Part 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8. Anh (chị) hãy trình bày khái quát nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của vùng du lịch Tây Nguyên?

Tây Nguyên là nơi tập trung sinh sống của 45 dân tộc với bản sắc văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử nghệ thuật có giá trị, các phong tục tập quán đặc sắc. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội đậm chất dân gian. Đời sống, nét văn hóa độc đáo cùng những cảnh vật ở các buôn làng Tây Nguyên luôn luôn có sức hấp dẫn đối với khách phương xa.

Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá tinh thần như:

Cồng Chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.   

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên...), v.v.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại.

 Sử thi Tây Nguyên

 Sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư

 Đây là một kho tàng văn hoá dân gian khổng lồ, một kho lịch sử- văn hoá vô giá,  đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc ở một vùng đất huyền thoại và nhiều tiềm năng.

Kiến trúc

 Nhà Rông

Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở. Nhà rông của các dân tộc Bana và Sêđăng được coi là biểu tượng đặc trưng của Tây Nguyên. Hình ảnh thường thấy là những mái nhà hình lưỡi rìu hoặc mái tròn cao hàng vài chục mét, chỉ hoàn toàn làm bằng tre nứa và lạt buộc. Các tấm liếp, vách, đầu hồi bằng tre nứa… được các nghệ nhân tạo nên những đường nét hoa văn trang trí dày đặc rất độc đáo.

Nhà mồ

Ngoài kiến trúc nhà rông độc đáo, người Tây Nguyên còn có kiểu kiến trúc tiêu biểu nữa, đó là nhà mồ. Những ngôi nhà mồ Tây Nguyên chính là những công trình nhỏ mà dáng vẻ lại hoành tráng đồ sộ, mang tầm khái quát cao..

 Mảnh đất Tây Nguyên miền Trung Tổ quốc là mảnh đất văn hóa độc đáo. Những nét đẹp văn hóa dân gian Tây Nguyên trong đó có nét đẹp của lễ hội bỏ mả và kiến trúc nhà mồ cần được quan tâm chăm sóc và bảo tồn.

Lễ hội

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.

Hội đua voi ở Buôn Đôn

Hội đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 tại Buôn Đôn. Bãi đua có chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều ngang rộng chừng 30 con voi xếp hàng.

Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng

Hội Xuân Tây Nguyên

Hội xuân kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ tháng 10, 11 đến tháng giêng, tháng hai âm lịch. Từ ngay đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè, Buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn, sóc nọ tiếp buôn sóc kia mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất

Hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên

Ngoài ra còn có các lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như Lễ Bỏ Mả, lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới …

Ẩm thực

Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Nơi đây nổi tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng

Rượu Cần

Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm.

Cơm lam

Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non…

Cà phê Buôn Mê Thuột

Bất kể ai có dịp đến với thành phố Tây Nguyên này đều muốn được một lần được thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Tuy không thể định nghĩa một cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử sẽ chẳng thế nào quên được vị thơm lừng, khác biệt.

Phở Khô Gia Lai

Tham gia du lịch Tây Nguyên thưởng thức Phở khô là món ăn dân dã của Gia Lai. Năm 2012, phở khô là một trong 10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Chỉ 2 chữ “phở khô” cũng gợi lên cho người ta bao thắc mắc rồi. Phàm đã là “phở” thì làm sao có chuyện ăn “khô” ở đây, vốn chỉ thấy ở hủ tiếu, mì… mà thôi. Tuy nhiên khi đã thưởng thức mới thấy hết cái độc đáo của món ăn phố núi này. Đây là một sự kết hợp khá thú vị giữa cách ăn của món hủ tiếu Nam Vang và… phở bò.

Ngoài ra cò có một số loại ẩm thực đặc trưng khác như: gỏi lá, măng le, Gà nướng sa lửa, thịt nai, cà đắng của người Ê đê…

Nghề dệt Thổ Cẩm

Với người phụ nữ Êđê, nghề dệt thổ cẩm đã là “máu thịt”, được các thế hệ lưu truyền từ đời này sang đời khác. Người con gái Êđê từ thủa lên bảy, lên mười đã được bà hoặc mẹ dạy cho cách dệt vải, đến tuổi đi “bắt” chồng phải tự tay dệt được bộ váy áo thật đẹp, thật sang để dùng vào các dịp lễ, tết ngày hội của buôn làng. Cuộc sống phát triển, công nghệ dệt may hiện đại, sở thích trang phục thay đổi, dệt thổ cẩm mai một dần và chỉ còn một số người già nhớ nghề dệt khi nhàn rỗi. Ấy vậy mà có buôn làng, dệt thổ cẩm được nhiều bạn trẻ chọn làm nghề và gắn bó, phát triển, khai thác hết những tinh túy của nghề truyền thống để cho ra đời những sản phẩm đẹp mang hồn dân tộc mình. Đó chính là những cô gái Êđê ở buôn Tơng Ju và buôn Bông (thuộc Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông) xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột.

Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên

Bảo tàng các dân tộc Đăk Lăk, bảo tàng hiện đại nhất và lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Được xây dựng ngay trên chính Biệt điện Bảo Đại – một di tích lịch sử của Đăk Lăk, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Đăk Lăk là một công trình kiến trúc văn hóa được xây dựng theo phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc

p/s: trích tài liệu ôn thi lớp bên :v

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro