Nghiệp là gì?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

           Nghiệp là một khái niệm phổ biến và vô cùng quan trọng trong đạo Phật. Chúng ta ai

là người không biết đến những câu thơ cuối trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

Đã mang ly nghip vào thân,

Cũng đng trách ln tri gn tri xa.

Thin căn ti lòng ta,

Chtâm kia mi bng ba chtài.

              Như vậy, ai cũng nói về nghiệp, ai cũng đổ lỗi cho nghiệp cho những gì xảy ra trên đời,

cho người và cho mình. Nhưng rốt cục liệu chúng ta có hiểu rõ ý nghĩa của nghiệp hay

không? Chính Đức Phật Thích Ca đã nói những gì về nghiệp? Ngài đã giảng nghiệp ra sao,

đã đặt nghiệp vào vị trí nào trong giáo lý của ngài? Và trên thực tế, làm thế nào để áp dụng

sự hiểu biết về nghiệp?

                Chúng ta sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi đó, về một vấn đề có lẽ phức tạp hơn là tưởng

tượng lúc ban đầu.

               Khái niệm nghiệp có trước đạo Phật

               Đầu tiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng khái niệm nghiệp đã bám rễ sâu vào tâm hồn

Ấn Độ từ lâu trước khi đạo Phật xuất hiện, như đã được ghi trong các Kinh Vệ Đà (Veda) và

Áo Nghĩa Thư (Upanishad), vào khoảng năm 1.600–500 trước CN.

Các khái niệm quen thuộc như luân hồi – tái sinh (samsara), giải thoát (moksa), ảo giới

(maya), pháp (dhamma) và vô minh (avijja) đều đã có mặt trong những từ ngữ triết học và

tôn giáo thời bấy giờ.

                Những nhà nghiên cứu Phật học và Ấn Độ học đều công nhận rằng luân hồi – tái sinh

và nghiệp (là những khái niệm gắn liền với nhau) không phải là đặc thù của đạo Phật, mà là

những khái niệm chung của hầu hết các tôn giáo tại Ấn Độ (Bà La Môn giáo (ngày xưa), Ấn

Độ giáo (ngày nay), Thị Na giáo, đạo Phật, đạo Sikh) và làm nền tảng lý thuyết cho chúng.

Đức Phật Thích Ca chỉ tiếp nhận chúng vào giáo lý của ngài, đồng thời đem lại một số

đổi thay, đặc biệt về khái niệm nghiệp.

              Karma bắt nguồn từ chữ kr, có nghĩa là "làm, hành động". Từ tiếng Phạn là karma, trong

khi tiếng Pali là kamma, tiếng Trung Hoa là 業 yè, Hán–Việt là nghiệp.

              Trong Kinh Vệ Đà, là những tài liệu tôn giáo và văn chương cổ xưa nhất của Ấn Độ,

nghiệp chủ yếu là hành động tế thần, do cái gọi là rita (trật tự vũ trụ) dẫn đến lợi ích được

thần linh ban cho. Trong Áo Nghĩa Thư (xuất hiện muộn hơn), nghiệp là hành động cá

nhân mang ý nghĩa siêu việt (transcendantal) hơn. Chính nghiệp sẽ quyết định địa vị của

mỗi người trong những kiếp sống sau. "Hành đng như thế nào thì cuc sng sau snhư

vy".

               Đối với Thị Na giáo (đạo Jaïn), là một giáo lý không chính thống (hétérodoxe), không

công nhận Kinh Vệ Đà như Bà La Môn giáo, nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Đó là một loại thể chất tinh tế, tạo nên bởi các hành động đam mê, bám chặt vào linh hồn

cá nhân và chồng chất lên dần dần. Từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, nghiệp tự nó gây

nên vui thú cũng như khổ đau. Để giải phóng linh hồn ra khỏi thể xác, thoát lên tới đỉnh

cao của vũ trụ, nơi nó sẽ tồn tại vĩnh viễn, người đệ tử Thị Na phải làm tiêu tan dần hết

nghiệp của mình, bằng cách sống khổ hạnh và tuân thủ chặt chẽ những giới cấm, trong đó

có không giết hại (ahimsa) bất cứ hình thức nào của sự sống.

Như vậy khái niệm nghiệp đã rất phổ biến vào thời đó, và đã được giữ lại bởi Đức Phật,

khi ngài khẳng định: "Các chúng sinh là chnhân ca nghip mình, là kkế tha nghip

ca mình; nghip là tcung nơi mình sinh ra, là bn ca mình, là nơi trú n ca mình.

Dù to nghip tt hay xu, người ta cũng skế tha nó" (Trung Bộ Kinh, Majjhima–

nikaya 135).

            Tuy nhiên, Đức Phật đã diễn giải lại nghiệp, bằng cách mang lại một số thay đổi đáng kể,

đến nỗi người ta có thể nói về một số đặc tính của nghiệp trong đạo Phật.

              Ba đặc tính của nghiệp trong đạo Phật

        Nghiệp như vậy có nghĩa là hành động, nhưng theo tinh thần đạo Phật, đó không phải là

bất cứ hành động nào:

        1– Thứ nhất, đó là một hành động cố ý, tức là phải có một ý chí hành động, một chủ ý.

Điểm quan trọng này đã được chính Đức Phật nhấn mạnh: "Này các t kheo! Chính tác ý

(cetana) là cái mà ta gi là nghip (cetanaham bhikkhave kammam vadami). Bi vì qua

tác ý, người ta hành đng bng thân, khu, ý..." (Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara–nikaya

VI).

Tác ý (cetana, volition) thuộc vào nhóm hành (samkhara, formations mentales), một

trong 5 thủ uẩn (upadana khanda) tạm thời họp lại thành một cá nhân và luôn luôn thay

đổi. Nhóm này gồm 52 hành, trong đó có cả ý chí, chú ý, tập trung, nghị lực, ham muốn, tin

tưởng, sân hận, kiêu mạn, si mê, v.v.. Tác ý có chức năng điều khiển tâm thức (citta,

mental) trong những hành động tốt, xấu hoặc vô ký, và như vậy đồng nghĩa với nghiệp, với

ý chí sống, sự tiếp tục hiện hữu, trở thành.

            Như vậy, một hành động vô tình, vô ý không phải là nghiệp. Đó là sự khác biệt căn bản

đối với Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Thị Na giáo. Đối với một người theo Ấn Độ giáo hay

theo Thị Na giáo, một hành động dù vô tình cũng tạo nghiệp. Nếu người ấy vô ý đạp chết

một động vật, người ấy đã tạo nên một nghiệp xấu. Nhưng đối với một người Phật tử, thì

hành động ấy không tạo nghiệp, bởi vì không có ý định giết hại. Tất cả đều do tâm mà ra,

cũng như câu đầu của Kinh Pháp Cú (Dhammapada): "Tâm dn đu các pháp, tâm làm

ch, tâm to tác (mano pubbangama dhamma manosettha manomaya)".

            2– Thứ nhì, trái lại với một quan niệm thông thường trong quần chúng, nghiệp không

phải là kết quả của hành động tạo nghiệp. Không nên hiểu nghiệp theo nghĩa tiêu cực, như

hậu quả của một hành động mà người ta phải chịu đựng. Tại các nước theo Đại thừa, do ảnh

hưởng của các từ gốc Hán như nghiệp quả, quả báo, nghiệp chướng, cho nên người ta hay

lẫn lộn nghiệp với quả. Chẳng hạn như người ta thường nói: "Đó là nghip ca tôi. Tôi

đang phi trnnhng li lm trong đi trước ca tôi". Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì

nghiệp chính là hành động chứ không phải là kết quả của nó, hơn nữa trong tinh thần đạo

Phật, kết quả của một hành động không bao giờ là sự thưởng phạt bởi một quyền lực nào:

Thượng Đế, thần linh hay sức mạnh siêu nhiên, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Theo Tỳ kheo Nyanatiloka, "Tin rng theo đo Pht tt clà kết quca các hành đng

đã qua là mt điu hoàn toàn sai lm... Nghip trong đo Pht không hcó nghĩa là kết

quca hành đng, và chc chn cũng không phi là smnh ca con người, hay ca c

mt dân tc...".

           3– Thứ ba, đó là một hành động tốt (hay lành), kusala, hoặc ngược lại xấu (hay ác),

akusala. "Tốt" hay "xấu" không dựa lên tiêu chuẩn đạo đức hay pháp luật, mà tâm lý, về sự

khổ đau (dukkha) có thể gây nên. Một hành động "tốt" (kusala) là một hành động giải

thoát khỏi khổ đau, một hành động "xấu" (akusala) là một hành động dẫn tới khổ đau. Trái

lại, một hành động không tốt không xấu, gọi là vô ký, không phải là nghiệp, không tạo

nghiệp.

          Như vậy, chúng ta không nên quên ba đặc tính chính yếu đó của nghiệp theo đạo Phật:

Hành động do tác ý, đưa tới kết quả "tốt" hay "xấu", và không phải là kết quả của hành

động.

           Có thể nói rằng nghiệp theo đạo Phật bao gồm khía cạnh tâm lý và đạo đức, trong khi

nghiệp theo Bà La Môn – Ấn Độ giáo có tính chất nghi lễ và siêu hình.

           Cơ chế của nghiệp: Luật nhân quả

         Nghiệp được điều hành bởi quy luật phổ quát "nhân quả", hay luật "từ nguyên nhân tới

kết quả". Theo luật này, mỗi nguyên nhân đưa tới một kết quả đặc biệt. Trong đạo Phật

nguồn gốc, người ta biểu tượng nó bằng hình ảnh của một trái cây "chín mùi trong kiếp

sống này, trong kiếp sống sau, hay trong những kiếp sống sau nữa".

Trong đạo Phật Đại thừa, người ta thường dùng hình ảnh của "nhân (hạt giống)" và "quả

(trái cây)" để minh họa, bởi vì cùng một từ Trung Hoa có cả hai ý nghĩa "hạt giống" và

"nguyên nhân", "trái cây" và "kết quả".

          Như vậy, một hạt cam mọc lên thành một cây cam, trổ bông kết trái thành hạt cam, và

cứ tiếp nối như vậy. Nó không thể nào đưa tới một cây xoài, chỉ có thể mọc lên từ một hạt

xoài. Đứng về mặt khoa học, ngày hôm nay, người ta sẽ nói rằng đó là sự truyền gien bởi

ADN đặc thù cho mỗi loài sinh vật. Luật "nhân quả" cũng có mặt trong thế giới khoáng

chất và mọi hiện tượng vật lý, cho đến mức độ phân tử.

           Chúng ta nên lưu ý rằng biểu tượng này không có trong đạo Phật nguồn gốc tại Ấn Độ:

Người ta dùng từ "hetu" (= rễ) để chỉ định nguyên do, nguồn gốc, trong khi từ "phala" (=

quả) chỉ thường dùng để chỉ định trạng thái tâm thức đạt được do thiền quán vipassana.

"Hetu" đồng nghĩa với "mula", là rễ, là căn nguyên. Chính 3 cái mula (Hán–Việt gọi là

"tam độc") là 3 cái rễ gây nên khổ đau: tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Phải bứng

hết 3 cái rễ đó thì mới giải thoát được khỏi khổ đau. Ngược lại, trong mỗi người cũng có

những rễ tốt, gọi là kusalamula, tức là thiện căn, cũng như trong câu "Thiện căn ở tại lòng

ta" của Truyện Kiều.

              Kết quả của nghiệp được gọi là vipaka. Nhưng từ này chỉ dùng cho những hiện tượng

tâm lý vô ký (như cảm giác của cơ thể, hay tri giác bởi giác quan, v.v.), phát xuất từ một

hành động cố ý "tốt" hay "xấu". Nghiệp có thể không gây nên kết quả (gọi là ahosi–

kamma), khi thiếu những điều kiện gây nên nó, hoặc khi quá yếu trước một nghiệp có tác

động ngược lại.

          Một sự khác biệt nữa là trong Đại thừa, bên cạnh cái nghiệp cá nhân (biệt nghiệp), còn

có thể có cái nghiệp chung của một đoàn thể (cộng nghiệp), là một điều hoàn toàn xa lạ đối

với đạo Phật nguồn gốc. Trong đạo Phật nguồn gốc và đạo Phật Nguyên thủy, nghiệp có tính

chất hoàn toàn cá nhân, bởi vì mỗi người phải hứng chịu kết quả của nghiệp của chính

mình, chứ không phải là của người khác.

              Điều kiện hay "lý duyên khởi"

         Thật ra, Đức Phật đã tiếp nhận khái niệm nghiệp vào giáo lý của ngài, nhưng đã thay đổi

một phần nào cơ chế của nó, bằng cách thay thế luật nhân quả bằng lý duyên khởi.

Lý duyên khởi (paticca–samuppada) và vô ngã (anatta) là hai nguyên lý đứng vào vị trí

trung tâm của giáo lý đạo Phật, cốt yếu đến nỗi chính Đức Phật cũng đã tuyên bố: "Ai thy

được duyên khi thì thy được Chánh Pháp. Ai thy được Chánh Pháp thì thy được

duyên khi." (Trung Bộ Kinh, Majjhima–nikaya 28).

            Duyên (paccaya) là điều làm cho một sự vật (hay hiện tượng) chịu điều kiện

(samuppanna, conditionné, còn gọi là hữu vi) phụ thuộc vào một sự vật gây điều kiện

(samuppada, conditionnant), và không thể nào hiện hữu được nếu không có sự vật gây

điều kiện đó. Trong đạo Phật Đại thừa, duyên được xem như là điều kiện phụ giúp cho nhân

trở thành quả (chẳng hạn như nhờ đất, nước, ánh nắng mặt trời, v.v., cho nên hạt mới mọc

thành cây và ra quả). Tuy nhiên, quan niệm duyên như vậy đã là tách rời xa so với giáo lý

của đạo Phật nguồn gốc.

           Đối với Đức Phật, chính lý duyên khởi là nguồn gốc của mọi hiện tượng vật lý và tâm lý,

bởi vì tất cả đều tương đối, tương quan tương duyên, liên kết với nhau qua những sợi dây

nhân duyên. Nguyên lý nhân duyên, tương đối, tương quan giữa các sự vật đó có thể tóm

tắt trong một câu giản dị:

           "Khi cái này có, thì cái kia có. Cái này xut hin, thì cái kia xut hin. Khi cái này

không có, thì cái kia không có. Cái này ngng, thì cái kia ngng."(Trung Bộ Kinh,

Majjhima–nikaya III; Tương Ưng Bộ Kinh, Samyutta–nikaya II).

              Sự hiện hữu, và cả cuộc sống, có thể giải thích được một cách cặn kẽ bởi vòng nhân

duyên (paticca–samuppada), gồm 12 yếu tố, mỗi yếu tố vừa chịu điều kiện, vừa gây điều

kiện, và tạo thành một vòng tròn đi từ vô minh (avijja) tới già và chết (jara–marana).

Nghiệp, giữa nhân quả và duyên khởi

             Nhìn dưới khía cạnh đó, nghiệp có phần hơi khác biệt: Thay vì là sự biến hóa từ một

thực thể "nhân – hạt" này tới một thực thể "quả – trái" khác, thì thật ra đó chỉ là sự thay

đổi từ một hình thái này sang một hình thái khác, dưới sự ảnh hưởng của những yếu tố trợ

duyên.

           "Nguyên nhân" và "kết quả", cũng như hạt cây và trái cây, quả trứng và con gà, thật ra

cùng là một thực thể, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, chứ không phải là hai thực

thể, cái này sanh ra cái kia.

Nhìn thoáng qua, luật "nhân quả" và nghiệp rất cần thiết để giải thích luân hồi, và để

làm nền tảng cho giáo lý căn bản của đạo Phật, tức là Tứ Diệu Đế (cattari ariya–saccani).

Khổ (dukkha) là kết quả của sự xuất hiện (samudaya) nguyên nhân gây khổ, và sự diệt khổ

(nirodha) là kết quả của con đường dẫn tới diệt khổ, là con đường chánh tám nẻo

(atthangika–magga).

            Nếu không có nghiệp, thì người ta không thể hiểu rõ được và cũng không thể đi theo

được con đường Đức Phật vạch ra. Tu là chuyn nghip là tựa đề một cuốn sách của HT

Thích Thanh Từ. Mục đích của tu tập (bhavana) không phải là để đi tìm một cái gì xa vời, ở

chân trời góc biển nào đó, mà là để chuyển đổi cái nghiệp của mình từ xấu thành tốt, tức là

chuyển hóa tâm, và đặc biệt những tác ý của mình.

              Trong Phật giáo Đại thừa, người ta thường nghe nói câu: "BTát snhân, chúng sanh

squ". Câu này có ý nghĩa rằng đa số mọi người chỉ sợ những chuyện xấu xảy ra cho mình

(tức là quả), cho nên cầu Trời khấn Phật để không bị ốm đau, tai nạn, xui xẻo, mà lại không

tìm cách tránh gây nên những nghiệp xấu (tức là nhân). Ngược lại Bồ Tát, là người đã giác

ngộ rồi, nhìn thấy rõ rằng lý do của quả xấu chính là nghiệp xấu của mình, cho nên sợ nhân

chứ không sợ quả và tìm cách tránh gây nên những nghiệp xấu. Như vậy, việc đầu tiên của

người tu Phật là phải ý thức được tầm quan trọng của nghiệp, tức là cái nhân dẫn tới một

cách tự nhiên cái quả.

           Tuy nhiên, nếu chúng ta căn cứ vào lời dạy chính yếu của Đức Phật, lý duyên khởi và lý

vô ngã, thì phải chấp nhận một số thay đổi so với quan niệm cổ xưa về nghiệp.

Nguyên nhân, nguồn gốc của khổ nằm ở trong chính nó, chứ không hề ở ngoài nó.

Trong kinh pali cổ xưa có nói: "Tt cnhng gì có tính cht xut hin, cũng có tính cht

chm dt". Cho nên Đức Phật dạy: "Ai nhìn thy kh, cũng nhìn thy lý do xut hin ca

kh. Và cũng thy sdit khvà con đường dn ti đó".

             Nếu được phép so sánh, tôi sẽ cho rằng lý duyên khởi bao gồm luật nhân quả, không

khác gì trong vật lý học những luật tương tác giữa các phân tử bao gồm luật vạn vật hấp

dẫn. Thật vậy, trong khi luật nhân quả và luật hấp dẫn có vẻ tuyến tính (đi theo đường

thẳng), với hai biến số (nhân–quả, khối lượng–khoảng cách), thì lý duyên khởi và luật

tương tác giữa các phân tử có vẻ đa chiều, đa biến số, và như vậy giải thích được rõ hơn sự

phức tạp của thế giới.

              Nghiệp, giữa sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối

            Và vì không có cái ta như một thực thể, cho nên trong Thanh Tịnh đạo luận (Visuddhi–

Magga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có câu:

(XVI) Có khđau, nhưng không có người kh

Có hành đng, nhưng không người hành đng

Có dit kh, nhưng không ai chng dit

Có con đường, nhưng không có người đi.

(XIX) Không có người to nghip,

Không có người hái qu.

Chcó hin tượng trôi chy,

Không thnhìn đúng hơn.

Và trong khi nghip và qu

Quay vòng theo nhân duyên,

Như ht và cây tiếp ni nhau,

Không có gì là khi thy.

               Như vậy, trong nghĩa tối hậu, Tứ Diệu Đế được xem như là trống không, không có thực

thể, bởi vì không có người khổ đau, không có người tự gây nên khổ, không có người chứng

sự diệt khổ, không có người trên con đường diệt khổ.

Đó là cách giải thích của ngài Long Thụ (Nagarjuna), một nhà đại hiền triết Ấn Độ, dẫn

đầu trường phái Trung quán (Madhyamaka), bằng cách phân biệt hai sự thật mà Đức Phật

giảng dạy: sự thật đời thường, tương đối, theo qui ước, samvriti–satya (tục đế), và sự thật

sâu xa, tuyệt đối, tối hậu, paramartha–satya (chân đế).

 Theo Tỳ kheo Nyanatiloka, "Shiu biết thc svà đúng đ_____t_~n theo nghĩa ti hu, ca

chnghip theo đo Pht, chcó thcm nhn được bi nhng người hiu sâu xa giáo lý

vô ngã và lý duyên khi ca mi hin tượng".

Trên thực tế, hiểu biết về nghiệp mang lại gì cho ta?

Bạn sẽ nói tất cả chỉ là lý thuyết, nhưng làm thế nào để áp dụng sự hiểu biết về nghiệp?

Trong đời sống thường nhật, giữa xã hội loài người, sự vận hành thế giới vẫn là do cái

nghiệp theo quy ước, do cái ta theo quy ước tác động và đón nhận kết quả của hành động.

Đức Phật luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các tư

tưởng, lời nói, và hành động của mình. Như ngài đã dậy trong Kinh Pháp Cú, Dhammapada

(1–2):

Nếu nói hay hành đng,

Vi tâm nim bt tnh,

Khnão lin theo sau,

Như xe theo chân bò.

Nếu nói hay hành đng,

Vi tâm nim thanh tnh,

An lc lin theo sau,

Như bóng chng ri hình.

        Tự kiểm soát nghiệp trong mỗi giây phút là công việc chính yếu của mỗi người tu theo

đạo Phật. Ít lâu trước khi nhập Bát Niết Bàn (Parinibbana), tức là sự tịch diệt hoàn toàn,

Đức Phật còn khuyến khích các đệ tử của ngài:

Hi các t kheo!

Hãy chánh nim, tnh giác,

Trì gii, đnh tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tn trong Pháp và Lut này,

Slìa vòng sanh t, chm dt khđau.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Mahaparinibbana Sutta)

         Nghiệp chỉ tùy thuộc vào ta, nó chính là sự thể hiện của tinh thần trách nhiệm và sự tự

do của chúng ta.

                               Olivet, 01/2014__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro