chính trị tốt nghiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

*Có những quan điểm khác nhau về bản chất của nhận thức.Thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết cho rằng bản chất của nhận thức là " Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật hiện tượng".

CN chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng con người có khả năng tự nhận thức nhưng đó là quá trùnh tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối thuuộc về lĩnh vực tinh thần.

CN duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là sự tổng hợp những cảm giác.

CN duy vật trước Mác thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và khả năng nhận thức của con người về thế giới nhưng nhận thức chỉ là quá trình sao chép giản đơn máy móc.

Tất cả những quan điểm trên đều sai lầm không khoa học vì vậy có tác dụng tiêu cực hạn chế khả năng nhận thức khả năng phân tích giải thích và cải tạo thế giới của con người.

Quan điểm triết học Mác LêNin về bản chất của nhận thức thì khác "bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người một cách chủ động tích cực và sáng tạo".Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể vơí khách thể trong đó:

-Chủ thể là nhận thức là con người.

-Khách thể nhận thức là hiện thực khách quan.

Nhận thức là quá trình vận động và phát triển,là quá trình biện chứnh từ chưa biết đến biết,từ biết ít đến biết nhiều,từ nông cạn đến sâu sắc từ hiện tượng đến bản chất.

Con nguời nhận thức bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng không chỉ nhằn giải thích thế giới mà hưóng hoạt động của con người nhằm cải tạo thế giới

*Theo quan điểm triết học Mác LêNin thì thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử,xã hội củacon người nhằm cải tạo thế giới khách quan.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quannhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.Hoạt động thực tiễn có nhiều hình thúc nhưng trong đó có ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động chính trị xã hội

+ Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức gồm có ba vai trò:

-Thực tiễn là cơ sở là nguồn gốc của nhận thức.

-Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức.

-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

+ Thực tiễn là cơ sở là nguồn gốc của nhận thức:

Mọi nhận thức của con người xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn.Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan làm cơ sở để con người nhận thức.Từ thực tiễn nhận được thì con người mới có nhận thức cho riêng mình.Có thực tiễn thì con người mới có nhận thức.Bằng hoạt động thực tiễn con người trục tiếp tác động vào thế giới khách quan,bắt đối tượng phải bộc lộ rõ ra những đặc trưng thuộc tính quy luật vận động phát triển.Như hiện nay khoa học đẫ có rất nhiều nghiên cứu khám phá mpới như tìm hiểu về thiên thạch,các vì sao để đem dến cho con người một nhận thức mới,chính xác.Tất cả được thu thập từ thực tiễn sau khi con người đã tác động trực tiếp thấy được những quy luật vận động.Với những tác động trực tiếp vào thế giời khách quan thì nhận thức ngày càng được nâng cao.Mỗi khoa học như tự nhiên xã hội.nhân văn... đều được xây dựng khái quát ,tổng kết từ thực tiễn con người đã sáng tạo ra những công cụ phương tiện ngày càng tinh xảo hơn như:kính thiên văn,kính hiển vi,tàu vũ trụ,mạng intẻnet.. để nhận thức thế giới.Nhờ có hoạt động thực tiễn,con người ngày càng hoàn thiện mình cá giác quan con người càng phát triển ngôn ngữ ngày càng phong phú,hình thành cả một hệ thống những khái niệm phạm trù thường xuyên đổi mới.

+ Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức:

Thực tiễn thường xuyên vận động,phát triển nên nó luôn đặt ra nhữnh nhu cầu,nhiệm vụ,phương hướng mới cho nhận thức.Ví dụ như trên thế giới hiện nay các loại dịch bệnh dang lan tràn và phát triển rất nguy hiểm vì vầy nên công tác nghiên cứu ra các loại vắcxin là rất cần thiết cho cựôc sống từ đó khoa học công nghệ nghiên cứu chế biến thuốc phải ngày càng được nâng cao...thúc đẩy khoa học phát triển.Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên xã hội.nước ta cũng đã có một số những môn học mới như: dân số học,môi trường học...đều từ thực tiễn của đời sống xã hội đòi hỏi.

Để đưa ra được một nhận thức mới thì phải qua hoạt động thực tiễn.Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích,yêu cầu.biện pháp cách thức chiến lược và sách lược....Tất cả những cái đố không phải đã có sẵn trong đầu óc của con người mà là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực.Nếu mục đích yêu cầu,biện pháp,cách thức,chiến lược sách lược đúng đắn thì hoạt động thực tiễn thành công ngược lại thì thất bại.

Mục đích nhận thức của con người không chỉ để nhận thức mà điều cốt yếu là nhận thức để cải tạo hiện thực,cải tạo thế giới theo nhu cầu,lợi ích của con người.từ đố cũng có thể khẳng định rằng thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức lý luận.

Đối với nước ta,sự phát triển không nghừng của nhận thức khoa học để phục vụ sản xuát,đấu tranh cải tạo xã hội.Cụ thể là bảo vệ và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

+ Thực tiễn là tiêu chẩn của chân lý:

Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thục khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm.LêNin cho rằng: "ngưòi ta không thể lấy nhận thức để kểm tra nhận thức được,không thể lấy nhận thức này làm chuẩn cho nhận thức kia vì chính nhận thức đuợc dùng làm tiêu chuẩn để kiển tra nhận thức khác,chắc gì dẫ là nhận thức đúng...." Chúng ta thấy rằng thực tiễn đem lại những nhận thức nhưng trong mỗi hoàn cảnh địa vị khác nhau thì nhận thức của mỗi vị trí là khác nhau có thêt tốt với giai cấp này nhưng lại có hại với giai cấp kia.Và chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thực sự,duy nhất của chân lý.

Thực tiễn cao hơn nhận thức nố vừa có tính hiện thực trực tiếp lại vừa có tính phổ biến.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.Tính tuyệt đói ở chỗ :Thực tiễn là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý .ngoài ra nó không có cái nào khác để làm tiêu chuẩn cho chân lý được.Còn tính tương đối của nó là ở chỗ:thực tiễn ngay một không thể khẳng định được cái đúng,bác bỏ được cái sai một cách tức thì.Hơn nữa bản thân thực tiễn cũng có tính biện chứng,thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay.nên không cho phép người ta hiểu bất kì một cái gì trở thành chân lý vĩnh cửu.

Tóm lại thực tiễn là chân lý của nhận thức ,thục tiễn là động lực và mục đích của nhận thức đóng một vai trò rất quan trọng đối với nhận thức.

Câu 2:Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ của nước ta hôm nay?

*Theo LêNin "Đấu tranh giai cấp làđấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận khác,cuộc đấu trnah của quàn chúng bị tước hết quyền bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền,đặc lợi bọn áp bức và ăn bám của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay gia cấp tư sản"

Thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa quần chúng nhân dân lao động chống lại bọn áp bức bóc lột để giải phóng lao động và làm cho sản xuất phát triển.

Nguyên nhân:

-Nguyên nhân trực tiếp:Do sự đối lập về lợi ích kinh tế và địa vị xã hội giữa các giai cấp các tầng lớp trong xã hội

-Nguyên nhân sâu xa: Do sự tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

*Trong thời kì quá độ ở nước ta hiện nay còn đấu tranh giai cấp là tất yếu khách quan do 4 lý do sau:

-Nhà nước XHCN là nhà nước của giai cấp công nhân,song do vị trí đặc điểm của giai cấp này nên nhà nước đại diện cho lợi ích của đa số nhân dân lao động chống lại một thiểu số bon bóc lột và các thế lực thù địch đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt.Ví dụ như cuộc bạo loạn tấn công Tây Bắc,Tây nguyên.Tây Nam hoặc vụ bạo loạn do Nguyễn Văn Lý cầm dầu là do một số thế lực thù địch chống phá nhà nước ta.

-Nhà nước XHCN do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo,lấy học thuyết Mác LêNin làm hệ tư tưởng chính trị,dựa trên khối liên minh công nông cà thực hiên quyền làm chủ của nhân dân lao động.Đó chính là chế đọ tư hữu theo văn kiện đại hôi X.Ở nước ta hiện nay tồn tai 5 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữư tư nhân về tư liệu sản xuất nên vẫn còn đấu tranh giai cấp.

-Nhà nước XHCN vừa tiến hành chấn áp bạo lực đối với bọn phản cách mạng,vừa tổ chức xây dựng xã hội mới.Vừa thực hiện hành chính cưỡng chế vừa trực tiếp quản lý các quá trùnh phát triển kinh tế đất nước.Ngoài ra,phong tục tạp quán và tư tưởng tâm lý vẫn đnag còn nằm sâuỉơ một số nơi như trọng nam khinh nữ gia trưởng độc đoán...

-Nhà nước XHCN là nhà nước quá độ để đi tới sự tiêu vong của nhà nước.Đương nhiên sự tiêu vong ấy là một quá trình lâu dài và càng gần đến giai đoạn tiêu vong thì nhà nước càng phải mạnh lên hơn bao giờ hết.Bởi vì nhà nước càng mạnh bao nhiêu thì càng tiềm ẩn những yếu tố để tự nó diệt vong bấy nhiêu.

* Đấu tranh giai cấp ở nước ta vừa tuân theo quy luật chung vừa có đặc thù riêng sản xuất nhỏ,tự cung tự cấpnông nghiệp lạc hậu tíên lên XHCN bỏ qua tư bản chủ nghĩa.Kết hợp những quy luật chung và những đặc thù riêng Đản ta xác định nắm vững hai nhiệm vụ "Chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc; đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá "

* Quan niệm của đảng ta về đấu tranh giai cấp: Mối quan hệ các giai cấp tầng lớp xã hội là uan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của đảng.

* Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai trong giai đoạn hiện nay theo văn kiện đại hội IX:

- Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển:;

-Thực hiện công bằng XH, chống áp bức bất công;

-Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái;

-Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt dộng chống phá của các thế lực thù địch.

-Bảo vệ độc lập dân tộc xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh,nhan dân hạnh phúc.

Tóm lại trong thời kì hiện nay đấu tranh giai cấp là tất yếu khách quan.Do nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua tư bản đang diễn ra gay go quyết liệt.Theo quan điểm đại hội IX đề ra chúng ta tin rằng sẽ thực hiện được thì sự nghiệp sẽ thắng lợi trong tương lai.

Câu 3:Thời đại hiện nay (đặc điểm xu thế ý nghĩa)

* Thời đại hiện nay được xác định là thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH hình thành một hình thái kinh tế XH mới XHCN và CSCN

Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là sự quá độ từ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới bắt đầu từ cuộc CM tháng 10 Nga thành công năm 1917.

Thời đại hiện nay là quá trình lịch sử lâu dài khẳng định sự ra đời cuae CNXH trên phạm vi thế giới là hợp với quy luật phát tiển của lịch sử báo hiệu sự diịet vong của CNTB.

Trong thời đại hiện nay các cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB đang diễn ra gay go phức tảptong điều kịên mới hình thức mới các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển ngày càng sâu sắc cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân các nước vẫn dang diễn ra gay go quyết liệt hướng yới mục tiêu hoà bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH.

* Theo văn kiện đại hội Đại hội IX nêu rõ:

-Những đặc điểm chủ yếu gồm 5 đặc điểm:

+ Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá mới kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đảng gây khó khăn thách thức lớn cho quốc gia,nhất là các nước đang phát triển.

+ Các mâu thuẫn lớn cuả thời đại biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhauvẫn rất gay gắt.Những cuộc chiến tranh cục bộ,xung đột tôn giáo dân tộc chạy đua vũ trang,hoạt động can thiệp,lật đổ ly khai hoạt động khủngbố những tranh chấp về biên giới,lãnh thổ biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơivới tính chất ngày càng phức tạp.Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi những quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quýêt.

+ Chủ nghĩa tư bản hiện tại đang nắm ưu thế vêd vốn và khoa học công nghệ,thị trường song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vố có đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất,mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển .

+ Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọn và quyết định con đường phát của mình.

+Chủ nghĩa XH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và thức tỉnh của các dân tộc , có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

-Xu thế nổi bật gồm có 4 xu thế sau:

+Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc.

+Ít có khả năng xảy ra chiến chanh thé giới trong những thập niên tới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang... xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng phức tạp.

+Khu vực đông nam Á châu Á - Thái Bình Dương có khả năng phát triển năng động nhưng tiền ẩn những nhân tố mất ổn định.

+Cuộc đấu tranh vì hoá bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội sẽ có những bước phát triển mới.

* Ý nghĩa đối với Việt Nam gồm có 3 ý nghĩa sau:

+Những đặc điểm và xu thế chủ yếu nói trên đều có tác động mạnh mẽ và tình hình nước ta, đặt nước ta trước cơ hội lớn và thách thức lớn. Nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc đổi mới của đảng và nhân dân ta.

+Với thắng lợi của 20 năm đổi mới đã đem lại niềm tin và kinh nghiệm để chúng ta tiếp tục dành thắng lợi to lớn. Đường lôi, chủ trương và chỉ tiêu phấn đấu được xác định ở đại hôi X của Đảng phù hợp với đặc điêm xu thế của thời đại nói trên.ư

+Nắm bắt kịp thời chuyển biến, đặc điểm và xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay để đưa ra đối sách phù hợp là một yêu cầu quan trọng của công cuộc đổi mới.

Tóm lại thời đại hiện nay đang còn tồn tại rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Thế kỉ 21 sẽ là thế kỉ nhân dân ta tiếp tục dành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa nước ta sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới.

Câu 4: Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam:

* Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch đã di theo đường lối cách mạng đúng đắn ,kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội-đường lối nhất quán xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.nhờ vậy tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa cách mạn việt nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Cách mạng tháng tám thàng công ,đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược,xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến,hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc cả nước đi lên XHCN.

Nhưng khi bước vao thời kì quá đọ lên CNXH của nước ta từ năm 1975 đã gặp không ít khó khăn.Vá đã mắc phải những sai lầm khuyết điêmt để lại hậu quả nặng nề.Tình hình hinh tế xã hội lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.

* Sự nghiệp đổi mới ở Việt nam được khởi xuớng từ đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bao gồm đổi mới tư duy,đổi mới tổ chức cán bộ đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.

Đại hội VI đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta,tạo ra bước đột phá toàn diện đem lại luồng sinh khí mới tring xã hội.làm xoay chuyển tình hình đưa đất nước tiến lên..

Tiếp đó là tại các đại hội VII của đảng( tháng 6-1991) đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH,trong đó cùng với xác định rõnội dung và tính chất thời đạiđã làm nổi bật hai nội dung cơ bản là quan niệm tổng quát nhất về XH - XHCN và những phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa XH ở nước ta trong thời kì quá độ. Đại hội cũng xác định mục tiêu tổng quát của quá trình đổi mới, xây dựng XHCN ở nước ta là phấn đấu vì dân giàu nước mạnh Xh công bằng văn minh.

Tại đại hội VIII của Đảng (tháng 6 năm 1996) đã khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - XH, và tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ, chỉ rõ mục tiêu đảy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Đại hôi IX (tháng 4 năm 2001) là đại hội mở đầu thế kỉ 21 ở VN. Đại hội đã nhìn lại một cách tổng quát quá trình cách mạng VN thế kỉ 20, kiểm điểm 5 năm thực hiện đại hội VIII 1996 - 2000, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế XH

Đại hội X của đảng tổng kết và nhìn lại 20 năm đổi mới đã nêu lên được những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm đó là :

-Những thành tựu của 20 năm đổi mới:

+Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế XH có sự thay đổi cơ bản và toan diện

+Kinh tế tăng trưởng khà nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh.

+Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cương,

+Chính trị XH ổn định.

+Quốc phòng an ninh được giữ vững.

+Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên khá nhiều tạp thế là lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Những thành tựu đó chứng tổ đường lối đổi mới của đảng ta là đúng đắn , sáng tạo, phù hợp thực tiễn VN. Nhận thức CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thông lý luận về những vấn đề đó đã hình thành những nét cơ bản.

-Những bài học kinh nghiệm:

+Một là: trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH trên nền tảng CN Mác - Lê Nin và tư tưởng HCM.

+Hai là:Đổi mới toàn diện đồng bộ, có kế thừa, có bược đi, hình thức và cách làm phù hợp.

+Ba là: đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới.

+Bốn là: phát huy cao độ nội lực, đông thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức manh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

+Năm là: nâng cao năng lực lãnh đại và sức chiến đấu của đảng, ko ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng từng bước hoàn thiện nên dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Những bài họclớn đó là tổng kết lý luận thực tiễn của 20 năm đổi mới. Nó vừa khẳng định con đường đổi mới phát triển nhất quán trong thời gian qua vừa soi sáng con đường đang đi tới những thắng lợi mới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa giải đáp được, khó khăn trước mắt vẫn nặng nề nên đòi hỏi sức sáng tạo phải phong phú và tinh thần đấu tranh kiên quyết của toàn dân mới có thể thắng lợi.

Câu 5: Mục tiêu phương hướng của quá trình xây dựng CNXH

*Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chử nghĩa là con đường lựa chọn duy nhất đúng đắn của Bác Hồ, đảng ta và nhân dân cả nước. là tất yếu khách quan là những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài quyết định cụ thể là:

-Chủ nghĩa tư bản trở nên lỗi thời về lịch sử.

-Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghê hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

-Trong quá trình cách mạng đảng cộng sản việt nam luôn kiên định lý tưởng chủ nghĩa xã hội.

-Nhà nước XH chủ nghĩa của dân do dân vì dân ko ngừng được củng cố và hoàn thiện,

*Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở VN:

-Nước ta quá độ từ một XH vốn là thuộc địa nửa phong kiến trong đó nên sản xuất nhỏ tự cung tự cấp và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên CNXH.

-Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh ác liệt hậu quả để lại còn rất nặng nề

-Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc CNXH vài nên độc lập của dân tộc ta.

-Nhân dân ta có truyền thống cần cù sáng tạo anh dũng trong chiến tranh, có ý trí tự lực tự cường để thực hiện công cuôc XDCNCN

*Mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa:

-Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kf quá độ lên CNXH ở nước ta là : "Xây dựng song về cơ bản những cơ sỏ kinh tế của CNXH, với kiến trúc thượng tầng về chính trị, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh

-Mục tiêu chung là :

+ Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn miinh.

+Do nhân dân làm chủ;

+Có nên kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ;

+Có nền văn hoá tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc ;

+ Con nguời được giải phóng khỏi áp bức bất công ,có cuộc sống ấm no hạnh phúc ,phát triển toàn diện;

+Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,đoàn kết ,tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ;

+Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân ,do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản;

+Có quan hệ hữu nghi hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

*Để thực hiện được những mục tiêu trên phương hướg cơ bản mà nước ta đề ra là:

-Phát triển nền kinh tế thị truờng định hướng XHCN.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá

- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm à bản sắc dân tộclàm nền tảng tinh thần xã hội.

-Xây dựng nền dân chủ XHCN thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

-Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân ,do dân và vì dân.

-Xây dựng đảng trong sạch vững mạnh

-Bảo đảm vững chắc quốc phìng an ninh quốc gia.

-Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Tất cả những vấn đề nói trên là con đường quá độ đi lên CNXH ở VN,con đường xây dựng thành công hình thái XH XHCN ở việt Nam.Đây là nhữmg nết cơ bản được cương lĩnh năm 1991 nêu rõ.Đai hội X của đảng nhận thức thêm một bước .Thực tiễn của công cuợc đổi mới cũng cho ta nhận thức ngày càng phong phú và cụ thể hơn.

Hiện nay chúng ta đang ở chặng đường đẩy mạnm công nghiệp hán hiện đại hoá đất nước phấn đấu để đến nam 2010 tăng sản phẩm trong nước gấp 2,1 lần so với năm 2000,dưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 6:Tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng và việc học tập.

Hồ Chí Minh tên khai sinh là 'Nguyễn Sinh Cung' sinh năm 1890 quê ở Nam Đàn tỉnh Nghệ An.Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước nên Bác mang trong mình một khát vọng là làm sao để đưa nước ta thoát khỏi ách nộ lệ và tìm ra con đường cứu nước.Bác đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.Trong quá trình sinh sống và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác Bác đã phải trải qua không biết bao nhiêu là gian khổ,nhưng con người ấy đã làm nên lịch sử đã có những công lao cực kì to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta.Bác đã ra đi vào ngày 2-9-1980 để lại sự nghiệp còn dang dở và sự mất mát to lớn đối với dân tộc ta.Con đường cách mạng của Bác vẫn được nhân dân ta đi tiếp và cuối cùng đã giành thắng lợi.Không phụ lòng Bác thế hệ sau này đã và đang không ngừng học hỏi,rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tại đại hội IX định nghĩa tư tưỏng Hồ chí minh được định nghĩa như sau:

'Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cuae cahs mang Việt Nam là kế quả sự vận dịng sáng tạo chủ nghĩa Mác LêNin và điều kện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các gía tri truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại."

Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm khoa học và cách mang nhất được phát triển trên co sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLê Nin vào hoàn cảnh cụ thể của VN hệ thống quan điển đó bao gồm:

1.Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

2.Tư tưởng về độc lập dân tộc gằn liền với chủ nghỉa xã hội.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

3.Tư tưởng về sức mạnh của dân tộc, khối đại đoàn kết dân tộc,

4.Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân.

5.Tư tưởng về quốc phòng toàn dân,xây dựng lực lượng vủ trang nhân dân.

6.Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hoá,không ngừng nầng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

7.Tư tưởng về đạo đức cách mạng,cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư.

8Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cánh mạng cho đời sau.

9.Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân...

Nhân cách của Bác đã góp phần rất quan trọng vào tư tưởng mà Bác đã đưa ra.Đó là năng lực tư duy năng động ,nhạy bén,nhìn xa trông rộng nên nắm bắt được bản chất và sự vật qua quan sát trực tiếp cuộc sống xã hội.Long nhân ái mở rộng ;Ý chí mãn liệt và nhgị lực phi thường trong thực hiện mục đích đã chọn;tinh thần học hỏi ,khiêm tốn trước mọi người ,giản dị trong đời sống ,kiên cường bất khuất trong mọi thử thách nhưng mềm dẻo linh hoạt trong ứng xửtrước nhiều tình thế và còn nhiều điểm nổi trội khác đã làm cho con người HCM trở thành con người toả sáng trên nhiều lĩnh vực trước hết là tư tưởng.đó cũng chính là nguồn gốc tư tưởng HCM.

Tư tưởng HCM là một hệ thốg quan điểm của CM VN trong đó vấn đề đạo đức có vai trò quan trọng.Tư tưỏng HCM về đạo đức CM gồm 4 nội dung:

-Đạo đức là cái gốc của người cách mạng ,cõ đạo đức làm cách mạng mới hoàn thành được nhiẹm vụ cách mạng.

-Đạo đức biểu hiện ở hành động và kết quả công việc.nên đạo đức phải gắn liền với tài năng.

-Đạo đức CM gồm 4 nội dung:Trung với nước,hiếu với dân;yêu thương mọi người ;cần kiệm liêm chính chí công vô tư;tinh thần quốc tế trong sáng.

-Rèn luyện đạo đức cách mạng phải theo 3 nguyên tắc:nói đi dôi với làm;xây đi đôi cới chống;phải rèn luyện suốt đời với quyết tâm cao,chủ ngiã cá nhân là kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạngvì nó gây ra trăn thứ bệnh nguy hiểm kkhác.

Học tập và thực hiện :

-Học tập và làm theo tư tưởng HCM là một nội dung quan trọng của mọi người VN.Học tập tư tưởng đạo đức HCM để xây dựng cái gốc ,xây dựng nền tảng cuae người cách mạng.

-Trước hết phải nắm vững nội dung cơ bản của tư tưỏng đạo đức và nguyên tắc thực hiện,đồng thời noi theo tấm gương của người.

-Học tập tư tưởng đaoj đức HCM phải gắn liền với học tập hệ thống tư tưởng của người,gắn liền với học tập chuyên môn ,nghiệp vụ để gắn đức và tài cùng tiến bộ.

-Học tập và thực hiện tư tưởng đạo đức HCM là việc suốt đời nên phải có quyết tâm cao,phải có phương pháo phù hoẹp.Nhất là phải biết tự phê bình và phê bình.

-Thực hiện đạo đức tư tưởng HCM là hoàn thành nhiệm vụ được phân công,có lối sống lành mạnh và đóng góp hết khả năng của mình cho xãhội bao gồm cả đấu tranh chống những biểu hiện tiêu các và phản động.Bất cứ lúc nào ,bất cứ ở đâu cũng thể hiện học gắn với hành theo tư tưởng đạo đức HCM.

Tóm lại học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Và nó cũng không phải là dễ dàng nhưng có quyết tâm thì sẽ đạt được nhữnh thành quả nhất định.

Câu 7:Quan hệ kinh tế quốc tế:

Trong thời đại hiện nay việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một vấn đề rất được chú trọng ở mỗi nước như trên thế giới dã lập ra ASEAN một số nước cùng giúp đỡ lẫn nhau trong đó có VN đó chính là xu thế của thời đại.Đối với nước ta để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan vì sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện đại hoạt động đặc biệt trong những năm70 trở lại đay,việc quốc tế hoá sản xuất và sản xuất diễn ra rất sôi động được biểu hiện ở các khía cạnh như sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển như máy bay boing do hàng trăn công ty trrên đất nước tham gia chế toạ,nền kinh tế dất nước ngày càng phụ thuộc vào nhau một cách chặt chẽ ,sự hình thành kết cấu hạ tầng và chi phí sản xuất quốc tế mhư hệ thống giai thông gồm đủ các ngành như đường biển ,đường sông ...cùng với hệ thống giao thông ,mạng lưới thông tin liên lạc hiịen đại cũng được quốc tế hoá.Không chỉ vậy sự chênh lêch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có VN đã và đang đặt yêu cầu phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa chúng.Chiến lựoc phát điểm với cơ cấu mở cửa và theo dó là chiến lược thị trường hướng ngoại là lối ra hữu hiệu của các nước có nên kinh tế dang phát triển hiện nay .

*Những nguyên tắc trong quan hệ kinh tế quốc tế:

-Nguyên tắc bình dẳng :

-Cùng có lợi

-Tôn trọng chủ quyền ,không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

-Nguyên tắc giữ vững độc lập,chủ quyền dân tộc và cũng cố sự định hướng XHCN.

Nguyên tắc bình đẳng:

+là một nguyên tắc quan trọng làm nền tảng cho việc hình thành phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước .Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu phải coi mổi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là quốc gia độc lập có chủ quyền.

Nguyên tắc cùng có lợi:

+ Trong nền kinh tế thị trường,đặc biệt là thị trường thế giới nguyên tắc bình đẳng giữa các nước sẽ không thể được thực hiện nếu lợi ích kinh tế giữa các nước tham dự không cùng có lợi vì trường hợp này sẽ làm cho quan hệ kinh tế thế giới vi phạm các quy luật kinh tế ,nhất là quy luật giá trị-quy luật vốn có của kinh tế thị trường.

+Nguyên tắc cùng có lợi phải trở thành động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các nước.

+ Cùng có lợi ích kinh tế là là một trong những nguyên tắc làm cơ sở cho việc thiế kế đường lối quan điển và chính sách kinh tế đối ngoại và luật đầu tư cho nước ngoài ở các quốc gia.Từ đây có thể cụ thể hoá thành những điều khoản lamd cơ sở để kí kết các nghị định thư giữa các nước ,ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế giữa các nước.

Nguyên tắc tắc tôn trọng chủ quyền ,không can thiẹp vào công việc nội bộ của mỗi nước :

+ nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ đối ngoại giữa các nước nó cũng bắt nguồn từ nguyên tắc cùng có lợi cùng có lợi về kinh tế với tư cách là cơ sở để cùng có lợi ích khác về chính trị ,quân sự xã hội...

+ Nguyên tắc này đòi hỏi môth trong hai bên hoặc nhiều bên phải thực hiện đúng các khía cạnh là: Tôn trọng các điều khoane trong nghị định thư và trong hợp đồng kinh tế; ko đưa ra nhưng điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau; ko được dùng những thủ đoạn có tính chất can thiệt vào nội bộ của nước có quan hệ, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế, kĩ thuật và kích động để can thiệt vào đường lối chính trị của các nước đó.

Nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và củng có sự định hướng XHCN:

+Đây là nguyên tắc xuyên xuốt trong các nguyên tắc trong cộng đồng quốc tế. xét về trình độ kinh tế kĩ thuật, giữa các nước có điểm xuất phát và trình độ phát triển ko đồng đều. Có thể phân loại thành hai loại: Nước có nên kinh tế phát triển và nước có nên kinh tế đang hay kém phát triển đối với những nước đang hay có những nên kinh tế kém phát triển, vấn đề gay cắn nhất là trình độ kĩ thuật lạc hậu do thiếu vốn. Vì vậy đối với các nước này việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải nhằm đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cao, làm cho thu nhập quốc dân tính theo đầu người vượt quá mức các loại nước nghèo của thể giới. tạo đà phát triển ở giai đoạn sau trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc.

Bốn nguyên tắc nói trên liên quan mật thiết với nhau đều có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Xa rời những nguyên tắc đó sẽ ko thực hiện được hoặc làm hạn chế tốc độ và hiệu quả của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.

*Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế gồm nam hình thức sau:

-Ngoại thương

-Hợp tác đầu tư quốc tế

-Hợp tác về khoa học công nghệ

-Hợp tác tín dụng quốc tế

-Hình thức kinh tế đối ngoại khác

Ngoại thương: đây là hình thức lâu đời. Thông qua xuất và nhập khẩu, ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước và nước ngoài. Trong quá trình thực hiện cần phải nắm vững một số luận điểm có tính nguyên tắc:

+Chỉ xuất những sản phẩm là thế mạnh của mình và thế yếu của quốc tế; chỉ nhập những sản phẩm thế yếu của mình và là thế mạnh của quốc tế.

+Bán (Xuất khẩu) cái mà thị trường thế giới cần chứ ko phải bán những gì mà mình có.

Hợp tác đầu tư quốc tế: nói hợp tác đầu tư quốc tế là nói cả hai hướng, hướng nhận vốn đầu tư từ nước ngoài và hướng đưa vốn ra nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Hình thức này gồm có hai loại:

+Đầu tư gián tiếp là việc nhận vốn tín dụng của nước ngoài để tự sản xuất kinh doanh.

+Đầu tư trực tiếp FDI: là việc tổ chức, cá nhân của mỗi nước đưa vốn vào một nước khác để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn với các tổ chức, hoặc cá nhân các nước đó để sản xuất kinh doanh.

Hợp tác về khoa học công nghệ: đây là hình thức phối hợp giữa các nước để cùng nhau nghiên cứu , sáng chế, thiết kế thí nghiệm trao đổi kết quả nghiên cứu thông tin về khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và thực tiễn sản xuất kinh doanh

Có 3 biện pháp chuyển giao:

+Trực tiếp đầu tư thành phần chất xám váo sản xuất tại chỗ bằng lao động địa phương

+Mua bằng phát minh của nước khác

+Di cư thành phần mang kiến thức kĩ thuật, tức di cư chất xám

Mỗi cách nói trên đều có ưu và nhược điểm. do đó mỗi nước phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn biện pháp thích hợp.

Hợp tác tín dụng quốc tế: trong nên kinh tế thị trường, sự hợp tác giữa các nước về mua bán, đầu tư sản xuất, khoa học công nghệ luôn song song với sự hợp tác về vốn tín dụng.

Hình thức kinh tế đối ngoại khác: như du lịch quốc tế, hợp tác lao động các nước; các dịch vụ đối ngoại khác như dịch vụ ngoại tệ, hàng ko dân dụng.. Hơn nữa, dưới tác động của khoa học - công nghệ, nhiều quan hệ kinh tế - xã hội mới nảy sinh, đòi hỏi phải luôn tìm ra những hình thức mới để mở rộng và phát triên hơn nữa quan hệ kinh tế quốc tế trong tương lai.

Đối với Việt Nam việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu bước đầu. Song so với các nước xung quanh nhìn chung hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng. tuy nhiên, gần đây Vn cũng đã hội nhập với nên kinh tế thế giới khá rõ ràng như là một thành viên hội đồng ASEAN. Khả năng triển vọng đối ngoại ở nước ta tương đối phong phú song chưa khai thác như con người VN có khát vọng vươn lên giàu có, thông minh trình độ học vấn cao, điều kiện thiên nhiên ưu đãi vị trí thuận lợi trao đổi buôn bán...

Để mở rộng quan hệ quốc tế nước ta cần giải quyết nhiều vấn đề, song trước hết cần tập chung vào những vấn đề mấu chốt sau:

+bảo đảm về chính trị xã hội kinh tế có như vậy mới bảo toàn được vốn, có lợi nhuận cho người đầu tư nước ngoài

+Có hệ thống phát luật động bộ, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế làm co sở pháp lý để bảo vệ lợi ích cho đất nước.

+Xây dựng nền kinh tế độc lập ự chủ ,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .

+ Mức lãi xuất cho và giá cả tương đối ổn định.

+Phải có pháp luật kinh tế tương đối đồng bộ ,có chế độ kế toán và thống kê thích hợp ;có điều lệ các doanh nghiệp quốc doanh và điều lệ các doanh nghiệp cụ thể ;có luật công ty cổ phần.

+ Có những định mức khoa học kĩ thuật hợp lý làm cơ sở cho việc hạch toán giá thành

+Quan trọng nhất là các chủ thể kinh tế cần không ngừng vươn lên toàn diện để tham gia hội nhập và chủ động hội nhập có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại.

Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan và cần thiết trên cơ sở đảm bảo thực hiện các nguyên tắc đa dạng hoá các hình thức.Và thưch hiện tốt các giải pháp trên thì nước ta sẽ có những bước phát triển tốt trong tương lai.

Câu 8:Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta:

Xây dựng nền kinh tế thi trừơng từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển là một khó khăn rất lớn đối với nước ta.hiện nay vấn đề đó vẫn đang ảnh hưởng được biểu hiện ở một số điểm sau:

-Nền kinh tế thi trường ở nước ta còn ở trình độ sơ khai tình trạng này được biểu hiện :

+ Trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật trong các doanh nghiệp còn thấp kém ,lạc hậu ,sản phẩm làm ra hầu như thiếu khả năng cạnh tranh.

+ Kết cấu hạ tầng vật chhát xã hội thấp kém không đảm bảo cho việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nước cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta.

+Chưa có đội nhũ nhà doanh nghiệp giỏithích nghi vớu kinh tế thi trường và quen kinh doanh theo pháp luật.

+Thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ mới 100 USD.

-Hệ thống thị trường trong nước đang hình thành chưa đồng bộ như thị trừơng chứng khoán ,thị trường vốn thị trương khoa học công nghệ.

-Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thường chúng ta hay còn bị thiệt thòi.

-Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu: chính sách kinh tế còn thiếu đồng bộ và nhất quán thực hiện chưa nghiêm minh quản lý đất đai nhiều rắc rối, thủ tục rườn rà và phức tạp

Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - XH trong đó hình thức phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường khi nền kinh tế hàng hoá vận động hoàn toàn theo các quy luật kinh tế khách quan của thị trường thì goi là kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nên kinh tế hàng hoá, hay kinh tế hàng hoá là những mặt tích cực của kinh ttes thi trường ( đây là chủ yếu) nhưng cũng phải chấp nhận các mặt khuyết điểm của nó (Khủng hoảng, phá sản, thất nghiệp, làm tăng ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi tài nguyên môi trường, phân hoá giàu nghèo ngày càng cao) Trong giai đoạn đầu việc chủ động khắc phục có hiệu quả những mặt khuyết tật của nền kinh tế thị trường một cách có ý thức thông qua việc kết hợphài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách Xh trong từng thời gian ko gian là điều mấu chốt và có ý nghĩa hết sức quan trong ở nước ta hiện nay.

-kinh tế thịi trường định hướng XHCN là nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường:

+Các chủ thể có tính năng động và tự chủ cao: vì nền kinh tế thị trường theo đinh hường XHCN đã nắm bắt được tư liệu sản xuất và luôn học hỏi từ các nước tiên tiến nên ngày càng tự chủ và tính năng động trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

+Giá cả do thị trường quy định: Trong thời kỳ này nước ta đang dần phá đi cái đọc quyền về giá cả do các chử hàng đặt ra mà giờ đây giá cả hàng hoá đều do nhà nước quản lý và đề ra nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

+Nền kinh tế vận hành theo các quy luật vốn có của thị trường: loại bỏ đi những luật do một số chủ tư bản đề ra nhăm thao túng thị trường vốn về cho mình mà giờ đây nên kinh tế luôn phải tuân theo những quy luật vốn có của thị trường để kinh tế thị trường ngày càng văn minh trong sạch.

+Cạnh tranh là tất yếu vì mục đích lợi nhuận: Vì lợi nhuận của mình của mình các nhà kinh doanh buộc phải cạnh tranh với nhau, nhưng cạnh tranh ở dây phải lành mạnh đúng pháp luật.

+Trong nên kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước vì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần kích thích cải tiển kỹ thuật, tăng năng xuất lao động làm sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú nên cần có sự quản lý của nhà nước.

 Tóm lai: nền kinh tế thị trường XHCN là dựa trên cơ sỏ nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nước ta đang dần sử dụng nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu và phát triển theo cơ cấu kinh tế " mở cưa" với bên ngoài.

Câu 9: Giải pháp phát triển thị trương định hướng XHCN ở nước ta:

*Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay dựa trên cơ sở sự đa dạng hàng hoá về quan hệ rõ hữu, do đó phải đa dạng hoà về quan hệ phân phối thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, bao gồm phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp; phân phối theo giá trị sức lao động; phân phối ngoài thù lao và phân phối theo lao động phải đước xd là hinhd thứ phân phối thu nhập chủ yếu trong thời ký quá độ lên CNXH ở nước ta

*Kinh tế thị trường đinh hướng XHCN

-Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - XH trong đó ình thái phổ biển của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Khi nền kinh tế hàng hoá vận động hoàn toàn theo các quy luật kinh tế khách quan của thị trường thì gọi là nên kinh tế thị trường

-Kinh tế thị trường là hình thức phát triển của nền kinh tế hàng hoá hay nói cách khác kinh tế thị trường là nên kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường

-Kinh tế thị trương ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp kém vì vậy cần phải có:

+Có sự phân công lao động XH tương đối phát triển, sự phân công chuyên môn hoá ngày cáng sâu sắc

+Nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sỏ hữu do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau làm "cơ sỏ kinh tế", điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường

+Phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - Xh và kết cấu hạ tầng dịch vụ được phát triển thị trường trong nước và mở rộng giao lưu kinh tế

+Thị trườg phải được hình thành và phát triển đồng bộ

+Có môi trường kinh tế, chính trị XH tương đối ổn định

+Cần có một đội ngũ các nhà quản lý kinh tế, kinh doanh giỏi, có đội ngũ chuyên môn, lao động có trình độ tay nghề cao, có tư quy của con người kinh tế thị trường.

+Kinh tế đối ngoại phải được mở rộng phát triển và hiệu quản của nó phải được nâng cao

+Cần phải chú ý rằng ở nước ta các điều kiện và tiền đề nói trên ko phải hoàn toàn có sẵn mà nó đang trong quá trình hình thành

 Vì thế cần có những giải pháp phát triển kinh tế như sau:

-Một là: phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của thành phần kinh tế, các thành vần kinh tế tồn tại với tư cách là cơ sỏ kinh tế của kinh tế hàng hoá.

+nhà nước phải của chính sách nhất quýan ko phân biệt đối sử với các thành phần kinh tế nhất là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

+Phải xắp xếp và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước theo hướng tập chung củng cố và phát triển làm cho kinh tế nhà nước thực sự trở thành vai tro chủ đạo nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế những khâu trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.

-Hai là: đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và sản xuất kinh doanh.

+Trong quá trình thực hiện giải pháp này phải lưu ý các điểm sau:

•Việc lựa chọn trình độ kĩ thuật hay công nghệ phải đảm bảo được yêu cầu của công việc

•Nhà nước phải có chínha sách và biện pháp thoả đáng khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh ứng dụng khoa học kinh tế

+Thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá làm cho nước ta tránh được tình trạng lệ thuộc vào kinh tế

-Ba là: Đẩy mạnh phân công lao động và hợp tác của lao động giữa các ngành các vùng trong nước giữa nước ta với các nước; xây dựng một thị trường hướng ngoại có hiệu quả; xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:

-Bốn là: Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường

+Xây dựng và phát triển đồng bộ phong phú về cơ cấu thị trường như thì trường tư liệu san xuất,và dịch vụ thij trường tiền tệ và khoa học công nghệ

+Đa dạng hoá các lực lượng tham gia trên thị trường

+Xoá bỏ triệt để trình tự cung cấp, tự cấp ngăn sông cấp chợ thực hiện một thị trường dân tộc thống xuốt, ko biệt lập ngăn thị trường trong nước với thế giớ

+Tămg kim ngạch xuất khẩu dựa trên việc bố chí cơ cấu mở của

+Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trương trong nước và thị trường quốc tế

+Phát triển hệ thống thị trưởng để sử lý kịp thời đầy đủ chính xác hệ thống thông tin trên thị trường

-Năm là: Tiếp tực nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế

-Sáu là: Thực hiên chính sách phát triển kinh tế đối ngoại có hiệu quả chính sách kinh tế đối ngoại nhất quán hữu hiệu đa dạng hoá về hình thức và đa dạng hoá đối với các nước trên thế giới nhất là các nước trong khu vực theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi ko can thiệp vào công việc nội bộ của nhau thông qua các hính thức kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, hợp tác ứng dụng khoa học kĩ thuật; họp tác liên doanh liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hoá hợp tác ứng dụng du lịch văn hoá thể thao

 Tóm lại: những giải pháp nói trên có quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau sẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nước ta phát triển theo định hướng XHCN góp phần xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá vào năm 2020 của thế kỷ 21 như văn kiện đại hỏi đại biểu toán quốc đề ra.

Câu 10:Công lao của chủ tịch HCM:

Hồ Chí Minh tên khai sinh là 'Nguyễn Sinh Cung' sinh năm 1890 quê ở Nam Đàn tỉnh Nghệ An.Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước nên Bác mang trong mình một khát vọng là làm sao để đưa nước ta thoát khỏi ách nộ lệ và tìm ra con đường cứu nước.Bác đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng năm 1911.Trong quá trình sinh sống và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác Bác đã phải trải qua không biết bao nhiêu là gian khổ,nhưng con người ấy đã làm nên lịch sử đã có những công lao cực kì to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta.Bác đã ra đi vào ngày 2-9-1980 để lại sự mất mát to lớn đối với dân tộc ta.Con đường cách mạng của Bác vẫn được nhân dân ta đi tiếp và cuối cùng đã giành thắng lợi.Công lao của chủ tịch HCM đối với nước ta không thể nào có gì so sánh được.nó không chỉ giúp cho mình dân tộc VN mà còn giúp cho nhiều dân tộc khác có một đường lối chính sách đúng đắn.

Chủ tịch HCM là người Việt nam đầu tiên tìm ra và khẳng định con đường giải phóng dân tộc triệt để,đó là con đường của chủ nghĩa Mác LêNin ,con đường cách mạng vô sản.Nguời khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác cách mạng vô sản.Vai trò sáng lập của Bác đối với đảng ta là:

-Người vận dụng và phát triển lý luận Mác Lê Nin và cách mạng thuộc địa và truyền bá phù hợp với đặc điểm dân tộc Việt Nam.Ở VN giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người thống nhất với nhau,trong dó nổi lên hàng đầu là độc lập tư do.TỪ thời thanh niên người đã bày tỏ ý chí giành tự do cho đồng bào,độc lập tổ quốc.Suốt cuộc đời người đấu tranh cho mục tiêu đó.Độc lập dân tộc ở VN phải kết hợp với CNXH,chủ nghĩa yêu nước phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế.Độc lập nhưng không đi lên CNXH để đảm bảo hạnh phúc,tự do cho nhân dân thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì.Độc lập và chủ nghĩa xã hội của dân tộc mình quan hệ khăng khít với độc lập và chủ nghĩa xã hộicủa các dân tộc khác.Vì vậy phait thưch hiện chủ nghĩa quốc tế trong sáng ; phải kết hợp với chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế mới có chủ nghĩa yêu nước.

-"Người chuẩn bị đồng thời cả ba yếu tố:tư tưởng ,chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng".

Về tư tuởng:

+Cách mạng giải phong dân tộc ở thuộc địa phải xoá bỏ ách thống trị của đế quốc và phong kiến,thực hiện đọc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân.

+Cách mạng thuộc địa,dù là nước nhỏ yếu nhưng cũng phaỉ do nhân dân làm lấy,do toàn dân đứng dậy đấu tranh;đời này còn chưa xong đời sau làn thì phải xong;nhân dân đã giác ngộ đấu tranh thì không súng ống nào địch lại nổi.tự lực tự cường là một tư tưởng lớn của HCM.

+KHông trông chờ,ỷ lại vào sự giúp đỡ ở bên ngoài nhưng phải chủ dộng tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ trên tinh thần đoàn kết với cách mạng và nhân dân tiến bộ thế giới trước hết là với CM vô sản ở chính quốc.

+Cách mạng thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc quan hệ khăng khít với nhau .tác động lẫn nhau nhưng CM thuộc địa có thể thắng lợi không chờ đợi,không lệ thuộc CM vô sản chính quốc.Tư tưởng này là một phát hiện quan trọng của HCM

Về chính trị:

+Lực lương quyết định của CM là đại đoàn kết toàn dân ,trên cơ sở khối liên minh vững mạnh của công nhân,nông dân tri thức và do Đảng cộng sản lãnh đạo.

+Sức mạnh chính trị của quần chúng kết hợp với sức mạnh quân sự tạo nên bạo lực CM để giành và giữ chính quyền,để thực hiện chiến tranh nhân dân đánh đổi xâm lược.

Về tổ chức:

+Sau khi có chính quyền phải xây dựng nhà nước của dân,do dân và vì dân ;phải xây dựng nhà nước kiểu mới,nhà nước mang bản chất công nhân,có tính nhân dân và tính dân tộc,nhà nước pháp quyền XHCN.

+Toàn bộ những hoạt động CM đều phải do đảng cộng sản lãnh đạo.Đảng là người cầm lái con thuyền CM VN.Lái có vững thuyền mới chạy.

-NGười tổ chức hội nghị hợp nhất với các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản thống nhất ở VN..Trước hết CMVN là một bộ phận trong CM thế giới.Thứ hai,chủ nghĩa yêu nước chân chính là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong thời đại hiện nay đều đòi hỏi giải phóng dân tộc và giải phong giai cấp triệt để nên kết hợp nhau là tất yếu lịch sử.Thứ ba,phải giữ vững độc lập tự chủ ,tự lực tự cường đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế,nhưng không quên thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.Thứ tư,phải mở rộng quan hệ hữu nghi hợp tác ,sẵn sàng là bạn với tất cả các nước dân chủ.

-Đang cộng sản VN là kết quả của sự kết hợp CN MÁc LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước nên troẻ thành Đangt Mác Lê Nin chân chính ngay từ khi mới thành lập.Đó là một sáng tạo quan trọng và cũng là một thnhà công lớn của chủ tịch HCM.

*Vai trò rèn luyện của bác đối với đảng ta:

Người chỉ ra những quan điểm lớn và chỉ đạothựchiện có hiệu quả:

-"Phải luôn luôn quan tâm,giữ vững bản chất của Đảng cộng sản VN.Đó là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc."Vai trò lãnh đạo của đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của CM VN.KHông giai đoạn CM nào ,không giờ phút nào là người không nghĩ đến việc xây dựng đảng ngang tầm nhiệm vụ lịh sửđể lãnh đạo nhân dân thúc đẩy tiến lên.

-Chủ nghĩa Mác Lê Nin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan chop hành động của Đảng.Phải vận dụng phù hợp hoàn cảnh và điều kiện cụ thể ,chống giáo điều máy móc và các sai lầm khác.

-Phải đoàn kết và luôn luôn cjăm lo đến xây dựng khối đại đoàn kết trong đangt trên cơ sở thuẹc hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,thực hiện tự phê bình và phê bình và giữ vững nghiêm minh.

-Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng.Chhóng quan liêu xa rời quần chúng ,nhhát là khi đảng cầm quyền.Đảng phải có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống cho nhân dân.Đảng vừa là người lãnh đạovủa là đầy tớ của nhân dân.Phải học tập nhân dân và phục vụ nhân dân.Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng không có lợi ích nào khác.

-Cán bộ là gốc của mọi cong việc,đạo đức là gốc của cán bô.nên phải trau dồi đạo đức CM,Đức và tài phải gắn bó với nhau.CÁn bộ phải có đức và có tài nên phait thường xuyên rèn luyện.Phải chăm lo đào tạo thế hệ CM cho đời sau.

-Cho bộ là gốc rễ của đảng trong quần chúng ,CHI bộ mạnh thì đường lối chủ trương của đảng mới thực hiện thàh công.Phải xây dựng cho bộ để trở thành hạt nhân lãnh đạo của đảng.

-Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của CM nên phải luôn luôn xây dựng và chỉnh đốn đảng:Vai trò lãnh đạo của đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của CM VN.KHông giai đoạn CM nào ,không giờ phút nào là người không nghĩ đến việc xây dựng đảng ngang tầm nhiệm vụ lịh sử để lãnh đạo nhân dân thúc đẩy lịch sử tiến lên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro