3. Kể từ nay về sau lão phu nhân này chính là mẫu thân của mình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lúc nam nhân bước chân qua cửa Tây Cảnh Viện đã thấy cả một vườn hoa thược dược đủ màu đang khoe sắc. Nam nhân mới tới thế giới này chưa lâu, lại không có hiểu biết về hoa, nên đoán rằng bây giờ ở thế giới này đang là mùa xuân.

Không phải luôn nói mỗi khi xuân về cây cối đều đâm chồi nảy lộc hay sao?

Có điều mùa xuân ở nơi đây có phải hơi nóng nực khác thường rồi không?

Trên đường tới Tây Cảnh Viện, nam nhân đều thấy những hạ nhân đi lại làm việc trong phủ đều mặc y phục tay ngắn của mùa hè, thậm chí ngay cả bộ y phục nam nhân đang mặc do Tự Cúc chuẩn bị cũng là loại áo mỏng tay lỡ.

Bình thường người mới ốm dậy thường phải mặc quần áo dài một chút, nhưng Tự Cúc khi chọn bộ y phục này cho nam nhân dường như là vì sợ nam nhân sẽ bị nóng.

Trong Tây Cảnh Viện hiện tại chỉ thấy vài hạ nhân đang quét tước sân vườn, lau chùi bộ bàn ghế gỗ đặt ngoài sân.

Có người nhận ra Khổng Chân Thủy tới liền dừng tay, khom người cúi đầu chào nam nhân. Những người khác thấy vậy cũng liền ngừng làm việc, chạy lại quy củ xếp thành hàng đều khom người cúi đầu trước nam nhân. Nam nhân không ngỏ ý gì, họ một mực đều cúi đầu nhìn xuống mặt sân lát nền gạch hoa dưới chân mình, không ai tự ý ngẩng đầu lên, càng không dám đưa mắt nhìn tới nam nhân.

Khổng Chân Thủy đang mải mê ngắm nhìn vườn hoa thược dược đủ màu khoe sắc, như hàng vạn quả cầu nhỏ hợp lại tạo thành một tấm thảm sắc màu cầu kỳ.

Tự Cúc và Tiểu Yến sợ nam nhân vừa mới tai qua nạn khỏi đứng lâu lại sinh mệt nên bước tới khuyên nam nhân nên ngồi xuống nghỉ ngơi.

Nam nhân lúc này mới nhận ra những hạ nhân trong Tây Cảnh Viện vẫn còn đang giữ tư thế cúi chào liền bảo họ cứ tiếp tục đi làm việc của mình, gọi lại một hạ nhân vừa mới lau chùi bộ bàn ghế mình đang ngồi, đi tìm quản sự của Tây Cảnh Viện tới.

Một lát sau hạ nhân kia đã quay trở lại, đi phía trước là một lão nam nhân tóc vẫn còn đen, đôi mắt sáng, cử chỉ nhanh nhẹn, khi thấy Khổng Chân Thủy liền nở nụ cười thân thiện.

Nhị thiếu gia, người tới nơi đây sao không cho hạ nhân báo trước với tiểu nhân một tiếng, khiến tiểu nhân không kịp đón tiếp.

Nam nhân lắc đầu nhẹ giọng nói không sao. Tây quản sự đưa mắt nhìn mặt bàn trước mặt nam nhân trống trơn, liền giở giọng quở trách.

Hạ nhân đâu? Sao Nhị thiếu gia tới lại để người ngồi không như vậy, trà bánh đều không đem lên. Khổng gia mua các ngươi về để làm cảnh hết sao?

Nghe Tây quản sự trách mắng, một nữ hạ nhân chuyên phụ trách việc rót trà trong viện vội bê ấm trà mới đun xong tới. Không biết nàng ta bất cẩn hay cố ý bê ấm trà không vững liền làm đổ hết lên người Khổng Chân Thủy.

Nam nhân theo phản xạ hô lên một tiếng, vội đứng dậy, chủ yếu là do nước trà nóng. Tây quản sự và hai nha hoàn Tự Cúc Tiểu Yến thấy vậy vội vàng lấy khăn lụa ra vội lau nước trà trên người nam nhân. 

Tây quản sự quay đầu trách mắng nữ hạ nhân kia một tràng, tuy rằng nàng ta đã quỳ xuống cầu xin Khổng Chân Thủy lúc làm đổ ấm trà nhưng Tây quản sự vẫn phạt đánh nàng ta hai mươi gậy.

Nam nhân có chút nhức đầu khi nghe thấy tiếng gào khóc của nữ hạ nhân kia khi bị lôi đi phạt đánh, lúc đầu tới đây định tìm lão phu nhân lén hỏi thăm chuyện về chủ nhân của thân thể này, ai ngờ lại bị tạt nguyên ấm trà nóng hổi lên người.

Với bộ dạng này không thể ngồi lại nói chuyện với lão phu nhân được, Khổng Chân Thủy bảo Tây quản sự rằng mình trở về Châu Cảnh Viện, khi nào lão phu nhân về viện liền sai người tới báo cho mình biết.

Dù sao chuyến đi này cũng không phải không thu được gì, nam nhân cũng biết được chủ nhân của thân thể này là Nhị thiếu gia của Khổng gia, nói vậy trước nam nhân còn có một vị đại ca hoặc đại tỷ nữa.

Tây quản sự tiễn nam nhân ra tận ngoài cửa Tây Cảnh Viện, trước khi quay trở vào còn không ngừng xin lỗi về chuyện vừa rồi.

Nam nhân cũng không phải người lòng dạ hẹp hòi, trước trấn an Tây quản sự, sau đó mới rời đi.

Trở về Châu Cảnh Viện, Tự Cúc đã chuẩn bị y phục để thay cho nam nhân, còn Tiểu Yến đi kêu hạ nhân chuẩn bị nước tắm cho nam nhân.

Sau khi tắm rửa thay đồ và dùng bữa tối xong, nam nhân nói muốn tới Tây Cảnh Viện một chuyến, có điều chưa ra khỏi cửa đã thấy lão phu nhân cùng sáu nha hoàn đi theo phụng bồi tới Châu Cảnh Viện.

Lão phu nhân tận mắt nhìn thấy nhi tử bảo bối đã tai qua nạn khỏi, hai mắt đều đã đỏ hoe, để nam nhân dìu vào phòng ngồi nói chuyện.

Nam nhân để lão phu nhân hỏi thăm xong rồi mới nói tới chuyện chính.

Mẫu thân, con hiện tại đã mất đi rất nhiều ký ức, cũng không còn rõ chính mình như thế nào. Người hãy giúp con nhớ lại mọi chuyện!

Lão phu nhân nghe nhi tử bị mất trí nhớ liền đau lòng không thôi, sau đó tích cực kể cho nam nhân nghe nhiều chuyện về bản thân Khổng Chân Thủy và Khổng gia, mong nam nhân có thể nhanh lấy lại trí nhớ.

Nam nhân ngồi một bên chăm chú lắng nghe, cố gắng ghi nhớ từng chuyện lão phu nhân kể. Không ngờ lão phu nhân rất chu đáo, còn sai nha hoàn hay giúp mình ghi chép khi ra ngoài mua đồ lấy ra một quyển sổ mới tinh, đứng một bên ghi chép lại cẩn thận một vài điều nam nhân cần nhớ nhất, sau đó đem sổ đưa cho nam nhân giữ.

Lão phu nhân tới ngồi nói chuyện một hồi mới rời đi, trước khi đi còn kêu hai nha hoàn bưng tới hai cái khay đặt tổng cộng sáu bộ y phục bằng lụa màu sắc và hoa văn khác nhau đặt trên bàn.

Không cần nói cũng biết đây đều là y phục lão phu nhân mang tới cho nam nhân.

Nam nhân muốn tiễn lão phu nhân ra tận cửa viện nhưng lão phu nhân đã ngăn lại, dặn nam nhân nên đi nghỉ ngơi sớm, sáng mai theo mình tới Thân Cảnh Viện gặp Khổng lão gia.

Khi trong phòng chỉ còn lại nam nhân và hai nha hoàn thân cận Tự Cúc Tiểu Yến, nam nhân mới thắc mắc với hai người họ rằng tại sao nhị lão lại không ở chung một biệt viện như hầu hết các cặp phu thê khác.

Tiểu Yến tính tình hướng nội, nên những chuyện của lão gia lão phu nhân dù có hiếu kì thế nào cũng không dám nghe ngóng, càng không tụ tập bàn tán về các vị chủ tử.

Tự Cúc là nha hoàn thân cận được lão phu nhân đặc biệt dặn dò phải luôn đi theo hầu hạ Khổng Chân Thủy, nên rất hiếm khi bước chân ra khỏi Châu Cảnh Viện, có ra ngoài cũng là đi theo chủ tử của mình, chủ tử đi đâu nha hoàn theo đó.

Mà theo lời lão phu nhân đánh giá thì Khổng Chân Thủy từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành đều giữ được bản tính vô tư, nên nam nhân cũng tự hiểu người như thế chắc đi ra ngoài cũng là dạo chơi trên phố chứ sẽ không quanh quẩn trong phủ mà có thể để tâm tới chuyện tại sao phụ mẫu không ở chung cùng một biệt viện.

Bản thân nam nhân thấy lão phu nhân là một người tốt, rất yêu thương con cái, bao dung độ lượng, sống an nhàn vui vẻ, còn đặc biệt yêu thích loài hoa thược dược, bỏ nhiều công sức chăm chút mới có thể có được một vườn hoa tuyệt đẹp như thế.

Nhưng người ta thường nói người tốt thường phải chịu khổ nhiều, cũng không hiểu tại sao ông trời lại đối xử bất công như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro