Chương 39

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Quà lễ năm mới nhà Vương chỉ huy sứ thường chỉ đưa đến phủ đô đốc và quan lại bộ binh, những nơi ấy không phải cứ bảo người làm tặng lên kinh là được. Vương đại công tử có danh con trưởng có thể đại diện thân phụ, thế nên quà năm năm vẫn phải là anh ta tự mình đi tặng người.

Khi cả đoàn người đặt chân vào kinh đã vào khoảng cuối tháng chạp, khắp cả kinh thành đều trắng xóa tuyết bay, kênh hộ thành cũng đóng băng có thể dắt ngựa qua rồi. Trong cơn gió tuyết, Vương Hạng Trinh ngồi trong xe từ Đông Trực Môn tiến vào kinh đô.

Bông tuyết tuy nhỏ nhưng rợp trời che hết tầm mắt, trên đường lớn không hề thấy bóng người, hàng quán nhà dân đều đã đóng cả, bách tính run rẩy xung quanh bếp lò tìm nơi tránh gió, chỉ mong trận gió đông này mau dừng lại. Gió thét gào, tuyết trắng đường, khi ấy lại nghe thấy một đoàn chiến mã phi nhanh trên tuyết, ngựa tốt hí vang trời, chỉ chốc lát đã vượt lên trước họ.

Vương Hạng Trinh vén màn cửa sổ nhìn ra ngoài, tầm nhìn bị mưa tuyết ngăn trở, không thấy rõ đám người vừa chạy vụt qua là quân nhà ai. Tò mò anh ta thò hẳn đầu ra ngoài cửa sổ, gọi binh sĩ nhà mình tới hỏi: "Kẻ dám chạy vội giữa trời tuyết thế này ngươi có biết là ai không?"

Binh sĩ điều khiển ngựa đến ngần cửa sổ đóng băng, thì thầm nói: "Mặc mãng bào đỏ, áo giáp trắng, chắc là Cẩm y vệ ạ."

Cẩm y vệ à? Đường đi vào kinh, thời tiết thì lạnh cóng, người dám cưỡi ngựa phi nhanh đi làm việc đúng là chỉ có Cẩm y vệ. Không biết là quân vệ nào, tiếc quá tuyết rơi dày đi không kịp chứ nếu không anh ta cũng phải xuống xe mượn danh Tạ Thiên Hộ làm quen quan lớn.

Lại thở dài thổi khói, rụt đầu đóng cửa bảo mọi người đi nhanh. Anh ta không biết rằng, trong đoàn người ngựa chạy vụt qua vừa rồi cũng có một vị Cẩm y vệ hỏi thuộc hạ đi cùng: "Đoàn xe vừa rồi của người nào thế? Tuyết lớn vậy mà vẫn vất vả vào kinh?"

Một Giáo Úy đi sau đáp lời: "Là đoàn tặng quà năm mới vào kinh đấy ạ, trên mấy cái hòm còn đề tên 'Vương chỉ huy sứ Hưng đồn hữu vệ '."

Người hỏi gật đầu, cười thở dài: "Tuyết lớn như vậy vẫn vội vàng phái người lên kinh, tấm lòng của vị Vương chỉ huy sứ này cũng nhiệt tình lắm. Không biết nhà nào lại có may mắn được người ta tặng quà đây."

Một vị áo đỏ đi bên cạnh đáp lời: "Tôi lại thực mong người ta mang quà đến Hoài Ninh Hầu phủ. Đáng rằng cha tôi nắm quyền Cẩm y vệ, không thuộc quân phủ đô đốc, vị Vương chỉ huy sứ kia tặng quà tôi chắc đến chín phần là vào nhà người ta."

"Thế nào?" Người kia quay đầu lại, cách màn gió tuyết liếc nhìn đoàn xe nhà họ Vương, nụ cười trên mặt cũng hơn nhạt đi, hỏi: "Chẳng lẽ còn có đồ Thế tử không tìm được, phải trông chờ vào một vị Chỉ huy sứ ở huyện nhỏ Thiên An tặng ư?"

"Đấy là Tạ Thiên Hộ vừa đi Cửu Giang mấy tháng, chỉ lo công chuyện nên vẫn chưa biết thứ đang thịnh hành trong kinh đấy thôi?" Thế tử Hoài Tinh Hầu Tôn Ứng Tước xoa xoa mũi, rất chi phấn khởi kể lể: "Huyện Thiên An có một vị mỹ nhân họ Thôi, chế tạo ra được giấy in rất tốt, mĩ nhân trên giấy giống như người thật ấy, cực kì sinh động. Nàng ấy còn in được một cuốn truyện có tranh màu, viết về bốn vị mĩ nhân, tất cả đều nghiêng nước nghiêng thành..."

Anh ta lải nhải hồi lâu, chỉ hận không thể kể về sự tuyệt sắc của mĩ nhân cho người khác cùng biết tới. Tạ Anh lắc đầu, cười nhắc nhở anh ta: "Thế tử cẩn thận đường đi kìa, tuyết lớn mà té thì đau lắm đấy."

Tôn Ứng Tước lúc này mới quay ra nhìn đường, trong đầu vẫn quẩn quanh chuyện cũ hỏi hắn: "Tháng tám vừa rồi tôi nhớ huynh được phái tới Thiên An đúng không? Lúc ấy vẫn chưa thấy có tin tức mỹ nhân gì? Bây giờ đột nhiên lộ mặt, chẳng lẽ là người nơi khác chuyển đến? "

Thôi mỹ nhân à...

Thực ra lúc hắn ở Thiên An cũng từng gặp một người họ Thôi, nếu bàn đến tướng mao thì phải nói... người ta là nam tử Hán ngạo khí hào sảng, trung nghĩa chính trực, thế nào cũng không liên quan đến mỹ nhân mà Tôn thế tử cất giấu trong lòng đâu nhỉ?

Hắn lắc đầu, cười nói: "Cao công công và tôi đến đó truyền chỉ, chưa từng nghe thấy có mỹ nhân chế giấy nào cả. Có lẽ chỉ là chiêu trò của đám con buôn, lấy một cái tên đẹp để người ta bỏ tiền mua giấy chăng? Thế tử thôi thì đi với tôi lên Bắc trấn phủ ty bàn giao sổ sách Cửu Giang, làm xong công việc rồi yên tâm về nhà ngắm mỹ nhân là được mà."

Chuyện gặp được đội xe trên đường chẳng mấy chốc Tạ Anh cũng quên bẵng mất, tinh thần đều tập trung giải quyết vụ án châu huyện Cửu Giang lạm quyền thu thuế lương, vơ vét của cải của nhân dân chất hết lên thuyền quan đến mức thuyền quá tải bị đắm.

Mãi gần đến cuối năm, hắn mới gặp lại đoàn xe tặng qua kia, chợt nhớ lại lần chạm mặt ngắn ngủi nơi quan đạo ấy. Chỉ là lần này không phải lại là một chốc thoảng qua nữa, đội xe dừng lại trước phủ nhà họ Tạ, người hầu tháo đồ mang xuống, giống như muốn đến tặng đồ vậy.

Không ngờ ở trên đường buột miệng nói một câu "không biết nhà nào lại có may mắn được người ta tặng quà"mà hôm nay Vương chỉ huy sứ đã sai người đưa lễ đến cửa nhà mình rồi.

Nhưng từ trước tới giờ hắn chưa từng quan hệ với người của Hưng đồn hữu vệ, cũng tự thấy bản thân không có giá trị để quan chỉ huy sứ tam phẩm đến tận cửa cầu cạnh. Nếu như nhắc đến người có thể tặng quà lễ qua lại với nhà hắn ở Thiên An thì cũng chỉ mỗi...

"Thôi Tiếp."

Vương Hạng Trinh vừa gặp mặt đã chào theo nghi thức quân đội, cười nói: "Thôi Tiếp là anh em với tại hạ, mấy ngày trước cậu ấy nghe nói tôi muốn vào kinh tặng quà năm mới mới xin tôi đưa hộ một chút quà mọn đến cho Thiên hộ đại nhân. Tôi từ lâu đã ngượng mộ thanh danh đại nhân, hôm nay kẻ hèn này chưa mời mà đến, mong ngài bỏ quá cho."

Anh ta sợ Tạ Thiên Hộ không còn nhớ tên Thôi Tiếp, lại đế thêm một câu: "không biết ngài còn nhớ vị Thôi huynh kia không? Cậu ấy là con trai của Thôi lang trung bộ Hộ, chính là nghĩa sĩ mà mấy tháng trước đại nhân và Cao công công đến huyện tôi ban thánh chỉ đấy ạ."

Khóe miệng Tạ Anh hơi cong lên, nở nụ cười nhẹ nhàng: "Đương nhiên nhớ chứ, tự ta xin gia phong cho cậu ta mà, quên sao được."

Lúc trước gặp nhau trước khách sạn ở Thông Châu, chính do sơ xuất của bọn họ mới khiến Thôi Tiếp mang vạ, mình còn vì bắt tặc nhân mà xuýt nữa dùng mạng cậu ấy đổi. Thôi Tiếp được cứu cũng chẳng hận thù còn luôn coi mình là ân nhân cứu mạng, dốc lòng trả ơn.

Hắn lớn lên trong Cẩm y vệ, đối nhân xử thế đã gặp qua vô số loại người nhưng chưa từng thấy ai lương thiện chân thành đến thế, chính mình còn chưa đủ ăn mà vẫn nghĩ tới báo đáp người khác. Nhưng nếu bảo Thôi Tiếp là người nhu nhược dễ lừa, thì tại sao ngày ấy rơi vào tay Từ tổ sư Bạch Liên Giáo lại tỏa ra ngạo khí của bậc anh hùng, thủ đoạn hành xử với kẻ hầu cũng nghiêm khắc quyết đoán...

Đây có lẽ chính là biểu hiện của người quân tử.

Bản thân hắn chưa có tấm lòng như thế, cũng không muốn nhìn quân tử bị kẻ khác bắt nạt, nên mới cố gắng giúp đỡ bằng được một bản thánh chỉ gia phong, mong có thể che chở cậu ta một chút. Bây giờ xem ra việc hắn làm cũng có tác dụng rồi, Thôi công tử có vẻ sống khá tốt?

Vương Hạng Trinh làm quen được quan lớn, tặng quà rồi rời khỏi Tạ phủ. Tạ Anh bảo người bê chỗ quà giá trị của anh ta cất đi, chỉ để lại một cái rương gỗ nhỏ, mở ra xem, chỉ vẻn vẹn có một bức họa, một quyển sách và một tập giấy viết in hình hoa tươi, trái cây, nhạc cụ, vật trang trí. Hình trên giấy đều dùng màu in, tinh tế như họa sĩ tự vẽ làm cho hắn vừa liếc mắt là nghĩ ngay đến giấy Thôi mỹ nhân mà thế tử Hoài Ninh Hầu từng nhắc đến.

Chắc không phải là giấy Thôi nhà cậu ta đâu nhể?

Nhưng mà hai lần gặp mặt Thôi Tiếp đều chư từng nghe nói người kia biết chế giấy in, chắc là mua trong nhà người khác thôi. Quyển sách kia cũng không phải là sách in mà được đóng từ giấy tuyên thượng hạng, nội dung chép tay, tập hợp câu đối từ tứ thư rất có cái thú tao nhã của văn nhân.

Lần trước từ biệt mình có bảo muốn đọc văn của người ta, bây giờ Thôi tiểu công tử còn gửi cả câu chữ thánh hiền lên cho này?

Ý cười nơi khóe miệng Tạ Anh càng đậm, lật xem hết quyển, lại lấy trong hòm cuộn tranh cuối cùng. Nhân vật sống động có thần như bay nhảy trên mặt giấy ra, hắn vừa mới liếc mắt đã nghĩ ngay ba chữ "Thôi mỹ nhân"—— chỉ có một tác phẩm hội họa như vậy mới xứng với tám từ "Màu sắc sinh sôi, ẩn hiện trên giấy ".

Chẳng lẽ Thôi tiểu công tử tự giả làm mỹ nhân mở cửa hàng in ấn? Tí nữa có nên bảo người hầu lấy vài tờ giấy mỹ nhân đến đối chiếu không đây.

Hắn lấy lại bình tĩnh, ngắm kĩ hồi lâu mới nhận ra người trong hình vẽ là chính mình.

Người trong tranh giống hắn vô cùng, nhưng so ra càng tuấn tú khí phái, đôi mắt khóe miệng lúc nào cũng vương nụ cười. Khuôn mặt dáng người có vẻ do nét vẽ mà hơi khác biệt, nhưng biểu hiện thần thái lại y như hắn thường ngày, trang giấy giống như một mặt gương chiếu hết hình ảnh của hắn lên vậy.

Tạ Anh nhìn chăm chú người trong tranh rất lâu mới dời mắt chuyển xuống nhìn lạc khoản*, đọc được đoạn "Mười ba tháng chạp năm Nhâm Dần, Thành Hóa, Thôi Tiếp vẽ tại Cư An Trai", phía dưới còn ấn một con triện nhỏ, khắc bốn chữ "Thôi Tiếp chi ấn".

Quả nhiên là do vị tiểu công tử kia tự tay vẽ. Nhưng trong nửa năm nay chỉ có hai lần chạm mặt, mỗi lần đều chợt đến chợt đi, Thôi Tiếp sao có thể nhớ hắn rõ ràng đến vậy?

Là trời sinh ban cho khả năng đã gặp qua là không quên được, hay cậu ta có ấn tượng đặc biệt đối với mình?

Tạ Anh nâng bức tranh lên nhìn kỹ, chính giữa vẽ hình Cẩm y vệ cưỡi ngựa, nên sau là đình đài lầu các thấp thoáng mây bay, hắn phản phất như nhớ lại khung cảnh lần đầu gặp gỡ thiếu niên tại Thông Châu ngày đó, nhớ tới đôi mắt rực rỡ như ánh mặt trời và khuân mặt tuấn tú còn vương nét trẻ con.

Nam có tướng nữ, khuôn mặt ấy trong khoa trường cũng coi như tốt số. Chỉ là bây giờ cậu ấy còn nhỏ, không biết sau này nên kinh đã trưởng thành dáng vẻ thế nào rồi.

Hắn nhắm mắt lại, gọi Tạ Sơn người vẫn luôn trông coi ngoài cửa vào, chỉ vào bức tranh cho anh ta nhìn rồi hỏi: "Người vẽ trên giấy Thôi mỹ nhân có được như này không?"

Tạ Sơn đứng ngây ra nửa ngày, mãi đến cả lúc hắn cuộn xong bức tranh cất đi cũng chưa hồi thần được. Sau khi tỉnh táo vội vàng bẩm: "Không thể so được! Tranh vẽ bậc này giấy in ở ngoài sao so được ạ! Nối thẳng ra ấy, Thôi mỹ nhân cùng lắm chỉ là em gái người ta thôi, sao mà so được với anh!"

Em gái cậu ta còn ở trong kinh kìa, vốn chỉ là một cô gái bình thường làm sao biết cách chế giấy đây.

Tạ Anh chán nghe cậu ta chém gió, hỏi ngược lại: "Phương pháp ủ rượu Thôi công tử tặng làm đến đâu rồi?"

Tạ Sơn đáp: "Còn chưa làm xong đâu ạ, phương pháp tự lão gia dặn dò làm, ngài không để ý tôi cũng phải gắng sức chứ ạ. Vẫn còn thiếu bước chưng cất cuối cùng, sớm lắm cũng phải qua năm mới ạ, nếu muốn uống ngon thì phải chờ thêm hai tháng nữa. Có phải lão gia tính tặng quà lại cho nhà Vương chỉ huy sứ không ạ, thế thì nhà ta còn mấy vò rượu ngon phía nam tiến cống, tôi đi xếp lên xe cho họ nhé?"

Tạ Anh nhàn nhạt nói: "Cứ xem nhà người ta tặng gì rồi trả lễ là được, không phải hỏi lại ta nữa. Sang năm ngươi thay ta về Thiên An một chuyến mang cho Thôi tiểu công tử ít đồ."

Tạ Sơn đáp dạ một tiếng, hỏi: "Cũng tính đưa rượu mới ủ ạ? Nếu không thì đưa đồ gía trị chút, không phải tôi lắm miệng chứ nhìn quà trong hộp này thì vị Thôi công tử kí sống có vẻ không tốt lắm đâu."

Tạ Anh lắc đầu, cười bảo: "Nhọc ngươi quan tâm rồi. Không đưa rượu trắng tuổi cậu ta còn nhỏ, tặng cũng chả dùng được. Thôi thì tặng mấy vò rượu vang Nam Dương, hai cuộn gấm đỏ, mang thêm mấy thứ xúc xích, thịt khô, gà sấy... phía nam chuyển đến nữa."

Nhưng mà Thôi Tiếp tặng toàn là tranh tự vẽ, giấy viết mà mình chỉ đưa lại đồ ăn đồ uống thì cũng hơi bất hợp lý. Tạ Anh liếc xuống nhìn cuộn tranh trong hộp, chợt nhớ tới màu trên đó còn nhiều sạn không đủ mượt, lại dặn dò thêm: "Người ta là họa gia thì phải có màu tốt... Ngươi đi tìm trong kinh xem có chút đá Vân... Không, tất cả các loại màu đều mua mấy cân, tặng thêm năm cuộn lụa trắng nữa."

Tạ Sơn cúi đầu vâng dạ, thuận miệng khen: "Tài năng thư họa của Thôi công tử thật là hiếm gặp, nếu sau này hoàng gia nhìn thấy, có khi còn được vời vào Văn Tư Viện làm chức phó sứ ấy chứ!"

Tạ Anh lắc đầu: "Quan nội thần thì có gì tốt đâu, người ta là tài tử trên đường khoa cử, vẽ vời chỉ là thú vui. Sau này đừng nên lộ ra ngoài, sách và tranh cũng cất hết vào phòng ta đi, không được cho ai nhìn thấy."

Tạ Sơn vâng lời, cẩn thận đóng lại hộp gỗ mang đi cất rồi vội vàng đi sắp xếp chuyện quà lễ.

=====================================

Vương công tử vừa vào kinh thì ở nhà Thôi Tiếp cũng gọi Kế Kế toán đến giao việc tặng lễ. Tuy cậu không muốn tặng quà cho đôi vợ chồng họ Thôi, nhưng ông bà đã nuôi nấng mình nhiều năm thì phải có lòng, tặng ít quà để họ biết con cháu nơi xa vẫn còn nhớ mong tới trưởng bối.

Tiếc rằng trong cửa hàng nhà cậu vẫn chưa in được sách gì đứng đắn, khắc vội cũng không kịp nữa. Cậu đành mua lại hai cuốn (Kim Cang Kinh) chất lượng in tốt nhất hiện nay, dùng cách vẽ tranh tả thực vẽ lại hình ảnh Quán thế âm bồ tát ở trên đầu tranh mình từng xem trong phim (Tây Du ký) đề lên đầu mặt giấy, lại sai người đi bồi lụa tốt rồi mang lên chùa cúng mười lạng dầu vừng công đức mời cao tăng đề tên hai vị trưởng thượng lên cuốn lụa, để trước ban thờ phật ngày ngày hương khói.

Chỉ có hai thứ ấy là cần để ý, còn lại cậu chỉ sai người thêm mấy thứ đặc sản như các loại quả vỏ cứng, hạch đào, hạt dẻ, hạt điều, mấy sọt lê đỏ mới hái, mấy món ăn dân dã trên núi, sắp thành một xe đồ lễ phong phú mang lên kinh.

Thôi Nguyên vốn còn tình khuyên cậu tự chuẩn bị cho cha và Từ phu nhân ít đồ—— dù có chút thơ văn, đồ chơi nhỏ chứ đừng để người ta sau này nói ra nói vào.

Thôi Tiếp suy nghĩ đến tình trạng xã hội hiện hành cũng chỉ đành chẩn bị thêm một bộ văn phòng tứ bảo cho Thôi lang trung, và một hộp nữ trang gắn gương đồng mạ bạc cho Từ phu nhân, nhưng cũng bỏ hết chỗ đồ ăn muốn tặng lúc trước đi luôn.

Thôi Nguyên nhìn bốn món đồ lẻ loi chả xếp đủ một hộp gỗ lại khuyên thêm vài lời: "Thế này không hay lắm đâu, thiếu gia tặng thêm chút ít đi ạ, trong nhà cũng biết dưới này còn hiệu sách..."

Thôi Tiếp cắt ngang ông, hỏi: "Trước kia ta còn ở nhà đến tết tì tặng lễ thế nào?"

Thôi Nguyên buồn lòng liếc cậu nhưng vẫn cẩn thận nói rằng: "Lúc ấy ngài tìm mua mấy món đồ giá trị nhỏ tặng cho lão thái công, lão phu nhân và lão gia, phu nhân, Nhị thiếu gia, tam thiếu gia, Nhị tiểu thư, anh em con chú con bác nhà họ Từ cũng có phần. Các trưởng bối sẽ tặng lì xì cho con cháu, thiếu gia cũng được nhận mà."

Thôi Tiếp phì cười một tiếng: "Ngươi xem đấy, mấy năm nay ta ở nhà còn có tiền tiêu vặt và lì xì, lúc ấy có qua có lại là đúng. Năm nay ta bị đuổi về quê, cha mẹ cũng không giữ quy củ nữa, ta còn nhớ mong họ đã là thủ lễ rồi, chẳng lẽ còn phải lấy tiền vốn tiền lời vất vả kiếm được tặng hết đi à?"

Theo ý cậu lại tặng hai đứ em mỗi đứa một cuộn giấy trắng, em gái thì mừng tuổi hai lượng bạc, dặn Kế Kế toán đi nhanh.

Kế Kế toán chẳng muốn vì chút thứ ấy mà vất vả, càng bởi vì trước kia đến nhờ nhà họ Thôi giúp đỡ lại bị đối xử chẳng ra gì, không muốn đến để người phỉ báng, thế nên mặt mũi anh ta lộ chút không bằng lòng.

Thôi Tiếp bảo anh ta đóng cửa lại, vẫy ta gọi người đến gần, kề sát vào tai thì thầm nói nhỏ: "Thực ra lần này dặn cậu vào kinh một phần là vì tặng lễ cho ông bà ta, nhưng quan trong nhất là muốn cậu đi Thông Châu một chuyến. Trước kia ta ở Thông Châu có được một vị tri châu đại nhân và một vị Lưu sư gia nhiệt tình giúp đỡ, còn ở chùa trong khách sạn thành tây nửa tháng trời. Ngươi thay ta mang tặng họ giấy viết và chục bản (Liên Phương Lục), vừa là cảm ơn ân tình chăn sóc ngày xưa, vừa là nhờ vào mối quan hệ này ở Thông Châu trải đường cho công việc buôn bán nhà ta tiến vào kinh thành."

Kế Kế toán bỗng hăng hái như được tiêm thuốc lắc, đứng dậy đáp: "Chuyện này cứ giao cho tôi là được, nhất định không phụ sự tín nhiệm của cậu chủ đâu!"

Tuy càng về cuối năm thì giấy sách nhà cậu càng đắt hàng, nhưng Thôi Tiếp đã có dự tính tặng quá từ trước, nên từ vừa vào tháng chạp mỗi ngày giữ lại mười mấy hai mươi bộ. Trong nhà bây giờ cũng tích trữ được hơn 200 bộ, đủ để đưa tặng mấy người có ơn ở Thông Châu ngày xưa.

Vị phó tri châu là người có ngạo cốt, không chịu nhận quà của cậu, nhưng vị Lưu sư gia thì từ trước đã đồng ý qua lại. Cậu thực lòng muốn kết bạn với Lưu sư gia —— sau này có kì thi còn có thể nhờ ông ấy làm chủ biện tập hợp lại bài văn trong trường thi làm thành sách.

Kế Hỏa Kế mang theo sách, giấy và đặc sản quê nhà, cõi lòng đầu ý chí dong xe lên kinh thành, gần cuối năm mới trở về. Khi đi trở một xe đầy lễ, lúc về cũng một xe chất cao, Nghiêm viên ngoại chủ khách sạn và Lưu sư gia ở Thông Châu đều đưa rất nhiều đặc sản, có ý muốn giúp đỡ cậu mở đường để hiệu sách Trí Vinh mở chi nhánh tại Thông Châu, hoặc cũng có thể giúp bọn họ gửi bán.

Phó tri châu thì vẫn không chịu nhận quà, theo thói thường tặng lại đôi câu đối khuyến học, viết: 

"Phú quý lênh đênh, con trẻ chớ quên ngày khó nhọc; 

Thánh hiền vẫn học, nếp nho chăm chỉ đọc văn thơ."

Khi Kế Kế toán lấy ra bộ câu đối này mặt mũi có hơi lúng túng, Thôi Tiếp thì lại quen với cung cách làm việc lạnh lùng của ngài ta rồi, than thở: "Phó tri châu đúng là bậc chính nhân quân tử. Mang đôi câu đối này treo vào phòng sách để mỗi ngày ta nhìn chúng nó sẽ không dám lười nhác câu giờ, trễ nải học hành."

Mọi người nhớ tới tình trạng sáng sớm đến tối mờ có nằm giường cũng phải cố đọc sách của cậu, không biết còn tính chăm chỉ như thế nào. Phụng Nghiễn mỗi ngày đều chăm sóc câu, sự cố gắng khổ nhọc đó đều mắt thấy tai nghe, không đành lòng khuyên nhủ vài câu: "Ngày tết là lễ lớn của Quốc gia, đại thiếu nghỉ ngơi mấy ngày cũng không ảnh hưởng đâu mà, chẳng phải còn cách thi huyện 433 ngày cơ mà?"

... Thằng nhóc này sao lại như thế, có ai khuyên người khác vậy bao giờ?, Nghe đến số ngày, bọn họ thật chỉ muốn tống thiếu gia về phòng đọc sách thôi!

Hết chương 39

1. Lạc khoản: Phần đề tên, ngày tháng trong một bức thư họa theo phong cách Á Đông.

2. Văn phòng tứ bảo: Bốn món bảo bối trong thư phòng của người Á Đông xưa gồm bút lông, mực thỏi, nghiên mực, giấy viết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro