Benjamin Graham

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

1. Công thức định giá 1(CT1)

Value = EPS x (8.5 +2g)

Value: Là giá trị thực mà ta đang tính toán

EPS: Tổng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) của 12 tháng.

8,5: Hằng số biểu thị tỷ lệ PE của công ty với mức tăng trưởng 0%

g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn (5-10 năm) của công ty

2. Công thức định giá 2 (CT2)

Value; EPS; 8,5­; g: Được hiểu như công thức định giá 1 của Benjamin Graham

4,4 : Tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu yêu cầu. Tỷ lệ phi rủi ro là 4,4% vào khoảng năm 1962, khi mô hình này được giới thiệu

Y: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp AAA 20 năm hiện tại.

Nhận xét:

Rõ ràng ta nhận thấy, công thức định giá 2 (CT2) là phần mở rộng của công thức định giá 1 (CT1) nhưng có phần chặt chẽ hơn rất nhiều.

Ta có Y > 4.4 (Vì trái phiếu doanh nghiệp luôn lớn hơn lợi nhuận phi rủi ro). Khi đó Value (CT2) < Value (CT1).

Định giá theo cách định giá thứ 2 sẽ an toàn hơn so với công thức 1.

3. Công thức định giá 3 (CT3)

Ở mức độ này, Cách ước lượng giá trị thật của Benjamin Graham sẽ phụ thuộc vào EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phần) & BVPS (Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần), nó thể hiện sự hài hòa giữa tài sản & thu nhập.

Công thức định giá thứ 3 là

Value = (22.5 × EPS × BVPS) ^ (½)

Ví dụ để hiểu hơn về 3 công thức của Benjamin Graham:

Cổ Phiếu X có :

EPS = 5.000 đồng (Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu)
G = 7%/năm (Trung bình kéo dài trong 5-10 năm)
Y = 6 (Tức là 6% cho lãi suất trái phiếu doanh nghiệp)
BVPS = 40.000 đồng (Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu)

Khi đó:

Theo CT1: Value1 = EPS x (8.5 +2g) = 5.000 X (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng

Theo CT2: Value2 = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4/ Y = [ 5000 × (8.5 + 2×7) × 4.4] / 6 = 82.500 đồng

Theo CT3: Value3= (22.5 × EPS × BVPS) ^ ( ½) = (22.5 × 40.000 × 15.000)^(1/2) = 116.200 đồng

Hầu hết Nhà đầu tư cá nhân nghĩ rằng, giá trị thực của cổ phiếu là 1 con số chính xác! Đây là một quan niệm có phần cứng nhắc & thiếu sót.

Theo 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham thì ta cũng thấy là chúng có 3 kết quả khác nhau. Thấp nhất là Công thức 2 có Value2 = 82.500 đồng, cao nhất là công thức 3 có Value3 = 116.200 đồng. (Chênh nhau đến 40%).

Buffett cũng từng chia sẻ (Trong quá khứ xa): Giá trị thực cổ phiếu Bershire Hathaway của ông là bao nhiêu? Ông trả lời: Nó nằm trong khoảng tầm 10.000 đô la/cổ phiếu đến 100.000 đô la/cổ phiếu. Tất nhiên giá trị thực hồi xưa là như vậy, nhưng theo thời gian nhất quyết nó sẽ tăng lên.
Do đó, Giá trị thực của Cổ phiếu là 1 dải rộng, chứ không phải là 1 con số chính xác

Theo công thức ta tính toán:

Giá trị thực Cổ Phiếu X sẽ nằm trong đoạn từ 82.500 đồng đến 116.200 đồng.

Vậy Bạn làm gì khi tìm thấy Cổ Phiếu X bán với giá 40.000 đồng/cổ phiếu? Chúc mừng bạn, hãy mỉm cười &...

II. Ứng dụng công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham vào TTCK Việt Nam

Công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham được ứng dụng tại TTCK Mỹ vào giữa thế kỷ 20. Có nhiều chứng minh, hiện tại chúng vẫn cho kết quả tốt. Với NĐT cá nhân chưa nhiều kiến thức & hiểu biết thì chúng ta có thể đặt biên an toàn cao hơn.

Bản chất Công thức 2 & Công thức 1 có tính tương đồng. Xét điều chỉnh công thức 1.

Công thức gốc: Value1 = EPS × (8.5 + 2g)

Để an toàn hơn & phù hợp với điều kiện Việt Nam, bạn có thể điều chỉnh:
8,5 thành 7
2 thành 1,5 hoặc 1

Khi đó công thức định giá Benjamin điều chỉnh mới có thể là:

Value1* (điều chỉnh) = EPS × (7 + g)
Hoặc: Value1** (điều chỉnh) = EPS × (7 + 1,5 g)

Áp dụng lại để tính Cổ Phiếu X, ta có:

Value1* = EPS × (7 +g) = 5000 × (7 + 7) = 70.000 đồng/cổ phiếu

Value2* = 5.000 × (7+ 1,5*g) = (7 + 1.5 × 7) = 87.500 đồng/cổ phiếu

Về cơ bản, Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên điều chỉnh để giá trị thực mình tính toán thấp hơn so với công thức của Benjamin Graham.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cp