Phương pháp quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại).

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.                 Phương pháp quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại).

a)                Khái niệm:

Phương pháp quản lý là những phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý áp dụng để tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được những mục đích đề ra.

b)                Đặc điểm:

-         (1) thể hiện chính mối quan hệ giữa chủ thế và khách thể quản lý, nhằm tác động lên khách thể quản lý.

-         (2) thể hiện ý chí đơn phương của nhà nước;

-         (3) được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính, có tính chất nhà nước chứ ko phải tính xã hội;

-         (4) thể hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau;

-         (5) nội dung: phản ánh thẩm quyền của các cơ quan hành chính hoặc người có chức vụ.

c)                 Phân loại:

Theo bản chất quyền uy,:

-         Phương pháp thuyết phục

-         Phương pháp cưỡng chế

Theo phương thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp:

-         Phương pháp hành chính

-         Phương pháp kinh tế

-         Phương pháp tác động mang tính xã hội

-         Phương pháp giáo dục

Theo phạm vi tác động:

-         Phương pháp hoạt động

-         Phương pháp tổ chức

-         Phương pháp hỗn hợp

Theo tính chất của nội dung:

-         Phương pháp chính trị xã hội

-         Phương pháp tổ chức – kĩ thuật

d)                Các phương pháp quản lý

d.1 Phương pháp thuyết phục.

Theo cách hiểu thông thường, thì thuyết phục là làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo.(Từ Điển TV)

Thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

-> Như vậy:

Thuyết phục là hoạt động do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) tiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Trong khái niệm này, chúng ta cần chú ý các nội dung sau:

+ Phương pháp thuyết phục do chủ thể QLHCNN sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

+ Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

+ Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh... làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.

- Cơ sở của phương pháp thuyết phục.

Trong QLHCNN, các chủ thể quản lý được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối tượng quản lý phải tuân thủ những yêu cầu của mình, vậy vì sao vẫn cần phải sử dụng phương pháp thuyết phục?

Phương pháp thuyết phục rất cần thiết, và trong thực tế đó là phương pháp chủ yếu để các chủ thể QLHCNN thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì phương pháp này có những cơ sở sau đây:

+ Thứ nhất, do bản chất của nhà nước.

Như chúng ta đã được nghiên cứu. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để đảm bảo sự phát triển mọi mặt của các tầng lớp nhân dân. Do đó lợi ích của chủ thể QLHCNN và đối tượng QLHCNN không mâu thuẫn, đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Chính vì thế mà phương pháp thuyết phục có cơ sở xã hội vững chắc và không riêng gì trong QLHCNN, mà trong tất cả các hoạt động của mình, phương pháp chủ yếu được các chủ thể QLNN sử dụng là phương pháp thuyết phục.

+ Thứ hai, do những hiệu quả của phương pháp thuyết phục mang lại trong hoạt động QLHCNN.

Qua thực tiễn của QLHCNN, chúng ta thấy những nhiệm vụ và mục tiêu của QLHCNN chỉ có thể thực hiện được thông qua ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân. Bởi vì sự tự giác thực hiện bao giờ cũng mang lại những hiệu quả tốt hơn sự cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện.

Ví vụ:

Việc chấp hành quy định bắt buộc đội MBH.

Ngoài ra hiệu quả do phương pháp thuyết phục mang lại còn được thể hiện ở chỗ, khi người dân đã nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện các quy định của pháp luật thì họ không chỉ tự giác chấp hành mà còn tham gia tích cực vào các công tác của QLHCNN, sáng tạo ra những cách làm hay, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Ví dụ:

Bộ CA đã phát đông phong trào quần chúng tham gia bảo vệ ANTQ. Hưởng ứng phong trào này, ở rất nhiều địa phương, quần chúng nhân dân đã có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều mô hình hay để cùng lực lượng CAND đấu tranh phòng chống tội phạm và các loại TNXH…

- Yêu cầu của phương pháp thuyết phục.

+ Thuyết phục là sự tác động đến nhận thức của đối tượng quản lý, do đó việc thuyết phục phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kiên trì nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin vào pháp luật và có nhu cầu xử xự theo đúng pháp luật. Muốn vậy phải chỉ cho đối tượng quản lý thấy rõ lợi ích thiết thân của họ khi thực hiện theo các yêu cầu của chủ thể quản lý.

+ Phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội. Thông qua hoạt động của các Tổ chức xã hội để phát huy sự nhiệt tình, sự sáng tạo và tính chủ động của các đối tượng quản lý trong việc tham gia giải quyết các yêu cầu đặt ra cho quản lý hành chính nhà nước.

+ Thuyết phục phải được tiến hành bằng nhiều hình thức với các phương tiện đa dạng, phong phú, sinh động.

d.2 Phương pháp cưỡng chế

Theo đại từ điển Tiếng việt – NXBVHTT – 1998 thì cưỡng chế là bắt buộc phải tuân theo bằng sức mạnh quyền lực.

Theo cách hiểu như vậy thì cưỡng chế nhà nước là sự bắt buộc phải tuân theo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về phương pháp cưỡng chế như sau:

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.

Khái niệm này có các nội dung sau đây:

+ Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. chẳng hạn như: cơ quan CA, UBND…

+ Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định. Chẳng hạn như: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Thông thường các biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi quyết định của các chủ thể QLHCNN không được tự giác chấp hành.

+ Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định đơn phương của chủ thể quản lý. Cụ thể là buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định về mặt tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.

Câu hỏi đặt ra là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế có trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của nhà nước ta hay không?

Chúng ta thấy rằng cưỡng chế nhà nước có vai trò rất quan trọng để đảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước. Bởi vì đất nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá trật tự QLHCNN của nước ta, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém vẫn không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, bên cạnh phương pháp thuyết phục, để đảm bảo thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi chủ thể QLHCNN phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, khoa học pháp lý chia cưỡng chế nhà nước thành 4 loại: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật và cưỡng chế hành chính.

+ Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội.

+ Cưỡng chế dân sư: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân.

+ Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước.

+ Cường chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa các VPPL, vì lý do an ninh, quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia.

Trong đó cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự, các đ/c sẽ được nghiên cứu ở các môn luật khác, cưỡng chế kỷ luật các đ/c đã được nghiên cứu ở phần cán bộ công chức. Ơ đây, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu cưỡng chế hành chính.

- Cưỡng chế hành chính có những đặc điểm sau đây:

+ Cưỡng chế hành chính do các chủ thể QLHCNN có thẩm quyền áp dụng.

Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý hành chính nhà nước áp dụng (công an, kiểm lâm, thuế…). Tòa án chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước trong những trường hợp nhất định như xử phạt người có hành vi gây rối trật tự phiên tòa…

+ Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cá nhân, tổ chức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hê trực thuộc trên dưới về tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát.

Ví dụ: giữa CSGT và người vi phạm các quy định TTATGT.

+ Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định.

Cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của Tòa án, nó được áp dụng theo những trình tự được quy định ở những quy phạm thủ tục hành chính.

Như vậy, cưỡng chế hành chính được các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục được quy định tại các quy phạm thủ tục hành chính. Thông thường, thủ tục áp dụng cưỡng chế hành chính thường đơn giản và năng động hơn so với trình tự áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật.

+ Cưỡng chế hành chính được áp dụng nhằm mục đích: phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm pháp luật; trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào mục đích áp dụng có thể phân loại các biện pháp cưỡng chế hành chính thành bốn nhóm:

Ø Phòng ngừa hành chính

Phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch họa gây ra.

Những biện pháp phòng ngừa gồm:

v Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra hộ khẩu, hàng hóa, hành lý… nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật.

v Ngăn cấm hoặc hạn chế đi vào khu vực nguy hiểm, khu vực đang xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm…

v Kiểm tra bắt buộc định kỳ sức khoẻ của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực phẩm và dịch vụ khác dễ lan truyền dịch bệnh cho những người hưởng dịch vụ…

Tính chất cưỡng chế của các các biện pháp phòng ngừa thể hiện ở chỗ, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa không cần sự đồng ý của đối tượng bị áp dụng và quyết định phòng ngừa phải được chấp hành.

Chú ý: các biện pháp PNHC không liên quan đến vi phạm pháp luật.

Ví dụ: tiêu hủy gia cầm khi có dịch.

Ø Ngăn chặn hành chính.

Ngăn chặn hành chính là các biện pháp được các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp cần thiết để chặn lại hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra hay ngăn chặn hậu quả, thiệt hại do chúng gây ra. Ngoài ra các biện pháp này còn được áp dụng để phát hiện vi phạm hành chính.

Các biện pháp ngăn chặn hành chính rất bao gồm:

v Đình chỉ những hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng.

v Sử dụng vũ lực, vũ khí khi có hành vi chống đối việc thi hành công vụ hoặc trốn tránh trách nhiệm.

v Tạm giữ người, tang vật theo thủ tục hành chính

v Khám người, tang vật, phương tiện vận tải, nơi cất giấu tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính.

Ø Các biện pháp được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lí do an ninh quốc phòng và vì lợi ích quốc gia.

Đó là các biện pháp như: di dân, giải phóng mặt bằng, trưng dụng, trưng mua tài sản…

Ø Các biện pháp trách nhiệm hành chính:

Gồm các biện pháp xử phạt VPHC và các biện páp xử lý hành chính khác.

Các biện pháp cụ thể này sẽ được chúng ta nghiên cứu trong phần vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính.

d.3 Phương pháp hành chính

- Khái niệm

Phương pháp hành chính là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.

- Đặc điểm của phương pháp hành chính

+ Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

Chủ thể quản lý có quyền đưa ra nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý, có quyền kiểm tra việc thực hiện các mệnh lệnh của mình và có quyền áp dụng các hình thức kỷ luật nếu mệnh lệnh của mình không được chấp hành.

+ Phương pháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật.

Phương pháp hành chính được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định.

Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp chỉ được ra chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp luật quy định.

Tóm lại, phương pháp hành chính là phương thức tác động đến cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, qua những mệnh lệnh và sự phục tùng.

Sử dụng phương pháp rất cần thiết trong hoạt động quản lý bởi vì cơ quan quản lý hành chính nhà nước nào cũng phải dùng quyền lực nhà nước để quản lý. Tuy nhiên phương pháp hành chính phải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và đặc biệt là phương pháp hành chính cần phải kết hợp với phương pháp kinh tế.

d.4 Phương pháp kinh tế

- Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

- Đặc điểm của phương pháp kinh tế

+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế.

Khác với phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính, phương pháp kinh tế tác động một cách gián tiếp đến đối tượng quản lý bằng các lợi ích kinh tế.

Ví dụ: Việc quy định chế độ thưởng, người lao động nào cũng muốn được thưởng mức cao nhất. Muốn vậy họ phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

e)                 Các phương pháp quản lý phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- (1) Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước.

- (2) Phương pháp quản lý phải đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau.

- (3) Phương pháp quản lý phải có tính hiện thực.

- (4) Phương pháp quản lý phải có khả năng đem lại hiệu quả cao.

- (5) Phương pháp quản lý phải mềm dẻo và linh hoạt.

- (6) Phương pháp quản lý phải có tính sáng tạo.

- (7) Phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy định chương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro