Chương 2. Những tuổi đôi mươi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khai hạ (1) xong, tôi theo đúng kế hoạch để lại phong thư trên bàn trà cho thầy u, sớm tinh mơ mồng tám Tết lén chạy sang nhà anh Thạc, cùng anh lên đường.

Tới Hoà Bình (2) thì cũng đã qua mồng mười. Tôi và anh Thạc được phân vào một tiểu đội bảy người (3), tiểu đội trưởng là Trung sĩ Kim Nam Tuấn. Anh Trân và anh Kỳ lớn tuổi nhất, tiếp theo là anh Thạc và anh Tuấn, rồi lại đến anh Mẫn và anh Hưởng. Tôi là em út của tiểu đội, thành ra ai cũng để ý trông nom tôi, gọi tôi là "thằng Út Quốc".

Tôi giỏi chữ nghĩa, âm luật nhạc lý cũng biết chút đỉnh. Mấy lúc nghỉ ngơi, các anh thường kêu tôi hát dăm ba câu cho lên tinh thần. Các anh thích nhất là nghe tình ca - mặc dù lúc nào anh Kỳ cũng nhăn mũi chê lên chê xuống, bảo là đi lính rồi mà còn mơ tình trường nhi nữ. Anh cả Thạc Trân lại phản bác. "Phải mơ chứ," anh nói vậy. "Không mơ thì đến chết khô trong cái mùi đực rựa và rừng rú này mất thôi!"

Anh Kỳ im chẳng thèm nói, lũ chúng tôi thì cười vang ha ha. "Hát tiếp," anh Trân ra lệnh cho tôi. Tôi bèn đứng nghiêm hô "Rõ!" rồi tiếp tục câu hát "Tà áo em rung theo gió nhẹ, thẹn thùng ngoài bến xuân". Đó là một đoạn của bài "Bến xuân" (4) anh Tuấn tiểu đội trưởng vừa dạy tôi. Anh Tuấn là người tài hoa, văn chương cứ gọi là lai láng, chất nghệ sĩ thì cuồn cuộn trong huyết quản, được anh em quý mến đặt cho cái biệt danh "Tuấn Tài Tử". Anh kể, hồi trước có học đàn nên biết nhiều bài, ngặt nỗi trời lại phú cho cái giọng vịt đực nên không dám hát, sợ làm hỏng bài ca thì xuống mồ sẽ bị tổ tiên trách phạt.

Lúc ấy, anh Thạc liền chỉ vào tôi mà nói: "Thế thì để thằng Quốc hát cho! Nó là danh ca xóm mình đây!"

Vậy là từ đó, mỗi khi rảnh rỗi, tiểu đội trưởng Tuấn sẽ lại lôi kéo dạy tôi những bài hát anh biết. Nhạc hành quân có, nhạc tình cũng có. Bao nhiêu bài hát trong bụng, anh đều đem ra dạy hết cho tôi. Để rồi danh tiếng của tôi truyền đi khắp trại. Anh Hưởng từng cười bảo: "Cả đoàn đều đã biết tiểu đội của anh Tuấn Tài Tử có thằng Út Quốc hát hay như Quang Hưng, Trần Khánh (5)!"

Rồi anh lại chỉ sang một tiểu đội khác, nói nhỏ: "Đằng đấy có một cậu đàn giỏi, mang cả cây măng-đô-lin (6) đi lính! Hôm trước anh mày tán dóc vài câu với cậu ta, cậu ta bảo muốn cùng mày kết hợp biểu diễn cho anh em lác mắt chơi!"

"Ôi chao!" Tôi ngạc nhiên bật cười. "Em mang mới có mấy quyển sách mà anh Thạc đã càu nhàu hết hai ngày! Cậu kia lại còn mang cả măng-đô-lin!"

Câu chuyện nhỏ này lọt vào tai anh Kỳ. Anh lắc đầu, vẫn nguyên một bộ mặt cau có. Mới có hai mươi mấy mà trông anh chẳng khác gì ông chú bốn mươi, suốt ngày bày ra vẻ già đời, còn chẳng trẻ trung sung sức bằng các bác lão thành trong đoàn. Có lẽ cũng vì vậy mà anh cả Thạc Trân thích trêu anh Kỳ nhất. Anh Trân bảo là nhìn cái mặt cau có của Mẫn Doãn Kỳ riết chắc là hết tinh thần đánh giặc mất thôi!

Anh Kỳ nói với chúng tôi: "Đi lính còn mang đàn... Bọn nít ranh chúng mày là đi đánh giặc hay đi diễn hội?"

"Vậy là anh Kỳ chưa biết rồi." Anh Mẫn cười. "Cả trung đoàn mình mang theo đàn sáo đủ cả! Măng-đô-lin đã tính là gì, hôm trước em còn thấy có mấy anh xách cả phong cầm, cả hắc-mô-ni-ca (7) ra chơi kia! Cấp trên còn đùa, không chừng làm ra được một ban nhạc rừng rú cũng nên!"

Chúng tôi cùng cười to.

Trong sách vở, chưa từng có một đoàn quân như nào như đoàn quân lên Tây Bắc năm 1947 chúng tôi cả. Kẻ nhập ngũ xuất thân nông dân như anh Hưởng cũng có, dân anh chị Hải Phòng như anh Kỳ cũng có, Vệ quốc quân như anh Thạc cũng có, cho đến tri thức tôi đây đều đủ hết. Đã thế, lũ học sinh đi đánh giặc lại còn xách theo đàn sáo như thể sợ ba lô lính vẫn chưa đủ nặng. Mấy lúc dừng chân nghỉ ngơi đều vang lên mấy câu hát, mấy tiếng đàn, tiếng kèn vui tai. Có lẽ vì chúng tôi còn trẻ. Cũng có lẽ vì chúng tôi đa phần đều là những gã trai non nớt chưa từng nếm mùi khói lửa chiến trường. Tiểu đội của tôi có số tuổi trung bình nhỏ nhất, anh cả Thạc Trân nay cũng chỉ vừa hăm hai, còn thằng út tôi đây thì tháng chín này mới tròn mười sáu. Mà người có kinh nghiệm đánh giặc trong số chúng tôi cũng chỉ có tiểu đội trưởng Tuấn, anh Kỳ và anh Thạc. Những người còn lại đều là tay mơ.

Lại nói, lúc lên đến Hoà Bình, cấp trên đã có ý định mở rộng địa bàn ra Mường Lát (8). Tiểu đội chúng tôi được phân phó hành quân đến đấy phối hợp với người dân bản địa. Trước ngày lên đường, anh Tuấn nhận về cho tiểu đội ba khẩu súng - ba khẩu thôi là vì anh, anh Kỳ và anh Thạc đều đã có sẵn, anh Mẫn thì mang theo khẩu tiểu liên thầy để lại. Nói đến mấy khẩu súng này cũng li kì lắm. Nghe anh em trong đoàn truyền tai nhau, thì hồi năm 45, Khu trưởng Liên khu 3 Hoàng Sâm của chúng tôi đã có một cuộc đấu rượu lấy súng lạ lùng từ tay quân Tưởng. Khi ấy trong quân thiếu vũ khí, còn Hán quân thì lại dồi dào súng đạn có được từ việc giải giáp phát xít Nhật. Khu trưởng Hoàng Sâm biết tính mê rượu của ông liên trưởng quân Tưởng đóng ở Hoà Bình liền đến mời rượu. Đợi đến khi men say ngà ngà, Khu trưởng liền thách, rằng nếu ông kia say trước thì vũ khí giải giáp phải giao lại cho quân ta, còn nếu Khu trưởng thua thì sẽ nộp lên thuốc lá. Nghe nói, rượu đấu đến tinh mơ thì ông liên trưởng quân Tưởng đổ gục, bát rượu trong tay rơi xuống đất vỡ tan. Vậy là không tốn một xa, không hao một mã, Khu trưởng Hoàng Sâm đã mang 300 khẩu súng trường Nhật về cho binh đoàn Tây Tiến thời sơ khai. (9)

Lúc anh Tuấn kể chuyện này, tôi cùng anh Mẫn, anh Hưởng nghe đến say sưa. Hai người anh cả của chúng tôi hôm nay phải làm nhiệm vụ nấu nướng, anh Thạc thì ngồi bên cạnh chúng tôi yên lặng lau cây súng ngắn của mình. Đợi anh Tuấn kể xong, anh liền ngoắc tay ra hiệu. Thoạt đầu tôi, anh Mẫn và anh Hưởng không hiểu, lát sau mới vỡ lẽ, thì ra là anh Thạc muốn hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng khẩu súng mới của chính mình.

Tôi, anh Mẫn và anh Hưởng vừa học vừa đùa giỡn. Chúng tôi thuộc lứa nhỏ nhất, lại đều là mấy gã trai trẻ tuổi chưa biết mùi đời, đặt vào chung một chỗ thì thể nào cũng nghịch ngợm không yên. Nhưng chúng tôi chẳng giỡn được bao lâu trước vẻ mặt nghiêm túc lạ thường của anh Thạc. Tên nào vừa bày trò, đã ăn ngay một cái đánh mạnh vào sau gáy của anh. Vậy là ba người nhỏ nhất chúng tôi không dám ho he gì, răm rắp làm theo lời anh.

Đến khi xong xuôi, cũng đã tới giờ cơm.

Anh Thạc vừa gật đầu, hai anh Mẫn, Hưởng đã ù té chạy. Tôi chậm chân hơn một chút, bị anh Thạc túm lấy cổ áo giữ lại. Tôi ủ rũ hỏi: "Sao vậy anh Thạc?"

"Tập bắn."

Nói đoạn, anh dúi vào tay tôi cây súng ngắn của mình.

Đó là một khối kim loại lành lạnh, dù có một lớp da bọc ở tay cầm cũng không át được hàn khí nó toả ra. Họng súng không to lắm, thoạt trông còn mới - ấy là do anh Thạc mỗi lúc rảnh rỗi hoặc những khi trầm tư đều sẽ mang súng ra lau cẩn thận. Tôi thấy cây súng ngắn này bên hông anh Thạc đã lâu, đôi lúc vòi anh cho mượn xem, nhưng anh đều từ chối. Chẳng biết hôm nay, vì cớ gì mà anh lại cho tôi cầm vào. Lại còn tỉ mỉ hướng dẫn tôi cách lên cò, cách nhắm bắn. Chẳng phải anh đã dạy tôi dùng khẩu súng trường rồi ư?

Tôi chưa kịp ý kiến, anh đã chỉa họng súng của tôi lên cành cây. "Bắn đi," anh ra lệnh.

Định thần lại, đã thấy bản thân cầm súng, nhắm thẳng vào một tổ chim non.

Tôi trợn mắt quay sang nhìn anh Thạc, định rụt về nhưng lại bị bàn tay anh nắm chặt lấy không cho chuyển hướng. Tôi bèn kêu lên: "Anh Thạc làm gì đó!? Sao lại bắt em bắn tổ chim!?"

"Bắn."

"Anh Thạc... !"

Nhưng chao ôi, ánh mắt anh Thạc sao lạnh lùng quá! Chẳng tìm thấy một biểu cảm nào trên khuôn mặt vốn vẫn luôn tươi cười rạng rỡ của anh, kể cả một rung động nhỏ bé. Cái nhìn của anh nói với tôi rằng, tôi buộc phải bóp cò, không còn con đường nào khác.

Tay tôi cầm khẩu súng không vững. Tôi cảm nhận được cơn run rẩy lan toả đến từng mạch máu, từng tế bào trong mình. Tôi phải bóp cò. Tôi phải hướng viên đạn mình vào một tổ chim non. Trời ơi, có thể những con chim non ấy còn chưa mở được mắt! Có thể chúng còn đang dài cổ chờ mẹ mình về, chờ được ăn no nê. Nhưng tôi phải bắn chúng. Tôi phải kết thúc sinh mệnh nhỏ bé mà non trẻ của chúng ngay lúc này... !

Tôi bóp cò.

Rồi tôi giật mình, mở to mắt.

Không có cú giật đến ê ẩm cả tay trong suy nghĩ, không có âm thanh đạn nổ trong suy nghĩ, cũng không có máu hay cái chết nào trong suy nghĩ. Tổ chim non còn đó, nguyên vẹn. Cánh tay tôi lửng lơ giữa không sung. Cây súng ngắn chao đảo chực rơi, và anh Thạc kịp thời bắt lấy nó.

Tôi nhìn anh Thạc, anh liền cười.

"Đạn dược khan hiếm, anh làm sao dám cho mày bắn thật? Như thế là có tội với tổ quốc."

"Anh... Anh..." Tôi nói không nên lời, bỗng cảm thấy như mình vừa bị đùa giỡn. Cơn nóng giận bốc lên ngay trước khi tôi kịp ý thức được mọi việc và vậy là tôi đẩy vai anh Thạc một cái thật mạnh rồi bỏ về trại.

Phía sau tôi, anh Thạc gọi với theo một tiếng "Quốc", nhưng tôi không quay đầu. Tôi không nói chuyện với anh Thạc cả buổi tối. Mấy lần anh Mẫn khều vai tôi hỏi nhỏ việc gì, tôi đều ậm ờ cho qua chuyện. Lúc đi ngủ cũng nhất quyết không nằm cạnh anh Thạc nữa.

Nhưng mà đêm ấy, anh Thạc không về ngủ.

Tôi cũng không thể dỗ mình vào giấc ngủ.

Tôi trằn trọc hồi lâu, đầu cứ nhớ lại cảnh ban chiều, khi anh Thạc nhìn tôi bằng đôi mắt lạnh lùng và ra lệnh cho tôi nổ súng. Vì sao anh phải làm như vậy? Và vì sao tôi lại nghe theo lời anh như vậy? Tôi hoàn toàn có quyền từ chối làm việc này cơ mà?

Tôi cảm thấy như không còn hiểu chính mình nữa.

Nhổm dậy, tôi mò ra bên ngoài.

Ca gác đêm hôm nay là của anh Tuấn. Thấy tôi, tiểu đội trường liền nhăn nhó hỏi sao giờ này còn chưa ngủ. Tôi gãi đầu gãi tai một lúc mà chẳng ấm ớ được lí do nào ra hồn. Chắc có lẽ nhìn mặt tôi thấy tội quá, rốt cuộc anh Tuấn thở dài, chỉ tay ra chỗ chúng tôi tập dùng súng ban chiều.

"Thằng Thạc ở đằng đấy."

Tôi giật mình lắp bắp: "Em- Em đâu có kiếm anh Thạc!"

"Mày đừng có chối!" Anh Tuấn lắc đầu. "Thạc nói với anh rồi. Mau đi, đi làm hoà với nó. Trong cái tiểu đội này, chẳng có ai thương mày bằng nó đâu!"

Nghe xong lời ấy, tự dưng tôi thấy hổ thẹn khôn tả. Mặt tôi hẳn là đỏ cả lên rồi. Vậy là tôi ù chạy đến nơi tập súng ban chiều, không dám ngoái đầu lại nhìn anh Tuấn một lần.

Anh Thạc ngồi bên gốc cây, lẳng lặng lau súng. Cây súng ngắn luôn dắt bên hông anh không rời ấy là người đồng đội đã theo anh hết 60 ngày đêm chiến đấu trên mảnh đất Thủ đô, được anh quý trọng như châu báu. Hễ rảnh rỗi là anh lại mang nó ra chăm chút. Khi lau, bàn tay anh luôn rất nhẹ nhàng, hàng mày bất giác sẽ cau lại, hai bên khoé miệng trễ xuống khiến cặp môi trông như một hình tam giác. Thoạt trông, anh Thạc vừa nghiêm nghị lại vừa trầm tư, chẳng biết đang nghĩ đến điều gì.

"Quốc."

Tôi giật mình thoát ra khỏi dòng suy nghĩ vẩn vơ. Anh Thạc đang nhìn tôi, đôi mắt sáng tựa sao trời. Tôi bối rối gãi đầu đi đến gần anh, hỏi nhỏ: "Sao anh Thạc không vào ngủ?"

Anh không nói gì, chỉ vỗ nhẹ xuống đất. Tôi hiểu ý ngồi xuống cạnh anh.

"Tháng chín này, mày tròn mười sáu, phải không?"

Thấy tôi gật đầu, anh liền cười, nụ cười nhẹ tênh như cơn gió thoáng qua vội vàng giữa ngày hè oi ả: "Lần đầu tiên anh giết người cũng là năm mười sáu tuổi. Mày nghĩ xem, anh đã giết ai?"

"... Thằng Tây?"

"Không." Anh cúi đầu, mấy lọn tóc loà xoà trước trán phủ bóng râm che khuất nét mặt. "Anh bắn một đồng đội."

Tôi lặng người, tưởng như mình vừa nghe lầm. Làm sao một người lính lại có thể hạ thủ với đồng đội được? Huống hồ, người lính này còn là anh Thạc trọng tình trọng nghĩa tôi quen từ thuở bé! Vậy là tôi lắc đầu, nói: "Em không tin."

"Đó là sự thật." Anh bình thản đáp lại, giọng nói đều đều như đang trần thuật một câu chuyện chẳng liên quan đến mình. Nhưng từ khoé mắt anh, tôi thấy bóng nước loang loáng phản chiếu chút ánh sáng mờ nhạt. "Đó là người anh cả của tiểu đoàn. Anh ấy thương anh lắm, vì hồi đấy anh cũng là út như mày. Anh ấy lúc nào cũng dặn cả tiểu đoàn, nếu lỡ anh ấy rơi vào tay giặc, bất cứ ai nhìn thấy cũng đều phải nổ súng bắn chết anh ấy."

Tôi sửng sốt hỏi: "Vì sao anh ấy muốn vậy?"

"Vì anh ấy biết quá nhiều. Trong quân có Việt gian, nó nói cho mấy thằng tướng Tây về anh ấy. Vậy là bị chúng nó treo giá bắt sống. Anh ấy không muốn rơi vào tay chúng vì biết kiểu gì cũng sẽ bị tra tấn hỏi cung, thế nên mới dặn dò như thế. Chẳng ngờ, có một ngày anh ấy thật sự bị chúng tóm được."

"Rồi anh..."

"Ừ." Anh Thạc mỉm cười, buồn tênh nơi đầu mày khoé mắt. "Anh nấp dưới chiến hào, ngóc đầu ra xem tình hình, đúng lúc bắt gặp ánh mắt anh ấy. Đôi mắt ấy nói với anh, bắn, bắn đi. Trước đó anh chỉ là chân liên lạc, chưa từng cầm súng bắn một thằng giặc nào. Vậy mà chẳng hiểu sao, dưới chân trùng hợp có một khẩu súng, liền cầm lên nhắm thẳng vào ngực anh ấy mà bóp cò.

Quốc à.

Có còn nhớ bài học ông Hai Đồ từng dạy, rằng con người ta sinh ra, vốn là thân bất do kỷ (10)? Có những việc mà mình dù không muốn làm, rốt cuộc vẫn phải làm. Có những việc nói ra thật vô đạo, nhưng chỉ có đứng trong hoàn cảnh này, nếm mùi chiến tranh khói lửa này, người ta mới hiểu làm vậy mới trọn tình trọn nghĩa - dẫu rằng điều ấy vô cùng đau khổ. Mày còn nhỏ, anh không nỡ để mày nhìn thấy những mặt tối tăm, nhưng vẫn là một câu "thân bất do kỷ". Không muốn làm, lại không thể không làm."

Anh vỗ vai tôi, không nói thêm gì về việc ấy nữa, chỉ bảo tôi mau đi ngủ. Sáng mai, còn phải dậy sớm hành quân.

Đêm ấy, tôi nằm thao thức. Tôi nhớ đến câu chuyện anh Thạc kể, đến những lời anh nói, đến bài giảng "thân bất do kỷ" của ông Hai Đồ đâu đó vào năm tôi mười hai tuổi. Hình như mọi đứa con trai trong xóm đều được nghe bài giảng ấy của ông. Nhưng lúc ấy, đa số chúng tôi nghe mà không thấm. Để bây giờ, một lần nữa nghe được bốn tiếng ấy trong lời anh Thạc, tự dưng trong tôi như vỡ ra điều gì.

Tôi chợt nghĩ đến tổ chim non ban chiều. Hiểu ra, vì sao anh Thạc lại kêu tôi bắn bọn nó.

Bởi vì nếu có một ngày, lũ giặc tới đây, bắt lấy những con chim cho vào lồng hoặc làm mồi nhắm rượu, vậy chẳng thà kết liễu chúng ngay từ bây giờ, chôn xuống gốc cây cho qua một kiếp. Để chúng chết đi an lành, chẳng cần chịu sự giam cầm, cũng chẳng cần làm một món ăn trên bàn nhậu của bọn ngoại lai. Giống như việc người lính nguyện chết nơi chiến trường khói lửa, cũng chẳng muốn làm tù phạm của quân thù.

Vậy còn tôi? Nếu có một ngày rơi vào tay giặc, tôi sẽ ra sao?

Lặng lẽ, tôi chìm vào mộng mị. Trong mơ tôi thấy một người lính. Trẻ, rất trẻ, sàn sàn tuổi anh Thạc anh Tuấn, mặc bộ quân phục xanh đã bị chiến địa nhuộm thành đen đặc. Anh đứng nghiêm chào tôi, nói với tôi, bắn đi.

Tôi thấy tay mình run rẩy. Chốt an toàn kêu vang, và tôi bóp cò.

Phía sau anh, núi rừng xanh nghìn trùng. Trên đầu anh, thiên thanh cao vời vợi. Mảnh đất anh nằm, xanh rì sông suối.

Máu nhuộm đỏ đất trời, một lá cờ rực thắm tung bay.








Chú thích

(1) Khai h: "Ngày mng 7 tháng Giêng (cũng có th là mng 6) là ngày cui cùng ca chui l hi Tết. Trong ngày này, nGười Vit làm l h Cây nêu, gi là l Khai h, kết thúc dp Tết Nguyên đán và bt đu bước vào vic làm ăn trong năm mi t ngày mng 8 hoc mng 9 tháng Giêng." - Trích t bài viết "Tết Nguyên Đán" - vi.wikipedia.org

(2) Hoà Bình là mt trong nhng căn c, đa bàn hot đng ch yếu ca trung đoàn Tây Tiến, nm vùng Tây Bc B, có đa hình núi trung bình, chia ct phc tp.

(3) Đúng ra thì mt tiu đi bao gm 8-12 binh lính, vào năm 1947 Vit Nam là 9-10 lính mt tiu đi. Tuy nhiên t mn phép gi s 7 cho tiu đi Tun Tài T vì Bangtan vn luôn là chòm sao by ngôi - dù rng làm vy không đúng thc tế.

(4) "Bến xuân" là ca khúc hp son ca hai nhc sĩ Phm Duy và Văn Cao năm 1942.

(5) Hai ca sĩ nhc đ ni tiếng:

- "Quang Hưng (1934-2014) là mt trong nhng ca sĩ ln thuc thế h đu tiên ca dòng nhc cách mng Vit Nam. Ông được các chiến sĩ mnh danh là chim sơn ca ca các chiến lũy. Tên tui ông gn lin vi nhng ca khúc như 'Anh quân bưu vui tính' (Đàm Thanh), 'Bài ca H Chí Minh' (Ewan MacColl), 'Tiến v Sài Gòn' (Lưu Hu Phước), 'Người Hà Ni' (Nguyn Đình Thi), 'Trường ca sông Lô' (Văn Cao)... Ging ca ca Quang Hưng được ngh sĩ nhân dân Quang Th nhn xét là cht ging thép, giàu tính hc thut." - Trích bài viết "Quang Hưng (ca sĩ)" - vi.wikipedia.org

- "Trn Khánh (1931-1981) là mt ca sĩ nhc đ. Ông được coi là người có cht ging "tenor thép". Tên tui ông gn lin vi nhng ca khúc: Người chiến sĩ y, Tôi là người th lò, Ta t hào đi lên ôi Vit Nam... Ông bt đu tham gia cách mng t năm 13 tui, làm liên lc viên trong t công tác cách mng ca Văn Cao, được phân công nhim v mang sách báo ti các cơ s cng sn ni thành và biu din tuyên truyn nhng bài ca cách mng." - Trích bài viết "Trn Khánh" - vi.wikipedia.org

(6)(7) Ba loi nhc c lính Tây Tiến đã mang theo trên đường hành quân:

- Đàn măng-đô-lin (mandolin)

- Đàn phong cm (accordion)

- Kèn hc-mô-ni-ca (harmonica)

(8) Mường Lát là mt huyn min núi phía tây bc ca tnh Thanh Hoá, phía bc giáp huyn Vân H tnh Sơn La và Lào, phía tây và nam giáp Lào.

(9) Hoàng Sâm và 300 khu súng ly t cuc đu rượu: Đây là mt câu chuyn có tht ca mt nhân vt có tht trong lch s. Hoàng Sâm tên tht là Trn Văn Kỳ, là Thiếu tướng ca Quân đi Nhân dân Vit Nam. Trong giai đon Kháng chiến chng Pháp 1946-1950, ông là Khu trưởng Liên khu 3 Ch huy mt trn Tây Tiến. Các bn có th tham kho thêm v cuc đu rượu ly súng này trên mng.

(10) "Thân bt do k" (身不由己) - Bn thân không th vô k lut, phi làm nhng chuyn bn thân không mun, hoc ngược li. (vi.wikipedia.org)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro