Chương 3: Tám Tâm Vương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm sau...

Sáng, tại Thượng Các

Một bóng dáng của nữ nhi hối hả chạy tới. Đã là giờ thìn khắc hai * rồi.

* Giờ thìn khắc hai : khoảng từ 7h20 trở đi

Lâm Nhã Tịnh bước vào, thấy các sư huynh đệ đã tập trung đông đủ. Nàng e thẹn, lại nhìn thấy ánh mắt của Đường Nhược Vũ. Nàng hoảng sợ " Bái kiến sư tôn, xin lỗi sư tôn. Tại nơi này to quá, con lạc đường nên tới trễ. Xin sư tôn trách phạt "

Đường Nhược Vũ trên tọa vị của mình. Hắn nhìn Lâm Nhã Tịnh nói " Tịnh nhi ta không trách ngươi. Lần đầu đến lạc cũng chẳng có gì là lạ. Ngươi ngồi cùng các sư huynh đệ mình đi. Ta giảng đạo cho các ngươi "

Lâm Nhã Tịnh nói " Vâng, sư tôn " xong nàng ngồi kế bên Cửu Hàn.

Đường Nhược Vũ hỏi " Các ngươi hiểu tại sao phải tu đạo tu tiên ? "

Lăng Mặc trả lời " Theo đồ đệ biết là tu đạo tu tiên để có thể trở nên mạnh mẽ hơn "

Lâm Nhã Tịnh nối tiếp " Đối với đồ đệ. Đồ đệ muốn bảo vệ cho người khác. Trừ gian diệt bạo "

Đường Nhược Vũ nghe. Hắn hơi cười, nhìn thấy Cửu Hàn đang nhìn hắn. Hắn không nhịn được mà hỏi một câu " Cửu Hàn. Theo ngươi thì ngươi nghĩ thế nào ? "

Cửu Hàn đáp. Trong con ngươi chứa hàn ý lạnh lẽo " Con muốn có sức mạnh để trả thù "

Đường Nhược Vũ cau chân mày " Trả thù ? "

Hàn Cửu gật đầu. Toàn thân thể của y tỏa ra toàn mùi sát khí nặng nề. Đường Nhược Vũ không vui. Hắn nói " Trả thù không phải là ý chí sức mạnh của phái Thiên Thành ta. Ngươi có biết câu : "Chỉ bình lấy tâm địa, thì tự nhiên thiên hạ thế giới đều bình". Có thể sắp xếp thế giới này của bản thân chính là đã đạt tới cảnh giới nắng ấm, mưa thuận gió hòa, cây cỏ yên tĩnh, vạn vật tự do hành động, như vậy tâm linh mới khoáng đạt, nếu không chỉ là mây trăng tương đồng, núi khe khác biệt, tâm trăm nghìn mối, mọi sự chao đảo rối ren không biết đâu mà lần đến nỗi nhân gian không còn nơi sắp xếp. Giống như ngươi, ngươi có chấp niệm mãi không buông bỏ. Nghĩ về việc muốn có sức mạnh để trả thù thì thật là nông cạn. Cho dù ngươi có đạt cảnh giới cao đến đâu thì cái ý niệm trả thù trong lòng của ngươi luôn là điểm chí tử. "

Cửu Hàn nghe xong, y vẫn không hiểu. Đành hỏi hắn " Sư tôn, nếu vậy thì làm sao đồ đệ yên lòng. Dung túng cho bọn hung tàn, ác bá ngoài kia. Cứ nhìn thấy cảnh bọn chúng vẫn ăn xung mặc sướng. Đùa bỡn khuê nữ, dân lành. Lòng ta nghĩ càng sớm ngày tiễn bọn chúng bọn đoạn. "

Đường Nhược Vũ lại nói tiếp " Mọi khoảnh khắc con người đều bị ám ảnh bởi dục! Dục vọng của ngươi chính là sự thù hận. Ngươi càng mạnh mẽ thù hận sẽ càng theo ngươi trở nên càng mạnh hơn. Lúc đó ngươi chưa kịp trả thù thì đã bị dục của ngươi giết rồi. Tu tiên ngươi nên bỏ dục. Như vậy, ngươi chỉ có thể diệt trừ dục vọng, không bị ngoại cảnh chi phối, không bị bụi trần làm cho mê hoặc, giữ trong mình tiềm lực của chân, thiện, mỹ và phát huy nó thì tự nhiên sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn, thậm chí có thể làm chủ trời đất, vũ trụ. Trong tâm mà không có dục vọng thì chỉ còn lại lẽ trời thuần khiết. Ngươi lúc đó có thể làm những điều không tưởng "

Cửu Hàn nghe xong im lặng. Lại nghe Lâm Nhã Tịnh hướng hắn hỏi " Vậy theo sư tôn. Làm thế nào để áp chế được dục mà lại cầu được đạo tiên ? "

Đường Nhược Vũ đi xung quang đình. Phong thái ung dung trả lời hắn " Trong Đạo Nho thường nói đến chữ "nhân" và đặt nó ở vị trí quan trọng. Được giải thích "nhân": Cái tâm của con người chính là "nhân". Trong trời đất và trong nhân tính chỉ tồn tại chân, thiện, mỹ. "Nhân chi sơ tánh bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn". Nghĩa là bản chất tính con người vốn là thiện, nhưng vì tập nhiễm mà thay đổi. Vì vậy, mà Nho gia nói, "tận tính thì có thể thành chân nhân, thành Thánh (tức tu) có thể thành được thánh. Còn Đạo gia thì rất chú trọng cái "tiên thiên" (tức cái có trước) không coi trọng cái "hậu thiên" tức cái có sau. Bởi vậy nên Lão Tử là chủ của thuyết vô vi không nói đến "chân nhân -thánh nhân" mà chỉ nói "thành tiên", "đăng chân"; tức "tu tiên". Vậy, Lão Tử trong đạo đức kinh có câu "làm mà chẳng phải làm, mới là làm" qua câu này đủ biết thuyết vô vi coi trọng cái tự nhiên - như nhiên. Và như vậy, Đạo gia có xu hướng trở lại với chân tâm. "

Lâm Nhã Tịnh lại hỏi " Vậy tâm là một phần rất quan trọng đối với những người tu tiên như chúng ta sao ? "

Đường Nhược Vũ nói "Theo đạo, tâm chia làm hai phần: Chân và Vọng. Đứng về phần Chân tâm (thể) thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay trí suy nghĩ được mà phải cần tự chứng ngộ nên trong kinh nói: "Rời tướng nói năng, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên". Song, đứng về phần "vọng tâm", thì có thể nói năng và phân biệt được. Như trên đã nói: "tâm không có hình tướng (vuông, tròn, dài, ngắn...) nên không thể dùng mắt thấy tai nghe, hay rờ mó được nó. Nhưng nhờ thấy cái tác dụng của nó nên chúng ta mới biết có cái "Tâm" này. Qua tìm hiểu thấy được trong con người không chỉ có năm "giác quan" mà có tám cái "Biết" tức là tám cái tâm. Theo Duy thức học gọi là "Tám thức" hay "bát thức" tám cái biết, mỗi cái biết đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ. Cũng như mỗi ông vua cai trị mỗi nước, nên trong Duy thức học giáo gọi là "Tám Tâm Vương". "

Lâm Nhã Tịnh hỏi " Như thế nào là Tám Tâm Vương ? "

Đường Nhược Vũ nói " Tám Tâm Vương lần lượt là Nhãn Thức: cái thấy, tức là cái biết sinh ra khi mắt (nhãn căn) tiếp xúc với cảnh vật (sắc trần).Hai là Nhĩ Thức cái nghe, tức là cái biết sinh ra khi tai (nhĩ căn) tiếp xúc với âm thanh (thanh trần). Ba là Tị Thức: cái ngửi, tức là cái biết sinh ra khi mũi (tị căn) tiếp xúc với mùi (hương trần).Bốn là Thiệt Thức: cái nếm, tức là cái biết sinh ra khi lưỡi (thiệt căn) tiếp xúc với các thức ăn uống (vị trần).Năm là Thân Thức: cái cảm xúc, tức là cái biết sinh ra khi thân thể (thân căn) đụng chạm mọi vật (xúc trần).Sáu là Ý Thức: cái biết sinh ra khi ý căn (mạt-na thức) tiếp xúc với pháp trần. Bảy là Mạt-na thức (tức là ý, hay ý căn, cũng gọi là "thức thứ bảy"): cái biết chấp ngã, cái biết phân biệt ngã với phi ngã. Mạt-na vừa là thức mà cũng vừa là căn (làm chỗ nương tựa cho ý thức). Nó được phát sinh từ thức thứ tám là a-lại-da, nương tựa trên a-lại-da để tồn tại, rồi lại lấy a-lại-da làm đối tượng nhận thức. Vì vậy, thức a-lại-da vừa là căn mà cũng vừa là đối tượng của thức mạt-na. Khi lấy a-lại-da làm đối tượng nhận thức, mạt- na đã bám sát lấy a-lại-da và cho đó là cái ngã chân thật; do đó, tính chất của mạt-na là chấp ngã. Cuối cùng là A-lại-da thức: cái biết chứa đựng, gìn giữ và biến hiện - cũng gọi là "thức thứ tám". Thức a-lại-da là nền tảng của mọi tác dụng nhận thức và mọi hiện tượng tâm sinh vật lí. Nó không phải là cái mà người ta thường gọi là "linh hồn" (được chứa đựng trong một thể xác). Nó không có hình thái, không có dung tích, và không có một nơi nhất định nào dung chứa nó. Hoạt dụng của nó rất thâm mật, trí óc phàm tục không thể nào rõ thấu được còn gọi là "tiềm thức", "vô thức", hay "đà sống" mới chỉ là những khái niệm gần gũi với a-lại-da; vì thực ra, a-lại-da còn sâu kín, rộng lớn và sinh động hơn nhiều. Nó chính là bản thể, là bản chất hiện hữu của sinh mạng và của cả môi trường trong đó sinh mạng tồn tại. Thức a-lại-da được nhận biết qua ba tác dụng: chứa đựng, gìn giữ và biến hiện. Trong các ngươi chỉ có thể lĩnh ngộ được năm Thức đầu tiên. Muốn tu tiên cần học đạo. Đạo tâm vững sẽ không bị u ma xâm chiếm. Càng không dễ dàng bị sa đọa. Hay nói chính xác là tẩu hỏa nhập ma. Các ngươi đã hiểu chưa "

Chúng đệ tử đồng thanh " Đã hiểu "

Đường Nhược Vũ gật đầu " Ta học đến đây thôi. Các ngươi hôm nay cứ dành thời gian về phòng suy nghĩ lại. Học đạo mới cầu được tiên. Trong vòng mười ngày các ngươi có thể từ năm đạo Thức đột phá lên được sáu. Ta sẽ dạy cho các ngươi công pháp và võ pháp. Còn nếu khôbg được, tự các ngươi nên rời đi. Chỗ ta không nhận những đệ tử này "

Bốn người nghe xong đều im lặng. Nếu sư tôn cho thời hạn mười ngày để lên Thức sáu tức là một cửa ải này rất khó qua. Nhưng Cửu Hàn nghe vậy y rất bình thường hỏi lại " Nếu mà ta có thể lên Thức bảy hoặc tám thì được gì ? "

Đường Nhược Vũ bật cười " Nếu vậy ta sẽ rèn luyện một kỹ năng công pháp cho ngươi. Chỉ mình ngươi có mà không ai có được. Nếu bốn người các ngươi cũng coa gan giống hắn thì ta cũng sẽ luyện cho các ngươi."

Bốn người chấn kinh. Tuy nói Đường Nhược Vũ là bậc Nguyên Anh nhưng hắn rất tài giỏi trong chế tạo kỹ năng công pháp. Đến thời điểm hiện tại hắn đã tạo ra hai quyển công pháp cao cấp nhất đại lục Trường Long Đàng này. Một là của Đông Phương Thiên Hàn. Còn bản công pháp còn lại đã mất tích ở đâu không rõ. Thế nên dù Thiên Thành mất Đông Phương Nhược Vân nhưng lại có bản công pháp kỹ năng đó trong tay nên rất nhiều môn phái không dám động vào. Vì thế mà phái Hoa Tâm suốt mười lắm năm qua chẳng thể làm gì được.

Câu nói đó của Đường Nhược khiến năm người hùng hục trí muốn vượn Thức nhanh. Thoáng chốc chỉ còn hắn ở lại.

Kuru hiện ra bên cạnh Đường Nhược Vũ làu bàu nói " Ngươi nói với bọn chúng như vậy thì ta mới phải mệt. Ngươi nên nhớ sức mạnh ngươi rèn bản công pháp kỹ năng lấy từ sức mạnh ta mà ra đấy "

Đường Nhược Vũ nhẹ cười " Kuru ngươi nghĩ muốn thăng tiến lên Thức bảy rất dễ lắm hay sao ? "

Kuru không hiểu hỏi " Ngươi nói vậy là có ý gì ? "

Đường Nhược Vũ trả lời " Ngươi thấy mấy lần trước ta chọn đồ đệ nhưng một tuần sao đều đuổi hết hay sao ? "

Kuru lười không thèm nói nghĩ. Chẳng phải ngươi không thấy bọn nó đủ sức chịu ngươi ăn sao. Còn giả thánh nhân

Đường Nhược Vũ ho ho " Được được. Cũng là ta hơi quá đà" xong lại nghiêm túc nói "E Hèm....Nói trắng ra là căn bản là chẳng có ai lên Thức sáu được cả. Con người sinh ra có bốn thức là bẩm sinh một Thức còn lại là nhờ có sự hiểu biết và rèn luyện mà tạo thành. Có loại người còn chẳng có được năm Thức nữa. Muốn có được Thức năm cần phải có được ý chí càng cao. Tâm càng quyết định. Nên muốn tu tiên là rất khó. Vì thế mà Thiên Thành bài kiểm tra là rất khó. Muốn đạt được không chỉ xét về linh hồn hay tu vi mà còn về Thức tâm. Mà từ Thức năm đến Thức sáu là một khoảng quá trình khổ luyện rất khó khăn. Lại nói, nếu đến Thức bảy mà làm chủ được nó là một điều khó có thể làm được. Đa số khi con người tu hành bước vào Thức bảy rất dễ bị tuẩu hỏa nhập ma. Dễ sa đọa mà lệch hướng. Ngay cả bản thân ta cũng vậy. Nhưng vì trong ta có loại năng lực của Đông Phương Nhược Vân áp chế đã giúp ta sớm đoạn được Tám Tâm Vương. Còn giữa bọn chúng muốn tiến đến Thức bảy đó sẽ là một cực hình "

Kuru cảm thán " Ngươi đúng thật là âm mưu khó lường "

Đường Nhược Vũ cười " Ngươi nghĩ ta sẽ dễ dàng giao công pháp kỹ năng cho bọn chúng hay sao. Ta còn chưa biết chồng ta là ai. Không thể để ngươi phí lãng năng lượng như vậy được "

Kuru "..."

Hết chương 3
_____

Trích : Ngươi nghĩ ta sẽ dễ dàng giao công pháp kỹ năng cho bọn chúng hay sao. Ta còn chưa biết chồng ta là ai. Không thể để ngươi phí lãng năng lượng như vậy được

Tác giả cảm khái : Thật tội cho kuru

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro