Chương 1. Tây tiến người đi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Bc B (1), 1947.








Làm trai bt núi phá rng
Nước sông tát cn vy vùng b khơi. (2)








"Mày đã thưa chuyện với thầy u (3) chưa?"

Tôi còn đang nghịch ống tiêu cụ cố để lại, nghe vậy liền vội vàng chạy đến bịt miệng anh Thạc, đầu ngó nghiêng ra ngoài cửa sổ, chỉ sợ u đi ngang nghe được thì hỏng chuyện. Thấy anh nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, tôi bèn nói khẽ: "Em định trốn đi."

Anh nhăn mặt: "Trốn là trốn thế nào?"

"Thì..." Tôi gãi đầu, chột dạ nhìn xuống đôi bàn chân. "Sáng sớm em sang nhà anh cùng đi. Em viết xong thư rồi, để trên bàn cho thầy u. U mà biết em theo anh lên Tây Bắc, kiểu gì cũng khóc hết nước mắt giữ em ở lại."

Anh Thạc vốn là hàng xóm của tôi, lớn hơn tôi bốn tuổi. Lên mười lăm anh đã thưa chuyện với thầy u xin nhập ngũ, những lúc được nghỉ phép vẫn thường thăm nhà tôi, lại đặt tôi lên vai cõng đi khắp xóm. Anh được phân bổ vào Tiểu đoàn 145 Liên khu 3 Hà Nội, từng chiến đấu suốt 60 ngày đêm ở Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (4). Đầu năm 47 anh Thạc sang chơi, trên người còn nguyên bộ quân phục phẳng phiu, đầu đội mũ ca lô, eo giắt khẩu súng ngắn, đúng là bộ dạng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân, trông oách phải biết. Tôi trêu anh, anh lại cười mà bảo: "Ở nhà được mấy hôm thôi, anh sắp phải đi xa rồi."

Hỏi ra, mới biết anh vừa ghi danh đi Tây Bắc. Từ hồi tổ quốc phân hai, quân Tưởng vào miền Bắc giải giáp phát xít Nhật, bọn thằng Pháp vẫn chưa thôi nhòm ngó vùng Đông Dương béo bở này mà bắt đầu chuyển mục tiêu tiến vào Bắc Lào, âm mưu lập các xứ Thái, xứ Mường tự trị. Đầu năm 46 chúng còn cho lính nhảy dù xuống Mộc Châu, nghe đâu đã đánh hết Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình! Dọc sông Mã đều do chúng kiểm soát. Anh Thạc bảo, sau Cách mạng Tháng Tám đã có đại đội Anh Đệ - Tuấn Sơn tiên phong từ Hà Nội hành quân lên Mộc Châu rồi, nối gót theo sau còn nhiều đoàn quân khác nữa, đã lập không ít chiến công oanh liệt (5). Năm nay anh Thạc cũng muốn đi Tây Bắc. Anh nói với tôi: "Ở mãi thành đô này cứ cảm thấy tay chân thừa thãi, chẳng bằng Tây tiến giết giặc đền nợ nước, trả thù nhà."

"Tây tiến?" Tôi hỏi lại.

"Ừ." Anh Thạc cười. "Lính tráng đều gọi chuyện hành quân Tây Bắc là Tây tiến."

Hôm ấy tiễn anh Thạc về, tôi cứ nghĩ mãi về lời anh nói, cảm thấy hổ thẹn trong lòng. Anh Thạc mười lăm đã nhập ngũ, đã biết xách súng bảo vệ đồng bào, tôi giờ mười sáu rồi mà vẫn chỉ ru rú trong nhà và trường học. Nếu tay chân anh là thừa thãi, vậy chẳng phải cái thân này của tôi là phế phẩm ư? Không được! Làm trai cho đáng thân trai, tôi không thể sống như một phế phẩm được! Thế là sáng hôm sau, tôi lén thầy u chạy sang nhà anh Thạc, vòi anh dẫn mình theo cùng "Tây tiến". Ban đầu anh không chịu, nhưng tôi cứ bám lấy anh chẳng buông, rốt cuộc anh cũng thở dài dẫn tôi đi đăng ký.

"Thế mày sửa soạn cả chưa?" Anh Thạc lại hỏi, chắc hẳn đã bó tay chịu trói với sự bướng bỉnh của tôi rồi. Tôi cười khì, anh liền bực mình nhéo lỗ tai tôi một cái.

"Rồi ạ." Tôi chỉ vào chiếc ba lô cũ mèm giấu ở góc phòng mình. Đấy vốn là tôi tìm được trong kho, nghe thầy bảo là di vật cụ cố đi lính để lại. "Em mang đơn giản lắm, chỉ có hai cái áo và hai cái quần cộc thôi. Thêm chút ít đồ ăn nữa. À, với mấy quyển sách!"

"Đi lính mà còn mang sách, thật hết cách với mày!" Anh Thạc lắc đầu. "Nếu thèm chữ nghĩa thì ở lại đây cho rồi, tội tình gì phải đặt mình vào nơi rừng thiêng nước độc? Mày mới có mười sáu tuổi..."

Tôi chưa nghe xong, đã không chịu được mà phản bác: "Anh Thạc nói em, sao không nhìn lại mình? Chẳng phải anh cũng tự đặt thân vào nơi rừng thiêng nước độc đấy thôi! Vả lại, ở thời chiến loạn này, cái chữ cái nghĩa chẳng lấy được một sợi tóc của giặc, nhưng khẩu súng con dao thì có thể! Em biết anh xót em, nhưng thầy u đã sinh ra em là thân trai rồi, không sống cho đáng thân trai thì mặt mũi nào về gặp ông bà? Nợ nước chưa trả, mặt mũi nào còn viết chữ, làm văn?"

Anh Thạc không nói nữa, chỉ khe khẽ thở dài. Ngay lúc ấy, cửa phòng tôi vang lên tiếng gõ. U tôi từ ngoài nói vọng vào: "Quốc, cái Sa tới tìm này!"

Tôi giật mình. Còn chưa kịp phản ứng, đã nghe anh Thạc cười trêu: "Người ta tới tận cửa rồi kìa."

Sượng mặt, tôi đẩy vai anh một cái, gãi đầu bước ra.

Ngoài hiên cửa, tôi có trồng hai bụi hoa nhài trắng muốt nho nhỏ. Thầy vẫn thường đùa bảo là tôi ướp hương cho con dâu sắp vào cửa của u. Mỗi lần thầy nói thế, u sẽ bật cười to trong khi tôi chỉ biết gãi đầu ngượng ngùng, hai gò má nóng bừng bừng như phải lửa. Đấy là vì thầy u biết chuyện tình cảm giữa tôi và người con gái tôi tương tư từ thuở bé: cái Sa con ông Hai Đồ ở đầu xóm.

Ông Hai Đồ tên thật là Trần Văn Hai, nhưng do ông thạo Hán ngữ, lại hay dạy chữ cho mấy đứa nhỏ trong xóm nên người ta gọi ông là ông Hai Đồ. Nhà ông có ba con trai lớn, đến đứa thứ tư mới là con gái nên ông cưng còn hơn cưng trứng, đặt cho cái tên "Sa". Tôi còn nhớ đã hỏi Sa rằng tên ấy ý nghĩa là chi, em đáp "Sa" là cát (6). Bởi ông Hai Đồ quê gốc ở vùng duyên hải miền Trung, ông mong em dù lớn lên ở đô thành thì vẫn biết nhớ về cố hương.

Tôi và Sa quen nhau từ thuở lọt lòng, sinh cùng năm với nhau cả, nhưng tôi vẫn cứ thích gọi thầm Sa là "em". Ba người anh của em đều nhập ngũ, còn mỗi em ở nhà phụng dưỡng u thầy. Ông Hai Đồ coi trọng cái chữ, dạy dỗ em thành người thiếu nữ vừa có sắc vừa có tài. Tôi đã từng ngồi cùng em cả buổi sáng để đàm luận về thơ văn, rằng em thổn thức trước mảnh trăng nửa điên nửa tỉnh của Hàn Mặc Tử; em ám ảnh những xương, sọ, máu và đổ nát trong "Điêu tàn" của Chế Lan Viên; em buồn cái hồn thơ đẹp ảo não, đẹp bơ vơ của Huy Cận (7). Và làm thơ! Ôi chao, Sa làm thơ hay phải biết! Em thích dùng cổ ngữ trong những dòng thơ tự do, tạo nên chất thơ vừa cổ kính lại vừa phóng khoáng lãng mạn. Mấy năm trước em đưa tôi đọc bài vịnh hoa nhài của mình, hỏi ra mới biết đó chính là loài hoa em thích nhất. Tôi bèn chạy đi xin cụ Tư Kiểng hai bụi nhài nhỏ đem về nhà trồng, thầm nhủ rằng đợi tới ngày tình tôi và em nên duyên nên nợ, tôi sẽ bứng hai gốc nhài ấy làm một mâm sính lễ mang đến nhà em.

Tôi còn đang nghĩ vẩn vơ, chân đã bước ra ngoài hiên cửa. Bên bụi hoa nhài, tôi thấy Sa trong bộ áo dài màu tím yêu kiều. Em hay mặc áo dài tím, bảo rằng vừa không bẩn như khi mặc màu trắng, vừa không phô trương như mặc màu đỏ, lại đằm thắm hơn những màu lục, lam. Cả xóm này chỉ có cái Sa con ông Hai Đồ mới mặc áo dài tím thôi, và cũng chỉ có cái Sa mặc màu tím mới đẹp được nhường này. Tà áo em quấn quýt lấy những bông hoa nhài trắng, mái tóc em đổ dài xuống tấm lưng mảnh mai tựa thước lụa nhung đen trải trên nền vải tím biếc, e lệ mà duyên dáng đến xao xuyến lòng tôi.

Nhưng vừa nhìn thấy mặt tôi, Sa đã thẳng thừng hỏi: "Quốc định đi đâu xa đúng không?"

Tôi giật mình, hỏi lại: "Làm sao Sa biết?"

"Vậy là đúng rồi ư..." Em thở nhẹ, hàng mi cụp xuống. Lúc này tôi mới nhận ra mình đã lỡ lời, xấu hổ quay mặt đi nhìn dây trầu bà mọc lủng lẳng trên tường. "Hôm qua gặp anh Thạc, anh có hỏi đã từ biệt Quốc chưa. Sa nói từ biệt chuyện gì, anh liền bảo Sa tìm Quốc mà hỏi."

Tôi thầm than trong lòng, trách anh Thạc sao lại nhiều lời. Nhưng rồi nhìn thấy đôi mắt to tròn của Sa vương nét buồn, tôi chợt nhận ra nếu không có anh, ắt hẳn tôi sẽ bỏ Sa lại Hà Nội này mà không lời từ giã vì chẳng biết phải nói thế nào với em.

"Quốc định đi đâu?" Em lại hỏi.

"Tây Bắc. Vốn chỉ có anh Thạc đi, tôi biết được, bèn xin theo cùng anh."

"Tây Bắc..." Em lẩm bẩm. "Chốn rừng thiêng nước độc, biết bao người đã phải bỏ mạng nơi ấy? Anh hai của Sa, anh hai cũng..."

Rồi em im bặt. Anh hai của Sa năm ngoái vừa hi sinh, cũng là trên đường hành quân từ Sơn Tây lên đất Thượng Lào cùng tiểu đoàn Vũ Yến (8). Tôi còn nhớ hôm nhận tin là hôm tôi sang thăm ông Hai Đồ, đột ngột ngoài cửa có tiếng gọi lanh lảnh. Nhìn ra, chỉ thấy một người sàn sàn tuổi tôi, dáng người nhỏ thó, xưng là chân liên lạc của tiểu đoàn Vũ Yến. Cậu ta thông báo, người con trai nhà Hai Đồ đã hi sinh vì bệnh sốt rét rồi.

Nghe tin, bà Hai Đồ lảo đảo ngất xỉu, ông Hai Đồ thì cặp mắt đỏ rực. Còn Sa, Sa khóc nhiều lắm, khóc đến lả đi trên vai tôi. Sau này em có nói, em sợ Tây Bắc lắm. Đó là cái chốn mà người ta chưa kịp hi sinh trên chiến trường thì đã chết vì suối rừng hiểm độc.

Tôi hiểu tâm sự của Sa, nhưng tôi không thể dừng lại. Nếu bây giờ rút lui, chẳng khác nào tự thừa nhận mình là thằng ham sống sợ chết, sinh ra thân nam nhi mà lo nỗi lo đàn bà. Tôi phải đi, phải "Tây tiến" thôi. Đó là con đường của tôi, là vận mệnh tôi lựa chọn cho chính mình.

Tôi vươn tay, vuốt một lọn tóc trước trán em ra sau tai, nhẹ giọng nói: "Quốc đi Tây Bắc, không phải đến tử địa. Quốc là đi đến nơi mặt trời say ngủ, mang nắng về cho Sa, cho đồng bào."

Sa ngước mắt nhìn tôi, đôi con ngươi đen láy lấp lánh ánh sáng, đẹp như thứ mực tàu người giáo già ở trường Thăng Long mài ra nghiên sứ mỗi lần viết thư pháp. Em hơi nhoẻn miệng cười, vấn vương buồn nơi khoé mắt đầu môi.

"Dù vậy... Quốc cũng không muốn nói với Sa? Định sẽ để lại cho Sa một phong thư, rồi ra đi biệt xứ?"

Tôi cúi đầu, không biết nên làm sao mới phải.

"Thôi, ai bảo Sa mắc duyên phải nợ với khách tang bồng làm chi." Đuôi mắt Sa buồn tê tái. Em vươn ra nắm nhẹ lấy tay tôi. Tay em trắng nõn nà, sờ vào mịn như cánh sen, ấp trong bàn tay tôi như khắc ghi niềm thương nỗi nhớ. Khẽ khàng, em hỏi: "Quốc đi rồi, biết bao giờ... biết bao giờ mới được gặp lại?"

Tôi im lặng hồi lâu, rồi siết tay em mà nói: "Sa còn chờ, Quốc còn về."









Chú thích

(1) "Bc B cùng vi mt phn ca Bc Trung B thuc đa danh Min Bc Vit Nam. Bc B trong lch s tri qua nhiu tên gi, thi kỳ Trnh-Nguyn phân tranh được gi là Đàng Ngoài hay Bc Hà, thi Pháp thuc gi là Bc Kỳ, dưới thi chính ph Bo Đi trong cuc Chiến tranh Đông Dương còn được gi là Bc Phn... Ngày 20 tháng 3 năm 1945, Thng s Nht đã đi tên Bc Kỳ thành Bc B." - Trích bài viết "Bc B Vit Nam", vi.wikipedia.org

(2) Ca dao Vit Nam.

(3) Xưng hô thay cho "cha m". Vào thi đim này, các nhà khá gi thành th min Bc hc theo người Tây gi cha m là "cu m", tuy nhiên vùng nông thôn hoc nhà có gia cnh nghèo khó thì vn gi là "thy u".

(4)(5) Ngun t bài báo "Nh v đoàn quân Tây Tiến" - qdnd.vn

(6) - "sa", nghĩa là cát, thông dng trong tiếng Hán c ln hin đi.

(7) Ba nhà thơ ni tiếng ca nn văn hc Vit Nam:

- Hàn Mc T (1912-1949) là người khi xưởng xướng ra "Trường thơ Lon". Nhà thơ có mt cuc đi ln đn và cô đơn. Năm 1935 người ta thy được du hiu bnh phong trên cơ th ông nhưng ông xem nh, đến 1937-1939 là giai đon bnh phát d di nht, năm 1940 ông b đưa vào tri phong Quy Hoà và chết đi trong s cách ly vi xã hi. Tp "Thơ Điên" (1938, sau đi thành "Đau thương") ca ông là tiêu biu cho Trường thơ Lon, ám nh vi nhng hn - trăng - máu. Đó là tp thơ mà người ta nghe thy tiếng gào thét câm lng ca Hàn Mc T trong ni đau điên cung t th xác đến tâm hn. Đc bit, vng trăng ca Hàn Mc T được xem là mt thc th có hn, có máu, ám nh trong tng vn thơ ca ông, là biu tượng cho kh đau cùng tn và cô đc tuyt đi, là người bn cũng là sui ngun cm hng ca nhà thơ (người ta cho rng nguyên nhân đến t vic Hàn Mc T phi nm lit trên giường bnh cnh khung ca s, đêm đêm nhìn ra s thy vng trăng).

- Chế Lan Viên (1920-1989) có đường thơ nhiu biến đng. Trước Cách mng Tháng Tám, ông cũng theo Trường thơ Lon: "kinh d, thn bí, bế tc ca thi "Điêu tàn" (1937) vi xương, máu, s người, vi nhng cnh đ nát, vi tháp Chàm". Sau đó thơ ông đã có nhiu thay đi trong ni dung, gn vi đng bào, vi đt nước hơn, hào hùng hơn, cũng trăn tr hơn.

- Huy Cn (1919-2005) là mt trong nhng tên tui hàng đu ca phong trào Thơ Mi. Trước Cách mng Tháng Tám, các sáng tác ca Huy Cn (đc bit là tp "La Thiêng", 1940) mang mt ni bun da diết, đp mà o não qunh hiu. "Ni bun trong La Thiêng là cái bun nhân thế cng vi ni bun vũ tr hoà hp vi nhau... Yêu quê hương đt nước, nhưng không tìm được ra li thoát. Và tui tr cũng rt yêu cuc sng, cuc đi rt đáng sng nhưng càng yêu cuc đi càng thy bế tc, xoáy sâu vào bế tc. Sau này tôi thâu tóm li trong my ch: Yêu đi nhưng đau đi", theo Huy Cn.

(8) Mt tiu đoàn t Sơn Tây lên Thượng Lào chiến đu, có góp mt trong Trung đoàn 52 (Trung đoàn Tây Tiến). Ngun t bài báo "Nh v đoàn quân Tây Tiến" - qdnd.vn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro