Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

*Có những quan điểm khác nhau về bản chất của nhận thức.Thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết cho rằng bản chất của nhận thức là " Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật hiện tượng".

CN chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng con người có khả năng tự nhận thức nhưng đó là quá trùnh tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối thuuộc về lĩnh vực tinh thần.

CN duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là sự tổng hợp những cảm giác.

CN duy vật trước Mác thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và khả năng nhận thức của con người về thế giới nhưng nhận thức chỉ là quá trình sao chép giản đơn máy móc.

Tất cả những quan điểm trên đều sai lầm không khoa học vì vậy có tác dụng tiêu cực hạn chế khả năng nhận thức khả năng phân tích giải thích và cải tạo thế giới của con người.

Quan điểm triết học Mác LêNin về bản chất của nhận thức thì khác "bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người một cách chủ động tích cực và sáng tạo".Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể vơí khách thể trong đó:

-Chủ thể là nhận thức là con người.

-Khách thể nhận thức là hiện thực khách quan.

Nhận thức là quá trình vận động và phát triển,là quá trình biện chứnh từ chưa biết đến biết,từ biết ít đến biết nhiều,từ nông cạn đến sâu sắc từ hiện tượng đến bản chất.

Con nguời nhận thức bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng không chỉ nhằn giải thích thế giới mà hưóng hoạt động của con người nhằm cải tạo thế giới

*Theo quan điểm triết học Mác LêNin thì thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử,xã hội củacon người nhằm cải tạo thế giới khách quan.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quannhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.Hoạt động thực tiễn có nhiều hình thúc nhưng trong đó có ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động chính trị xã hội

+ Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức gồm có ba vai trò:

-Thực tiễn là cơ sở là nguồn gốc của nhận thức.

-Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức.

-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

+ Thực tiễn là cơ sở là nguồn gốc của nhận thức:

Mọi nhận thức của con người xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn.Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan làm cơ sở để con người nhận thức.Từ thực tiễn nhận được thì con người mới có nhận thức cho riêng mình.Có thực tiễn thì con người mới có nhận thức.Bằng hoạt động thực tiễn con người trục tiếp tác động vào thế giới khách quan,bắt đối tượng phải bộc lộ rõ ra những đặc trưng thuộc tính quy luật vận động phát triển.Như hiện nay khoa học đẫ có rất nhiều nghiên cứu khám phá mpới như tìm hiểu về thiên thạch,các vì sao để đem dến cho con người một nhận thức mới,chính xác.Tất cả được thu thập từ thực tiễn sau khi con người đã tác động trực tiếp thấy được những quy luật vận động.Với những tác động trực tiếp vào thế giời khách quan thì nhận thức ngày càng được nâng cao.Mỗi khoa học như tự nhiên xã hội.nhân văn... đều được xây dựng khái quát ,tổng kết từ thực tiễn con người đã sáng tạo ra những công cụ phương tiện ngày càng tinh xảo hơn như:kính thiên văn,kính hiển vi,tàu vũ trụ,mạng intẻnet.. để nhận thức thế giới.Nhờ có hoạt động thực tiễn,con người ngày càng hoàn thiện mình cá giác quan con người càng phát triển ngôn ngữ ngày càng phong phú,hình thành cả một hệ thống những khái niệm phạm trù thường xuyên đổi mới.

+ Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức:

Thực tiễn thường xuyên vận động,phát triển nên nó luôn đặt ra nhữnh nhu cầu,nhiệm vụ,phương hướng mới cho nhận thức.Ví dụ như trên thế giới hiện nay các loại dịch bệnh dang lan tràn và phát triển rất nguy hiểm vì vầy nên công tác nghiên cứu ra các loại vắcxin là rất cần thiết cho cựôc sống từ đó khoa học công nghệ nghiên cứu chế biến thuốc phải ngày càng được nâng cao...thúc đẩy khoa học phát triển.Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên xã hội.nước ta cũng đã có một số những môn học mới như: dân số học,môi trường học...đều từ thực tiễn của đời sống xã hội đòi hỏi.

Để đưa ra được một nhận thức mới thì phải qua hoạt động thực tiễn.Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích,yêu cầu.biện pháp cách thức chiến lược và sách lược....Tất cả những cái đố không phải đã có sẵn trong đầu óc của con người mà là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực.Nếu mục đích yêu cầu,biện pháp,cách thức,chiến lược sách lược đúng đắn thì hoạt động thực tiễn thành công ngược lại thì thất bại.

Mục đích nhận thức của con người không chỉ để nhận thức mà điều cốt yếu là nhận thức để cải tạo hiện thực,cải tạo thế giới theo nhu cầu,lợi ích của con người.từ đố cũng có thể khẳng định rằng thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức lý luận.

Đối với nước ta,sự phát triển không nghừng của nhận thức khoa học để phục vụ sản xuát,đấu tranh cải tạo xã hội.Cụ thể là bảo vệ và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

+ Thực tiễn là tiêu chẩn của chân lý:

Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thục khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm.LêNin cho rằng: "ngưòi ta không thể lấy nhận thức để kểm tra nhận thức được,không thể lấy nhận thức này làm chuẩn cho nhận thức kia vì chính nhận thức đuợc dùng làm tiêu chuẩn để kiển tra nhận thức khác,chắc gì dẫ là nhận thức đúng...." Chúng ta thấy rằng thực tiễn đem lại những nhận thức nhưng trong mỗi hoàn cảnh địa vị khác nhau thì nhận thức của mỗi vị trí là khác nhau có thêt tốt với giai cấp này nhưng lại có hại với giai cấp kia.Và chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thực sự,duy nhất của chân lý.

Thực tiễn cao hơn nhận thức nố vừa có tính hiện thực trực tiếp lại vừa có tính phổ biến.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.Tính tuyệt đói ở chỗ :Thực tiễn là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý .ngoài ra nó không có cái nào khác để làm tiêu chuẩn cho chân lý được.Còn tính tương đối của nó là ở chỗ:thực tiễn ngay một không thể khẳng định được cái đúng,bác bỏ được cái sai một cách tức thì.Hơn nữa bản thân thực tiễn cũng có tính biện chứng,thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay.nên không cho phép người ta hiểu bất kì một cái gì trở thành chân lý vĩnh cửu.

Tóm lại thực tiễn là chân lý của nhận thức ,thục tiễn là động lực và mục đích của nhận thức đóng một vai trò rất quan trọng đối với nhận thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro