Chương 40

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Trước kì nghỉ Tết, quanh vùng Thiên An cũng ngập trời tuyết trắng. Vương công tử sau khi tặng quà về liền mò sang nhà cậu chơi, nâng tách trà than thở: "Năm nay thời tiết không tốt, lúc vào kinh thì chịu gió chịu rét, về nhà rồi vẫn là đường tuyết khó đi, ca đây suýt chết cóng trên đường đấy. May mà đi tặng quà không xảy ra chuyện gì, nói đi nói lại cũng nhờ Thôi huynh đệ cả."

Thôi Tiếp trêu hỏi: "Thế nào, chẳng lẽ huynh tặng giấy họa nhà tôi mấy vị đại nhân đó đều thích lắm à?"

Sao chỉ có thích chứ, bao nhiêu người gặp anh ta đều chỉ để hỏi Thiên An có Thôi mỹ nhân thật không. Nhưng mà chuyện này cũng không nên nói trước mặt người ta, Vương đại thiếu cười hỉ hả liếc mắt ngó cậu, lái chuyện nói: "Ta đã đến gặp vị Tạ Thiên Hộ kia rồi, quả đúng là người hòa ái thân thiện, đến một tên không quen biết, không thiếp mời đã đến nhà như ta mà cũng chiêu đãi chu đáo, nói chuyện hồi lâu. Ta thấy mình không có mặt mũi thế, phân nửa công lao nhờ cả vào Thôi huynh đệ đó nha."

Thôi Tiếp khách khí nói: "Đó là Tạ Thiên Hộ dễ tính, vả lại hai người cũng hợp ý nhau nữa, tôi đây thì có thể diện gì chứ. Vương huynh làm người nhân nghĩa hào sảng nào có ai không muốn kết bạn chứ?"

Vương Hạng Trinh chầm chậm lắc đầu: "Thôi huynh đệ cậu quá coi thường bản thân rồi. Ca với cậu cá đi—— không phải cuối năm nay thì vào đầu năm sau, ngài ấy nhất định phái người trả lễ cho cậu, dám cá không?"

Khi anh ta vừa rời khỏi cổng nhà họ Tạ thì trên xe đã chất đầy quà đáp lễ, chỉ độc không có phần của Thôi Tiếp, điều này chứng minh điều gì? Anh ta cũng không nghĩ Tạ Thiên hộ thấy quà ít nên không tặng lại, câu nói "tự ta xin gia phong cho cậu ấy mà" thực ra rất thâm ý đó!

Anh ta cau mày, mắt liếc Thôi Tiếp nhưng cậu lại không nhận ra điều gì bất thường, vui vẻ đáp ứng: "Được thôi, nếu Tạ Thiên hộ trả lễ thực thì cũng vì Vương huynh thay tôi tặng lễ mới có đấy, quà có bao nhiêu, tôi chia huynh một nửa."

"Chỉ sợ đến lúc đó Thôi huynh đệ lại tiếc đấy." Vương đại công tử cười rất hàm súc, đứng dậy đi về.

Chuyện anh ta tiên đoán thế mà lại rất chuẩn. Mùng lăm tháng Giêng, một chiếc xe gỗ phủ vải đen khá bình thường dừng lại trước miếu thờ có tấm hoành phi "Cấp công hảo nghĩa". Người bình thường không thể dong xe trước ngự bút thế nên mấy người trong xe đành nhảy xuống, đi bộ đến trước cổng nhà ngay sát miếu thờ gõ cửa đưa qua một tờ thiếp đỏ.

Ngoài bìa thiếp chỉ ghi một dòng chữ đơn giản " Cẩm y vệ Tạ Thiên hộ " nhưng lại làm toàn bộ nhà họ Thôi bị kinh sợ chạy tới. Thôi Tiếp đi ra từ phòng sách sảnh tây, nhìn lên bầu trời đông hiếm có dịp quang đãng, cảm thấy có chút cạn lời không rõ mình đang ở nơi nào.

Vương công tử tùy tiện cá cược mà lại biến thành thật rồi ư? Bản thân chỉ tặng quà giá trị không đáng năm, mười lượng bạc mà khiến người nhà Tạ Thiên Hộ vất vả ngàn dặm xa xôi đến tận nơi đáp lễ?

Cậu đứng ngoài thềm, cố gắng hít thở bầu không khí rét buốt cho tỉnh táo mới bước vào phòng khách. Tạ Sơn vội vã đặt chén trà xuống đứng dậy vái chào, cung kính thưa rằng: "Tiểu nhân Tạ Sơn, là người hầu bên cạnh Cẩm y vệ Tạ Thiên hộ đại nhân, hôm nay đến thăm là theo lệnh của lão gia nhà tôi đến tặng công tử chút quà."

Anh ta lấy ra thư viết tay của Tạ Thiên Hộ và danh sách quà tặng đưa sang, cười nói: "Lão gia nhà tôi cực kì yêu thích tranh chân dung công tử đưa tặng, còn đích thân dặn dò tôi chọn mua thuốc màu lụa trắng mang cho công tử, để mong sau này ngài vẽ ra được tranh càng đẹp hơn. Tiểu nhân có vinh hạng được ngắm qua bức tranh kia, ôi thật đúng như soi gương vậy, mặt mày, hình dáng so ra còn đẹp trai hơn Thiên hộ nhà chúng tôi mấy phần đấy!"

Thôi Tiếp cố nhịn phụt cười, khóe môi run rẩy chỉ có hai con mắt là hấp ha hấp háy,nthoáng lộ chút ý mừng. Cậu khiêm tốn nói: "Quá khen, quá khen, đấy là Tạ đại nhân trời sinh vốn phong thái phi phàm, Thôi mỗ tự biết còn chưa vẽ ra được ba phần người thực nữa là."

Tạ Sơn so sánh người trong bức họa vừa đẹp trai lại cười rất thân thiết với cả vị đại nhân nhà mình mỗi lần cưỡi ngựa là lộ ra nụ cười làm người khác sởn da gà, thấy rằng cậu chắc chắn đang khiêm tốn quá mức liền không ngớt miệng tán thưởng: "Công tử lại tự hạ mình rồi. Thiên hộ nhà tôi thường nhìn thấy danh họa danh tác làm sao lại không phân nổi tranh người vẽ còn đẹp hơn cả giấy họa của Thôi mỹ nhân ở Thiên An? Ngài ấy thích đến nỗi cất giữu cẩn thận không cho ai xem cả! Tiểu nhân đã gặp tranh mĩ nhân kia rồi, quả thực không thể nào so với tranh công tử vẽ tặng Thiên hộ nhà tôi được."

Thôi Tiếp hoảng hồn suýt chút thì bật ngã từ trên ghế, cỗ chống tay ngồi vững lại, cứng còng dò hỏi: "Thôi mỹ nhân ư?"

Tạ Sơn gật đầu nói: "Ban đầu tôi còn nghĩ có khi công tử và Thôi mỹ nhân là người nhà kìa. Trong kinh đồn người bán giấy viết đều đồn Thôi mỹ nhân là chủ đứng đằng sau hiệu sách Trí Vinh, cũng có người bảo nàng là thiếp yêu của ông chủ bên đó, ngài ở đây đã lâu có nghe phong thanh gì chăng?"

Người đẹp... ông chủ Thôi nghiêng đầu qua chỗ khác nhìn ra ngoài sân không có chút cây cối, hục hặc bảo: "Vị Thôi mỹ nhân đây chỉ là thiên hạ nghe nhần đồn bậy mà thôi, thực ra không hề có người này. Tôi ở Thiên An mẫy tháng chẳng lẽ chuyện ấy còn không rõ ư? Tranh tứ đại mỹ nhân thực ta là tác phẩm của một nhà danh họa mà hiệu sách Trí Vinh may mắn mua được mang đi in ấn thành giấy họa mà thôi. Nếu Thiên hộ đại nhân thích đến như vậy thì nhà tôi cũng có vài bộ, mong huynh đây mang về đưa tặng giúp tôi với."

Tạ Sơn vội vã cung kính cúi người, mặt mũi tươi cười vâng dạ: "Đại nhân nhà tôi cần đến tranh người tặng thì còn nhìn giấy mĩ nhân gì nữa! Chẳng là giấy mĩ nhân trên kinh khó tìm quá, tiểu nhân đành mặt dày nhận thưởng của ngài thôi."

Anh ta ngóng cổ dài chờ người ta mang giấy đến, cầm vào tay rồi thì vui vẻ ở lại nhà họ thôi ăn bữa cơm, vừa mới uống hết ly rượu cũng nhớ ra phương pháp ủ rượu lúc trước Thôi Tiếp tặng.

Đây chính là việc Tạ Thiên Hộ dặn anh ta kiểm tra gần nửa năm trời. Làm đã gần xong sao lại không mang ra khoe chút thành tích chứ?

Anh ta nhấc lên vò rượu, hỉ hả xin gặp Thôi Tiếp, cực kì khoa trương nói: "Lão gia nhà tôi từ nửa năm trước đã dặn dò người trong trang trại chưng cất thử, tiếc là còn kém hai tháng mới làm xong nếu không hôm này đã đưa biếu công tử vài vò. Lão gia người luôn quan tâm đến công tử chưa từng quên bao giờ. Tiểu nhân hôm ấy ngắm tranh mà cũng thấy tiếc—— trên tranh sao lại vẽ lão gia nhà tôi chứ! Ngài ấy thì có gì đẹp để ngắm đâu, tranh đành cất trong hòm, chứ nếu vẽ công tử thì kiểu gì cũng được treo trên tường rồi!"

... Ở nhà treo tranh chân dung bản thân thì bình thường, treo tên đàn ông khác mới thật xấu hổ đó được chứ!

Thôi Tiếp đã tính chửi mắng điên cuồng. Nhưng lại nghĩ Tạ Thiên Hộ vẫn luôn nhớ đến rượu nhà cậu mà không phải nhờ xe quà của Vương công tử mới chợt nhớ ra mình là người này người kia, lúc ấy trong lòng thật có chút vui mừng. Cậu đưa một phong thư viết vội cho Tạ Sơn, cười nói: "Nhờ quản sự gửi giúp tôi đến Thiên hộ đại nhân, từ trước đến nay tôi vẫn nhỡ ró ân nghĩa của ngài ấy, chưa từng dám lười biếng học hành, chỉ mong rằng sớm được hội ngộ nơi kinh thành."

Tiễn Tạ Sơn về, cậu chỉ để lại vò rượu vang và thuốc màu chuyên dụng, số đồ ăn còn lại thì đích thân đưa tới quý phủ Vương chỉ huy sứ.

Vương Hạng Trinh thấy cậu vác theo nhiều đồ đến vậy, anh ta cười tủm tỉm giả bộ cầm quạt lông vũ như Gia Cát Lượng đánh thắng Tư Mã Ý nói: "Ta đã bảo kiểu gì ngài ấy cũng tự sắp xếp đến đưa riêng mà. Đồ này cậu chọn trước rồi, giữ lại cái gì thế? Nói ca nghe chút có tiện không?"

Thôi Tiếp bình bình nói: "Tôi đương nhiên giữ lại đồ Vương huynh không dùng tới rồi. Trước đó đưa tặng Tạ Thiên Hộ một bức chân dung, ngày ấy thấy tôi biết vẽ tranh, sợ rằng tôi không mua được màu tốt nên tặng đến chút."

Vương Hạng Trinh "hứ" một tiếng: "Đồ dùng của đám thư sinh mấy người ta đúng thật không nghĩ ra nổi. Thôi không nói chuyện này nữa, ca ca là thật lòng phải cảm ơn cậu, trong kinh truyền tin về, bốn bức tranh mỹ nhân của cậu làm Trần Đồng tri cực kì vừa ý, nói không chừng một, hai năm nữa, cái chức Hưng đồn hữu vệ chỉ huy sứ của cha ta cũng có cơ may được điều chuyển rồi."

Thôi Tiếp vội vàng đứng lên chắp tay, cười nói: "Thế thì phải chúc mừng lão đại nhân rồi."

Vương công tử nói cảm ơn: "Cùng vui cùng vui, nếu ta được chuyển đi, thì người đằng sau hiệu sách của cậu, đỡ cho mấy người thợ của cậu lại phải ở chung nhà với chủ. Nhưng mà năm nay nhà cậu xuất bản tranh mỹ nhân nhiều rồi, sau này lại nhàm đi, không biết khi nào thì ra tranh mới hả?"

Năm trước thì dễ nói, nhưng giờ mới qua năm mới thời gian gấp quá. Với lại bây giờ Lâm tiên sinh ngày nào cũng ngóng cậu học tập cho giỏi, chắc chắn sẽ không tìm sách mới cho nhà cậu nữa, hiện tại thực chẳm biết in sách gì.

Thôi Tiếp suy nghĩ một chút, hỏi anh ta: "Vương huynh muốn tự dùng hay muốn tặng người khác? Mếu muốn mang tặng thì trước mấy hôm tôi có tặng mấy bộ kinh kim cương viết tay cho trưởng thượng trong nhà, cũng tính in mấy quyển để đến tết mang tặng. Nếu là tự dùng thì phải để tôi tìm được bản thảo mới đã rồi tính."

Vương công tử xòe hai bàn tay ra: "Ta không thích đọc sách, kinh phật càng không biết tụng, cậu nói thế là làm khó ta rồi. Ngoài kia bán bao nhiêu là sách và tiểu thuyết, chẳng lẽ cậu không biết tìm đại một cuốn, thêm ít tranh mỹ nhân mang đi in là được hả!"

Vậy không được, cậu là người có đạo đức, in sách phải dùng bản thảo không bị kiện tụng vấn đề sở hữu trí tuệ nhá.

Cậu về nhà bàn bạc với Kế chưởng quầy, Kế chưởng quầy vừa nghe đã vỗ bàn kêu lên: "Thế thì cần gì bản thảo nữa! Làm mới cũng không bán chạy bằng (Tam Quốc), công tử cả một thân tài năng hội họa, ngài vẽ một bộ 108 vị tướng quân, tôi đảm bảo bán còn đắt hàng hơn cả tranh mỹ nhân ấy chứ!"

Đấy là 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc...

Thôi Tiếp lắc đầu cười khẽ, cuối cùng cúng chốt lại vấn đề in ấn kinh kim cương và Tam Quốc. Hai bản này ngoài thị trường có rất nhiều bản, hiệu sách nhà họ không cần tự khắc, chỉ cần mua về một bộ mộc bản là xong phần chữ, bây giờ việc chính là vẽ tranh màu. Hai người bạn bạc chán chê mê mỏi mới viết được kế hoạch hoàn chỉ, Thôi Tiếp lại hỏi: "Việc chọn mỹ nhân đệ nhất (Liên Phương Lục) đã có kết quả phiếu bầu chưa, nếu có người thắng thì ta vẽ tranh luôn cũng được."

Kế chưởng quầy vuốt râu mép, cười híp mắt nói: "Lão đây ngày nào chả dặn người kiểm phiếu, vẫn là Uyển Ninh đứng nhất, tận 410 phiếu, ba người còn lại thiếu khoảng ba mươi, bốn mươi phiếu, tôi e đến Nguyên Tiêu cũng khó lòng đuổi kịp. Đều nhờ vào mưu kế của công tử, in thiếu một phần ba số tranh Uyển Ninh. Tuy là giấy viêt in nàng ra sớm nhất, nhưng khách hàng thấy tranh khó mua lại càng muốn chúng ta treo tranh vẽ nàng ấy!"

Thôi Tiếp cười hài lòng quyết định vẽ ngay, những chuyện bế mạc trao giải vân vân thì giao cho Kế chưởng quầy.

Kế chưởng quầy đi rồi, nụ cười trên mặt cậu cũng nhạt dần, thở dài nhìn giấy vẽ: "Đáng tiếc mình cũng chỉ là người ngoài nghề. Sách mà dùng quà tặng chính tông, lúc ấy mới tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp ngành xuất bản, làm các fan trung thành chịu nộp tiền."

Nếu mình đào tạo được nhà văn đủ tài, dùng câu chuyện buồn tẻ sửa lại một chút lúc ấy mới có thể coi như là của mình.

Cậu vẽ xong tranh còn tranh thủ hoàn thiện "Tứ thư đối cú". Cứ tiếp tục thế này mấy tháng nữa cậu chắc chắn có thể thuộc làu câu đối trong Tứ thư, hỏi một đáp hai, có thể biết câu hỏi trong quyển nào, chương nào, câu trước ở đâu câu sau là gì, không còn phải học thuộc từ đầu.

Sau trận bài tập đày đọa này, những lúc cậu nhìn lại bài tập của Lưu sư gia đều cảm thấy cực kì thân thuộc,kinh nghĩa văn chương đều đã thuộc nằm lòng. Tự mình đọc "Có thể nào người mà không như chim. Kinh Thi rằng: Văn Vương sâu xa chừng nào!". Kiểu đề bài hai câu như thế này, cũng có thể trả lời thành "Phu nhân còn không bằng loài chim, thật đáng thẹn, nếu như thấy xấu hổ chẳng bằng bắt chước Văn Vương " mở đề cũng khá ổn rồi.

Qua tết Nguyên Đán và Nguyên Tiêu cũng sắp đến hai mươi tháng giêng, cách kì thi Đình năm Giáp Thìn không tới một năm hai tuần nữa. Năm Quý Mão đã có thi hương, không thể tổ chức thi đình, Lâm tiên sinh cũng không có ý thi lên Cử nhân, liền nhọc lòng bồi dưỡng đám học trò trong trường, hy vọng tạo thêm được mấy vị tú tài.

Chính thức khai giảng xong, bài tập mỗi ngày của đám học sinh tăng lên gấp bội, ông vừa có chút thời gian là liền xách cổ Thôi Tiếp lên bàn trên, vừa lật xem cuốn "Tứ thư đối câu" của cậu vừa tỏ vẻ hài lòng nói: "Con có thể viết ra quyển sách như này ta cũng nhìn ra con có hiểu biết nhất định với lời dạy của thánh hiền rồi. Giờ Kinh Thi con cũng học được tàm tạm, ta thấy con nên làm giống "Tứ thư" viết thành câu đối nhưng không được dùng câu trong cùng một bài thơ để đối lại, con thấy mình có làm được không?"

Thôi Tiếp rũ tay khéo léo thưa "Học sinh cố hết sức mình."

Lâm tiên sinh cười, hòa nhã nói: "Ta biết số lượng bài ta cho con nhiều hơn người khác, giờ đây bắt con ngày ngày con khổ công luyện tập, lão phu cũng vì lo cho tiền đồ của con sau này. Con nghĩ mà xem phòng học nhỏ này đã có mười mấy Đồng Sinh, nội thành bản huyện có 14 xã, ngoại thành cũng có 12 thôn, con cái nhà quan lại quyền quý, tính gộp chung cũng đến mấy trăm Đồng Sinh, mà hàng năm huyện Thiên An ta chỉ lấy đậu có 20 người. Con gia thế đã không vững, không học cho thật giỏi, cố gắng nhiều hơn người khác thì sao đấu lại trăm người trong huyện được?"

Đúng như vậy, Cái huyện Thiên An nhỏ bé không được coi là đất địa linh nhân kiệt mà số người dự thi đã nhiều mức ấy. Nhị thiếu gia nhà họ Thôi còn có hộ tịch tận phủ Thuận Thiên, thi cử lại càng khó hơn, chẳng trách Từ phu nhân chỉ vì tranh dành tiêu chuẩn Quốc tử giám mà mạng người cũng cướp luôn được.

Nhưng mình đây cũng từng đánh giết qua kì thi đại học, cướp được vị trí cao trong top 38 trường của đề án 985*, khó khăn hơn bao nhiêu, đâu thể chỉ vì tỉ lệ đào thải như vậy mà sợ hãi bỏ cuộc được? Cậu bặm môi, cười nhẹ, ngước mắt nhìn Lâm tiên sinh, kiên định nói: "Tiên sinh cứ yên tâm, thêm bao nhiêu bài con cũng làm hết được. Kì thi năm sau, học sinh nhất định sẽ thi đỗ."

Lâm tiên sinh nhìn đôi mắt cậu sáng quắc, phảng phất thấy được bản thân mấy năm về trước mới tiến vào khoa trường, không biết sợ hãi là gì. Lòng ông cũng dần kích động: "Tốt! Để tiến lên cao cần phải có cái chí quyết tâm như thế! Hôm nay sư phụ sẽ dạy cho con Bát tỉ tác pháp, sau này con còn cần học cả cách làm văn, bài tập của con cũng không được trễ nải, thầy đây sẽ dạy con như các Đồng Sinh khác."

Hết chương 40

1. Đề án 985 (985工程) hay còn gọi là "Đề án các trường đại học hàng đầu thế giới" một đề án được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Vụ Viện nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đề ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1998. Theo thông lệ gọi tên các sự kiện quan trọng của Trung Quốc, lấy số năm và tháng ghép lại thành 985.Các trường thuộc Đề án 985 đều là những trường đại học trọng điểm của Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Đề án 985 bao gồm 38 trường.

Tặng thím HngGiangPhm4, khổ công thím luôn thúc tôi, có gì thím cứ pm vào face tôi là được.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro