Câu 5: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nó.
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển.
   1. Các khái niệm
    1.1 Khái niệm về chất
      Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan, vốn có của SV, HT; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho SV là nó, phân biệt với SV, HT khác
    - Đặc trưng:
      + Chất của SVHT được bộc lộ thông qua thuộc tính nhưng chất không đồng nhất với thuốc tính
    + Tồn tại mang tính khách quan
    + Sự vật có vô vàn chất khác nhau tùy thuốc vào các bối cảnh lịch sử khác nhay mà nó tồn tại
    + Chất bị quy định bởi cấu trúc của chính SVHT đó
    + Chất không tồn tại thuần úy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.
       1.2 Lượng
        - Lượng là PTTH dùng để chỉ tính quy định khách quan của SV, HT về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các thuộc tính của SV, HT
        - Đặc trưng:
    + Tồn tại mang tính khách quan
    + Biểu hiện rất đa dạng, phong phú: có thể lượng hóa dựa trên con số hoặc chỉ biểu hiện bằng tư duy trìu tượng
    +  1 SVHT có vô vàn lượng khác nhau
    + Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi
 2.Nội dung quy luật
    a. Độ, điểm nút, bước nhảy:

Độ - giới hạn mà trong đó sự thay đổi về Lượng chưa làm Chất thay đổi căn bản.

Điểm nút - mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về Lượng vượt qua nó sẽ làm Chất thay đổi căn bản.

Bước nhảy - sự chuyển hóa về Chất do những thay đổi về Lượng trước đó gây ra; Bước nhảy  là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của sự vật, nó tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng (Bước nhảy toàn bộ/Bước nhảy cục bộ; Bước nhảy đột biến/Bước nhảy dần dần; Bước nhảy tự nhiên/Bước nhảy xã hội/Bước nhảy tư duy).

    b.Phân tích:
  - Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa Chất và Lượng.
    - Trong quá trình vận động và phát triển, Chất và Lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của Lượng và của Chất không diễn ra độc lập với nhau, mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của Lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản Chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản Chất của sự vật đó. Khi vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời (bước nhảy xảy ra).
    Vd: Khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khác nhau (chất – trạng thái), ứng với chất – trạng thái đó, Lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù Lượng có thay đổi trong một phạm vi khá lớn (0 độ C< t<100 độ C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (tức là chưa thay đổi về chất – trạng thái). Khi nhiệt độ của nước giảm đến 0 độ C nước sẽ chuyển sang trạng thái rắn và khi đạt đến 100 độ C nước sẽ chuyển sang trạng thái hơi (bước nhảy xảy ra). Ở đây, 0 độ C và 100 độ được gọi là điểm nút.
    - Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút. Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó.
    - Sự thay đổi về Lượng gây ra sự thay đổi về Chất; sự thay đổi về Chất gây ra sự thay đổi về Lượng là phương thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới; phát triển vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn.
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy được sự thống nhất giữa chúng để xác định đúng độ, điểm nút của sự vật;

Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy mô, tiến độ của bước nhảy có thể xảy ra;

Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá độ, quá điểm nút; còn nếu lượng chưa thay đổi qua độ, chưa qua điểm nút thì bước chưa thể xảy ra, chất chưa thay đổi căn bản được;

Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định lượng độ, điểm nút và bước nhảy, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật cũ như thế nào.

Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:   

Hiểu rõ phương thức vận động và phát triển của sự vật; từ đó xây dựng các đối sách thích hợp;

Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng linh hoạt các công cụ, phương tiện vật chất can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích cùa chúng ta. Cụ thể:

Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy thay đổi về lượng;

Muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ;

Khi lượng thay đổi đạt tới giới hạn độphải kiên quyết thực hiện bước nhảy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro