Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          Một trong những quyển sách đã có ảnh hưởng sâu đậm đối với cách nhìn của tôi về

cuộc đời có lẽ là quyển Alexis Zorba của Nikos Kazantzakis, một văn hào Hy Lạp.

Hồi đó tôi còn là sinh viên, và cũng như nhà trí thức vai chính trong truyện, tôi đọc

đi đọc lại bài "Ðối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu":

           "Gã chăn cu: – Ba ăn ta đã sn, ta đã vt xong sa cu. Ca chòi ta đã khóa, la ta

đã nhóm. Hi tri, mun mưa xung bao nhiêu cũng được!

           Ðc Pht: – Ta không cn thc ăn và sa ung. Gió là căn chòi ca ta, la ta đã tt.

Hi tri, mun mưa xung bao nhiêu cũng được!

           Gã chăn cu: – Ta có cu, có bò cái, ta có nhng cánh đng ông cha ta đli, và mt

con bò đc p nhng con bò cái. Hi tri, mun mưa xung bao nhiêu cũng được!

          Ðc Pht: – Ta không có bò đc, bò cái. Ta không có cánh đng. Ta không có gì. Ta

không sgì. Hi tri, mun mưa xung bao nhiêu cũng được!

           Gã chăn cu: – Ta có mt nàng chăn cu dbo và trung thành. Tnhiu năm nay,

nàng là vca ta, và ta sung sướng chơi đùa bui ti vi nàng. Hi tri, mun mưa

xung bao nhiêu cũng được!

           Ðc Pht: – Ta có mt tâm hn dbo và tdo. Tnhiu năm nay ta rèn luyn nó và

tp cho nó chơi đùa vi ta. Hi tri, mun mưa xung bao nhiêu cũng được!"

               Ðọc bài này, tôi không tránh khỏi phân vân trong một thời gian khá dài. Tuy ba chục

năm đã qua, nhưng câu chuyện vẫn còn lẩn quẩn trong đầu óc tôi và không ngừng trở lại.

Tôi tự hỏi giữa gã chăn cừu và Đức Phật, ai là người có lý, ai là người đáng noi gương

theo? Ai là người sống thực, ai đã không lãng phí đời mình? Giữa cuộc sống hồn nhiên và

con đường hướng thượng, giữa đạo và đời, làm thế nào để lựa chọn?

Và cũng như nhà trí thức trong truyện, tôi đã không tránh khỏi bị giằng co giữa hai

nhân vật, hai khuynh hướng có mặt trong chính bản thân mình.

            Thoạt tiên, tôi cảm thấy gần gũi với gã chăn cừu hơn, bởi vì cũng như lão già Hy Lạp

Zorba, cách sống của gã hết sức tự nhiên, tràn đầy nhựa sống, và mang một tính chất rất

"người". Trong khi đó, tuy rằng tôi rất thán phục Đức Phật, coi Đức Phật như hình ảnh lý

tưởng của một con người hoàn mỹ, nhưng tôi cũng cảm thấy mình không thể nào – hay

không đủ can đảm – noi theo gương Đức Phật. Ở đây Phật xuất hiện trong tầm thước tuyệt

đối, vượt lên khỏi loài người, vượt ra ngoài cuộc đời. Và như vậy vượt khỏi tầm tay của con

người.

           Nhưng rồi tôi lại cảm thấy có một cái gì rất "Thiền" ở trong cách sống của gã chăn cừu.

Bởi vì nhởn nhơ với đàn cừu, nghêu ngao trên đồng nội, đâu có khác gì lối sống của vị thiền

sư giữa thiên nhiên:

"Rnh, ném trái rng kêu vượn tiếp.

Lười, câu cá sui gi cò tranh".

           Ðói thì ăn trái cây, khát thì uống nước suối, mệt thì nằm ngủ trên rêu xanh. Không có

vấn đề gì. Hạnh phúc sớm chiều một cách thanh thản, tự tại.

Biết đâu cả hai con đường chỉ là một, dù là sống hồn nhiên, theo bản năng tự tính, hay

rèn luyện tâm linh tới độ "sắc không"?

            Xét cho cùng, có lẽ tất cả bắt đầu từ một ngộ nhận, một ngộ nhận rất thông thường.

Người ta thường nhìn đạo Phật như một con đường "khổ hạnh", một con đường "xuất

thế". Tu theo đạo Phật, đối với nhiều người, là thoát ly hết, là noi theo gương thái tử Tất

Ðạt Ða đã từ bỏ ngai vàng và vợ con, để một mình tĩnh tâm tu luyện cho tới khi đạt được

Niết Bàn. Ðạo Phật thường được coi là đạo "diệt dục", đạo đòi hỏi ở con người đầy đủ sức

mạnh ý chí, để từ bỏ những tình cảm hay kiềm chế những thú tính của mình. Do đó, nhiều

Phật tử nhìn đạo Phật như một con đường cao xa không thể với tới được, bởi vì tự biết mình

không đủ khả năng – hay không muốn – từ bỏ những sợi giây ràng buộc với thế gian. Họ

lên chùa cũng một phần là để sám hối và mua chuộc lại sự kém cỏi của họ, và đồng thời để

chiêm ngưỡng các siêu nhân mà họ thán phục nhưng không bao giờ trở thành được, tức là

các nhà tu hành...

             Nhưng hiểu như vậy là đã quên những lời dạy đầu tiên của Đức Phật Thích Ca tại vườn

Lộc Uyển:

           "Này các t kheo, có hai con đường cc đoan mà con người phi tránh nếu mun đi

tìm gii thoát: Đó là con đường chp cht vào lc thú giác quan, và con đường kh

hnh, ép xác. Như Lai đã tìm được con đường gia, đó là con đường trung đo đưa

ti trí tuvà giác ng."

            Ðức Phật là người đã trải qua cả hai giai đoạn giàu sang và khổ hạnh, nên biết rõ hơn ai

hết rằng cả hai con đường cực đoan đó đều là ngõ cụt, chỉ có con đường trung đạo mới có

khả năng đưa tới giải thoát. Do đó, chúng ta phải bác bỏ hẳn quan điểm sai lầm "đạo Phật

là khổ hạnh". Có lý nào đạo Phật chủ trương diệt khổ lại đi tìm cái khổ thân xác, để trầm

mình trong đó và quên đi mục đích ban đầu?

            Với những phát triển của giáo lý Ðại thừa, đạo Phật càng ngày càng đi sâu vào cuộc sống,

cũng như hoa sen mọc sát bùn lầy, và bài học của Đức Phật chính là một bài học phổ quát,

hướng về tất cả các chúng sinh, để cho tất cả đều áp dụng được trong cuộc sống "bây giờ và

tại đây".

           Bài học chính yếu của Đức Phật là con người phải ý thức được rằng mình phải tự trách

nhiệm lấy mình, và hạnh phúc hay khổ đau chính là tự cái tâm của mình chứ không đâu xa

lạ. Khi đã luyện tập tới mức làm chủ được cái tâm của mình rồi thì khung cảnh sống không

thành vấn đề. Ở đâu lúc bấy giờ cũng là hạnh phúc.

           Trong câu chuyện trên, giả sử gã chăn cừu cứ tiếp tục sống hạnh phúc trong căn chòi

đơn sơ, bên bếp lửa ấm cúng, với người vợ dễ thương, với đàn cừu, đàn bò dễ bảo, rồi sinh

ra một đứa bé kháu khỉnh, thì có gì để nói?

Chỉ có điều cuộc đời thường không đơn giản như vậy. Rồi có thể một ngày kia, căn chòi

sẽ cháy, đàn cừu và đàn bò sẽ ốm lăn ra chết, và nàng chăn cừu sẽ bỏ gã ra đi. Gã chăn cừu

cũng có thể sẽ bê bết rượu chè, rồi tranh giành cướp giật. Hay đâm ra hoảng hốt, thẫn thờ,

phẫn chí.

          Cái khổ có thể làm chìm đắm con người bất cứ lúc nào.

          Và trong sự cùng cực của khổ đau, gã chăn cừu bỗng nhớ tới lời Đức Phật: "Tt cchlà

o tưởng. Phi nhìn thy shư ảo ca cuc đi, mi thu được lchân Không và đt được

chân hnh phúc"...

           Nghĩ cho cùng, cuộc "đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu" phải chăng chỉ là một

cuộc đối thoại giữa hai khuynh hướng, hai khía cạnh, chung sống trong chính nội tâm mỗi

người? Có thể gã chăn cừu tượng trưng cho phần xung động bản năng (cái ça của Freud),

trong khi Đức Phật tượng trưng cho phần siêu ngã tâm linh (cái surmoi). Trong mỗi người

đều có hai khía cạnh đó, vừa chống đối nhau nhưng cũng vừa bổ túc cho nhau, gây phong

phú cho nhau.

           Rồi có thể một ngày nào đó, trên con đường đời và đạo, cũng như nhà trí thức trong

truyện Alexis Zorba, hành giả sẽ tìm thấy sự thanh thản, sự hài hòa giữa tâm hồn và thể

xác, giữa siêu ngã và bản năng. Không còn những tranh chấp nhị nguyên nữa.

Chỉ còn lại cái ta đồng nhất, một cái ta tan biến trong cái không ta.

Tháng 2/1996

Nguyên Si__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro