Untitled Part 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 01: (Tham khảo trước khi đến lớp 29/1)

Bài tập phần/ chủ đề: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM VIỆT NAM

Doanh nghiệp của em (Vietfood) kinh doanh trong ngành thực phẩm chế biến sẵn. Là một doanh nghiệp cỡ trung bình tại Việt Nam và thương hiệu của công ty chưa được biết đến ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ dù thời gian qua công ty đã thực hiện việc nghiên cứu để xuất khẩu ra thị trường Mỹ.

Một ngày nọ có một doanh nghiệp (FLorda) chuyên phân phối và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn lớn của Mỹ đến Việt Nam và muốn hợp tác với công ty bên em để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Mọi việc được hai bên bàn bạc và thỏa thuận xong nhưng duy nhất có một việc mà hai bên chưa thống nhất được đó là sản phẩm xuất sang Mỹ và tiêu thụ mang tên thương hiệu FLorda. Nhãn mark, bao bì mang thương hiệu FLorda, bên trong sản phẩm (ruột) là của Vietfood.

Nội bộ doanh nghiệp của em có người đồng ý nhưng có người không đồng ý. Những người đồng ý thì kỳ vọng những hợp đồng sắp tới sẽ mang về cho doanh nghiệp: lợi nhuận, doanh thu, giải quyết việc làm cho người lao động và hàng tồn kho. Những người không đồng ý vì cho rằng nếu hợp tác với bên FLorda thì doanh nghiệp mình chỉ mãi mãi làm thuê cho họ, làm gia công cho họ. Thương hiệu Vietfood sẽ không có chỗ đứng ở thị trường Mỹ. Nhưng họ cũng chưa biết phải làm gì?.

Nếu đề nghị FLorda đính kèm tên Vietfood song hành với thương hiệu FLorda thì họ không đồng ý (Doanh nghiệp Mỹ luôn như vậy). Vì họ không muốn quảng bá thương hiệu miễn phí cho Vietfood.

Nếu Vietfood tự tiêu thụ sang thị trường Mỹ thì chưa được vì muốn tiêu thụ sang thị trường Mỹ doanh nghiệp đó phải có nhiều điều kiện như: Tài chính, hiểu thị trường Mỹ, mở văn phòng đại diện, có luật sư riêng v.v & v.v

Nếu em là nhà quản trị điều hành (CEO) của Vietfood, em sẽ quyết định như thế nào?. Hợp tác hay không hợp tác?

CÂU HỎI GỢI Ý:

(1)  Khi hợp tác với FLorda thì được gì và mất gì?

(2)  Nếu hợp tác với FLorda nhưng mọi người phản đối thì thuyết phục mọi người như thế nào?

(3)  Hợp tác với FLorda bao lâu?

(4)  Sẽ học được gì sau những thương vụ đó?

(5)  Hay em không hợp tác với FLorda?

(6)  Nếu tự tiêu thụ, phát triển sang thị trường Mỹ thì phải làm gì?

(7)  Làm thế nào để hạn chế rủi ro?

(8)  Làm thế nào để nhanh chóng tiếp cận thị trường Mỹ?

(9)  Hãy xây dựng kế hoạch bán hàng sang thị trường Mỹ?.

(10)   Hay các em có cách nào khác tốt hơn?

=====================================================================================================

NỘP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 02 (Theo nhóm)

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót :     12h20, ngày 05/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                            14h10, ngày 05/2

Công ty CP Thời Trang của chúng ta là công ty sản xuất và phân phối hàng may mặc thời trang. Quy mô và thương hiệu của công ty chúng ta ở mức độ khá trên thị trường. Tình hình công ty kinh doanh của công ty chúng ta thời gian gần đây theo hướng tích cực-ngày càng đi lên nên cách đây 05 tháng giám đốc bán hàng công ty quyết định lên kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ và yêu cầu các bộ phận liên quan nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xếp duyệt.

Buổi họp tại văn phòng Giám đốc bán hàng:

Giám đốc BH: “ Việc lên kế hoạch bán hàng của phòng mình (tức hỏi Trưởng phòng kinh doanh) như thế nào rồi?.”

Trưởng phòng kinh doanh: “Thưa anh (giám đốc BH) em đang lên kế hoạch và chuẩn bị trình lên cho anh xem vào đầu tháng tới.”

Nhân viên A: “ Thưa anh, tính đến hết quý II thì doanh số bán lẻ của công ty chúng ta tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trưởng phòng kinh doanh: Thương hiệu thời trang của chúng ta ngày càng được nhiều người biết đến và được tín nhiệm trên thị trường, anh ạ!.”

Giám đốc BH: “ Tốt lắm. Đây là lúc thích hợp để triển khai kế hoạch chuỗi bán lẻ. Vậy anh hãy tập trung hoàn thành kế hoạch kỹ lưỡng và khoa học nhé!.”

Trưởng phòng kinh doanh: Dạ!

Buổi họp tại văn phòng kinh doanh (sau đó 2 tuần): (chỉ có trưởng phòng và các nhân viên dưới quyền)

Nhân viên A: “ Theo em chúng ta nên tìm một địa điểm thuộc quận trung tâm thành phố để mở một cửa hàng điển hình, sau đó, từ cửa hàng này chúng ta sẽ mở nhiều cụm cửa hàng nữa. Như vậy, trong thời gian ngắn chúng ta sẽ mở rộng nhiều nơi trên toàn quốc.”

Nhân viên B: “Như vậy là quá chậm so với sức mua và uy tín hiện nay của công ty chúng ta nên phải nhanh chóng tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với sản phẩm của chúng ta. Em đề xuất là thời gian đầu chúng ta mở 05 cửa hàng tại 05 quận, sau đó từ 05 cửa hàng này chúng ta sẽ phát triển thêm nhiều cửa hàng nữa. Như vậy, việc đưa thương hiệu của chúng ta đến khách hàng sẽ hiệu quả hơn, anh ạ!. Địa điểm chúng em cũng đã khảo sát kỹ lưỡng nên rất khả thi anh ạ!.”

Buổi họp tại văn phòng Giám đốc bán hàng (sau đó 1 tháng):

Trưởng phòng kinh doanh: “Thưa sếp (giám đốc BH), Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và căn cứ vào tình hình tăng trưởng ổn định thời gian qua em xin đề xuất tiến hành ngay phương án như sau: đó là chúng ta mở 05 cửa hàng tại trung tâm thành phố, sau khi ổn định thì chúng ta sẽ phát triển thêm những chuỗi cửa hàng khác xoay quanh 05 cửa hàng này.”

Giám đốc BH: “ Làm như vậy liệu có vội quá không ?.”

Nhân viên C: “ Dạ, không đâu anh. Thời trang của chúng ta ngày càng tạo được dấu ấn riêng và được nhiều người yêu thích, anh ạ!.”

Trưởng phòng kinh doanh: “ Hơn nữa ngay thời điểm này chúng ta sẽ thuê được địa điểm tốt. Nhân cơ hội này chúng ta “bung” (tung) nhanh để đối thủ cạnh tranh không kịp trở tay anh ạ!.

Nhân viên D: “Nhưng đó chỉ là mong muốn của chúng ta thôi. Làm kinh doanh là phải chắc chắn. Chúng ta nên xây dựng kế hoạch tuần tự, chậm thôi nhưng nhiều khi còn tốt hơn. Chứ “giục tốc bất đạt”.”

Nhân viên C: “ Theo tôi nghĩ đã đầu tư thì đầu tư luôn, phải đầu tư cho tới nơi tới chốn. Sản phẩm của chúng ta đã có thương hiệu rồi thì lo gì nữa. 

Nhân viên E: “ Hơn nữa địa điểm mà chúng ta đang nhắm đến là địa điểm đẹp. Nếu chúng ta không “chiếm” thì sau này muốn vào cũng không được đâu. Kinh doanh bán lẻ thì quan trọng nhất là địa điểm.”

Cũng có nhiều ý kiến nữa xoay quanh các vấn đề trên nên buổi họp cứ thế kéo dài cho đến trưa.

Câu hỏi: Nếu anh/ chị là Giám đốc bán hàng thì anh/chị sẽ có những quyết định như thế nào ?.

---000---000---000---

LƯU Ý:

- Để có hiệu quả tốt thì các anh/chị hãy suy nghĩ thêm những gợi ý bên dưới, chứ không phải yêu cầu các anh/chị trả lời từng câu hỏi bên dưới.

- Hãy đặt mình vào vị trí là một lãnh đạo, một nhà quản trị CEO để giải quyết tình huống này chứ không phải là giải quyết với tư cách là một sinh viên, một nhân viên bình thường. (Khi đó mình sẽ phải có cái nhìn đa chiều, có tầm nhìn chiến lược v.v)

Ghi chú:

1.      Hãy làm bài tập theo nhóm (Trình bày ngắn nhưng cố gắng đầy đủ, dưới dạng gạch đầu dòng. Nhưng chỉ gạch đầu dòng khi làm bài tập tình huống như vậy thôi. Nhưng sau này khi tham gia thi, kiểm tra thì không được như vậy.)

2.      Nộp bài cho thầy bằng văn bản trên lớp: trước giờ học: 10 phút. Sau thời gian trên thầy không nhận bài với bất kỳ lý do gì.

3.      Mỗi anh/chị phải tham gia, tự nghiên cứu bài tập tình huống trước vì thầy có thể hỏi bất kỳ anh/chị nào đó. Nếu các anh/chị tỏ rõ mình chưa nghiên cứu trước ở nhà thì các anh/chị có thể bị điểm trừ.

4.      Thầy sẽ đánh giá cao và thưởng nhiều điểm cộng cho các anh/chị có ý kiến riêng, tích cực phát biểu và có tinh thần đóng góp ý kiến xây dựng.

                                                        CHÚC CÁC ANH/CHỊ CÓ NHIỀU Ý TƯỞNG HAY & SÁNG TẠO !!!

=====================================================================================================

NỘP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 03 (Theo nhóm)

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót : 12h20, ngày 5/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                         14h10, ngày 5/2

Anh A là trưởng phòng của một công ty kinh doanh, phân phối dược. Tình hình kinh doanh năm qua của công ty nhìn chung tương đối tốt. Vì thế, sau khi họp tổng kết, Ban giám đốc công ty  đã đặt ra chỉ tiêu cho phòng anh A trong năm tới phải  đạt doanh số 04 tỷ đồng. Mức chỉ tiêu cao hơn năm ngoái 10%. Ban giám đốc cũng có lời khen ngợi những anh chị em đã đạt thành tích tốt và lưu ý nhắc nhở những anh chị em làm chưa tốt. Qua đó, Ban giám đốc cũng đề nghị phòng phải trình kế hoạch kinh doanh mới cho năm tới và nhấn mạnh rằng cần có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tang cường thu nhập cho anh chị em lên.

Anh A triệu tập anh chị em trong bộ phận để bàn phương hướng thực hiện mục tiêu kế hoạch. Nhằm khuyến khích các anh chị  em phát huy khả năng làm việc và đồng thời tìm cách tang thu nhập của anh chị em, anh A bàn bạc với anh chị em một kế hoạch trước khi trình lên sếp như sau:

-Toàn bộ phận phụ trách gồm 10 người vì thế mỗi anh chị em phải có nghĩ vụ đem về doanh số ( doanh thu) cho công ty là: 400.000.000 đồng/năm và lương cố định hang tháng của mỗi người vẫn là 4.400.000đồng.

-Nhưng nếu người nào làm vượt doanh số (doanh thu) trên thì sẽ được chia 2% trên tổng doanh số (doanh thu) chênh lệch đó. Nếu anh chị em  nào không đạt chỉ tiêu trên chỉ nhận 60-99% lương so với đồng nghiệp. Kế hoạch trên có khả năng là Ban giám đốc sẽ duyệt vì đã có 5,7 doanh nghiệp làm thí điểm mô hình này và có kết quả khá.Đa số anh chị em đồng tình nhưng có 02 người không đồng tình với kế hoạch trên.

1/ Nghiên cứu, phân tích chiến lược phân bổ chỉ tiêu của phòng anh A?

2/ Nếu bạn là anh trưởng phòng, bạn phải làm gì?

NỘP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 04 (Theo nhóm)

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót : 12h20, ngày 12/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                         14h10, ngày 12/2

Cty S là một hãng tư nhân chuyên đóng gói và phân phối thịt, thực phẩm tại một thành phố lớn ở Australia. Họ thu mua- chế biến- pha chế đóng gói và bán lại cho những nhà bán lẻ, một số siêu thị nhỏ và vừa. Họ không đủ khả năng sản xuất và phân phối cho những trung tâm, đường đây mua bán lớn.

Lợi thế của họ là không làm gia tăng chi phí trong phân phối, nhưng lại gặp khó khan khi những nhà phân phối lớn sẵn sang chào hàng cạnh tranh với đơn hàng ưu tiên và giảm giá.

Hiện nay, công ty S có 02 giám đốc quản lý bán hàng, mỗi người quản lý 5 cửa hàng đại diện. Những đại diện bán hàng này được trả lương căn bản, cộng thêm hoa hồng tùy thuộc vào doanh số vượt trội đề ra hàng tháng. Những đại diện bán hàng nào đó vượt 10% doanh số đặt ra cả năm thì sẽ được tiền thưởng thêm tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty S trong năm đó. Vì thế, tất cả đại diện bán hàng rất say mê tăng doanh số.

Tuy nhiên sản phẩm của công ty S thuộc loại dễ hư hỏng và chỉ có thể được bảo quản trong thời hạn nhất định. Những  sản phẩm quá hạn được trả lại  công ty S tùy thuộc thời gian và doanh số trung bình của điểm bán lẻ.

Mới đây công ty S tổ chức một cuộc cổ đông bán hàng đặc biệt: người bán lẻ có thể giảm giá đang kể nếu họ đặt mua một lượng hàng lớn đến một mức nào đó mà công ty S quy định. Vì thế một số đại diện bán lẻ bị những điều kiện của đợt cổ đông thúc đẩy, đã đặt mau hàng gấp 2-3 lần doanh số thông thường. Thế nhưng, vào cuối tháng, hơn 30% số hàng nói trên không bán được, sản phẩm đã bị quá hạn. Các nhà bán lẻ nói trên đang cố gắng đề xuất địa diện bán hàng bên công ty S nhận l  ại số hàng chưa bán được. Vì thế, người đại diện bán hàng trình bày  cho giám đốc bán hàng và nhấn mạnh rằng: “Đó là các khách hàng tốt nhất của tôi, của chúng ta”.

Câu hỏi:

 1/ Thực trạng tại công ty S là gì?

2/ Bạn hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống trên?

3/ Nếu là giám đốc bán hàng của công ty S, bạn phải làm gì?

CHÚC CÁC ANH/CHỊ CÓ NHIỀU Ý TƯỞNG HAY & SÁNG TẠO !!!

=====================================================================================================

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 05 (Theo NHÓM )

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót :   12h20, ngày 12/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                          14h10, ngày 12/2

Công ty CP gas Chắc Thắng của chúng ta là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối gas nhiều năm qua trên thị trường. Bên cạnh các cửa hàng trực thuộc công ty, chúng ta có nhiều đại lý làm đối tác phân phối ở nhiều quận tại Tp.HCM và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trước đây tình hình kinh doanh gas rất tốt. Tuy nhiên, 2 tuần vừa qua xảy ra liên tiếp 2,3 vụ nổ gas do một số đại lý này vì hám lời nên đã rút trọng lượng của bình gas, mua gas giá rẻ bơm vào bình gas của công ty để bán giá caohơn v.v Việc sang chiết gas của bọn chúng cũng rất đơn giản và thủ công nên rất nguy hiểm v.v Việc làm trên không chỉvi phạm những cam kết trong hợp đồng đã ký, không chỉ là hành vi trái phép, không chỉ bất chấp tình mạng của bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi và sự an toàn của khách hàng của công ty.

Công văn của các cơ quan chức năng cũng được chuyển đến công ty về việc 03 đại lý chiết gas trái phép. Nhiềutờ báo đã đăng tải thông tin trên. Những khách hàng truyền thống và trung thành với thương hiệu của chúng ta trước đây thì nay đã chuyển sang dùng gas của các thương hiệu khác. Một số khách hàng chuyển sang dùng bếp từ vì nghĩ rằng sẽ an toàn hơn. Song song đó, nhiều đại lý (khác) cũng liên tục gọi điện thoại đến công ty phàn nàn về việc có nhiều khách hàng kéo đến các đại lý trả gas của công ty chúng ta.

Vụ việc trên chưa được giải quyết xong thì tuần này tiếp tục 01 vụ nổ gas nữa xảy ra tại một đại lý của công ty chúng ta ở quận ngoại thành. Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng nhận định là do vi phạm phòng chống cháy nổ và có hiện tượng sang chiết gas trái phép. Sự việc trên như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Có thể nói, chưa bao giờ công ty chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn như thế, vì chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng trăm khách kéo đến để trả gas; hàng chục đại lý gọi điện thoại đến phàn nàn và yêu cầu công ty giải quyết; báo chí không ngừng đăng tải thông tin bất lợi cho công ty của chúng ta … khiến cho tình hình càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Câu hỏi: Nếu anh/ chị là Giám đốc bán hàng của công ty thì anh/chị sẽ có những quyết định như thế nào ?.

=====================================================================================================

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 06 (Theo NHÓM )

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót :   12h20, ngày 19/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                          14h10, ngày 19/2

    “ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY KEUCA KHI GẶP CẠNH TRANH TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MỚI”

Công ty KeuCa là một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước giải khát như bia, nước ngọt trên thị trường Việt Nam. Nhiều năm qua sản phẩm của công ty được thị trường Việt Nam tín nhiệm (như bia Landa).

Hiện tại, công ty KeuCa đang chuẩn bị tung ra sản phẩm mới đó là nước ngọt Mida. Kết quả khảo sát lấy ý kiến khách hàng và cho dùng thử tại khu vực Tp.HCM, Miền Tây Nam Bộ (Đồng Bằng Sông Cửu Long) và Miền Trung vừa qua có kết quả rất tốt: hơn 70% người tiêu dùng rất ưa thích sản phẩm mới này.  Vì thế, công ty quyết định chính thức sản xuất nước ngọt Mida và chuẩn bị tung ra thị trường đúng kế hoạch.

Để đảm bảo sản phẩm mới tung ra thị trường được người tiêu dùng hưởng ứng tốt, công ty KeuCa đã chuẩn bị một kế hoạch ra mắt hoành tráng như: truyền thông và PR; phim quảng cáo đã sẵn sàng; giấy mời đã gửi trước cho hơn 150 đại lý v.v & v.v.

Thế nhưng, chỉ còn 02 tuần nữa là đến ngày ra mắt công chúng sản phẩm mới thì công ty KeuCa phát hiện ra sự cố như sau: có rất nhiều đại lý không hề chuẩn bị đưa ra sản phẩm mới bán và phát hiện công ty đối thủ cạnh tranh (Thủy Tiên) tăng tiền hỗ trợ  gấp đôi cho tất cả các đại lý nếu “gâm hàng” (không bán, cất vào kho) của công ty KeuCa trong vòng 02 tháng. Thậm chí công ty Minh Hải cũng bỏ tiền thưởng, hỗ trợ, khuyến mãi cho những đại lý nào không tiêu thụ sản phẩm mới Mida của công ty chúng ta.

Nếu anh/ chị  là CEO của công ty KeuCa, anh/ chị  phải làm gì trước tình huống này, trong khi công ty anh/ chị  đã bỏ nhiều chi phí để nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, quảng cáo, khuyến mãi và truyền thông, hơn nữa ngày ra mắt sản phẩm mới với công chúng đã gần kề?.

 

GỢI Ý: (Để các anh/ chị  suy nghĩ, chứ không phải các anh/ chị  trả lời từng câu hỏi này. Anh/ chị  chỉ giải quyết tình huống kinh doanh này với tư cách là một CEO, nhà quản trị bán hàng)

1)     Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu?.

2)     Nếu là CEO, anh/ chị  sẽ phải làm gì?.

3)     Có tiếp tục triển khai buổi ra mắt với công chúng không? Có tiếp tục tung ra sản phẩm mới không?. Vì sao có? Vì sao không?.

4) Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống này?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 07 (CÁ NHÂN, nộp văn bản): chiếm 40% của bài thi giữa học kỳ)

Lớp HP 210701203 (DHQT8C) nộp hạn chót :   12h20, ngày 19/2

Lớp (DHQT8D) nộp hạn chót :                          14h10, ngày 19/2

Chào các bạn!

Các em hãy vào: www.youtube.com để tải 3 tập phim OSHIN (Nhật), lồng tiếng Việt, tập 261-262-263 để xem Video Clip về Oshin.

Hãy tập trung vào bối cảnh và tình huống gia đình Oshin đã và đang thực hiện kế hoạch kinh doanh cửa hàng tiện lợi (từ những năm thuộc thập niên 60) giống như kiểu kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi Coopfood, satrafood v.v như bây giờ. Là người tiên phong, chưa có kinh nghiệm và “kinh qua” trường lớp bài bản nên Oshin gặp rất nhiều khó khăn như: về chiến lược phát triển, về sản phẩm, về lợi nhuận, quản lý điều hành hệ thống và nhiều vấn đề hạn chế còn tồn tại khác v.v. Cụ thể, lợi nhuận từ việc kinh doanh theo hình thức hiện tại thấp nên khó có thể trụ vững lâu dài, đặc biệt là họ phải trả một khoảng tiền vay vốn ngân hàng để thực hiện kế hoạch kinh doanh cửa hàng tiện lợi này; Oshin thì muốn kinh doanh theo cách như hiện tại nhưng con trai cả của Oshin thì cho rằng không phù hợp và nên thay đổi ngay v.v & v.v. Nếu bạn là chủ cửa hàng như Oshin, bạn sẽ phải xây dựng kế hoạch bán hàng của mình như thế nào?.

Các câu hỏi gợi ý:

1.      Quan điểm của em về kế hoạch bán hàng của Oshin?

2.      Em hãy liệt kê tất cả những điểm mạnh và hạn chế (chú trọng nhiều vào điểm này) trong cách kinh doanh cửa hàng tiện lợi của Oshin?

3.      Hãy tưởng tượng bối cảnh phim Oshin ở Việt Nam và thời điểm hiện tại là năm 2015 và phát thảo những ý tưởng nhằm giúp Oshin vượt qua tình hình kinh doanh khó khăn hiện tại để giúp Oshin xây dựng kế hoạch bán hàng phát triển một cách bền vững?

4.      Để thực hiện bài tập này tốt thì mỗi bạn lưu ý như sau:

1/ Xem phim Oshin nhiều lần (để hiểu vấn đề, ghi chú những điểm quan trọng- phát hiện thêm nhiều vấn đề mới)

2/ Mỗi cá nhân trực tiếp đến (ít nhất) 03 cửa hàng tiện lợi gồm: 01 cửa hàng Coopfood, 01 satrafood và 01 Tokyomart (18 Bis Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. HCM ), gần và đối diện (xéo xéo) siêu thị Maximark (Q. Tân Bình)

3/Phải đi thực tế để hiểu nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề sau: (nhớ chụp ảnh hoặc ghi lại tất cả nội dung những gì mà em trãi nghiệm, em biết về những cửa hàng đó, ví dụ như)

- Sản phẩm

- Giá cá

- Phân loại hàng hóa

- Sự đa dạng, phong phú trong chủng loại hàng hóa

- Trưng bày

- Thiết kế

- Cơ sở vật chất, thiết bị (kể cả giao diện web,v.v)

- Dịch vụ

- Nhân viên

- Thái độ và cung cách phục vụ

- Hệ thống

- Quản lý/ quản trị

- Quy trình phục vụ

- Cung ứng/ khả năng đáp ứng của họ

- Vị trí địa lý/ địa điểm

- Diện tích

- Thời gian

- Phong cách

-

v.v & v.v

4/ Hãy nộp cho thấy tất cả như gì em ghi nhận được (bằng lời hoặc hình ảnh hoặc âm thanh v.v hoặc tất cả những vấn đề trên) để (phần nào) chứng minh em có nghiên cứu thực tế. Phần này gọi là PHỤ LỤC

5/ Từ những quan sát, những trãi nghiệm thực tế tại (ít nhất) 03 nhóm cửa hàng tiện lợi trên để các bạn có những ý tưởng hoặc sáng tạo thêm ý tưởng cho việc xây dựng kế hoạch bán hàng cho Oshin.

6/ Nộp bài viết CHÍNH THỨC: KHÔNG dưới 8 trang và không vượt quá 25 trang (Không bao gồm PHỤ LỤC đính kèm)

7/Hình thức: font chữ Time New Roman, Size/ cở chữ 12-13, spacing: 1.15-1.5;

8/ Bìa:

-Bìa giấy trắng

-Không sử dụng bìa màu, Không sử dụng bìa giấy cứng, Không sử dụng bìa kiếng/ nhựa

- Không sử dụng bìa giấy có mùi thơm

- Có thể in trên hai mặt giấy (không duyệt viết tay)

- Bài viết có thể lồng ghép minh họa: hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…

- Nộp văn bản ( Sau khi phản biện trên lớp thì thầy có thể yêu cầu điều chỉnh, bổ sung và gửi fiel word qua email để cho các nhóm khác cùng tham khảo)

9/ Chú ý khác:

-Cách hành văn, ví dụ:

+ Bắt đầu 01 câu thì thụt vào dòng 01 ô- theo văn phong Việt Nam (nếu viết cho người nước ngoài thì khác)

+ Bắt đầu 01 đoạn văn (hay câu văn): viết hoa hoặc in hoa

+ Tên địa danh, tên riêng, tên người, tên sản phẩm, tác phẩm: viết hoa hoặc in hoa

+ Diễn đạt hết ý thì mới được xuống dòng, không được xuống dòng TÙY TIỆN

Ví dụ vậy.

10/ Tổ chức phản biện: ngày 26/2. Hình thức phản biện là GV hỏi trực tiếp từng cá nhân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro