Trình bày quy chế pháp lý của tổ chức xã hội?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.                 Trình bày quy chế pháp lý của tổ chức xã hội?

a)                Khái niệm: 

Quy chế pháp lý hành chính của các TCXH là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.

b)                Các quy chế:

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các TCXH trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước.

-                     Nhà nước với các TCXH:

+ Cho phép hay bác bỏ đề nghị thành lập TCXH;

+ Chấm dứt hoạt động của các TCXH khi có những căn cứ xác định.

-                     Các TCXH với nhà nước:

+ Đảng lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội.

Các TCXH khác chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển;

+ Được cơ quan nhà nước đảm bảo về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển;

+ Có thể được nhận sự giúp đỡ về tài chính như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ...

+ Được đề cử giới thiệu thành viên của tổ chức mình tham gia vào các vị trí trong cơ quan nhà nước như ĐCSVN, Đoàn TNCS HCM,...

Đặc biệt, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trọng việc giới thiệu, bầu cử, tổ chức bầu cử các thành viên trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội).

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các TCXH trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

-                     Các TCXH có quyền đóng góp ý kiến cho các dự thảo pháp luật của nhà nước.

Mục đích: chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án này; thay mặt những thành viên trong TCXH phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng để nhà nước xem xét khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Ý nghĩa: đảm bảo mở rộng dân chủ, giảm bớt những sai lầm, thiếu xót trong hoạt động ban hành pháp luật; tăng cường tính khả thi của pháp luật; góp phần làm cho pháp luật được thực hiện tốt hơn trong thực tế.

-                     Cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên tịch. Ví dụ: Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác.

-                     Một số TCXH được trao quyền trình dự án luật

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các TCXH trong lĩnh vực thực hiện pháp luật.

-                     Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi có liên quan đến mình;

-                     Tham gia giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội;

-                     Quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua các phong trào quần chúng, sinh hoạt tập thể....

c)                  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro