Hiểu đạo Phật một cách giản dị bằng Kinh PhápCú (Dhammapada)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

               Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong những văn tự cổ xưa nhất của đạo Phật.

Kinh được xem là một phương cách trình bày đạo Phật giản dị và sáng sủa, ai ai cũng có thể

hiểu được, và giúp ích cho sự tu tập hàng ngày; đồng thời cũng được xem là một tuyệt tác

phẩm của nền văn chương Ấn Độ, trong thể thi ca gọi là kavya.

Kinh thuộc vào Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka–nikaya, Bộ kinh ngắn), nằm trong Kinh Tạng

(Sutta–pitaka), một trong Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), tức là Kinh điển pali.

             Để định vị chính xác Kinh Pháp Cú, chúng ta hãy hình dung 3 cái bồ lớn, trong đó đã

được gom góp các bài kinh ghi trên lá bối bởi các đệ tử của Đức Phật, sau nhiều lần ôn đi

tụng lại, truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bồ đầu tiên chứa Kinh Tạng (Sutta–

pitaka) gồm các bài giảng của Đức Phật, bồ thứ nhì chứa Luật Tạng (Vinaya–pitaka) gồm

các giới luật, và bồ thứ ba chứa Luận Tạng (Abhidhamma–pitaka ) gồm các bài luận giải

viết sau này. Kinh Tạng gồm hơn 10.000 bài kinh, chia ra làm 5 Bộ: Trường Bộ Kinh

(Digha–nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjhima–nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta–

nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara–nikaya), và Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka–nikaya). Tiểu

                Bộ Kinh gồm 15 phần, trong đó phần 2 chính là Kinh Pháp Cú.

             Bản Kinh Pháp Cú thông dụng được viết bằng tiếng pali, gần với tiếng maghadi là ngôn

ngữ Đức Phật Thích Ca dùng, vì ngài thường ngụ tại vương quốc Maghada, tức là tỉnh Bihar

hiện nay. Đã có nhiều bản dịch sang nhiều thứ tiếng, đặc biệt sang tiếng Việt, từ bản dịch và

chú giải của Tỳ kheo Narada bởi Phạm Kim Khánh, từ tiếng Hán bởi hòa thượng Thiện

Siêu, từ tiếng pali bởi hòa thượng Minh Châu, hòa thượng Thiện Châu, Tịnh Minh (đăng

trên Internet), và nhà thơ Trụ Vũ.

             Tên Kinh gồm hai từ pali ghép lại với nhau: Dhamma (Dharma tiếng Phạn), là giáo lý

của Đức Phật, và pada là "lời nói, câu kệ", đồng thời cũng có nghĩa là "con đường". Do đó

Dhammapada có thể dịch là "Lời Chánh Pháp" (Pháp Cú tiếng Hán–Việt), hoặc là "Con

đường của Đức Phật".

              Kinh gồm 423 bài kệ, chia ra làm 26 chương hay phẩm (vagga), được đặt tên là "song

yếu, tinh cần, hoa hương, ngu si, hiền trí, hình phạt, già yếu, an lạc, v.v.". Mỗi bài kệ gồm có

4 hay 6 câu ngắn, có vần ít nhiều.

              Theo truyền thống Nguyên thủy, nơi mà Kinh Pháp Cú được phổ biến rộng rãi trong

quần chúng, mỗi câu kệ được Đức Phật nói lên trong một hoàn cảnh đặc biệt, như đã được

ngài Phật Âm (Buddhaghosa) luận giải vào thế kỷ thứ V. Kinh diễn tả đầy đủ thông điệp của

Đức Phật dưới mọi khía cạnh, trong suốt 45 năm ngài thuyết giảng bên bờ sông Hằng, cho

tất cả những ai muốn nghe, không phân biệt thế cấp hay tôn giáo.

             Mỗi câu kệ, dưới một bề ngoài giản dị, chứa đựng một nội dung rất phong phú và sâu xa.

Thay vì những lời lẽ phức tạp, Đức Phật thường dùng những hình ảnh giản dị, những thí dụ

lấy từ đời sống hàng ngày, dẫn tới một cảm nhận trực tiếp bằng trực giác, chẳng hạn như

"bánh xe theo chân bò, tảng đá gió không lay chuyển, lũ lụt cuốn làng ngủ, lửa cháy khắp

nơi, nước trượt trên lá sen, v.v.".

              Tuy nhiên, không phải chỉ đọc một lần mà người ta có thể hiểu được tất cả ý nghĩa của

bài Kinh, phải đọc đi đọc lại thường xuyên và quán xét kỹ lưỡng, người ta mới có thể thấm

nhuần được tất cả tinh hoa của giáo lý đạo Phật. Mỗi lần đọc lại, Kinh Pháp Cú truyền cho

ta một nguồn sinh khí mới, đồng thời làm sáng tỏ hiểu biết và mang lại một cảm tưởng

thanh tịnh, an lành.

             Vì bài Kinh khá dài, gồm đến 423 câu kệ, cho nên chúng tôi thấy nên tuyển lựa trong đó

một số câu, chẳng hạn như 30 câu. 30 câu kệ đó trên nguyên tắc là những câu tiêu biểu

nhất và chứa đựng phần cốt tủy của đạo Phật. Trong khi trình bày, chúng tôi sẽ không theo

thứ tự số câu, mà sẽ xếp loại theo chủ đề.

            Chúng ta sẽ khởi đầu bằng 2 câu kệ số 1 và 2, thuộc phẩm "Song Yếu", bởi vì như chúng

ta sẽ thấy, trong Kinh có nhiều câu đi song song, đối lại với nhau, nhưng bổ túc cho nhau

và chở cùng một ý nghĩa. Hai câu này hết sức quan trọng, bởi vì vừa mới khởi đầu Kinh,

khuôn khổ chung của đạo Phật đã được ấn định một cách rõ rệt: Tất cả là do tâm, do ý thức

con người tạo nên.

1. Tâm dn đu các pháp.

Tâm là ch, to tác.

Nếu nói hay hành đng,

Vi tâm nim bt tnh,

Khnão lin theo sau,

Như xe theo chân bò.

          (tiếng pali: Manopubbangama dhamma

manosettha manomaya

Manasa ce padutthena

bhasati va karoti va

Tato nam dukkhamanveti

cakkam va vahato padam.)

2. Tâm dn đu các pháp.

Tâm là ch, to tác.

Nếu nói hay hành đng,

Vi tâm nim thanh tnh,

An lc lin theo sau,

Như bóng chng ri hình.

           Chủ đề sau là những lý do chính đáng để đi theo con đường Chánh Pháp (Dhamma).

Đầu tiên là sự nhận xét rằng thế giới này đang chìm đắm trong khổ đau (dukkha), đó là sự

thật thứ nhất trong 4 Sự Thật (Tứ Đế, cattari–aryia–sacca).

146. Vui cười làm sao được,

Khi la cháy khp nơi?

Bóng ti mãi ba vây,

Sao không tìm ánh sáng?

               Trong khi đó, người ta có ngờ đâu rằng được sanh ra làm người, sống ở trên đời này và

nghe lời dạy của Đức Phật, là một sự ưu đãi, một đặc ân hiếm có:

182. Khó thay sanh làm người,

Khó thay sng gia đi!

Khó thay nghe Chánh Pháp,

Khó thay Pht ra đi!

194. Vui thay Pht ra đi,

Vui thay Pháp được ging!

Vui thay Tăng hòa hp,

Đng hòa tu, tht vui!

  Sự khác biệt giữa kẻ ngu và người trí thấy rất rõ. Kẻ ngu là kẻ không 農x鵠_xエ農nhận thấy mình

đang bị lôi cuốn bởi những độc tố như tham ái, sân hận và ngu si, và không đi theo con

đường đạo hạnh. Người trí, ngược lại ý thức được điều đó, và tu tập theo Chánh Pháp.

62. "Con ta, tài sn ta",

Kngu mãi lo xa,

Chính ta còn không có,

Tài sn, con đâu ra?

47. Người hái hoa dc lc,

Tâm tham nhim say sưa,

Tthn skéo ba,

Như lt cun làng ng.

Trong khi đó:

25. Nhnhit tâm cgng,

Tchế, sng nghiêm trang,

Người trí xây hòn đo,

Nước lt khó ngp tràn.

20. Du tng ít kinh đin,

Nhưng làm theo chánh pháp,

Dit trtham sân si,

Hiu đúng, tâm gii thoát,

Không chp chai đi,

An hưởng quđo hnh.

              Như vậy, người ta có thể chọn lựa được giữa hai lối sống, hai thái độ:

110. Dù sng đến trăm năm,

Buông lung, không tchế,

Chng bng sng mt ngày,

Trong đo hnh, thin đnh.

102. Du tng trăm câu k,

Nhưng không có li ích,

Chng bng mt câu Pháp

Nghe xong được tnh lc.

           Sự tu tập chuyên cần trên con đường đạo hạnh sẽ dẫn tới một trạng thái an bình và tự

tại:

81. Như tng đá vng chc,

Không gió nào lay chuyn,

Hin đc không giao đng,

Trước li khen tiếng chê.

170. Như bt nước trôi sông,

Như ảo nh bnh bng.

Nhìn thế gian như vy,

Tthn không thy ta.

            Điểm quan trọng, và cũng là điểm khác biệt so với các tôn giáo thần khải, là con người

phải ý thức được rằng tất cả đều tùy thuộc ở mình. Mỗi người là tác giả duy nhất của sự khổ

đau cũng như sự giải thoát của mình:

165. Tmình làm điu ác,

Tmình sanh nhim ô,

Tmình không làm ác,

Tmình thanh tnh mình.

Tnh hay không, do mình,

Không ai thanh tnh ai.

160. Hãy tcu ly mình,

Ai cu mình được ch?

Người khéo điu phc mình,

Là cu tinh khó tìm.

276. Hãy tmình cgng,

Như Lai chlà thy.

Người hành gikiên trì,

Sthoát vòng Ma vương.

            Sự cố gắng đó chính là một chiến thắng trên chính mình, vẻ vang hơn cả mọi chiến

thắng. Tức là tự chế phục được mình, tự điều khiển được thân, khẩu, ý:

103. Du ti bãi chiến trường,

Thng hàng ngàn quân đch,

Không bng tthng mình,

Thng mình là ti thượng.

35. Tâm khó chế, lanh l

Vun vút theo dc trn,

Lành thay điu phc tâm,

Điu tâm thì an lc.

361. Lành thay chế ngthân!

Lành thay chế ngli!

Lành thay chế ngý!

Lành thay chế tt c!

T kheo tchế hết,

Thoát khi mi khđau.

               Những điều phải chế ngự, phải điều phục là ba cái độc tố, ba cái rễ (mula) dẫn tới khổ

đau, tức là tham ái (lobha), sân hận (dosa) và vô minh (avijja):

251. La nào bng la tham,

Km nào bng km sân,

Lưới nào bng lưới si,

Sông nào bng sông ái.

Đầu tiên là tham ái:

215. Tham ái sinh ưu su,

Tham ái sinh shãi,

Ai dt btham ái,

Hết shãi, ưu su.

199. Hnh phúc thay được sng,

Không tham gia khao khát.

Gia nhng kkhao khát,

Ta sng không khát khao.

336. Ai sng trên đi,

Khc phc được tham ái,

Su mun stách ri,

Như nước trượt lá sen.

               Độc tố thứ nhì là sân hận, thường bắt nguồn từ sự thiếu cảm thông, sự ngộ nhận và có

thể dẫn tới bạo động:

252. Thy li người thì d,

Nhn li mình rt khó.

Li người vch tm,

Li mình che du luôn.

129. Gy gc, ai cũng s,

Mt mng, ai cũng khiếp.

Ly ta suy bng người,

Chgiết, chbo giết!

201. Chiến thng nuôi thù hn,

Chiến bi chuc khđau.

Tbmi thng bi,

An tnh lin theo sau.

197. Hnh phúc thay được sng,

Không hn gia hn thù.

Gia nhng khn thù,

Ta sng không thù hn.

5. Hn thù dit hn thù,

Đi này không thcó.

Tbi dit hn thù,

Là đnh lut ngàn thu.

                Cuối cùng, độc tố thứ ba, cũng là nguồn gốc của hai cái trên, là vô minh. Đó không phải

là sự thiếu hiểu biết, mà là sự thiếu sáng suốt và trí huệ, phải được loại trừ bởi chánh định

(samma–samadhi) và chánh niệm (samma–sati), là hai nẻo đường trong con Đường

Chánh Tám Nẻo (Bát Chánh Đạo, atthangika–magga). Do đó, có một mối liên hệ mật thiết

giữa định (samadhi) và huệ (pañña):

372. Không có hu, không đnh,

Không có đnh, không hu.

Người có đnh, có hu,

Đt Niết bàn viên tnh.

              Để kết thúc, đây là một trong những câu kệ nổi tiếng nhất, tóm tắt một cách vô cùng

đơn giản lời dạy của Đức Phật, đúng hơn của chư Phật, các đấng Giác ngộ hoàn toàn:

183. Tránh làm các điu ác,

Thành tu mi vic lành,

Gitâm ý thanh tnh,

y li chư Pht dy.

Câu này rất quen thuộc bằng tiếng Hán–Việt:

Chư ác mc tác,

Chúng thin phng hành,

Ttnh k ý,

Thchư Pht giáo.

               Các Phật tử Đại thừa thường hay đọc câu kệ này và gán cho Ô Sào, một vị thiền sư đời

nhà Đường, là tác giả. Nhà sư già này sống trong một cái chòi dựng trên một chạc cây cao.

Một hôm, thi hào Bạch Cư Dị đến viếng thăm và hỏi ngài: "Yếu chỉ của đạo Phật là gì?". Ô

Sào đọc lên bài kệ. "Vậy thì quá dễ, một đứa bé lên 8 cũng có thể nói như vậy được!"

"Nhưng mà," nhà sư trả lời, "điều đó một lão già 80 cũng chưa thực hiện nổi...".

Nói tóm lại, lời dạy ban đầu của Đức Phật qua những câu kệ này vô cùng sáng sủa và

giản dị. Không có một chút luận tưởng siêu hình nào, không có lý luận triết học, cũng

không có đức tin tôn giáo. Tất cả khởi đầu bằng một nhận định tâm lý căn bản: Sự khổ đau

của con người là kết quả của những ảo tưởng gây nên bởi tham ái, sân hận và vô minh, và

do đó có thể dẹp tan được bằng cách điều phục tâm và các cảm xúc tiêu cực của mình.

                                                                                                                                   Olivet, 18/10/2014

                                                                                                                   Đng tác gi: Nguyên Đo

 Đtưởng nhđến vThy quá cca chúng tôi, Hòa thượng Thích Thin Châu, người

           đã luôn luôn nhc nhchúng tôi nên đc đi đc li nhng câu ktuyt diu này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro