Chương 1.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuối thu, gió thu sảng khoái, cơn nóng nực mùa hạ dần dần tan đi, trong gió mang theo chút lạnh lẽo.

Bây giờ đang là thời gian tốt nhất để ra ngoài thành đi chơi, leo núi ngắm lá vàng.

Xe ngựa rung lắc, người ngồi bên trong nhắm mắt dưỡng thần, cảm nhận bánh xe lăn trên đường đi sỏi đá gập ghềnh vang lên tiếng kẽo kẹt.

"Phía trước chính là kinh thành Đại Uyên rồi đó."

Đại nho Cố Tử Nguyên mặc áo bào màu trắng sáng như trăng, cậu ta kéo dây ngựa quay đầu xe lại, cậu ta cười bảo.

Ở phía không xa có một tòa tường thành nguy nga thẳng đứng, trên đó Vệ Thú Quân thân mặc giáp bạc đang tuần tra.

Trên cao lá cờ hình rồng màu đỏ chu nền màu đen nhạt của Đại Uyên đang tung bay.

"Đó chính là Đô thành của Đại Uyên! Trông thật hùng tráng!"

Học tử Nho gia trẻ tuổi theo sát phía sau lập tức mất đi dáng vẻ mệt mỏi khi đi đường dài gió bụi, bắt đầu thảo luận ngươi một câu ta một câu.

"Chẳng trách năm đó A Quốc giam thành suốt bao nhiêu ngày vẫn không thể công phá vào Đại Uyên được, ngược lại bị quân Thiết kỵ của Đại Uyên công vào Quốc đô, bây giờ xem ra thành Đại Uyên thật sự rất kiên cố vững chắc."

"Nước lớn như vậy, đúng thật là khác với những nước nhỏ khác trước kia đi du học, thật sự khiến cho lòng người ta hướng tới."

Trên Đại Hoang còn có nhiều nước, mọc lên như rừng, trăm nhà tranh giành nhau, Vu cổ tung hoành, truyền thuyết về Tiên gia lại càng nhiều không đếm xuể.

Lại đúng lúc gặp loạn thế chiến tranh liên miên, thời thế tạo nên con người. Chư hầu tranh bá, nhiều nước cầu hiền tài như đói khát vậy.

Trước có Bạch y Bái Tướng mang theo trong mình con ấn của Thừa tướng sáu nước, sau lại có nông dân khởi nghĩa thắng lớn trở về. Đây là một thời đại đời đời anh hùng, Vu giáo thịnh hành, hiệp khách phong lưu.

Đại Uyên đang có sức mạnh cường thịnh, là một nước giàu mạnh sánh vai cùng với Vệ Quốc.

Vệ Quốc bây giờ đã không còn là một quốc gia hùng mạnh, đã sắp tàn như mặt trời về tây. Còn nhìn lại Đại Uyên, thực hiện cải cách lớn xong như mặt trời lên đỉnh.

Điều kiện như thế tất nhiên là sẽ hấp dẫn anh tài khắp thiên hạ tới.

Học tử Nho gia tới Đại Uyên du học cũng chính là vì thế, tuy là không quá đồng tình với việc Đại Uyên cải cách chính trị mạnh bạo như bây giờ, nhưng họ cũng mong chờ có thể mang tư tưởng và quan niệm trị quốc của nhà mình truyền vào Đại Uyên, du học chính là thủ đoạn quan trọng để bọn họ tuyên truyền.

Học tử Nho gia dừng ngựa trước cổng thành, nắm dây cương ngựa xếp hàng đợi vào thành.

Vệ Thú Quân canh giữ cổng thành nhìn thông lệnh của bọn họ: "Nho gia à?"

Cố Tử Nguyên lĩnh đầu ở phía trước vội vàng chắp tay: "Đúng vậy."

Đại Uyên trị quốc hầu hết lấy Pháp gia làm chủ, trên triều đường trăm hoa đua nở. Tung Hoành gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Tạp gia và Binh gia đều có mặt ở Đại Uyên cả, chỉ có một mình Nho gia là không được chú trọng lắm.

Cái này cũng không thể trách Đại Uyên được, thực tế là trên cả cái khu Đại Hoang này, chỉ có nước nhỏ giữ lại lễ tiết tiền triều mới theo đuổi Nho học, còn nước lớn thì tuy là số lượng nhiều nhưng lại không có một nước nào thật sự dùng Nho pháp để trị quốc cả.

Bây giờ lại đúng lúc các nước giao tranh, các nước đều đang theo đuổi cải cách chính trị, tăng cường binh lực, khai hoang lãnh thổ, tư tưởng Nho gia thì lại cường điệu nhân và lễ, tuy dễ tuyên truyền nhưng lại vô cùng khó vận dụng vào việc trị quốc.

Cố Tử Nguyên cũng hiểu điều này, cậu ta không khỏi cười gượng một cái.

Nho gia bọn họ nhiều năm nay đều qua lại giữa các nước nhỏ, rất hiếm khi đặt chân vào lãnh thổ các nước lớn như Đại Uyên. Một là do không thích tác phong tàn bạo của Đế vương Đại Uyên, hai là do Đại Uyên đang đẩy mạnh lí niệm của Pháp gia.

Tất cả mọi người đều biết Nho gia và Pháp gia đối đầu đã lâu, bước chân vào khu vực mà bên đối đầu chiếm ưu thế chả phải là tự tìm phiền não cho mình?

Nhưng bây giờ đã khác khi xưa, sự cường thịnh của Đại Uyên người đời ai cũng đều chứng kiến. Nho gia muốn đứng vững chân, nói cho cùng cũng không thể rời bỏ sự công nhận và ủng hộ của nước lớn được.

Vệ Thú Quân nhìn về phía sau cậu ta: "Vị nào đang ngồi trên xe ngựa đấy?"

Cố Tử Nguyên trả lời: "Thưa quân gia, trên xe là khách quý của lãnh tụ Nho gia. Hai mắt y có tật, ngài xem này."

"Đừng có lắm lời!" Vệ Thú Quân trực tiếp cắt ngang cậu ta: "Muốn vào kinh thì đều phải kiểm tra. Gọi người trên xe các ngươi xuống đây, mở hết toàn bộ hành lý ra! Nếu không đừng trách bọn ta không khách sáo!"

Gã ta vừa lớn giọng, Thú Vệ binh canh giữ xung quanh đồng loạt nắm chặt mâu, biểu cảm nghiêm túc.

Đội ngũ bách tính xếp hàng chờ vào thành ở ngay phía sau đồng loạt lùi về phía sau run lẩy bẩy, trên mặt hiện lên rõ ràng sự hoảng sợ.

Cô gái nhỏ cột một túm tóc con con túm chặt lấy vạt áo của người lớn, "òa" một tiếng khóc lớn lên: "Mẹ ơi, bọn họ có phải là định bắt chúng ta lại đi chặt đầu không mẹ?"

"Đừng nói lung tung!" Trưởng bối cô nàng mặc bộ đồ vải bố rách rưới vội vàng che miệng cô nàng lại, chỉ sợ rước họa vào người.

Quân đội trăm vạn người của Đại Uyên tuy là mạnh, nhưng cũng bị gọi là yêng hùng, danh tiếng trong các nước chư hầu phải gọi là bê bối.

(Yêng hùng là ngôn ngữ Việt, biến âm của từ "anh hùng", thường mang nghĩa châm biếm.)

Lại hơn nữa, trong nước Đại Uyên thi hành hình pháp hà khắc, chọn bất cứ một hình phạt nào ra cũng đủ khiến người khác nghe mà kinh hãi. Bách tính các quốc gia khác tự do nhàn hạ quen rồi, họ rất khó chấp nhận được sự trói buộc nghiêm khắc như vậy, họ lại càng coi đó như là ôn thần mãnh thú.

Trong lúc không khí ở cổng thành vô cùng căng thẳng thì phía sau rèm xe truyền tới giọng nói êm tai của nam nhân.

"Quân gia xin đừng kinh động tới nhiều người, thảo dân bước xuống là được."

Ngón tay thon dài vén rèm xe lên.

Người trong xe ngựa mặc một bộ trường sam màu trắng tuyết, vạt áo trong màu ngọc lam, cổ áo trước ngực điểm xuyến màu vàng kim cùng màu xanh bích, khuôn mặt ôn hòa tuấn tú. Bên hông đeo kiếm, trên đầu không đội quan mà học theo võ sĩ các nước cột tóc đuôi ngựa, để mặc cho tóc đen như mực trải dài sau lưng, trông vô cùng anh khí hiên ngang.

Chỉ nhìn khí chất thôi không ai không khen một câu thân tư đỉnh bạt, thuần khiết cao thượng, khiến cho người khác như đắm chìm trong gió xuân.

Nhưng người cao quý thanh tú thế này trên mắt lại buộc một tấc vải trắng, bỗng dưng làm mất đi thần thái.

Người vây quanh bị động tĩnh vừa rồi hấp dẫn tới đều lắc đầu thở dài, trong lòng sinh ra chút thương tiếc.

"Người mang theo vũ khí tới bên kia đi đăng kí."

Thấy người trong xe ngựa thật sự là một tên mù, lại còn là một tên mù dung nhan tuấn mỹ, khí chất xuất chúng thế này, trông giống như là con cháu thế gia. Vệ Thú binh cũng không còn muốn làm khó nữa, xua tay để cho bọn họ đi đăng kí.

"Lạc huynh, mời đi theo ta."

Cố Tử Nguyên bước lên trước một bước, dặn dò các học tử Nho gia ở tại đó đợi một lát xong thì liền dẫn Tông Lạc đi về phía bên cạnh.

Hiện tại còn chưa chia rõ hai bên văn võ, dù là Quân chủ trên cao hay là văn sĩ dưới thấp đều có truyền thống mang theo kiếm bên mình, người thời này đa số đều văn võ song toàn. Ví dụ như Mặc gia Cự tử, Ngụy quốc Phụng Nguyệt quân, đều là những cao thủ kiếm thuật danh tiếng hiển hách.

Nho gia cũng không ngoại lệ, học tử trong nhà văn võ song toàn cũng không ít. Chỉ là Cố Tử Nguyên thân làm đại nho, văn tài xuất chúng nhưng thiên phú trên con đường học võ lại bình bình, nên cũng không tốn nhiều tâm tư vào đó nữa.

Chỗ đăng kí binh khí có công cụ chuyên môn để đo lường, không chỉ phải đo lường độ dài kiếm mà còn phải ghi chép lại đặc trưng trên thân kiếm lại, đặt vào trong kho lưu trữ của quân đội để phòng trừ bất trắc.

Tông Lạc bèn lấy bội kiếm trên hông xuống giao cho Vệ Thú binh.

Vỏ bội kiếm của y trông vô cùng bình thường, cả cây đều màu trắng bạc, không xác định được là của môn đạo nào. Chỉ có một mảnh ngọc cổ màu đen huyền được thắt trên cán kiếm, trên đó còn khắc những hoa văn phức tạp thần bí.

Vệ Thú binh tiện tay rút bội kiếm của y ra.

Khi trường kiếm ra khỏi vỏ liền có một màu sáng lạnh nhoáng qua, lưỡi kiếm như sương thu, sắc bén vô cùng, cầm trong tay cũng có thể cảm nhận được hàn khí âm u của nó.

"Kiếm tốt!"

Họa sĩ phụ trách đăng kí ở bên cạnh nhìn một cái mà suýt nữa làm đổ nghiên mực, hai mắt ông ta sáng lên, "Vị tiên sinh này, có thể cho tại hạ tới gần xem một lượt không?"

Yên tốt đi cùng với ngựa tốt, kiếm tốt cũng phải đi cùng với chủ tốt.

Bảo kiếm phát ra ánh sáng hàn lạnh kia vừa nhìn đã biết là được đúc bởi nhà có danh tiếng rồi. Nếu nói chủ nhân của nó chỉ là một kẻ tập võ không danh không tiếng thì ai mà tin?

Chỉ đáng tiếc là chủ nhân của nó thế mà là một tên mù, trên người còn tỏa ra mùi thuốc lâu ngày xua không bớt đi được.

"Đương nhiên là được rồi." Tông Lạc mỉm cười gật đầu.

Họa sĩ không kìm được niềm vui, vội vàng giơ hai tay nhận lấy.

Ông ta vốn là một người yêu kiếm, ông vô cùng cẩn thận mà cầm cây kiếm này trong tay quan sát tỉ mỉ.

"Được, được, được! Kiếm dài ba thước tám, trảm kim đoạn ngọc, gọt thiếc như bùn, đúng thực là kiếm tốt!"

(3 thước 8 là khoảng 126,7 cm)

Họa sĩ vừa nói "được" cả ba lần, vừa thử kiếm, vô tình liếc mắt nhìn thấy hoa văn trên kiếm, trong lòng ông nổi lên nghi ngờ.

Ông lật tay lại nắm cán kiếm, lúc nghiêng mình nhìn kiếm từ trên xuống, có một cảm giác như người đăng lên đỉnh cao rũ mắt xuống nhìn vực sâu, ngọa long nằm dưới chân núi, thấp hèn không cần để ý tới nó, cảm giác này khiến cho người khác nhìn mà kinh sợ trong lòng.

Bảo kiếm bình thường có hình mà không có ý, nhưng thanh kiếm này chỉ cần động tác rút ra khỏi vỏ đơn giản thôi mà cũng đã cảm nhận được kiếm ý sắc bén, hiển nhiên không phải vật bình thường.

Ông ta sợ là ông đã đánh giá thấp nó rồi. Bảo kiếm hạng này phải được liệt vào trong danh sách binh khí mới đúng chứ!

Hoặc có thể nó vốn đã nằm trong danh sách binh khí rồi.

Họa sĩ càng nhìn càng thấy quen mắt, càng nhìn càng thấy kinh sợ. Trong lòng ông ta đang nhanh chóng đối chiếu một lượt với những đặc điểm của những thanh kiếm được ghi trên kiếm phổ, chỉ là suy nghĩ này quá hoang đường, ông không dám tùy ý nhận định.

Sắc mặt ông nghiêm túc: "Tiên sinh xin mạo muội hỏi một câu, thanh bảo kiếm này có tên không?"

Tông Lạc lắc đầu: "Ta không nhớ nữa."

"Không nhớ nữa?"

Cố Tử Nguyên đi theo bên cạnh giúp y giải thích: "Lạc huynh là khách quý của lãnh tụ nhà ta, một năm trước trùng hợp ngất xỉu ở gần Nho gia Hàn Lư, lúc đó đang bị trọng thương, suýt nữa là nguy hiểm tới tính mạng. May mà Y thánh của Y gia hết mình cứu chữa mới kéo được một mạng từ Quỷ Môn Quan về. Lại không ngờ sau khi Lạc huynh nghỉ dưỡng nửa năm sau khi tỉnh lại thì lại mất hết kí ức, tất cả như một giấc mơ vậy."

Cố Tử Nguyên không am hiểu võ nghệ, thấy họa sĩ cầm không nỡ rời tay mà không động tới công cụ đo lường, cậu ta còn tưởng là ông ham muốn thứ này, cậu ta chỉ muốn nhanh chóng xua tan suy nghĩ này của đối phương đi: "Thanh bảo kiếm này trong lúc Lạc huynh bị thương cũng không từng buông tay, nó hiển nhiên là bội kiếm bên mình trước khi mất trí nhớ."

Cậu ta nói bóng nói gió: "Quân tử không cướp đoạt đồ của người khác, tiên sinh nếu kiểm tra xong rồi thì nên nhanh chóng trả vật lại cho nguyên chủ."

Họa sĩ im lặng không nói gì, ông quay người lại thấp giọng nói một câu với Vệ Thú binh rồi mới quay đầu lại: "Xin lỗi, cây kiếm này tạm thời chưa thể trả lại cho các ngươi được."

"Xin hai vị chờ một lúc, chuyện này liên quan nhiều chuyện trọng đại, tại hạ đã phái người tới mời Đại thống lĩnh tới định đoạt rồi."

Lần này thì đến lượt Cố Tử Nguyên kinh ngạc hoài nghi.

Đại thống lĩnh quản lí Vệ Thú Quân ở Kinh thành, trong tay nắm giữ gần mười vạn Vệ Thú Quân của Đại Uyên.

Họa sĩ này chỉ là muốn có được một cây kiếm này mà đã gọi cả Đại thống lĩnh của Đại Uyên tới đây, lẽ nào là định ngang nhiên chiếm đoạt trước mắt nhiều người như vậy, như thế cũng hơi quá hoang đường rồi đấy!

"Lạc huynh, hay là bỏ đi thôi."

Uổng cho Cố Tử Nguyên làm đại nho một đời, hàm dưỡng cực cao. Nhưng nghe họa sĩ nói như vậy cũng không khỏi thay đổi sắc mặt, định cứ thế kéo tay Tông Lạc phủi tay mà đi.

"Đều nói luật pháp của Đại Uyên hà khắc, bây giờ xem ra thì chỉ sợ cũng chỉ là con hổ giấy. Ban ngày ban mặt thế này mà ngang nhiên chiếm đoạt bảo kiếm. Nếu đã thế, Đại Uyên này chúng ta không đến cũng được!"

Tông Lạc không nói năng gì, y đang định bước lên trước thì đột nhiên nghe thấy giọng nam nhân hồn hậu truyền tới từ phía không xa.

"Các vị có việc gì mà lại tập trung ở nơi này?"

Đại thống lĩnh thân hình cao lớn, trên mình mặc áo giáp trong tay cầm búa sắt, hắn ta nhíu mày mở bước rộng đi tới đây, ánh mắt lướt qua hai người đang đứng quay lưng với hắn ta nhưng lại không quá để ý.

Họa sĩ cung kính trả lời: "Hồi bẩm Đại thống lĩnh, thuộc hạ vừa rồi đang đăng kí vũ khí thì đột nhiên phát hiện thấy một thanh bảo kiếm."

Đoàn Quân Hạo nhíu mày: "Lấy ra đây xem xem."

Hắn ta làm người chính trực, cứ tưởng là tên họa sĩ mới được đề bạt này định tìm hắn ta thông đồng chiếm bảo kiếm của người khác làm của riêng, đang định tức giận chỉ trích nhưng vào khoảnh khắc nhìn thấy thanh kiếm kia thì lại trợn mắt lên, không dám tin mà kêu lên: "Thất Tinh Long Uyên?!"

Vừa nói ra tên kiếm, tất cả mọi người đều kinh ngạc, xung quanh lặng ngắt như tờ.

Thất Tinh Long Uyên là một trong thập đại danh kiếm trong thiên hạ, do đại sư đúc kiếm Âu Dã Tử và Can Tướng cùng nhau đúc nên. Thân kiếm lấy hàn sơn huyền thiết làm gốc, thêm vào trong đó thiên thạch sắt, kiếm được liệt vào trong kiếm phổ, uy danh hiển hách.

Người học võ trong thiên hạ không ai không biết thanh kiếm này.

Nhưng mà so với bản thân thanh bảo kiếm này thì chủ nhân của nó lại càng nổi danh hơn.

Tất cả mọi người đều biết rằng Thất Tinh Long Uyên là bội kiếm bên mình của Tam hoàng tử của Đại Uyên.

Mà Tam hoàng tử của Đại Uyên thì lại tử trận nơi sa trường vào một năm trước vì bảo vệ quốc gia, không còn hài cốt.

Uyên đế đương kim chưa từng lập hậu, cũng chưa từng lập trữ, những đứa con dưới gối đều coi trọng như nhau không phân dòng chính phụ.

(Có thể vô dụng nhưng mà lập trữ là lập trữ quân á, trữ quân cũng chính là Thái tử á.)

Đại Uyên có tất cả chín vị hoàng tử, Đại hoàng tử bất hạnh tử trận sa trường khi còn trẻ đi chinh chiến với Uyên đế; Nhị hoàng tử vừa sinh ra chưa bao lâu thì lại chết non, Thất hoàng tử lúc nhỏ không cẩn thận rơi xuống nước chết đuối, Tam hoàng tử năm ngoái cũng theo bước Đại hoàng tử rời đi.

Tam hoàng tử làm người rất ổn trọng, khi nhỏ từng làm con tin ở Vệ quốc, may mắn theo học được ở Quỷ Cốc, học được một thân kiếm thuật cao siêu. Sau khi được đón về Đại Uyên thì tự mình nắm binh quyền chinh chiến, trong tay nắm giữ Huyền Kỵ lại càng là một đội kỵ binh có tính cơ động cao, lấy ít thắng nhiều, trường hợp lật ngược ván cờ trong tình cảnh khó khăn cũng không phải là ít, lập được nhiều công lao cho việc Đại Uyên công chiến ba nước còn lại, vô cùng được sự yêu thích của bách tính, là một lựa chọn được hoan nghênh nhất cho vị trí trữ quân.

Tuy là Tam hoàng tử nhiều năm nay đều ở bên ngoài chinh chiến bốn phương, cuối năm cũng không thấy về triều một lần. Nhưng thân làm Đại thống lĩnh, Đoàn Quân Hạo tất nhiên là đã từng gặp.

Ấn tượng sâu nhất vẫn là lần đó, lần mà Tam hoàng tử đánh bại Lỗ quốc, thu quân mang theo giấy hàng thúc ngựa chạy nhanh về triều.

Hôm truyền tình báo về đó, con phố dài mười dặm kia biển người chật kín. Tướng quân y phục hoa lệ, ngựa cũng tráng mỹ kia, tinh thần phấn chấn, hôm đó ngắm hết biển hoa phồn thịnh Trường An.

Đời người kiêu hãnh lắm cũng chỉ đến thế.

Đoàn Quân Hạo đi theo những quan thần tử đệ khác đứng ở trên lầu các ngắm nhìn về phía xa. Nhưng lại thấy Tam hoàng tử xoay người nhảy xuống ngựa, đứng ở trung tâm con phố người đông tấp nập chắp tay chào bốn phía, trên mặt lộ ra chút áy náy.

Đứng ở xa xa mà vẫn có thể nghe thấy giọng nói lanh lảnh đó.

"Già trẻ lớn bé nhà chư vị hương thân đều giao lại cho Đại Uyên, các vị hi vọng ta có thể chiến thắng trở về, tất nhiên cũng hi vọng người thân mình bình an trở về. Chỉ tiếc thực lực của tại hạ không đủ, tuy là chiến thắng trở về nhưng hàng ngàn huynh đệ dưới tay ta vẫn thương vong như cũ, bọn họ đều là con dân của Đại Uyên ta, là hi vọng nuôi sống của cả nhà. Ta thật sự rất hổ thẹn, tại đây vô cùng xin lỗi các vị."

Rất khó để hình dung được tâm trạng của Đoàn Quân Hạo lúc đó.

Lúc đó nhìn thấy cảnh này, từ quan viên tới bách tính, không một ai là không kinh ngạc cả.

Nói một cách công bằng thì trận chiến với Lỗ quốc này không thể nào đặc sắc hơn được nữa.

Tam hoàng tử dẫn theo quân Huyền Kỵ nhân buổi tối vòng ra phía sau, nhanh như chớp xé tan phòng tuyến của bên địch. Một kiếm giết ngàn quân còn hơn cả quân đội trăm vạn binh. Lại càng không tốn một binh một tốt nào mà liên tục đánh bại được ba tòa thành khiến cho đối phương phải mở cổng thành đầu hàng.

Có thể nói rằng trong những năm nay, lần đánh bại Lỗ quốc này có thể coi là chiến dịch dài mà Đại Uyên đánh ít hao tổn nhất rồi.

Nhưng cho dù là như thế, Tam hoàng tử vẫn cảm thấy là do mình làm chưa đủ tốt.

Cho dù Đại Uyên có cởi mở đến thế nào đi chăng nữa thì chế độ giai cấp bên trong vẫn không thể vượt qua được như cũ.

Quan thần vương tướng có người thương xót bách tính, có người lòng ôm chúng sinh thiên hạ lo quốc lo dân, nhưng người thật sự dũng cảm thừa nhận cái sai của mình trước mặt bách tính thì lại vô cùng hiếm ít. Còn chân thành thừa nhận cái sai của mình trước cả con phố này, có lật hết cả Đại Hoang ra tìm thì cũng chỉ có một mình Tam hoàng tử.

Sau này, Đoàn Quân Hạo lại nghe nói, Tam hoàng tử năm nào cũng sẽ mở kho lưu trữ của mình ra phát bồi thường cho những sĩ binh hi sinh dưới tay y.

Cùng làm tướng lĩnh mới biết rõ được đối phương bảo vệ che chở cho binh lính của mình tới mức nào. Hèn gì quân Huyền Kỵ danh tiếng lừng lẫy Đại Hoang lại thề chết đi theo. Đoàn Quân Hạo tâm phục khẩu phục.

Đối ngoại, Tam hoàng tử chinh chiến bốn phương, dũng mãnh không thể cản lại được. Đối nội, y hòa ái, thương dân như thương con. Những năm trước phía Bắc có thiên tai, cũng do y chủ động tình nguyện dẫn binh tới trợ giúp chống thiên tai, lại càng mỗi năm đều móc tiền móc đồ của nhà ra giúp đỡ dân hạn hán.

Đến cả văn sĩ thư hương khắp Đại Hoang đều thay đổi cái nhìn phiến diện và sự coi thường đối với Hoàng thất của Đại Uyên mà hào phóng tán dương Tam hoàng tử của Đại Uyên "Văn thao võ luyện, trăng thanh gió mát, phong thái quân tử".

Biến cố xảy ra vào trận Hàm Cốc quan một năm trước.

Ngay khi Đại Uyên xuất binh tấn công nước khác thì nhiều nước liên thủ đột nhiên tấn công vào, đột kích tới nhanh như chớp vậy, tập trung cả năm mươi vạn quân rầm rộ tới tấn công Đại Uyên.

Lúc đó lại trùng hợp Đại Uyên đang xuất binh, binh lực giữ thành không đủ. Quân đội thường trú ở Hàm Cốc quan lại chỉ có năm vạn quân.

Nếu như Hàm Cốc quan thất thủ, thì ngay sau tòa thành này chính là Kinh thành Đại Uyên.

Kinh thành có mười vạn Vệ Thú quân canh giữ, không nói đến việc không thể một lúc điều động hết số lượng đó được, cho dù có điều động hết đi được thì mười lăm vạn quân đối đầu với năm mươi vạn quân, nghĩ thôi cũng biết vô cùng khó khăn.

Chính vào lúc nguy cấp, nghe thấy tin Tam hoàng tử dẫn đầu ba ngàn quân Huyền Kỵ chạy tới, trận chiến như có chiến thần giáng lâm, quân chia thành ba đội tấn công vào chỗ hiểm của doanh trại địch, đánh cho địch không kịp trở tay. Lại phái môn khách và mưu sĩ trong tay dùng cách vận động hành lang và chiêu lãm, phá được sách lược liên hợp các nước của Tung Hoành gia.

Đoàn Quân Hạo khi đó còn chưa ngồi lên được vị trí Đại thống lĩnh, hắn ta ấn tượng cực kì sâu đậm với việc này là bởi vì tiền nhiệm Đại thống lĩnh chính là cha hắn ta. Cha hắn ra mặt dẫn một bộ phận Vệ Thú quân xuất quân chiến đấu, suýt nữa là chết trước Tam hoàng tử. Nói chung quy lại thì Tam hoàng tử có ân lớn với nhà hắn ta.

Ai cũng không ngờ được rằng, năm mươi vạn đại quân bị ba ngàn người này đánh cho tan tác, hoảng loạn bỏ chạy.

Nhưng mà quân Huyền Kỵ cũng phải trả cái giá rất đau thương. Trong tình hình chi viện mãi vẫn chưa tới, Huyền Kỵ đã gần như diệt quân, Tam hoàng tử cũng không rõ tung tích.

Đợi khi đại quân của địch rút đi, Uyên đế ra lệnh cho quân đội dọn dẹp chiến trường, đối chiếu kĩ càng từng cái xác một, nhưng đừng nói là tung tích của Tam hoàng tử, đến cả một mảnh áo cũng không tìm thấy.

Sau cơn đau thương, Uyên đế hạ chỉ truy phong y làm Hoàng thái tử, lập bài vị ở Thái Miếu, lập y quan trục an táng long trọng trong lăng mộ.

(Thái Miếu là lăng mộ tiên đế, y quan trục là kiểu mộ đặt quần áo, tài sản của người đó vào thay cho thi thể)

Trong dân gian cũng vô cùng xót thương, bách tính tới Vu miếu dâng hương khóc tang suốt cả mấy tháng. Vì biết Tam hoàng tử yêu thích hoa lan nên nhà nào nhà nấy đều nuôi hoa, mỗi tiết Thượng Tị đều trưng hoa trên phố, từng chậu hoa nối dài hàng chục dặm, mùi thơm lan tỏa mãi chưa tan.

(Tuần đầu tháng ba âm lịch gọi là ngày "thượng Tị". Tục nước Trịnh cứ ngày ấy làm lễ cầu mát.)

Sau này càng ngày càng nhiều người nhớ tới, trước trận chiến ở Hàm Cốc quan, Thái Vu từng tiên tri cảnh Cửu tinh liên châu.

(*chín hành tinh đúng lúc xếp thành một hàng thẳng.)

Đêm hôm đó, như một giấc mộng hoang đường, khắp thiên hạ đều mơ thấy cùng một giấc mơ.

Trong mơ, mây đen âm u đè nặng lên tòa thành này, sấm chớp đánh ngang trời.

Tướng lĩnh bạch y thúc ngựa chạy từ phương xa tới đây, xung quanh toàn là khói lửa bụi mù, binh lính tử trận vô số.

Máu tươi nhuốm đỏ áo bào màu trắng. Nhìn quanh bốn phía, tất cả quân Huyền Kỵ sau lưng đều đã ngã xuống, loạng choạng ngã xuống lưng ngựa.

Trong cảnh chiến đấu tàn khốc, Tam hoàng tử bỗng dưng ngã xuống, lại đột nhiên nhìn trời mà cười to.

Y liêu siêu cầm kiếm của mình lên, đặt trước cổ của mình.

Ngay lúc đó, mưa to gió lớn bỗng nhiên đổ xuống.

Tóc đen của y xõa hết ra, hai mặt nhắm chặt, tư dung như tuyết.

Thương sinh thiên hạ tất cả đều điên cuồng vì Tam hoàng tử, nhưng y lại cầm một thanh trường kiếm, gác giữ cổng thành, tự vẫn bên ngoài thành Hàm Cốc quan, dưới chân Hoàng thành trong giấc mơ kia.

Lúc tỉnh dậy, mọi người đều đã không phân biệt rõ được là Trang Chu mộng điệp hay là điệp mộng Trang Chu nữa.

(Trang Chu mộng điệp là một thành ngữ, nghĩa của câu thành ngữ này là "không biết Trang Chu nằm mơ biến thành hồ điệp, hay là hồ điệp nằm mơ biến thành Trang Chu", ý chỉ cuộc đời biến đổi vô thường. Trong câu văn trên nghĩa là mọi người không phân biệt được đâu là thật đâu là mơ.)

Đến khi Tam hoàng tử chết ở Hàm Cốc quân, mới có bách tính dần dần nhớ tới chuyện này, họ đều bảo rằng là do ông trời có dự cảm nhờ tiên nhân gửi mộng.

Truyền thuyết thần tiên hạ phàm lịch kiếp, bảo vệ xong chúng sinh rồi thì tất nhiên cũng phải quay về.

Từ đó, bội kiếm của Tam hoàng tử là Thất Tinh Long Uyên cũng không rõ tăm tích theo chủ nhân của nó.

Nhưng mà bây giờ, nó lại lần nữa xuất hiện trước Kinh thành Đại Uyên.

Xuất hiện trong tay của một kiếm khách mắt mù.

Đoàn Quân Hạo đang định bước lên phía trước định trách mắng hỏi lai lịch của thanh bảo kiếm này, nhưng khi ngẩng đầu lên lại nhìn thấy rõ được khuôn mặt của vị kiếm khách bạch y kia, suýt nữa đã nhũn chân quỳ xuống.

Khuôn mặt thanh tuấn, khí chất xuất trần cao nhã này, cho dù có che thêm một lớp vải trước mắt thì Đoàn Quân Hạo đều không thể nào quên cho được.

Hắn ta đầu chảy đầy mồ hôi, bỗng dưng chắp tay quỳ xuống, giọng nói run run.

"Mạt tướng tham kiến Tam hoàng tử điện hạ!"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro