Chương 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau khi Lưu sư gia rời đi, phòng nhỏ của Thôi Tiếp đón càng nhiều vị khách tới thăm.

Cậu dùng thân phận con trai của Lang trung bộ Hộ, nghĩa sĩ giúp đỡ Cẩm y vệ vây bắt tặc nhân ở nhờ trong quán trọ, dù sao thì Tri châu cũng đã phái người tâm phúc đến thăm cậu, không quản vì lý do gì, quan lại địa phương từ trên xuống dưới thậm chí là danh gia vọng tộc địa phương, có thể đến thì đến, không thể đến thì tặng quà. Nằm trong nhà trọ mỗi ngày nhìn người đến kẻ đi, không khác gì siêu sao thời hiện đại nằm viện được phóng viên và truyền thông đập cửa xông đến, kẻ trước người sau đều muốn phỏng vấn quay phim.

Đương nhiên là, tất cả mọi người cực kỳ ăn ý quên đi cái mông của cậu là do cha đánh nát, coi toàn bộ vết thương trên người cậu là vì bắt tặc nhân mới bị thương.

Trước khi tới những người này đều đã được Lưu sư gia nhắc nhở, chưa bao giờ nói những thứ liên quan đến Bát Cổ văn chương*, thơ từ ca phú, lúc gặp mặt khen cậu vài câu "Phong tư tài mạo" "văn võ toàn tài" là chuyển sang nói chuyện về phong tục tập quán địa phương, đưa tặng mấy bản sách ca từ mới in của Vĩnh Thuận Đường. Thôi Tiếp cố vắt hết óc học kiểu nói chuyện của người nhà Minh, còn chỗ nào không hiểu thì giả vờ tai điếc, hỏi đến người nhà thì cúi đầu chảy nước mắt để Phụng Nghiễn đau lòng sẽ trả lời hộ cậu, may cũng không lộ quá nhiều sơ hở.

Ứng phó xong đám khách này, cậu còn phải giả vờ thương nhớ cuộc sống với cha mẹ trong Kinh, chầm chậm từ những lời nói khách sáo của cha con Phụng Nghiễn biết được cách mình qua lại với bạn bè người thân.

Phủng Nghiễn cực kỳ nhẹ dạ, chỉ cần cậu than ngắn thở dài nói nhớ nhà nhớ cha nhớ mẹ là sẽ nói hết với cậu tin tức trong Kinh mà thằng bé biết; mà Thôi Nguyên đã hầu hạ phụ thân cậu từ nhỏ, cực quen với chuyện cha chú dòng tộc, khi thay thuốc cho cậu cũng hay than thở " Nếu mà phu nhân còn sống " sẽ thế này thì sẽ thế nọ.

Trải qua khoảng mười ngày đấu tranh gian khổ, cuối cùng cậu cũng moi được rõ ràng quan hệ gia đình của nguyên chủ.

Tổ tiên Thôi gia ở thời Vĩnh Lạc là một trong những gia tộc bị ép dời phương Nam lên Bắc Trực* sinh sống, cụ Thôi cũng là người giỏi trồng trọt buôn bán, cố gắng làm ăn mua được hơn mười khoảnh ruộng tốt. Đến đời ông cậu thì sinh được đứa con học hành thông minh là Thôi Các, vì mong ông có cơ hội học hành tốt hơn nên để ruộng vườn cho người khác thuê, mang theo vợ con chuyển tới Thiên An.

Năm Thôi Các mười tám tuổi đã cưới được con gái của một vị Thiên hộ có thực quyền họ Lưu, Lưu phu nhân mặc dù sinh trong nhà võ biền mà con người lại vô cùng phong nhã, có thể cùng phu quân viết văn làm thơ. Sau khi kết hôn, đường công danh của Thôi Các rộng mở thênh thang, năm thứ hai đời Thành Hoá thi đậu Tiến sĩ, được vào Kinh làm quan, liền đưa cha mẹ vợ con chuyển lên Đô thành, nhà cũ trong huyện để lại cho một vị đồng sinh mở lớp dạy học thuê.

Chẳng may ông đường quan thuận lợi mà việc nhà cứ không thông. Lão thái gia sau hai năm nên Kinh bị trúng gió; Lưu phu nhân thì thân thể quá yếu lại phải đi xa, mệt đến động thai, khó sinh mà mất; lão phu nhân vừa phải chăm sóc cho chồng vừa phải nuôi nấng cháu trai, không được mấy năm cũng mệt mỏi thành bệnh, không còn cách nào đành phải gửi Thôi Tiếp ra ngoài học tập, bản thân thì chỉ ở trong phòng ăn chay niệm phật dưỡng bệnh.

Sau khi Lưu phu nhân qua đời, Thôi Các cảm thấy đều do phong thủy mộ tổ không tốt mới xảy ra vấn đề bèn về quê trùng tu phần mộ rồi chuyển từ đường lên Kinh, từ đó về sau cũng không về Thiên An nữa. Sau đó ông lại lấy con gái một nhà trí sĩ trong Kinh thành - cũng chính là vị phu nhân họ Từ hiện tại -chăm lo việc nhà, một năm sau liền sinh được đứa con trai thứ hai là Thôi Hành.

Nhà sau Thôi gia còn có mấy vị thiếp thất, chỉ có một người thiếp họ Ngô sinh được con trai, đặt tên là Thôi Hòa, năm nay mới năm tuổi. Còn có hai đứa con gái nữa, đứa lớn là Thôi Kiều, hai năm trước đã gả cho con trai một vị cử nhân thi cùng năm với ông cậu Từ gia, hiện đang theo chồng nhậm chức tại Lô Châu, đứa nhỏ gọi là Thôi Vân, mới mười tuổi, còn chưa định hôn.

Về chuyện của nguyên chủ càng không có gì để nói: Đọc sách từ nhỏ, cả đời chỉ bước ra khỏi cửa mấy lần. Quan hệ với mấy đứa em khác mẹ cũng bình thường, ngoài ra cũng không kết bạn với ai, sách cũng chỉ đọc qua loa đại khái—— cái này không phải là cha con Thôi Nguyên nói, mà do cậu từ thái độ của Lưu sư gia nhìn được.

Mà nói chung, không ra khỏi cửa kiếm bạn kiếm bè rồi gây họa là tốt rồi.

Mấy ngày nay cậu trải qua còn khốc liệt hơn hồi thi đại học, từng câu từng chữ trả lời đều phải ngậm ngừ ừ hử mới dám mở lời, còn phải nhìn phản ứng của đối phương để chuyển hướng đề tài, ngày nào cũng phải quan sát cử chỉ động tác của người ta rồi học theo, mệt đến mức chẳng còn sức mà đọc sách. Biết được cách sống của nguyên chủ rồi, cậu mới thở phào nhẹ nhõm, giấu đầu vào trong chăn, vui vẻ thoải mái ngủ hai ngày.

Ỷ vào cơ thể mình mới mười bốn tuổi, đang lúc phát triển nhanh nhất, cho dù là mệt nhọc hay bị thương chỉ cần được nghỉ ngơi đầy đủ là bệnh tình khôi phục rất nhanh.

Sau nửa tháng nằm úp sấp trong quán trọ, vết thương do đánh trượng trên mông và đùi đã gần khép lại. Nơi vết thương lúc trước giờ đã trở thành những vết sẹo màu hồng nhạt, nhưng do thuốc tốt cũng không nổi quá rõ, mong là sau này màu da nhạt đi thì sẽ không nhìn thấy gì nữa. Vết thương trên bả vai cũng đã kết da non, không thấy ngứa, đứng dậy vận động cũng không còn đau, không ảnh hưởng đến sinh hoạt nhiều lắm.

Cậu để ý thêm hai ngày, nhận thấy thân thể không còn vấn đề gì, mới bảo cha con Thôi Nguyên thu dọn đồ đạc, sớm khởi hành về Thiên An.

Phụng Nghiễn nghe lời đi thu dọn hành lý, Thôi Nguyên vẫn còn chút không nỡ, hỏi cậu: "Thiếu gia có thể đợi thêm hai ngày không, nhỡ lão gia nghe được chuyện người giúp Cẩm y vệ bắt tặc nhân, hết giận rồi phái người đi đón chúng ta về thì sao?"

Thôi Tiếp lắc đầu: " Nguyên thúc ông có còn nhớ chúng ta ở trong quán trọ bao nhiêu ngày rồi không?"

Đằng đẵng nửa tháng.

Những ngày vừa qua toàn bộ nhà quyền quý ở cái đất Thông Châu này đều đến thăm bọn họ nhiều lần, giấy bút mực nghiên và thuốc bổ được tặng chất đầy một hòm lớn, còn có thêm mấy vị môn khách viết thơ làm văn tặng cậu. Chỉ có cái gia đình trong Kinh thành kia là chờ mãi không thấy động tĩnh gì, chưa từng gửi qua dù chỉ là phong thư hay lời thăm hỏi.

Thôi Nguyên thực không muốn tin rằng lão gia có thể đối xử lạnh lùng tàn nhẫn với con ruột đến nước ấy, nhưng tính thời gian rồi lại nhớ tới thái độ người trong nhà lúc đuổi họ ra khỏi cửa, trong lòng cũng như tro tàn.

Ông sợ động vào nỗi buồn tủi của cậu chủ, đành thở dài vừa giúp đỡ con trai dọn dẹp vừa nói: "Lão gia nhà ta là học sinh của Vạn Thủ phụ, Vạn Thủ phụ lại có họ với Vạn chỉ huy của Cẩm y vệ, từ trước đó lão gia cũng có chút quan hệ với Cẩm y vệ rồi, chắc cũng phải cho bên đó chút ít mặt mũi chứ. Vậy tại sao Tạ Thiên hộ đã đỡ lời cho chúng ta, còn nhắc chúng ta chờ tin tốt, mà bên lão gia lại chưa thấy động tính gì, giống như chưa hề biết tin vậy?"

Ông nghĩ như vậy thực ra là oan cho lão gia mình quá rồi. Bởi vì phong thiếp mà Tạ Thiên hộ gửi tới kia vừa mới gửi đến cửa Thôi phủ, còn chưa báo với Thôi lang trung đã được người dâng vào tay Từ phu nhân.

Từ phu nhân vừa đọc xong nội dung, đã đưa thiếp lên lửa nến đốt trụi.

Vú Địch - Tâm phúc của Từ phu nhân- nhìn thấy ngọn lửa từng chút đốt cháy phong bì có ghi bảy chữ "Cẩm y vệ Thiên hộ Tạ Anh", chỉ còn thấy hãi hùng khiếp vía, hạ giọng nhắc nhở bà: "Tính ra thì đây cũng là thiếp của Cẩm y vệ, tuy nói về chuyện nhà ta, nhưng cũng liên quan đến việc công. Phu nhân đốt đi rồi nhỡ vị Thiên hộ kia nói chuyện này với lão gia, chỉ sợ lão gia sẽ trách người tự ý làm việc."

Từ phu nhân lắc đầu, ung dung nói: "Cẩm y vệ tìm lão gia nhà chúng ta thì có thể có việc gì chứ, cùng lắm là đòi tiền bất chính thôi. Chúng ta đưa chút lễ coi như hết việc, cũng coi như ta làm hết trách nhiệm của người làm mẹ rồi. Thiếp ta đã đọc, cũng không nhắc tới việc Tiếp nhi gây chuyện xấu, ta coi như nó có công không tội, đưa tặng một trăm lượng cho bên kia là ổn, không phải nói với lão gia."

Vú Địch còn hơi hoảng, sợ sau này Thôi Các biết chuyện của con cả từ miệng người khác, gợi lên tình cha lại trách phu nhân giấu ông.

Từ phu nhân nhẹ nhàng cười bảo: "Lão gia nếu thật thương nó, còn bắt nó về quê làm gì? Mẹ đẻ nó chỉ là con gái một Quân hộ, chẳng qua là mệnh tốt, thừa lúc lão gia chưa lên kinh thi đã được gả vào Thôi gia, mới chiếm được cái danh phu nhân, thân phận lại so với mấy thiếp thất ở sân sau chẳng hơn chẳng kém, bà ta làm sao có thể sinh ra đứa con thông minh học giỏi cơ chứ? Cái tên kia dù có ở lại Kinh thành, vào được Quốc tử giám, cũng chẳng thi nổi Cử nhân Tiến sĩ, chẳng bằng để tập ấm cho Hành nhi. Người làm mẹ như ta cũng sẽ không khắc nghiệt với nó, sau này nó lớn, ta tìm cho nó một người vợ hiếu thuận, để nó ở quê trông coi gia nghiệp, sống một đời sung túc không tốt à?"

Vú Địch nghe phu nhân trong lòng cũng thoải mái, liền niệm a di đà phật, đứng dậy vén tay áo, nói: "Vẫn là phu nhân quyết đoán, nô tỳ sẽ đi chuẩn bị ngay lễ thiếp, dặn dò kẻ hầu người hạ không nhắc đến chuyện phong thiếp với lão gia."

Từ phu nhân nhẹ nhàng gật đầu: "Đi đi, cũng chẳng phải chuyện lớn gì. Bên viện của Hành nhi bà cũng thay ta chăm nom chút, để người hầu bên đó hầu hạ tốt thiếu gia dưỡng bệnh, hai ngày này đừng xuống giường vội. Dù lão gia nghe phong thanh được gì, mà về thấy con vẫn còn nằm bệnh cũng sẽ không nhớ thương đứa kia nữa."

=====================================

Lúc cha con Thôi Nguyên thu dọn đồ đạc cũng không tránh người ngoài, Nghiêm viên ngoại chủ quán trọ nghe nói cậu phải rời đi, vội vàng chạy tới khuyên bảo: "Thôi công tử đang ngại chỗ tôi chăm sóc không chu đáo ư? Căn phòng này không thanh tịnh thì để tôi ngọi kẻ dưới sắp xếp lại, còn nếu người thấy quán này quá ồn ã thì nhà tôi ngay gần đây, trong nhà vẫn còn sân trống, mời tiểu công tử chuyển tới, đọc sách đi học đều thuận tiện cả."

Thôi Tiếp ở quán trọ mấy hôm mà giống như điệp viên thâm nhập vào tổng bộ đặc vụ Uông Ngụy số 76*, ngày nào cũng hao tâm tổn trí, tóc cũng sắp bạc, may mà đã có thể đi lại, không chạy nhanh còn để người ta làm khổ nữa à.

Nghiêm viên ngoại khổ sở khuyên nhủ: "Mùa hè năm ngoái Thiên An bị lụt, nhà của trong huyện đều phải xây mới rất nhiều, gạo và rau bán cũng rất, không phải nơi làm người đọc sách tĩnh tâm. Hay là Công tử ở lại tiệm chúng tôi thêm mấy tháng, phái người về trước sửa chữa nhà cửa chẳng phải càng tốt ư?"

Thôi Tiếp kiên quyết lắc đầu.

Mấy ngày nay cậu nói chuyện rất nhiều với người nhà Minh, nhất là với người trong quan phủ, đã yên lặng ghi vào lòng các loại tập tục của cái thời đại này, không còn là tên ngốc "xuyên không" không rõ đời nữa. Cậu nếu chắc chắn phải đi sẽ tìm một cái lí do mà cổ nhân không thể cự tuyệt, nói thẳng với Nghiêm viên ngoại—— cậu muốn về quê viếng mộ.

Đời Minh cực chú ý việc chết mà vẫn được như lúc sống, tảo mộ cúng bái tổ tiên giống như báo hiếu với mẹ cha, chính là việc lớn liên quan đến trung hiếu lễ nghĩa. Nghiêm viên ngoại thấy không thể cản được nữa, đành bảo nhà bếp chuẩn bị thật nhiều lương khô, đồ ăn trên đường, còn đưa thêm đồ khô, sau đó sắp xếp người làm giúp đỡ bọn họ đem lễ tặng mà mấy hôm nay thu được chất hết lên xe, còn thuê thêm một chiếc xe rộng rãi hơn đưa bọn họ về quê.

Bọn họ ăn không ở không lấy không đồ của nhà trọ người ta, lúc gần đi lại không thể trả lễ thứ gì. Thôi Tiếp liền mượn cớ viết chữ sẽ đụng tới vết thương trên vai, quen miệng bảo Phụng Nghiễn viết thay, lấy ra một phương pháp làm giấm được người Phúc Kiến và Quảng Đông tạo ra vào thời Đạo Quang*, để vào một phong thư dán kín gửi tặng Nghiêm viên ngoại

Hết chương 6

Mèo ngốc: Làm cha làm mẹ mà như l*. Thế mới bảo có dì ghẻ sẽ có bố dượng. Đàn ông mà không có chính kiến chỉ tổ khổ vợ khổ con.

Có lỗi mọi người nhắc tớ nhá. <3

1. Bát Cổ văn chương: Thể văn dùng trong khoa cử Trung Quốc, từ thế kỉ 15 - 19. Khoa cử Việt Nam thời phong kiến cũng dùng thể văn này. 

2. "năm  Vĩnh Lạc ...bị ép rời phương Nam lên Bắc Trực": 

Trực Lệ từng là một khu vực hành chính ở tại Trung Quốc, tồn tại từ thời nhà Minh đến khi bị giải thể vào năm 1928.

Trực Lệ nghĩa là "trực tiếp bị kiểm soát" và biểu thị cho vùng đất nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của triều đình trung ương Trung Hoa. Trực Lệ được thành lập từ thời nhà Minh, vào thời điểm kinh đô còn nằm ở Nam  Kinh  dọc Trường Giang . Năm 1403, Minh Thành Tổ ( Vĩnh Lạc) dời đô về Bắc Bình,  sau đó đổi tên thành Bắc Kinh . Khu vực Bắc Trực Lệ, giản xưng là "Bắc Trực" bao gồm lãnh thổ đại bộ phận tỉnh Hà  Bắc và một phần nhỏ các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông. Ngược lại, khu vực quanh Nam Kinh được gọi là Nam trực Lệ, giản xưng là "Nam Trực" bao gồm Thượng Hải, Giang Tô và  An Huy hiện nay.

3. Tổng bộ đặc vụ Uông Ngụy số 76 :  "Tổng bộ đặc vụ" tại số 76 đường Jessfield Thượng Hải (nay là đường Vạn Hàng Lộ) doĐinh Mặc Thôn đứng đầu và Lý Sĩ Quần làm phó.  

4.Đạo Quang: Thanh Tuyên Tông đế,  là vị hoàng đế  thứ 8 của triều đại Thanh , cai trị Trung Quốc  từ năm 1820 đến 1850 . Nguyên thời kì dùng niên hiệu  Đạo Quang , còn gọi là Đạo Quang Đế . 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro