Hồi I: Oan hồn không tan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Trời đã sập tối rồi mà mãi chẳng thấy thằng Tư quay về. Nó đi cả xế chiều, mang theo mỗi cái cần câu, không lo kiếm chuyện làm, suốt ngày phí phạm thời gian cho mấy con cá ngoài ao. Cái thôn Vĩ Đoài này có mấy thằng ăn không ngồi rồi như nó, toàn bọn lo vợ lo con, mỗi nó là còn lêu lỏng chả lo con dại ở nhà gì cả, có khổ không chứ."-Bà Dinh thủ thỉ với ông Dinh


Trời đã đổ mưa, một cơn mưa báo hiệu sắp giao mùa, mưa ngày càng to, không có dấu hiệu sẽ ngớt. Bà Dinh cứ lẩm bẩm mãi, sợ thằng con của bả gặp chuyện, còn ông Dinh nằm dài trên cái sạp chiếu, khăn khăn hoài về chuyện nương rẫy.


"A, về rồi, mưa to thế này mà tới giờ mày mới về, tao ngồi ở nhà sốt ruột không ngớt"-Bà Dinh nhảy bật ra khỏi sạp rồi chồm lên bảo Tư mới về. Người Tư ướt nhẹp, trận mưa xối xả đã làm cho bộ đồ của anh ướt đến nổi chảy ra cả tộ nước. Trên tay anh là cái cần câu lúc như lúc chiều đem đi và tay kia là một cái hũ bằng đất nung màu đỏ sẫm, hẳn là chiến lợi phẩm mà anh thu được trước trận mưa tầm tã này.


"Chiều nay coi bộ cũng khá đó, bắt ở ao mới, cá thì to mà còn lời cả cái hũ đựng cá này nữa, thật không uổng công ướt đồ mà" Tư bảo với vợ con dưới nhà bếp. Vợ anh nhanh tay lấy mấy con cá trong hũ rồi đem ra bỏ vào thau, để bọn nó sống một tí rồi tối mai hẳn làm thịt, giờ lo dọn cơm cho cả nhà ăn trước. Cái hũ được đặt né sang một bên, để phía góc sẵn sàng cho lần sau anh Tư đi câu lại đem theo.


Trời mưa không ngớt, ông bà Dinh lại ra sạp ngồi sau bữa ăn rồi cũng than trời về vụ lúa của cả nhà sắp ngã do mưa...


Giờ là nữa đêm, ở cuối thôn Vĩ, một căn nhà vẫn sáng đèn, người trong nhà là một ông bác đã có tuổi đang đi qua đi lại, trên tay là đồng xu cổ cứ trở qua trở lại không hồi như lo toang về điều gì sắp đó tồi tệ sắp ập đến. Người đàn ông đó là bác Đại, một người ở xứ khác, vào làng đã được mươi năm, không vợ, sống cùng thằng con là Báo, năm nay nó sắp mười tám tuổi. Ông Đại sống cùng thằng con đơn độc qua từng ấy năm, không dám tiến thêm bước nữa dù người làng luôn hối thúc ông. Người trong làng quý ông vì nghề của ông giúp ích cho họ rất nhiều, ấy thế mà chả có ai dám mẹ kế của thằng Báo vì ông Đại hành nghề thầy trừ tà. Ngày mai là ngày sinh nhật mười tám tuổi của thằng Báo, giờ nó vẫn ngủ say dù căn nhà đèn sáng chói và ngập tiếng bước chân của ông Đại cứ văng vẳng trong đêm.


Chiều hôm sau, không biết ông trời giận vì điều gì mà đổ mưa to hơn cả hôm qua, làm người làng lo không ngớt về mùa lúa đương giờ của họ. Mưa to thì cũng là thời điểm mà mấy lão làng tụ họp lại mà tranh thủ nâng ly, quên đi cái lo về đám lúa sắp úng của họ. Điểm tụ họp chiều ấy là nhà ông Dinh. Mấy già lão ngồi trên sạp, nhâm nhi từng chén rượu rồi luyên thuyên những câu chuyện từ sơn đáy đến thủy tận. Trong bếp, bà Dinh thì cứ ngâm nga những câu than trời về người chồng nhậu nhẹt. Vợ anh Tư thì lẹ tay bắt những chiến lợi phẩm hôm qua anh tư đem về, chuẩn bị cho một món ăn bồi bổ cho anh Tư và thằng Tí con chị. Còn anh Tư, không biết do hôm qua do đội mưa hay sao mà giờ cứ ôm chầm cái chăn, run cầm cập ở trong phòng rồi hổn hển nói ra những lời khó hiểu.


Bếp lửa trên bếp cũng tắt, mấy ông lão làng cũng về còn lại vài ba người, chị Tư đem cái chén múc cho anh Tư một tô cháo cá mà chị dày công làm cho người chồng đang bệnh. Trong nhà yên ắng, cu Tí thì đã ngủ lăn quay sau khi ăn mấy miếng đồ ăn trong bàn nhậu của ông nội, bà Dinh thì không còn càu nhàu vì thấy ông Dinh cũng ngưng uống, chẳng còn tiếng trẻ con hay tiếng con người trong mái nhà đấy, chỉ có tiếng thở hổn hển phát ra từ căn phòng của anh Tư. Tức thì, một tiếng "xoảng" phát ra từ phòng anh Tư, nó phá vỡ cái bầu không khí im ắng, tức thời mọi người đổ dồn sự chú ý và sự tò mò về chuyện gì đang xảy ra trong đó. "aaaaaa" tiếng hét của chị Tư phát lên, mọi người đổ xô chạy vào xem có chuyện gì, ai nấy cũng đều phát hoảng sau khi thấy chén cháo cá vở trên đất cũng một vũng máu mà anh Tư nhổ ra, bên trong đó là một con trùng ngọ ngậy, thật gớm giếc. Cả nhà phát hoảng, thằng Tí cũng thức giấc, ai cũng lo mà chả ai biết được nguyên nhân của bãi máu và cái con trùng kia cả, chỉ có mỗi bác Đại đang loạng choạng chạy xuống bếp trong cơn say, hì hục lục tìm thứ gì đó. Lát sau bác chạy lên, cầm theo trên tay là bát muối trắng và bát gạo, hô hoán mọi người giữ chặt tay chân của anh Tư lại. Gia đình bày ra vẻ mặt khó hiểu nhưng cũng chì chạch làm theo, cả ba người thêm cả thằng Tí mà vật lộn giữ anh Tư trông thật khổ sở, khó tin đó là sức của một người bị bệnh. Bác Đại cầm hai thứ trên tay trộn lại, rải lên người của anh Tư, khuôn mặt anh tư nhăn nhó, hét lên một cách đau đớn như bị thiêu sống vậy. Vùng vẫy một hồi thì lát sau anh ngất, mọi người mới được nghỉ tay rồi bắt đầu lo lắng về tình trạng của anh Tư. Bác Đại ngồi lại lên sạp, tiện tay rót chén rượu rồi thở một hơi dài, sau đó bác mới nhờ thằng Tí đội cái áo tơi, chạy qua nhà réo thằng Báo qua đây. Lát sau bác hỏi cả nhà :"Dạo này có mang thứ gì không được đẹp đẽ vào nhà hay làm chuyện gì vô tình mà đắc tội người khuất mặt không?". Cả nhà nhìn mặt nhau, khuôn mặt như của ai cũng lấy làm lạ với câu hỏi ấy, chẳng ai biết trả lời như thế nào. Rồi cả ba đều lắc đầu, bác Đại cũng trầm ngâm một lúc suy nghĩ về một điều khó nói. Bẵng một lúc, chị Tư giật mình thốt lên :"Hôm qua chồng con có đem một cái hũ đựng cá về, nó nằm ở dưới bếp kia kìa". Ông Đại mới hì hục đi xuống, xem qua xem lại cái hũ rồi sờ tay lên cằm lắc đầu như đó là một điều cấm kị. Ông tặc lưỡi :" Coi bộ thứ này là thứ không sạch sẽ đây", rồi sau đó mò bên trong ra một nắm bùn, nhìn kĩ thì nó giống bột hơn, ngâm trong nước lâu rồi nên mới khó nhận dạng.


Bỗng nhiên, trong phòng bật ra tiếng hét ỉnh ỏi, mọi người chạy hốt hoảng chạy vào, thấy anh Tư nằm dưới đật, đau đớn mà dùng tay bấu người, trầy hết cả da thịt, thốt ra những lời rên rỉ không ai nghe hiểu. Rồi bác Đại lại gần, ông vạch mắt anh Tư ra, thấy chỉ toàn một màu đỏ kè như máu và con người thu nhỏ đến cực hạn. Những lời rên rỉ ngày càng rõ hơn, nó chẳng còn giống như giọng của anh Tư nữa, giống của một người khác mà có lẽ là một người phụ nữ, văng vẳng câu nói :"Thả tôi ra, thả tôi ra, thả tô...." Rồi đùng một phát, anh Tư giật người như bị trúng tà, lăn lộn xung quanh rồi há mồm to cực đại rồi nôn ra thêm một bãi máu nữa nhưng lần này lại là màu đen. Trên người anh bỗng nhiên cái vài làn khói đen bay ra, nó bay ra hướng cửa chính, bác Đại đi theo, nó bay ra đến cửa và rồi dựng lại. Như có một bức tường vô hình ngăn chặn nó ở đây, làn khói đứng yên mãi không thôi, không thể đi ra khỏi cửa dù đang đứng rất gần. Trong phòng anh Tư cũng ngừng giãy giụa, cũng ngừng những lời rên rỉ và thiếp đi có lẽ vì mệt. Rồi đột nhiên, thằng Báo tới, nó chạy thẳng vào nhà, không để ý đến làm khói đang ở trước mặt. Rồi làn khói bay vào người thằng Báo, nó ngã xuống tức khắc, không nói không rằng gì cả. Bác Đại cũng mặc nó, nhìn quanh cửa, tìm kiếm một thứ gì đó mà bác nghĩ đã cản cái đám khói đen sì kia. Sau mươi giây, thằng Báo uể oải ngồi dậy, rồi dùng tay đẩy mình về phía góc nhà, tay nắm lấy cái áo và che đi cái ngực như một người đàn bà. Đôi mắt ngơ ngác nhìn mọi người cũng đang khó hiểu vì hành động đó. Bác Đại mới bèn hỏi :"Người ở đây có biết mình là ai không?". Thằng Báo đảo mắt, đáp lại :"Các người muốn làm gì tôi?" Bác Đại cũng im lặng một bẵng rồi cũng trả lời :"Ngươi có biết là bản thân đã chết rồi không? Bây giờ chỉ còn lại mấy phần hồn lơ lửng trên cõi ta bà này". Con người kia hoảng hốt đáp lại :"Các người đùa tôi à, tôi còn phải về lo cho cha bệnh, lấy đâu ra chuyện tôi chết". Rồi thằng báo nhìn xuống, thấy thân xác của nó thật xa lại, như chẳng phải của nó. Bác Đại như ngầm đoán ra sự tình, nói lại với thằng Báo bằng một giọng nhỏ nhẹ nhất :"Có lẽ là một cô nương, chắc cô bị dính một thứ bùa yểm nào đó trước khi chết nên bây giờ mới mất đi nhiều phần kí ức đến vậy. Hẳn là linh hồn của cô đã ngụ trong cái hũ kia qua bao năm rồi, giờ đây mấy phần hồn đã mất, phần xác cũng đã mục nát vì ngâm trong nước quá lâu và trên nắp hũ còn đâu đó dấu vết của một loại bùa chú, có lẽ là do đó, cô chẳng thể được siêu thoát". Cô ấy lặng đi, cúi mặt xuống rồi òa lên khóc như rõ ra mọi chuyện. Thân thể của nó giờ như là của cô gái chẳng thể siêu thoát kia, nức nở thốt lên :"Không lẽ, không lẽ hắn ta đã giết tôi sao..."


Mọi chuyện như đã được sáng tỏ sau câu chuyện mà cô gái kia kể. Cô là Loan, một cô gái độ tuổi lấy chồng, sống cùng người cha mang bệnh nặng trong người, mưu sinh từng ngày dưới một căn nhà chật chội. Một ngày, cha trở bệnh, nhà chẳng có tiền, gạo, ngô cũng hết, chẳng có gì để mua thuốc về cho cha. Một tên thầy thuốc bất lương biết chuyện bèn gạ hỏi mua cô với giá của thang thuốc chữa bệnh. Cô chẳng còn lựa chọn nào khác, vì cha, cô đành đồng ý và từ đó tiếp tay cho cái chết của bản thân. Sau chở thuốc, cha cô cũng qua cơn nguy, cô cũng chẳng thể vui vì sắp phải đáp ứng giao kèo với tên thầy lang kia. Đến đêm, cô đến nhà hắn theo giao kèo, chào đón cô là hắn cùng vẻ mặt háo sắc như muốn ăn tươi nuốt sống cô. Rồi chuyện gì đến cũng đã đến, cô cô nhận một nỗi nhục về trinh tiết. Nhưng rồi, cô chẳng thể ngờ rằng, sau khi xong chuyện, cô sẽ phải đối mặt với ác mộng thật sự. Tên thầy lang háo sắc nhốt cô lại, chờ đợi ai đó đến. Lát sau, một tên thầy pháp đến, đưa cho tên thầy lang một bịch tiền rồi sai đồ đệ của mình mang đồ nghề vào căn phòng nhốt cô gái.


Câu chuyện cô gái kể đến đó, bác Đại hẳn đã biết được mục đích của tên thầy pháp kia là gì rồi. Có lẽ sau khi luyện một loại tà thuật nào đó, linh hồn cô gái vừa mất đi trinh tiết phải bị giam cầm trong chiếc hũ bằng đất nung được niêm phong bằng bùa yểm. Linh hồn và tro cốt của cô đã phải ở trong đó qua hàng tá năm với một nỗi đau đớn khó tả và tuổi nhục của người con gái.Sau khi biết được câu chuyện, bác Đại mới bắt ghế lên trước nhà, trèo lên gỡ cái gương chiếu yêu mà năm ngoái bác tặng cho nhà ông Dinh xuống. Có lẽ nó là thứ đã cản chân linh hồn cô gái ra ngoài. Sau khi gỡ xuống, làn khói bốc lên từ người thằng Báo. Nó bay đi, có lẽ sẽ quanh quẩn trong cái cõi ta bà này và không thể được siêu thoát, làm quỷ đói đến cùng kiệt.


Một lát sau, cả thằng Báo và anh Tư đều tỉnh dậy, xung quanh là vẻ mặt hết sức lo lắng của người nhà nhưng riêng bác Đại thì mỉm cười với thằng Báo. Có lẽ là vì nó đã phát huy được sức mạnh của nội tại trong người mà bác đã luôn chờ.

Mưa cũng ngớt, một đêm dài đã trôi qua, ngôi làng cũng tắt đèn và không gian tĩnh mịch. Bác Đại và thằng Báo ra về, người nhà ông Dinh chào họ, bác Đại cũng dặn dò với họ vài câu :"Lần sau nếu đem thứ gì về nhà thì xem kĩ nó có đáng nghi hay có bùa chú nào còn dính trong ấy không nhé".


Trên đường về, Báo thì uể oải như mới ngủ một giấc dậy, bác Đại thì huýt sao thảnh thơi như vừa vớt được món hời vào đêm mưa phùn này

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#datdoc