ĐAU ĐẦU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mã ICD10: R51

1. ĐỊNH NGHĨA
- Đau đầu là triệu chứng đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra.
- Đau đầu là do sự xáo trộn các cấu trúc nhạy
cảm đau ở đầu.
- Các cấu trúc đó được chia làm 2 loại: trong sọ
(mạch máu, màng não và các dây thần kinh sọ) và ngoài sọ (màng ngoài xương sọ, cơ, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch, mô dưới da, mắt, tai, xoang và niêm mạc).

2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Hỏi bệnh
- Thời gian bắt đầu, ngày, giờ:
□ Mới bị: thường lành tính.
□ Đã lâu: xu hướng tăng lên kèm triệu chứng khác như nôn, cần tìm u não, tụ máu mãn tính.
□ Đau tăng nửa đêm về sáng: cần tìm u não.
□ Đau đầu khi thức dậy: cần tìm động kinh ban đêm.
- Cách bắt đầu từ từ hay đột ngột:
□ Đột ngột đau dữ dội: cần tìm xuất huyết não, xuất huyết màng não, vỡ túi phồng, dị dạng.
□ Đau từ từ tăng dần theo thời gian: cần tìm u não.
- Phát triển thành cơn hay liên tục
- Đau có thành chu kỳ không?
- Thời gian kéo dài của cơn đau, tần số cơn
- Hoàn cảnh xuất hiện:
□ Sau chấn thương
□ Sau sang chấn tâm lý
□ Sau các hoạt động thể lực mạnh
□ Sau uống 1 loại thuốc nào đó
- Vị trí và lan xuyên
- Đau bắt đầu từ chỗ nào?
- Hiện tại đau ở vùng nào?
- Điểm đau nào nhiều nhất?
□ Đau có khu trú rõ, kích thích vị trí đó gây đau: có thể do u, viêm xương, áp xe.
□ Đau nửa đầu tính chất thất thường (lúc đỡ, lúc tăng): thường gặp trong migrain
□ Đau sau gáy có hội chứng tiểu não: cần tìm u hố sau.
- Lan xuyên đến đâu?
- Cường độ và tính chất
□ Mơ hồ không xác định: thường do yếu tố tâm căn.
□ Đau kiểu rát bỏng: thường của viêm dây thần kinh.
□ Đau như điện giật cảm giác mạch đập: thường là bệnh tổn thương động mạch.
- Hiện tượng kèm theo:
□ Chóng mặt
□ Nôn
□ Táo bón
□ Rối loạn vận động, co giật
□ Bại, liệt chi
□ Rối loạn thực vật: mặt tái nhợt hay đỏ ửng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nước mũi, mắt đỏ, mạch đập giật ở thái dương
□ Rối loạn giác quan: sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
□ Loạn thần, la hét
□ Rối loạn cơ tròn
- Ảnh hưởng các yếu tố chủ quan và khách quan.
- Sau khi ngủ, sau nghỉ ngơi, nhức đầu có đỡ không?
- Khi vận động cơ thể có đau tăng không?
- Xoa 2 bên thái dương có đỡ đau không?
- Đã điều trị thế nào, kết quả ra sao?
- Tiền sử gia đình về bệnh đau đầu: tìm kiếm và loại trừ đau đầu có tính chất gia đình.
2.1.2. Khám lâm sàng
- Đánh giá ý thức: tỉnh hoàn toàn, hay mê, loạn thần, kích động.
- Khám toàn thân: toàn bộ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch, phải đo huyết áp, dù là bệnh nhân trẻ (đề phòng cơn tăng huyết áp ác tính).
- Khám thần kinh - tâm thần
+ Chú ý khám tại chỗ.
+ Quan sát xem:
□ Sọ và mặt có biến dạng
□ Có sẹo dày
□ Da đầu có nổi u cục
□ Có điểm đau trên sọ và trên đường đi của những nhánh dây V không.
+ Sờ, gõ vào vùng mà bệnh nhân kêu đau và vùng đối diện
+ Khám cẩn thận, toàn diện về thần kinh - tâm thần.
+ Khám phát hiện dấu thần kinh khu trú: có thể gặp trong động kinh cơn nhỏ toàn thể hoá, các tai biến xuất huyết não, vỡ dị dạng mạch.
+ Liệt dây thần kinh sọ: có thể phát hiện liệt 1 hay nhiều dây sọ nếu phối hợp hội chứng khu trú, nên nghĩ đến xuất huyết não, hay bệnh lý choán chỗ.
+ Phát hiện hội chứng màng não:
□ Nếu có sốt cần định hướng tìm viêm não, màng não.
□ Nếu không sốt cần tìm xuất huyết màng não.
+ Hội chứng tiểu não: đau đầu kèm hội chứng tiểu não cần tìm u hố sau
+ Khám vận động nhãn cầu, các phản xạ đồng tử và chức năng thăng bằng.
- Khám chuyên khoa:
+ Mắt: khúc xạ, thị lực, thị trường, áp lực nhãn cầu, áp lực động mạch võng mạc, đáy mắt.
□ Đau đầu 1 bên dữ dội mất thị lực cùng bên cần tìm tăng nhãn áp hoặc viêm động mạch thái dương cấp (bệnh Horton).
□ Đau đầu 1 bên phù gai cùng bên, có nôn cần tìm u não.
□ Đau đầu, phù gai 2 bên, nôn cần tìm tăng áp lực nội sọ.
+ Tai - mũi - họng: tìm viêm xoang trán và xoang bướm
+ Các xoang, răng: cần tìm hội chứng sai khớp cắn, áp xe quanh răng, răng số 8 mọc lệch, đau dây thần kinh V.
Chẩn đoán: Theo PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU QUỐC TẾ LẦN II – 2004 người ta chia đau đầu làm hai nhóm chính: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

2.2. Các xét nghiệm cần thiết
🍅 Các xét nghiệm sinh hoá, huyết học cơ bản, đánh giá tình trạng viêm như máu lắng, đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn.
🍅 HC màng não có sốt cần chọc dịch não tuỷ sớm làm xét nghiệm tế bào, vi khuẩn định hướng chẩn đoán. HC màng não không có sốt cần tìm XH màng não nên chụp CLVT sọ não tiêm thuốc cản quang hoặc phối hợp chụp mạch não.
🍅 Đau đầu có dấu TKKT cần chụp CLVT sọ não.
🍅 Đau 1 bên đầu, hốc mắt, rối loạn nhìn cần đo nhãn áp tìm bệnh tăng nhãn áp.
🍅 Soi đáy mắt thường qui nếu đau đầu, nôn.
🍅 Điện não đồ cho các đau đầu khu trú hoặc nghi ngờ động kinh.
🍅 Điện tâm đồ thường quy cho BN THA, loạn nhịp tim.

2.3. Định hướng chẩn đoán
🍅 Đau đầu có các dấu hiệu sau cần tìm bệnh tổn thương thực thể nguy hiểm:
🥝 Cơn đau đầu mới xuất hiện nhưng tính chất và cường độ dữ dội chưa từng có.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tbmmn