như nguyên chủ, nói nhỏ với Văn Ngọc Quỳnh cậu đói, Văn Ngọc Quỳnh cười khẩy, một mình đi vào phòng bếp, bưng ra một cái bát sứt mẻ, trong đó có một cái bánh ngô không biết đã để mấy ngày, rầm một tiếng đặt lên bàn.

Cô ta thì thầm, chất giọng vốn ấm áp đầy kiêu ngạo và khinh thường mà thiếu niên khờ khạo không thể hiểu được: "Cha mẹ chết rồi, nhà không còn tiền, tranh thủ ăn xong còn đi làm đồng."

Tên khờ này cái gì cũng nhìn không vừa mắt, chỉ có cái biết nghe lời, Văn Ngọc Quỳnh rất hài lòng. Một kẻ ngu nói thì ai mà tinh? Ngay cả khi tên đần này đi nói mình ngược đãi nó, trong làng cũng không ai tin.

Cô ta quay lại nhà sửa soạn giày, không quan tâm đến thiếu niên khờ, Văn Ngọc Thư vươn tay chọc vào chiếc bánh bột ngô cứng như đá trong bát, nhưng nó không nhúc nhích, cứng đến mức có thể chọi lỗ đầu người ta.

Cậu bình tĩnh trở về phòng thay quần áo, lau tóc, đội mũ rơm, cầm liềm, tay kia cầm bát đi ra ngoài.

Hệ thống không biết đã lên mạng từ lúc nào, thấy cậu bưng bát đi ra ngoài, giọng nói điện tử khó hiểu: "Đi đâu đấy?"

Văn Ngọc Thư: "Cầm đồ ăn ngon mời nam chính."

Hệ thống trầm mặc một hồi: "Cậu rất.... tốt với nam chính."

Văn Ngọc Thư ngượng ngùng cười cười.

-

Hnay lên chương sớm vì tối có việc :>

./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro