tâm lý học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-Theo lời nhà tâm lý học Robert Glover: "Con người bị hấp dẫn bởi những khuyết điểm của nhau."

-Như lời của nhà nghiên cứu khả năng bị tổn thương nói, "Càng ít nói về sự xấu hổ của mình, bạn sẽ càng xấu hổ hơn."

-Nghiên cứu tâm lý học chỉ ra người có lòng tự trọng giống nhau sẽ thu hút lẫn nhau.

- Cơ chế bảo vệ trong tiềm thức của mỗi con người vẫn luôn hoạt động. Nó góp phần ghì chặt bạn ở vị trí bạn đang đứng bây giờ. Đó là quán tính cảm xúc của bạn. Đó là hiện trạng của bạn. Những cơ chế này bám rễ trong bạn để giữ bạn ở đó, thật an toàn.

- Sự lo lắng, phần nhiều do chính định nghĩa về nó, thể hiện một mức độ chú tâm lớn của bạn vào ý kiến của người khác.

- Có 1 niềm tin ẩn trong vô thức rằng nếu chúng ta không nói nhanh mọi người sẽ không lắng nghe những gì ta nói. Đây là biểu hiện của sự phụ thuộc tâm lý.

- Những nghiên cứu về tâm lý học cho thấy con người làm việc tốt hơn khi ở trong trạng thái lo lắng. Trên thực tế, yếu tố quyết định không phải sự lo lắng mà là sự tự tin của người đó vào năng lực thể hiện bản thân. Vấn đề không nằm ở nỗi lo, mà nằm ở cách bạn cảm nhận năng lực của mình. Càng thiếu tự tin vào năng lực cá nhân, những nỗi lo trong bạn càng lớn và cản trở bạn thành công.

- "Những nơ ron phản chiếu cho thấy chúng ta có thể đặt mình vào vị trí người khác". Khi một người khác có thể diễn tả được nỗi đau thầm kín của ta, ấy là cảm giác được thấu hiểu và quan tâm.

- Khi mà các đôi ngồi học với nhau như 1 đơn vị xã hội thu nhỏ, họ sẽ quay lưng lại với những người mà họ muốn loại trừ. Nếu bạn đến gần một nhóm đang nói chuyện với nhau và thấy họ đang lúng túng có nghĩa là họ muốn bạn dời đi.

- Con người vốn hay so sánh, thích phán đoán sự vật theo cách tương đối, trong một thế giới quan nhỏ hẹp, từ đó sinh ra mọi buồn vui sướng khổ, rồi tự mình tức giận, tự mình chuốc cho mình những buồn đau.

- "Nhìn kỹ cách người làm, xét xem người làm vì cái gì, xem kỹ người làm có vui vẻ không, như thế người ta có gì mà giấu được?" - Luận ngữ, Khổng Tử.

- Bộ não của chúng ta không thể phân biệt được trải nghiệm thực với trải nghiệm tưởng tượng, nên bạn hãy luyện tập để tạo ra các file mới thay thể cho các file cũ. Nếu nhút nhát, hãy tưởng tượng về sự khéo léo trong ứng xử.

- Khi phải lựa chọn một người lãnh đạo, người ta thường tự nhiên chú ý đến người miễn cưỡng nhất, chứ không phải là người ganh đua quyết liệt nhất cho vị trí đó.

- Nếu nhuệ khí được giữ ở mức cao và quân lính còn tập trung vào nhiệm vụ của mình, họ sẽ có khuynh hướng nghĩ về điều cần phải hoàn thành hơn là chăm chú vào những gì sẽ có thể xảy ra với họ nếu thất bại.

- Khi con người ta đặt lòng tin vào 1 kết luận, họ sẽ có xu hướng tin tưởng vào những ý kiến bổ trợ cho kết luận đó, ngay cả khi những lập luận này không có căn cứ.

- Những người đang bận rộn nhận thức sẽ có xu hướng đưa ra lựa chọn nhanh do hệ thống cảm tính quyết định. Kiểm soát suy nghĩ và hành vi là do hệ thống 2 đảm nhiệm. (Bận rộn)

- Cố gắng nỗ lực hoặc tự chủ khiến bản thân mệt mỏi, khi đối mặt với nhiệm vụ tiếp theo sẽ bớt háo hức hơn. (Suy yếu)

- Con người không ý thức và độc lập khi đưa ra những nhận định và lựa chọn như bản thân nghĩ. (Hệ thống 1 diễn ra trong vô thức)

- Cảm giác gần gũi với 1 phần trong cả 1 câu văn cũng đủ để cảm thấy nó trở nên quen thuộc và đúng đắn.

- Việc diễn đạt các ý tưởng quen thuộc bằng ngôn ngữ cầu kỳ là biểu hiện của sự kém cỏi và không đáng tin cậy.

- Khi ở vào trạng thái tốt, con người trở nên trực giác hơn, sáng tạo hơn, đồng thời cũng bớt thận trọng hơn và có xu hướng mắc những lỗi logic nhiều hơn.

- Sự hài lòng trong một lĩnh vực riêng biệt (câu hỏi trước) chi phối đến cảm giác thỏa mãn chung (câu hỏi sau).

- Mẫu thử nhỏ có thể đưa ra bất kỳ kết luận nào. Cố giải thích tính nhân quả của biến cố ngẫu nhiên là sai.

- Bạn nên thừa nhận rằng bất cứ con số nào xuất hiện trên bàn đàm phán đều có 1 hiệu ứng mỏ neo và nếu những tỷ lệ ấy quá cao bạn nên dùng hệ thống 2 để chống lại hiệu ứng đó.

- Khi thích 1 thứ gì đó con người ta thường dễ tìm ra điểm tốt của nó, phớt lờ mặt xấu, đây là ảnh hưởng của suy nghiệm.

- Sử dụng những câu hỏi chỉ ám chỉ tới sự việc. Sau đó, đánh giá phản ứng trả lời của họ để tìm ra điều cần biết.

- Câu chuyện có càng nhiều yếu tố may mắn thì càng có ít bài học rút ra.

- 1 người kém tự tin sẽ có cái tôi chiếm trọn suy nghĩ của họ: vẻ bề ngoài, lời nói, hành động,...

- Muốn tìm hiểu quá khứ của 1 ai đó, hãy nhìn vào cách hành động của họ ở hiện tại.

- Con người tìm kiếm rủi ro khi tất cả các lựa chọn đều xấu.

- Người ta bao giờ cũng thấy cái mất lớn hơn cái được. Nỗi sợ thiếu thức ăn 1 tháng > niềm vui khi thừa thức ăn 1 tháng. Động vậ, bao gồm cả con người, đấu tranh quyết liệt hơn để tránh thiệt hại hơn là để đạt được lợi ích. Nỗi sợ sự mát là một lực lượng cực kỳ hùng mạnh bảo vệ cho những thay đổi rất nhỏ từ nguyên trạng cuộc sống của cả các tổ chức lẫn các cá nhân, đó là lực hấp dẫn hút chặt cuộc sống của chúng ta lại với nhau gần với điểm tham chiếu.

- "Những cảm xúc tồi tệ, những ông bố bà mẹ xấu, phản hồi tệ có tác động lớn hơn những thứ tốt đẹp và thông tin xấu được xử lý triệt để hơn thông tin tốt lành. Con người có nhiều động lực để tránh bị mang tiếng xấu hơn là nỗ lực để làm 1 người tốt. Những ấn tượng xấu và định kiến sai lệch được hình thành nhanh hơn và sự phủ nhận có sức sống mãnh liệt, dai dẳng hơn so với sự thừa nhận." - John Gottman

- Con người có xu hướng ác cảm với rủi ro khi tìm kiếm lợi ích và sẵn lòng thử vận may trong trường hợp bị nhận thua thiệt.

- Người ta thường có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt hơn trước một kết quả được sinh ra bởi hành động hơn là bởi 1 sự thụ động. Đánh cược và dành chiến thắng sẽ hạnh phúc hơn là thoái lui và nhận được số tiền tương tự. Không nên quá xem trọng sự hối tiếc.

- Thường khi bạn mở rộng phạm vi đánh giá, bạn sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Khi bạn xem xét các trường hợp 1 cách riêng biệt, bạn rất dễ bị dẫn dắt bởi phản ứng cảm xúc của hệ thống 1.

- 1 số người quyết định chi trả những khoản tiền khác nhau để đạt được cùng 1 trải nghiệm thỏa mãn là đang mắc sai lầm.

- Không có gì trong cuộc sống này là quan trọng cho đến khi bạn nghĩ rằng nó quan trọng.

- Trí não thỏa mãn với những câu chuyện nhưng nó có vẻ không được hợp lý đối với tiền trình thời gian. Khi kể chuyện, một tình huống được thể hiện bởi 1 vài khoảnh khắc quyết định đặc biệt là mở đầu, cao trào, kết thúc, yếu tố thời gian bị bỏ qua.

- Cờ bạc dễ trộm cắp, dâm dật dễ giết chóc.

- Lương là gốc của quân, dân lấy ăn làm đầu.

- Hành động sau sẽ rơi vào thế bị động, 1 bước bị động thì mọi bước sau sẽ bị động.

-Chúng ta đều sợ hãi những điều mập mờ. Vì bộ não của bạn sẽ tự biên tự diễn và lo lắng. Và điều này sẽ đưa bạn xuống hang thỏ. Bí quyết để giữ bình tĩnh và tập trung đơn giản là ra quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Điều này ngăn chặn việc tự suy diễn và lo lắng.

- Những kẻ liều mạng thì trong lòng tất lo sợ, chỉ là do tình thế bức bách thôi. Giai đoạn cuối không nên bức bách. Vật cực tất phản, không có đối thủ thì diễn kịch với ai, chim hết thì bẻ cung. Chưa đến hạn thì không nên có diệt trừ.

- Tất cả loài người đều làm việc tốt hơn khi họ nhận được thứ mà các nhà tâm lý gọi là khích lệ. Bí quyết để kết bạn là thành người bạn tốt. Bí quyết để được giúp đỡ khi cần là đi giúp người cần giúp đỡ. Bí quyết để học là dạy. Bí quyết để giúp mọi người trở nên xuất sắc là củng cố phẩm chất tích cực của họ.

- Không biết vua xem sứ giả, không biết ai xem bạn họ.

- Con người càng suy nghĩ vẩn vơ thì họ càng ít hạnh phúc. Tập trung vào hoạt động trong hiện tại làm tăng hạnh phúc của con người. Tất nhiên là một số mơ mộng thì khá lành mạnh cho tâm trí và tính sáng tạo của chúng ta.

- "Trong nguy cấp thì hợp nhau, hết nguy thì lìa nhau." - Quách Gia

- Trong thuyết phục, hãy để đối phương nghĩ mình đang nắm quyền kiểm soát đừng để cái tôi quá lớn cản đường bạn. (Nhưng trong vài trường hợp khi người kia ở cửa dưới thì ta cần chủ động áp đảo về mặt tâm lý)

- Kẻ nói dối có khuynh hướng sẽ cung cấp nhiều chi tiết hơn để câu chuyện bịa đặt được thuyết phục hơn.

- Không ai có thể lừa dối bạn trừ khi bạn chấp nhận bị lừa dối. (Do nhân sinh quan nghiêng về phía đấy)

- Đàn ông thường nói dối về bản thân (thành đạt, hấp dẫn, trưởng thành). Phụ nữ thường nói dối để bảo vệ cảm xúc của người khác. Phụ nữ ghét lừa dối và bị lừa hơn đàn ông.

- Kẻ nói dối thường vô tình nháy mắt nhiều hơn, những kẻ nói dối chuyên nghiệp có thể gia tăng mức độ tiếp xúc bằng mắt.

- Người có cảm xúc thật, các hành động ( bộc lộ cảm xúc ý) sẽ phải xảy ra cùng lúc. Cái trước cái sau là đang ra vẻ.

- Kẻ nói dối sợ bị xâm phạm vùng không gian riêng tư (người chất vấn càng gần càng khó xử).

- Khi nói dối người ta thường ít hành động hơn. Để người điều tra chỉ chú ý đến câu chuyện bịa của mình.

- Kẻ nói dối sẽ tránh chỉ đích danh, để tách rời bản thân ra khỏi câu chuyện bịa đặt và cũng như không phải chịu trách nhiệm. Cũng như dùng những từ ngữ nhẹ hơn để cảm thấy "đỡ hơn".

- Khi câu chuyện xảy ra chúng ta thường bị cuốn theo cảm xúc lúc ấy và không thể nhớ chính xác tất cả các sự kiện, nên khi ta kể lại thì sẽ nhấn mạnh vào các cảm xúc đã trải qua

- Tránh hỏi những câu hỏi đóng (có làm không?), Tránh dồn đối tượng vào tình thế phủ nhận (tôi không làm) vì cảnh giác không cung cấp thêm thông tin, đi đường vòng tạo cảm giác thoải mái, thấu hiểu (dù là giả vờ) cho cuộc nói chuyện là phương án tốt hơn.

- Quyền lực tỷ lệ nghịch với khả năng lắng nghe.

- Câu hỏi "cái gì" có thể nhắc chúng ta tìm cách giải quyết không như câu hỏi "tại sao". Khi hỏi "tại sao" không chỉ cho thấy ta sai mà còn thể hiện thấy ta đúng như thế nào.

- Não bộ chúng ta hầu như không phân biệt giữa nỗi đau thể xác và nỗi đau tinh thần.

- "Người ta sẽ dễ quên đi trách nhiệm khi họ chỉ là một mắt xích trong một chuỗi hành vi xấu và cách xa hậu quả cuối cùng của hành vi.

- Nhà tâm lý học Sylvia cho rằng, tất cả tình yêu trên đời này đều nhằm mục đích gắn kết, và chỉ có một loại tình yêu dẫn đến sự chia ly, đó là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#camnhan