Chương 27

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Nhóm thợ ở sân sau đến giờ này còn chưa ăn cơm, tất cả đang ngồi tụ tập trong phòng làm việc chung nghiên cứu cách in ấn.

Phòng làm việc chung này là do Thôi Tiếp dựa theo mẫu văn phòng hiện đại thiết kế ra, bàn ghế dùng trong đây phần nhiều là đồ thừa do vị Vương tiên sinh lưu lại, mỗi người một bàn hai người một tổ ngồi đối diện nhau làm việc. Ở giữa phòng thì đặt một bàn gỗ dài làm thành bàn công tác tập thể để cho công nhân có thể nghỉ ngơi giữa giờ hoặc tổ chức hội họp.

Khi Thôi Tiếp lên tầng thì cửa văn phòng đang đóng chặt, phòng nghỉ nhỏ bên cạnh bày một bàn thịt lớn và một chậu bánh màn thầu đã nguội tanh mà không ai đụng đến. Trong phòng có một người phụ nữ mặc áo vải xanh đang cặm cụi lau dọn, thu lại đồ mang đi hâm nóng.

Người phụ nữ ấy là vợ của một người thợ phối màu tên Tác Hoàng Dương, vào hai ngày trước bà theo chồng đưa cả nhà tới đây sinh sống, thấy cả nhà chủ kể cả người hầu mà chỉ có ba người, lại đều là đực rựa, bèn chủ động nhận việc quét dọn nấu cơm. Thôi Tiếp thấy nhà bọn họ chỉ đến tay không, không mang theo bất kì đồ đạc gia dụng hay quần áo gì liền ứng cho họ trước một tháng lương tiền công dọn dẹp để họ trang trải, đến giờ Hoàng đại tẩu cũng là người làm công có năm trăm tiền đồng lương hàng tháng.

Thôi gia trả công là loại tiền đồng nguyên chất chứ không phải loại tiền kém chất lượng pha nhôm ngoài thị trường, hơn sáu trăm đồng đã đủ đổi một lượng bạc, bởi thế mà đôi vợ chồng này cảm ơn nhiều lắm, làm việc gì cũng ra sức nhọc công, dậy sớm thức khuya không hề than lấy nửa lời.

Chị ta cung kính chào Thôi Tiếp một tiếng "Tiểu quan nhân" muốn đi vào gọi người làm ra cho cậu. Thôi Tiếp ngăn nói: "Đại tẩu cứ đi hâm lại đồ đi, ta còn có chuyện bản khắc muốn bàn với mọi người, tí xong sẽ gọi họ ra ngay ấy mà."

Hoàng đại tẩu vâng dạ bưng đồ ăn xuống tầng, nhóm thợ trong phòng nghe thấy giọng cậu cũng ngừng việc trong tay, đứng dậy ra cửa đón.

Thôi Tiếp vừa vào cửa đã thấy trên bàn dài chất đống bản khắc được lăn màu, có cái còn nguyên, có cái lại bị cắt tan tành, ngoài dìa bàn vứt bừa bãi vài tờ giấy nháp, trên giấy in hình hoa mai đỏ màu sắc rực rỡ .

Mấy ngày gần đây cậu bận thích ứng với phương pháp giảng dạy trên lớp nên không có thời gian đến đây quan sát tiến độ, hôm nay vừa nhìn qua đã biết kĩ thuật của họ đã tiến bộ khá nhiều rồi.

Cái lần đầu tiên nhắc chuyện in màu với Lý Tiến Bảo, anh ta đến giấy nhuộm màu và phương pháp in màu cũng không phân biệt nổi, bây giờ mới qua có một tháng vậy mà đã ấn được hoàn chỉnh một nhành mai. Màu sắc nhành cây từ cành đến ngọn đã có sự chuyển màu, trạc cây cũng lộ ra ngoài góc tối góc sáng gây kích thích mạnh mẽ lên thị giác người xem, các cánh hoa mai thì xen kẽ đan vào nhau tự nhiên hài hòa, màu sắc đỏ tươi xinh xắn, nếu nhìn từ xa thì giống như tranh vẽ vậy.

Chỉ hiềm lúc nhìn gần sẽ phát hiện ra, cành mai chỉ dùng duy nhất màu đen lăn đậm nhạt, cánh hoa cũng chỉ dùng màu đỏ đậm chải chuốt, thiếu cái chất biến hóa vốn có, nơi tiếp giáp giữa đài hoa và cành cây có sự tương phản rõ rệt giữa đen và đỏ, hình ảnh quá mãnh liệt không đủ hài hòa.

Có vẻ họ vẫn dùng cách cũ như lúc in hoa mai trắng, chỉ là cậu không rõ họ dùng cách gì mà ấn được màu đỏ lên cành hoa mà thôi, do màu sắc không chuẩn nên in được hình cũng cứng nhắc không chân thật.

Theo bản năng Thôi Tiếp lắc đầu, ngón tay vuốt nhẹ lên hình nhành mai, vừa chạm vừa bảo: "Đường nét đã khắc tốt lắm rồi đấy, chỉnh tề cứng cáp lại có thần nữa, chỉ là màu sắc của cành cây và hoa mai thâm đặc không có sức sống, đường viền ngoài—— lăn mực còn chưa thuận mắt người ta."

Tuy còn lỗi này lỗi nọ nhưng chỉ ở trong thời gian ngắn như vậy đã có thể in thành thục được dường này đối với Thôi Tiếp đã là sự vui mừng quá lớn. Cậu cứ tưởng rằng sẽ gặp phải vấn đề lăn mực không đều làm hình bị lem, hoặc in sai vị trí, không ngờ mọi người đã có thể in chỉnh tề không sai sót như vậy, xem ra tay nghề của nhóm thợ rất vững vàng, đôi mắt cũng biến thành thước đo luôn rồi.

Cậu không khỏi nghĩ đến truyền thuyết về người thợ nguội lớp tám ngày xưa mà âm thầm đánh giá lại những người thợ thủ công bình thường này*.

Chân nhân bất lộ tướng, không thể không bội phục.

Mà vừa quan sát họ kĩ hơn chút cậu lại phát hiện ra bất thường, trên mặt nhóm thợ hiện rõ vẻ thất lạc bất an, ai cũng lo lắng sợ hãi nhìn về phía cậu, giống như muốn ngay lập tức lao vào ca đêm, làm lại thêm chục lần nữa vậy.

Thôi Tiếp bấy giờ mới nhận ra những khuyết điểm cậu vừa nói lúc nãy đã dọa đến những công nhân này, cậu phì cười nhìn họ mà thân thiết nói: "Thế này đã tốt lắm rồi, so với ta tưởng tưỡng là giỏi hơn nhiều đấy nhé, mai ta sẽ dặn Hoàng đại tẩu thêm chút đồ nhắm khao cơm mọi người. Bây giờ tranh in ra đã chỉnh tề hết vậy rồi à?"

Hai người thợ in xấu hổ cười nói: "Lúc chúng tôi mới làm thì mười tờ có chín tờ hỏng, làm tổn thất bao nhiêu giấy đẹp của cậu chủ, bây giờ có chút khá hơn thôi ạ, mười tờ thì có thể chuẩn được năm sáu tờ, công tử để cho bọn tôi luyện thêm chút thời gian, làm thêm độ chục tấm nữa là có thể tìm được cảm giác rồi."

Cậu hào phóng nói: "Thế thì đâu tính là tốn kém gì, cần học thì phải học chứ. Với bản khắc cũng nên thế, cần dùng cứ cùng, mọi người không nên tiếc rẻ mấy tấm gỗ này, mấy bản này chúng ta cũng không chỉ dùng một lần đâu mà."

Sau này in được tranh mỹ nhân rồi cậu còn muốn đổi màu quần áo nữa, đến lúc đấy lại dùng lại phần đường viền là có thể in thành nữ chính quyển khác rồi.

Thôi Tiếp bình tĩnh ngẫm nghĩ, thuận miệng tuyên bố tin tức công việc: "Tiệm chúng ta mới nhận được bốn phần bản thảo mới, đều dùng đề tài thư sinh gặp nữ thần, na nữ vân vân nên ta dự định đóng chung vào một quyển. Ta tính rằng trong sách sẽ in hình mỹ nhân được in theo phương pháp mới này, các vị đại ca kinh nghiệm đều rất phong phú không biết có ai có ý kiến xây dựng gì không?"

Một người thợ họ Vương phụ trách in màu thấy cậu có vẻ dễ tính liền đánh bạo nói: "Chúng tôi in sách đã mấy chục năm rồi mà còn chưa thấy trên thị trường có người in được tranh nhiều màu, nếu có thứ ấy xuất hiện thì cũng phải bỏ tiền mua một bản về cất dấu. Công tử không cần lo đến chuyện sách in ra bán không ai mua, cái chúng tôi để ý là không có tranh đối chiếu màu in thì khi làm ra màu sắc sẽ không chính xác, lại tốn thêm giấy của công tử, giá thành sản phẩm cũng tăng."

Trương Đại suy nghĩ nói: "Nhành hoa mai này chỉ là bọn tôi tùy ý khắc lên thôi nên hình ảnh mới không được tốt. Chờ đến lúc bản thảo chuyển đến  nếu công tử có thể mời được một họa sư giỏi, vẽ được tranh cho chúng tôi chiếu theo đó khắc hình rồi điều hòa màu sắc thì thành phẩm khắc ra tôi đảm bảo sẽ tốt hơn thế này nhiều."

Bọn họ nhìn hình hoa mai đặt trên bàn, trong ánh mắt ai cũng như đang tỏa sáng lấp lánh.

Từ trước tới nay chưa từng có ai in sách mà in thêm các màu khác nhau chứ đừng nói có thứ gọi là tranh màu này xuất hiện. Nếu bọn họ có thể thành đội đầu tiên in được kĩ thuật này, không nói tương lai xa xôi, chỉ một quyển sách kia xuất bản thì cả lưỡng kinh mười ba tỉnh đều sẽ chỉ vào tiệm của họ than rằng: "Đây chính là hiệu sách Trí Vinh có thể in tranh màu đấy", thế chẳng phải nhóm thợ thủ công như họ có thể vang danh cả nước hay sao?

Mấy người công nhân liếc mắt nhìn nhau, khóe mắt lông mày đều là sự tranh đấu, lại lo lắng nếu đối chọi thì lại vuột mất cơ hội ghi danh thiên hạ hiếm có đến vậy, họ liền bình tâm lại chú ý đống bản khắc và giấy tờ bừa bộ trên bàn, muốn nhân thời gian rảnh này luyện thêm kĩ năng tay nghề.

Thôi Tiếp thấy đám thợ chính thợ phụ trong phòng  hai mắtđều đỏ bừng, ý chí tăng cao, tự bản thân cậu cũng càng thêm có sức chiến đấu, cười nói: "Mọi người cứ ăn cơm trước đã, hai ngày nay chú ý nghỉ ngơi, chuẩn bị sẵn tình thần. Ta đang bảo Phụng Nghiễn chép sách rồi, tranh mẫu ta cũng sẽ chuẩn bị ngay lập tức, đảm bảo sẽ không khó đến mức mọi người làm không nổi đâu."

Trời đã vào chập tối, Hoàng đại tẩu lại bưng đồ ăn đã được hâm nóng lên, lúc ấy nhóm thợ mới chịu dừng tay nghỉ ngơi ăn bữa cơm rồi ai về nhà nấy.

Thôi Tiếp lấy một chút họa cụ, thuốc màu, bột keo và thước đo từ phòng làm việc mang về sân của mình đã thấy Phụng Nghiễn đang ngồi trước bàn học của cậu chăm chỉ chép bản thảo dưới ánh nến.

Trời vào thu ngày ngắn đêm dài, trên ngoài hành lang tranh sáng tranh tối, trong phòng thì ánh nến bập bùng, đúng vào lúc đọc sách khó chịu nhất. Cậu cất đồ lên giá, lại đi thắp thêm hai cây nến nữa, ít khi có lúc rảnh rỗi như thế, cậu cũng ngồi xuống bàn lấy xuống mấy quyển tiểu thuyết có hình minh họa mà quan viên Thông Châu tặng ngày xưa nghiên cứu tranh mẫu.

Phụng Nghiễn gác bút lông quan tâm hỏi han: "Sao đại thiếu lại xem sách giờ này thế ạ, mấy hôm trước còn chả bảo buổi tối mắt mỏi không dám đọc nhiều hay sao?"

Thôi Tiếp cười hỏi ngược lại cậu ta: "Ngày đó ngươi đã từng khen ta vẽ hạt dẻ rất giống, bây giờ ta cũng thấy lời này nói khen đúng chút! Đang muốn tham khảo tranh minh họa của người khác để vẽ tranh màu những mỹ nhân trong bản thảo này, ngươi thấy được không?"

Phụng Nghiễn không chút nghĩ ngợi đáp: "Người mà vẽ chắc chắn đẹp rồi." Vừa nói lại liếc thấy tranh minh họa cậu vừa lật đến vẽ nhà cửa tinh xảo, cây cối rườm rà, người và vật đều rất phức tạp thì hơi nhíu mi, uyển chuyển khuyên rằng: "Hay là chúng ta vẽ đơn giản chút thôi được không, chỉ cần vẽ mỹ nhân thôi ạ, không cần vẽ quá nhiều bối cảnh... Tôi lo lần đầu làm sách màu thợ nhà mình chưa quen, ấn sẽkhông được chất lượng."

Thôi Tiếp không nhịn nổi xoa đầu cậu ta  an ủi: "Không quan trọng lắm đâu, kiểu này ta còn chưa vẽ được nữa là, phải luyện một chút mới ổn."

Phụng Nghiễn vẫn trong độ tuổi vị thành niên chứ không giống cậu, người đọc sách là phải buộc tóc, tóc cậu bé vẫn còn để chỏm, sờ sướng sướng à. Mấy năm nữa thành niên là phải đội mũ rồi không xoa được nữa. Cậu không nhịn được ngứa tay lại càng xoa cho đã. Sau khi đã lưu toàn bộ tranh vào ổ cứng cậu mới cất sách đi, đỡ lo sau này muốn tham khảo còn phải lục lại mấy cuốn này.

Tranh minh họa trong sách không có mấy mà nhìn tranh dễ thở hơn đọc chữ nhiều, chỉ loáng xong là cậu đã làm xong hết. Dưới ánh nến Thôi Tiếp lấy ra loại giấy vàng rẻ nhất, dùng bút nét nhỏ nhúng lên mực nước màu nhạt, bắt đầu vẽ từ góc phải chầm chậm đi nét trên mặt giấy, cố luyện lại cảm giác đã lâu chưa dùng.

======================

Bản thảo Lâm tiên sinh chuyển đến rất đúng dịp, chuẩn ngay thời điểm nhóm thợ thủ công đã gần nghiên cứu hoàn tất kĩ thuật in màu, chuẩn bị xong bản vẽ là có thể tiến hành sản xuất ngay. Hôm sau Thôi Tiếp đến lớp, còn vui vẻ bê thêm một sọt lê đỏ mới hái mọng nước và một tảng thịt muối đặc sản, đến sớm trước giờ vào lớp để cảm ơn ông.

Vừa giải quyết xong việc phiền phức ấy là Lâm tiên sinh thoải mái hẳn nên, lúc dạy học giảng bài cũng càng tinh thần. Sau khi ông nhận thêm quà lễ lại quen miệng dạy bảo Thôi Tiếp không được sa vào sách báo linh tinh, cầm bài tập của cậu chấm sửa một lúc mới nói: "Mấy ngày nay ta thấy con còn lo chuyện nhà chứ có tinh thần học tập nên chưa giảng quá nhiều kiến thức. Bắt đầu từ hôm nay ta sẽ thật nghiêm khắc, con không chỉ cần nghiên cứu mỗi kinh thư mà, còn phải tập luyện viết văn học đối để chuẩn bị cho kì thi vào tháng hai năm sau nữa đấy."

Trong đầu Thôi Tiếp gõ "bong" một tiếng, lập tức hiện lên ba chữ "Văn Bát Cổ". Cậu kinh ngạc hỏi: "Con mới học thơ với ngài chưa lâu mà đã được chuyển sang viết văn Bát Cổ rồi ạ?"

Lâm tiên sinh liếc mắt nhìn cậu có vẻ rất ngỡ ngàng hỏi: "Văn Bát Cổ ư? Gọi như thế cũng bao quát đấy, loại văn này cần có bốn bộ phận chính, mỗi bộ phận lại có hai vế câu đối nhau, nếu đặt thành Bát Cổ thì ý cũng hay lắm. Cái này con tự nghĩ ra à? Trước đây con làm qua loại văn này rồi hả?"

... Năm mười tám Thành Hoá văn Bát Cổ vẵn chưa được đặt tên là văn Bát Cổ hở? Giời ạ, ngày xưa sao cậu lại thi ngành văn học đương đại chứ, rủi mà đăng kí văn học cổ đại là ngon rồi!

Mồ hôi Thôi Tiếp chảy dài ba mét, bực mình không thể quay trở về đăng kí lại ngành học. Trên mặt lại chẳng dám lộ ra khác biệt, cố giữ bình tĩnh nói rằng: "Con chưa học bao giờ ạ, chẳng là lúc trước ở nhà có nghe lỏm được một vị khách đến chơi nói nếu muốn thi đậu khoa cử thì phải làm được văn Bát Cổ, nên con mới nhớ kĩ từ này."

Lâm tiên sinh cũng không tỏ vẻ hoài nghi gì, ông chỉ nhẹ gật đầu giống như vừa ngộ ra chuyện gì đó: "Ra là thế, người làm quan chắc chắn phải có kiến thức uyên bác, đây chắc là các bậc đi trước đúc rút kinh nghiệm mới tổng kết được. Nếu như chúng ta lấy hình thức Bát Cổ để tổng kết cách làm văn thì khi viết phải chú ý đến cách đối từ nhiều hơn việc cảm nhận đề tài, lúc ấy câu văn trong bài sẽ hợp lý có trật tự hơn, đưa cho các giám khảo chấm đọc cũng sẽ cảm thấy hay hơn những bài thông thường khác..."

Ông càng nói giọng càng bé lại, dần dần chìm sâu vào suy nghĩ của bản thân. Thôi Tiếp suýt lỡ lời lộ ra bản chất của người "xuyên không" nên càng không dám hó hé gì, chỉ im lặng ngồi bên cạnh yên lặng luyện chữ.

Mãi đến lúc người học sinh thứ hai đi vào phòng học chào hỏi thầy giáo thì Lâm tiên sinh mới tỉnh hồn lại. Ông cầm lấy bài tập tùy tiện nhắc nhở vài lời, rồi đi tới trước mặt Thôi Tiếp bảo: "Con ôn sách "Tiểu Nhã" trước đi, chờ ta chấm xong hết bài tập sẽ dạy con cách viết mở đề."

Hết chương 27

1. Thợ nguội lớp tám八级钳工: Theo mình tìm hiểu thì trước ngày giải phóng của Trung Quốc những người thợ học hết 8 năm đã có thể làm được việc rất giỏi, tương đương với các kĩ sư bây giờ. Tương tự như vậy ở Việt Nam trước thời giải phóng do nhiều vấn đề mà thời gian giáo dục bắt buộc rất ngắn và yêu cầu là ngay sau khi học xong đã có thể làm được việc, vì vậy chúng ta không thể dùng độ tuổi và kinh nghiệm để đánh giá họ được, vì nguyên tắc giáo dục thời bấy giờ thuần túy là "học để làm được".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro