Khái niệm, đặc điểm quy chế pháp lý của công dân VN.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.                 Khái niệm, đặc điểm quy chế pháp lý của công dân VN.

a)                 Khái niệm:

Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trên thực tế.

b)                Đặc điểm:

-                     Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do HP quy định.

-                     Mọi công dân được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đồng thời phải có nghĩa vụ với nhà nước, Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời.

-                     Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

-                     Nhà nước không ngừng hoàn thiện các quy chế pháp lý hành chính của công dân đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý hành chính nhà nước. Nhà nước chỉ truy cứu TNPL khi công dân có hành vi vi phạm pháp luật.

c)                 Quy chế pháp lý hành chính của công dân VN:

*) Trong lĩnh vực hành chính – chính trị:

Công dân có quyền:

- tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội qua việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của đất nước và biểu quyết thông qua khi nhà nước trưng cầu ý dân; giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan hành chính ở địa phương.

- quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước;

- quyền tự do đi lại, cư trú;

- quyền tự do ngôn luận;

- quyền khiếu nại, tố cáo;

- quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, về nơi ở.., được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

- quyền đảm bảo bí mật thư tín, điện tín;

- quyền tự do tôn giáo;

Bên cạnh đó, công dân có nghĩa vụ:

-                     Trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc;

-                     Có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự; tham gia quân đội thường trực, quân đội dự bị;

-                     Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng;

-                     Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

*) Trong lĩnh vực kinh tế:

Công dân có quyền:

-                     Quyền lao động;

-                     Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp

-                     Quyền tự do kinh doanh;

-                     Quyền xây dựng nhà ở.

Công dân có nghĩa vụ:

-                     Lao động; lao động công ích

-                     Đóng thuế, tham gia xây dựng các công trình công cộng;

-                     Khắc phục hậu quả của thiên tai.

*) Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội

Công dân có quyền:

-                     Học tập;

-                     Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật

-                     Quyền được bảo vệ sức khỏe;

-                     Quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp

Công dân có nghĩa vụ:

-                     Học tập;

-                     Bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc;

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro