Part 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7. Khái quát nguồn tài nguyên du lịch của vùng Du lịch Bắc Trung Bộ?

   Nhờ những giá trị đặc sắc, đa dạng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lịch sử phát triển lâu dài với nhiều biến động thăng trầm, đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ  có tiềm năng du lịch phong phú đặc sắc cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn

Nguồn tài nguyên du lịch của vùng có mức độ tập trung tương đối cao, dọc theo quốc lộ 1A và phát triển thành từng cụm với bán kính gần 100km.

+ tài nguyên du lịch tự nhiên

·         Địa hình:

     Có thể coi Bắc Trung Bộ là sự thu nhỏ của địa hình Việt Nam. Địa hình của vùng Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển và đảo. Sự đa dạng của địa hình, bờ biển dài, đẹp với các dãy núi gần biển tạo cho vùng một tiềm năng du lịch phong phú với các loại hình du lịch núi, biển thích hợp cho việc tham quan nghiên cứu và nghĩ dưỡng.

·         Địa hình núi

Là khu vực của dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam hung vĩ. Chính vì vậy địa hình núi ở đây khá độc đáo có giá trị trong việc thu hút du khách tham quan nghĩ dưỡng. Những khu vực có giá trị du lịch cao đó là Núi Hàm Rồng ( Thanh Hóa), Đèo Ngang (Quảng Bình), Đèo Hải Vân …

*Đèo Ngang: Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam.
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 6 km, đỉnh cao khoảng 256m

Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát... đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ.

*Đèo Hải Vân: - Thiên hạ đệ nhất hùng quan

    Nằm trên đoạn quốc lộ 1A qua dãy Bạch Mã, dài 20km. Đỉnh đèo thường xuyên có mây bao phủ lại có thể nhìn thấy biển ngay dưới chân đèo, vì vậy đèo được mang tên Hải Vân ( Mây –Biển).

Dọc sườn núi có 5 khe chảy xuống với hàng nghìn tảng đá hoa cương bị xâm thực, mài mòn có hình dạng tròn trịa trông thật hùng vĩ. Từ chân đèo đến đỉnh đèo có tới 60 chỗ ngoặc. Dưới chân đèo phía trái là bãi cát trắng làng Vân sạch đẹp.

Từ đỉnh đèo Hải Vân còn có thể nhìn thấy một vùng trời đất bao la: phía Bắc thấy vùng lăng Cô, phía Nam thấy Đà Nẵng, Phía Tây là núi rừng trùng điệp, phía Đông là biển bao la. Đây là điểm du khách thường dừng chân để chụp ảnh, chiêm ngưỡng Hải Vân quan và vùng núi non trời biển hung vĩ.

  Hầm đường bộ hải vân được khánh thành ngày 6/5/2005, rút ngắn được thời gian và quãng đường qua đèo, nhưng đèo Hải Vân mãi là điểm du lịch hấp dẫn.

·          Địa hình biển đảo:

Là thế mạnh nỗi bật của vùng Bắc Trung Bộ. Tất cả các tỉnh đều giáp biển, đều có những bờ biển đẹp có sức hấp dẫn du khách. Từ Bắc vào Nam, nỗi tiếng hơn cả là bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Cửa Lò ( Nghệ An), Thiên Cầm( Hà Tĩnh), Đá Nhảy (Quảng Bình),  Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô (HUế)…                                                              

·         Địa hình Karst

Mặc dù diện tích loại địa hình này ở Bắc Trung Bộ không nhiều nhưng  vẻ đẹp và giá trị hấp dẫn của nó thì không vùng nào có thể sánh kịp. Ở đây có động Phong Nha nổi tiếng-một kì quan của tạo hóa.

Phong Nha nổi tiếng với những khối đá độc đáo được đặt tên theo các hình dạng tự nhiên như "Sư tử", "Kỳ lân", "Vô chầu", "Cung đình" hay "Tượng Phật". Sau khoảng 19km chảy ngầm dưới dãy Trường Sơn, dòng sông hiện ra ở cửa hang mang một màu nước xanh biếc vào mùa khô  và sắc đỏ vào mùa mưa.

Du khách cũng có thể khám phá sự kiến tạo các măng đá, thạch nhũ tại một vài trong số 14 phòng bên trong hang động.

Năm 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng đã công nhận động Phong Nha là một hang động với 7 cái nhất:

·         Hang động dài nhất

·         Cửa hang cao và rộng nhất

·         Bãi cát và đá rộng đẹp nhất

·         Hồ ngầm đẹp nhất

·         Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất

·         Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam

·         Hang khô rộng và đẹp nhất

Ngoài ra còn có Hang Bua nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” phía Tây tỉnh Nghệ An

2. Khí hậu

     Về cơ bản khí hậu của vùng chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

     Khí hậu ở phía nam có nhiều thuận lợi hơn,về mùa đông cũng có thể phát triển du lịch biển. Ngoài ra khí hậu ở đây còn có sự phân hóa theo độ cao nên những nơi có địa hình cao thì có khí hậu mát mẻ.

    Khó khăn là mùa hè có gió Lào nên thời tiết khô, nóng. Đây cũng là vùng thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ… Tuy nhiên,gió tây khô nóng nhiều khi cũng làm cho lượng khách đến các bãi biển đông hơn.

3. Nguồn nước

Các dòng sông ở đây mang những đặc điểm cơ bản như: ngắn, dốc, thủy chế theo mùa. Tiềm năng du lịch cũng khá lớn. Tiêu biểu là sông Hương (tp Huế)                                           

Nhiều dòng sông vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị về du lịch: sông Mã( Thanh Hóa), sông Bến Hải, sông Gianh, sông Lam…

Trong vùng còn có nhiều hồ, đầm phá: Phá Tam Giang- vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á ( diện tích khoảng 52 km2)

Vùng còn có nhiều khu nước khoáng, nước nóng có giá trị trong du lịch nghĩ dưỡng và chữa bệnh. Tiêu biểu là KDL suối khoáng nóng Thanh Tân ở Huế…

4. Tài nguyên sinh vật

Điển hình là các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên.

  + Trong vùng có nhiều VQG, vừa có giá trị về bảo tồn, vừa có giá trị về du lịch tham quan nghĩ dưỡng như: VQG Bến En( Thanh Hóa), VQG Pù Mát ( Nghệ An), Phong Nha-Kẻ Bàng ( Quảng Bình ), Bạch Mã (Huế)...

  + Các khu bảo tồn thiên nhiên với thành phần các loài động thực vật hết sức phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Mặc dù chỉ chiếm 10% diện tích đất liền nhưng chiếm tới 50% số loài được ghi trong sách đỏ việt Nam.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn

1. Dân cư, dân tộc

Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với nhiều phong tục, tập quán có sức thu hút khách du lịch. Như Pakô, Vân Kiều, Gié Triêng, Xơ Đăng, Tà Ôi, Kaf Tu... sinh sống chủ yếu ở vùng núi Tây của các tỉnh.

2. Di tích văn hóa - lịch sử

_ Bắc Trung Bộ là vùng có các di tích lịch sử vào loại dày đặc nhất ở nước ta. Mật độ trung bình khoảng 2 di tích trên một Km2. Tuy nhiên, mật độ di tích và chất lượng di tích cũng khác nhau. Thừa Thiên Huế là nơi có mật độ di tích lớn nhất và chất lượng di tích cũng cao nhất.

_ Đây  cũng là vùng có nhiều di sản được UNESSCO công nhận nhất

  + 2/5 di sản được công nhận là Di sản văn hóa  vật thể  của thế giới: thành nhà Hồ,quần thể di tích Cố đô Huế

+1/2 di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới: Nhã nhạc Cung đình Huế

_ Nhiều di tích lich sử quan trọng trọng trong thời kỳ chống Mỹ như: Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Cầu Hiền Lương- sông Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn…

_ Khu vực tập trung nhiều di tích nhất và có ý nghĩa nhất đối với du lịch là cố đô Huế. Trong kho tang di sản văn hóa của đất nước, Huế là nơi duy nhất còn bảo tồn được một tổng thể kiến trúc của một kinh đô lịch sử, mặc dù đã phải trải qua những biến động thăng trầm theo thời gian.

  Huế hiện nay có thể được coi là một kho tang sử liệu đồ sộ, một di sản văn hóa độc đáo với đầy đủ hệ thống thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm chùa chiền.

3. Lễ hội

  _  Các lễ hội ở khu vực này khá nhiều và diễn ra hầu như quanh năm. Có một số lễ hội mặc dù ở các địa phương khác nhau nhưng lại khá giống nhau như lễ cầu ngư.

  _  Các lễ hôi tiêu biểu như:Lễ hội Đền Quả Sơn, lễ hội đền vua Mai (Nghệ An), lễ cầu Ngư, lễ tế Nam Giao (Huế),lề hội đua ghe…

  _ Các lễ hội truyền thống ở hầu hết các địa phương thường tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 âm lịch năm sau.

4. Các tài nguyên nhân văn khác

_ Các làng nghề thủ công truyền thống

Có thể nói vùng Bắc Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng, trong đó đáng lưu ý nhất là cố đô Huế: Phường Đúc, nghề sơn son Tiên Nộn, hoa giấy Thanh Tiên, nghề đan lát Bao La, nghề nón….

Các làng nghề ở đây rất có giá trị trong việc thu hút du khách và sản phẩm thường được du khách mua rất nhiều để sử dụng, làm quà…điển hình là nón Huế

_ Dân ca, âm nhạc: đây là khu vực của những vùng quê nỗi tiếng với những điệu hò câu ví say đắm lòng người. Tiêu biểu là các làn điệu dân ca xứ Huế, hát ví hát dặm Nghệ An...

_ Các món ăn dân tộc: đây cũng là khu vực của những món ăn nổi tiếng:

+ Món ăn Huế rất phong phú mang bản sắc độc đáo, sang trọng có, giản dị có, cầu kì có, đơn giản có...rất đa dạng phong phú mang đậm dấu ấn riêng hấp dẫn du khách...đặc biệt các món ăn cung đình Huế, hay đơn giản là các món cơm hến, bún hến, bún bò huế, tôm chua...

+ Ngoài ra còn có nhiều món ăn đặc sản ở những địa phương khác như:bánh gai, bánh gạo, mắm cáy (Thanh Hóa), Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, Cam xã Đoài (Nghệ An), Cu Đơ ( Hà Tĩnh), bánh xèo, khoai gieo (Quảng Bình) hay bánh lọc, bánh ướt thịt heo, cháo bột Hải Lăng (Quảng Trị)...

_ Các bảo tàng và các công trình lao động sáng tạo:

+ Bảo tàng Xô-Viết Nghệ-Tĩnh (Nghệ An), bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế,...

+ Các công trình: Cầu Tràng Tiền (Huế)

_ Du lịch cửa khẩu gắn với mua sắm: điển hình là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên hành lang kinh tế Đông-Tây.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro