Chương 14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trần Điển sử cũng không biết chuyện Thôi lang trung có hai vị phu nhân, nghe Thôi Tiếp nói vậy còn bảo: "Chẳng phải thế ư, huynh trưởng dạy bảo đệ đệ là đạo lý hiển nhiên, làm gì có người cha người mẹ nào lại giận chuyện này chứ?"

Tên tặc tử này đã bị giải đến công đường còn dám ác ý bêu xấu chủ nhân thì có thể biết được trước đây có bao nhiêu kiêu ngạo lớn lối, cứ đánh trước một trận cho biết điều rồi tái thẩm vậy.

Thẻ lệnh nắm trong tay ông buông lỏng, lạch cạch rơi xuống đất, tiếng thẻ vừa rơi xuống liền vang lên tiếng gậy gỗ "bộp bộp bộp" đánh lên da thịt. Thôi Minh "ai nha" kêu thảm thiết, nước mắt giàn giụa nói: "Đại nhân ôi, tôi không có nói dối! Chủ mẫu nhà tôi giờ là vợ hai, Đại thiếu gia là do vợ cả sinh ra, Đại thiếu gia..."

Thôi Tiếp tức giận vỗ tay ghế tựa đánh bộp một cái, vừa kinh vừa sợ nói: "Xin đại nhân lập tức bịt cái miệng nói bậy của kẻ ác này, không thể để hắn lại làm bẩn danh tiếng của mẫu thân tôi nữa! Chuyện hắn bịa đặt vu hãm làm hỏng thanh danh tôi tôi đã không tính toán, nhưng thân mẫu tôi là con gái của chủ quản Thái Thường Tự*, là ngũ phẩm phu nhân được triều đình gia phong, hiền lương thục đức, chẳng lẽ lại bởi tôi không phải con đẻ mà làm cái chuyện ngược đãi đó? "

Sao mà không thể chứ, mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng... Trần Điển sử thầm cười lạnh trong lòng, mặt lại đanh chặt, sai người bịt miệng Thôi Minh lại, đánh đủ năm mươi gậy.

Ông cũng không muốn điều tra đến chuyện tranh đấu ngấm ngầm xấu xa của các phu nhân nhà họ Thôi, bèn sai người viết luôn khẩu cung rằng Thôi Tiếp kiện kẻ hầu này bịa đặt vu vạ chủ nhân, trộm cướp, bán tài sản của chủ. Bên cạnh đó còn một viên bản ghi lại nội dung thẩm vấn tại công đường, đều giao cho Thôi Tiếp kiểm tra một lần, bảo cậu kí tên đồng ý lên đó.

Cậu đã đọc xong một lần "Tứ Thư", đằng sau bìa sách còn viết tên của nguyên chủ, lúc kí tên cậu lại mở lại bản PDF nhìn một chốc, phỏng chữ chép tên, sau đó lấy mực đỏ điểm chỉ.

Thôi Minh ở nhà đã quen sống trong nhung lụa nhiều năm, một gậy vừa đánh xuống, cả người như đã chết, người ghi chép không thương hại cũng chẳng chờ hắn nghỉ ngơi, đưa bút bắt hắn đồng ý. Hắn giãy dụa không chịu ký, còn nói bản thân là Nhị quản gia của phủ lang trung, lão gia và phu nhân sẽ dành công bằng cho hắn.

Trần Điển sử hôm nay phải chờ tiếp đón khâm sai vào phủ nha, không rảnh cãi cọ, trực tiếp phủi tay sai người đem hắn nhốn lại: "Nhốt tên này vào ngục trước, đợi Đại lão gia về đích thân thẩm tra."

Lôi Thôi Minh xuống rồi, Trần Điển sử lại tuyên người làm chứng vào, chỉ vào vật chứng Thôi Tiếp mang đến, hỏi khẩu cung từng người.

Người khác hỏi gì trả lời đấy, chỉ riêng phu xe còn đang dính hiềm nghi đồng phạm bán gia sản chủ lấy tiền tiêu sài nên càng ra sức đổ mọi tội lỗi lên người Thôi Minh, đến cả hắn tại thanh lâu trong kinh chơi mấy bận, ăn bàn tiệc thượng đẳng tốn mười mấy lượng bạc ở đâu đều khai rõ ràng rành mạch.

Không chờ Trần Điển sử hỏi thêm, ông ta còn thề rằng: Chỉ riêng tiền rau dưa được cấp của thiếu gia đã phải mười mấy lượng bạc, còn chưa kể đến thuốc viên tốt nhất mới chế, quần áo tơ lụa thượng hạng, túi tiền gấm, ngọc bội, giấy và bút mực... Nếu không do ông trên đường đến trộm bán đi thì sao đủ tiền tiêu pha hoang phí như thế chứ!"

Theo luật Đại Minh, trộm cướp trên mười quan tiền đồng đã đủ cấu thành tội, Thôi Minh tham tiền không chỉ lấy hai mươi, ba mươi lượng bạc, nếu thật còn bán trộm gia sản của chủ, tội so với trộm cắp thông thường còn tăng gấp mấy lần, nếu bị định tội lưu đày ba ngàn dặm đã coi như may mắn.

Trần Điển sử lấy xong khẩu cung, giam phạm nhân lại, nhắc nhở những nhân chứng phải luôn ở trong huyện, sau này quan lớn tái thẩm sẽ gọi lại họ nên làm chứng. Sau lại sai quan nha nên kinh thành và những nơi tiêu tiền mà phu xe từng khai báo lấy khẩu cung, Thôi Tiếp tuy là nguyên cáo nhưng cũng không cần làm gì cả.

Ông từ trên công án đi xuống, ôn hòa nói: "Thôi công tử cứ an lòng về phủ, vụ án này chứng cứ xác thực, Thích Huyện lệnh Thích đại nhân và bản quan nhất định sẽ thay cậu đòi lại công bằng."

Khâm sai đại nhân vẫn còn chưa tới, Trần Điển sử vốn muốn tạo quan hệ tốt với vị công tử này, bèn nhẹ nhàng đỡ tay cậu, vui vẻ thân tình đưa cậu ra khỏi công đường.

Vừa đến cổng đã thấy một vị tiểu lại chạy như bay phi vào sân hét lớn: "Tứ lão gia, khâm sai đến rồi! Khâm sai đã đi qua cổng Tây Môn chuẩn bị đến nha môn ta rồi!"

Lông mày Trần Điển sử nhăn lại —— cuối cùng cũng tới! Hai vị huyện quan vì nghênh đón khâm sai mà đã ra hỏi thành từ sáng, đợi lâu như vậy, khâm sai cuối cùng cũng vào thành! Ông chỉnh lại áo quan mũ mão, nghiêm túc quát hỏi: "Sao cứ thở không ra hơi thế, các đại nhân đã đi đến đâu rồi? Mau bảo người mở rộng cửa chính, chuẩn bị trà bánh, đón tiếp khâm sai vào phủ!"

Trần Điển sử nói một hồi đã sắp xếp xong xuôi mọi việc, xoay người lại, cảm thấy hơi tiếc nói với Thôi Tiếp: "Lúc này bản quan lại phải bận việc đón tiếp khâm sai, hay là thế chất cứ đưa mọi người về trước, lúc nào có thời gian rảnh chúng ta lại ngồi nói chuyện được không?"

Thôi Tiếp vô cùng hiểu ý, bái biệt Điển sử, dẫn người và quan sai ra khỏi nha môn.

Không ngờ rằng họ vừa mới từ cửa hông đi ra lại đụng vào một đám lính khiêng chiêng trống và nghi trượng trên phố, phía sau là một chiếc kiệu lớn màu xanh biếc và hai chiếc kiệu con xanh sẫm nối đuôi nhau, còn có một đội binh mã theo hầu mặc quần áo Cẩm y vệ, khung cảnh nhìn giống y hệt trong phim.

Bên cạnh có người thì thầm: "Cẩm y vệ... Tiểu quan nhân trước không phải nói rằng vì chuyện triều đình mà bị thương, còn có liên quan đến Cẩm y vệ gì đó ư, những Cẩm y vệ này đến huyện Thiên An chúng ta chắc không phải vì chuyện của người chứ?"

Sao thế được, cậu chẳng may dính vào vụ án của người ta, còn để người ta phải mất công cứu giúp, cũng chả hỗ trợ được gì cả.

Thôi Tiếp lắc đầu, dẫn người chạy nhanh đến bên vệ đường muốn dời đi. Xe ngựa không dẫn đến đây, nha lại canh của cũng không thể giúp họ dắt xe đến, cứ lách qua lách lại một lúc, lại làm nhóm hộ vệ đang cưỡi ngựa chú ý, có người phi từ sau đoàn kiệu chạy lên đầu, quát hỏi: "Kẻ nào dám chặn cửa huyện nha! Còn không mau đi nhanh!"

Nha lại bên cạnh vội vàng xoay người đáp: "Vị tiểu công tử này đến nha môn cáo án, ngài là Thôi Tiếp con trai của Thôi lang trung bộ Hộ, xung quanh là nhân chứng, mọi người chỉ đang định ra về thôi ạ."

Thôi Tiếp không khỏi ngẩng đầu nhìn nhìn một chút. Vị Cẩm y vệ kia đầu đội mũ cánh chuồn, mặc mãng bào* đỏ thẫm, mặt mũi còn có vẻ quen quen, hơi giống một trong hai vị Cẩm y vệ đã kiểm tra xe cậu ở Thông Châu. Người kia nhìn cậu cũng hơi kinh ngạc, hỏi: "Thôi tiểu quan nhân cậu tới báo án gì thế?"

Đang nói chuyện, nha lại hai bên tách ra một đường, chiếc kiệu xanh biếc đã được khiêng đến trước cổng huyên nha, từ trong truyền ra giọng nói nhẹ nhàng hơi mềm mại, có chút nghi hoặc hỏi: "Thôi công tử nào? Có phải vị tiểu công tử nghĩa khí đã giúp đỡ Cẩm y vệ bắt giữ Từ tặc sư tổ Bạch liên giáo, thân thể bị thương nặng vẫn kiêm quyết không lùi bước, Thôi Tiếp Thôi nghĩa sĩ?"

... Ai?

Từ thợ đào giếng đến hàng xóm láng giếng, từ cha con Thôi Nguyên đến chính bản thân Thôi Tiếp đều không thể liên tưởng "tráng sĩ dũng mãnh" mà người trong kiệu nhắc đến lên người cậu, nha lại lại càng bối rối, đứng sững ừ hử nửa ngày cũng không trả lời được

Vị Cẩm y vệ kia nhảy xuống ngựa, quỳ một gối hành lễ với người trong kiệu, đáp: "Thưa, đúng là Thôi Tiếp Thôi nghĩa sĩ."

Phía sau kiệu cũng có một vị mặc quan phục xanh biếc cưỡi ngựa tiến đến, trước ngực áo thêu bổ tử Hùng Bi của Cẩm y vệ*, ghìm ngựa dừng lại, cúi đầu nói với Cẩm y vệ kia: "Đổng giáo úy, ngươi lui xuống trước đi, Thôi tiểu công tử cũng không phải kẻ đến gây sự."

Mấy câu này nói rất nhẹ nhàng, giọng cũng rất quen tai, giống như vị Tạ Thiên Hộ kia vậy.

Thôi Tiếp lặng lẽ ngẩng đầu trộm nhìn, một bộ quan phục màu xanh biếc đập vào mắt. Ngực quan phục không để trống giống lần trước, giờ đã được thêu lên bổ tử Hùng Bi, Tạ Thiên Hộ ngồi trên ngựa nhìn xuống cậu, vẫn là khóe miệng mỉm cười, thần sắc ôn hòa vui vẻ, không giống được phải tới khâm sai mà như đang đi du lịch mùa thu vậy.

Người ấy chăm chú nhìn kĩ Thôi Tiếp, nghiêng người kề sát vào cửa sổ kiệu nói: "Cao công công, bên ngoài nhiều người lắm chuyện, chúng ta tiến vào huyện nha lại nói đi."

Vị trong kiệu lớn vén rèm lên, cười nói: "Không vội, vị nào là Thôi nghĩa sĩ? Nếu nhân duyên đúng lúc, trước huyện nha này may mắn được gặp mặt, vậy để ta được nhìn thấy phong thái của nghĩa sĩ đã."

Tạ Thiên Hộ đáp: "Công công nhìn kìa, vị kia chính là Thôi nghĩa sĩ. Nhìn vóc người cậu ấy nhỏ gầy nhưng động tác linh hoạt mạnh mẽ. Ngày đó tại Thông Châu cậu ấy liều mạng huyết chiến, làm mặt mũi Từ tặc bị thương mất sức phản kháng thì hạ quan mới có thể dễ dàng bắt hắn ta về quy án."

Thôi Tiếp yên lặng cúi đầu, quỳ lạy xuống đất, miệng nói "Thôi Tiếp vái chào công công, vái chào các vị đại nhân". Đám người sau cậu càng không dễ gặp phải các vị đại nhân quyền cao chức trọng này, sợ đến điếng người, vội xụp quỳ cùng một chỗ.

Cao công công muốn tỏ ra gần dân, tự mình xuống kiệu, nâng cánh tay cậu đỡ lên, cười nói: "Nghĩa sĩ mau mau đứng dậy. Thôi nghĩa sĩ vì nước quên thân, đổ máu quyết chiến với tặc nhân, thánh thượng nghe đến việc nghĩa cậu đã làm cũng phải vỗ tay khen ngợi, tán dương cậu là người trung nghĩa, chúng tôi sao có thể nhận lễ của cậu được."

Ông càng ngắm Thôi Tiếp càng thoả mãn, than thở: "Thực sự là không thể trông mặt mà bắt hình dong, chỉ mới nghe nói Thôi nghĩa sĩ tuổi trẻ, nhưng không nghĩ rằng dung mạo lại tuấn tú, nhã nhặn đến thế. Không ngờ một đứa trẻ như cậu lại có thể không màng sống chết, dũng cảm chiến đấu với tặc tử, quả là anh hùng xuất thiếu niên."

Thôi Tiếp vừa mới ở công đường vu oan giá họa, khen ngợi kẻ thù giết người cũng không chớp mắt đổ mồ hôi, vậy mà nghe xong câu này của ông ta mặt lại đỏ lên một chút.

Đấy đâu phải toàn bộ là công lao của cậu chứ, là nhờ công Tạ Thiên Hộ và các Cẩm y vệ cùng vô số phim điện ảnh truyền hình liên quan đến Bạch liên giáo ở hậu thế, kỳ thực cậu cũng chả giúp gì cả.

Cậu lập tức giải thích sự thực, Tạ Thiên Hộ lại nói: "Thôi công tử không nên khiêm tốn, ngày đó khi tặc nhân bắt cậu làm con tin, cú huých đầu va chạm của cậu rất đúng lúc. Nếu không nhờ cậu đụng gãy xương mũi khiến hắn không thể mở mắt, hô hấp khó khăn, ta vây bắt sẽ không thuận lợi như thế. Cao công công đây là phụng chỉ đến khen ngợi công lao của cậu, cứ an tâm tiếp chỉ đi."

Không phải bảo nếu cậu sống sẽ không được ban thưởng à?

Thôi Tiếp buồn bực liếc Tạ Thiên Hộ một cái, Tạ Thiên Hộ lại cứ như không hiểu ám hiệu của cậu, cười nói: "Thôi công tử vui mừng đến ngốc rồi. Ý trên đã quyết, còn không mau về nhà vẩy nước quét sân, mở cổng chính, bày sẵn hương án chờ tiếp thánh chỉ?"

Huyện lệnh Thích Thắng lúc này cũng mang theo Huyện thừa chạy tới, vội vã khen ngợi, dặn dò sư gia của mình: "Thôi công tử chưa từng trải qua việc trọng đại bậc ấy, ông dẫn thuộc hạ đi bố trí hộ, không thể để tuỳ tiện vô lễ với thánh ý."

Thôi Tiếp vội vàng từ biệt mọi người, chuẩn bị trở về chờ tiếp chỉ.

Không ngờ Cao công công cứ lắm áo cậu không buông: "Thôi công tử cứ ở lại đã. Hình như chúng ta mỡi nghe loáng tháng cậu đến nha môn cáo án? Muốn kiện ai? Nếu như bị kẻ nào bắt nạt, cứ nói rõ ở đây, Thích huyện lệnh sẽ làm chủ cho—— còn nếu là kẻ quyền cao chức trọng không thể trọc nổi thì còn có Cẩm y vệ và khâm sai ở đây, tuyệt đối không thể để nghĩa sĩ chịu nhục dưới tay tiểu nhân đâu."

Thôi Tiếp cảm động đến rơi nước mắt nói: "Cảm tạ công công quý mến. Làng trên xóm dưới ở Thiên An đều là người ngay thẳng, chưa từng có người bắt nạt tôi. Vãn sinh được thôn dân giúp đỡ bắt được một tên người hầu dám trộm đồ của chủ, Trần Điển sử phán quyết rõ ràng đã bắt hắn bỏ ngục, huyện lệnh là người anh minh sáng suốt, chắc chắn không lâu nữa sẽ kết án thôi ạ."

Thích Huyện lệnh gật đầu liên tục, khóe miệng Trần Điển sử hơi cong lên, cúi đầu che dấu vui mừng nơi đáy mắt.

Cao công công cười nhạt, nói một cách đầy thâm ý: "Thì ra chỉ có chuyện nhỏ nhặt này. Gia nô mà dám trộm đồ chủ như thế dù xử giết cũng không oan đâu. Thôi công tử nếu đã bắt được người đưa đến thì cứ theo luật mà xử thôi, đừng nên để nghĩa sĩ chịu oan uổng."

Hết chương 14

Từ giờ mấy má đã hiểu là đến cuối chuyện Thôi ca vẫn sẽ sống rất "có hiếu" với cha mẹ. Không chỉ Trung Hoa mà cả ở Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản thời cổ đại rất coi trọng vấn đề hiếu đễ, thậm chí nếu bạn có danh con hiếu có thể được tuyển làm quan, hoặc thậm chí là làm vua(Đế Thuấn). Chính vì cổ đại không có liên hệ giao tiếp tiện lợi như chúng ta bây giờ nên cái danh tiếng nó rất quan trọng. Vậy nên mới có Tống Giang của Thủy Hử, kiếm kề đầu chỉ cần báo danh là các anh em quỳ lạy xin lỗi liên tục. 

Nói trước để mọi người đọc xong thấy nhiều đoạn Thôi ca không làm gì lại ức chế, Thôi ca là kiểu cười trước mặt nhưng sau lưng đâm nhau đấy.

1. Thái Thường Tự:(太常寺, Court of Imperial Sacrifices) là một trong 6 tự trong quan chế Lục tự . Thái thường tự là cơ quan phụ trách việc thi hành những thể thức lễ nghi, điều khiển ban âm nhạc, trông coi các đền chùa thờ Trời, Đất, thần 4 mùa. Thái thường tự gồm có 7 thự (quan nha) là:

Giao xã thự (郊社署, Office of the National Altars) - cơ quan phụ trách việc tổ chức lễ tế Trời và tế Đất

Thái nhạc thự (太樂署, Imperial Music Office) - cơ quan trông coi và điều khiển ban âm nhạc

Cổ súy thự (鼓吹署, Office of Drums and Fifes)- cơ quan phụ trách việc đánh trống và thổi sáo

Thái y thự (太樂署、Imperial Medical Office) - cơ quan trông coi về y tế cho vua và toàn quốc. Tại Việt Nam, cơ quan này được tách ra là viện riêng, gọi là Thái Y Viện

Thái bốc thự (太卜署, Imperial Divination Office) - cơ quan phụ trách việc tính âm dương bói toán. Thời Nguyễn , cơ quan này được tách riêng, gọi Khâm Thiên Giám.

Lẫm hi thự (廩犧署, Office of Sacrificial Grains and Animals) - cơ quan trông coi việc cung cấp thóc gạo cùng các thú vật cho các cuộc tế lễ

Thái miếu thự (太廟署, Imperial Ancestral Temple Office) - cơ quan giữ việc coi sóc các đền thờ, miếu mạo

2. Mãng bào: Đây là kiểu áo mãng bào nhà Minh

3. Bổ tử hay bố tử ( 補子) là một mảnh vải hình vuông  đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của các quan trong triều thời phong kiến Việt Nam, Trung Hoa và Triều Tiên. Tấm vải vuông này trước thế kỷ 16 còn có tên là hung bối và hoa dạng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro