Tinh thần Thiền trong tập công ánVô Môn Quan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

           Nói một cách giản lược, người ta có thể phân biệt hai khía cạnh của Thiền: một khía

cạnh thực tiễn, là hành Thin, và một khía cạnh lý thuyết, là tinh thn Thin. Dĩ

nhiên, lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau được, và

cũng đều cốt yếu như nhau.

          Thiền mà không thực hành thì sẽ chỉ là triết lý suông, và nếu không có tinh thần Thiền,

thì thiền định chắc hẳn sẽ mang một bộ mặt khác, bộ mặt của thiền tập trị liệu, nhằm giảm

bớt stress, hay thiền định trong các truyền thống tâm linh khác. Ngồi thiền trong hàng

tiếng đồng hồ không một chút tinh thần Thiền, thì cũng chẳng khác gì "mài một viên gạch

để thành một chiếc gương", như lời của thiền sư Nam Nhc.

           Tinh thần Thiền rất khó định nghĩa và khó hiểu được bằng tri thức, nếu không muốn

nói là không thể được. Cùng lắm, người ta chỉ có thể cảm nhận, thấm nhuần được dần dần

tinh thần Thiền, và muốn như vậy thì cách tiếp cận hay nhất có lẽ là đọc lại và nghiền ngẫm

những câu chuyện Thiền, tức là những giai thoại, những cuộc vấn đáp giữa thầy trò, truyền

từ thế hệ này qua thế hệ khác.

          Trong những tập truyện Thiền để lại bởi các vị thiền sư, tôi có cảm tưởng rằng Vô Môn

Quan là tập truyện giản dị nhất, dễ hiểu nhất và có thể gây hứng thú cho người đọc. Tôi xin

đề nghị chúng ta cùng nhau tìm hiểu nó như một cuộc dạo chơi trên những lối mòn của

một vườn hoa Thiền.

           Tóm tắt lịch sử Thiền tông

          Thiền tông xuất hiện tại Trung Quốc vào thế kỷ VI, phát triển từ thế kỷ VII tới thế kỷ IX

dưới triều đại nhà Đường, rồi bắt đầu suy tàn vào khoảng năm 845, khi Phật giáo bị đàn áp

một cách tàn bạo, với sự tịch thu đất đai và tài sản, sự phá hủy chùa chiền và kinh sách

cùng sự ép buộc tăng ni phải hoàn tục. Thiền tông, đặc biệt phía Nam, nhờ cuộc sống đạm

bạc giữa dân gian và sự bất cần đến kinh sách, là tông phái ít bị thiệt hại nhất.

Ít lâu sau, khi Phật giáo khôi phục lại được sự tin nể của triều đình, đặc biệt dưới đời nhà

Tống, Thiền bắt đầu đóng vai trò một quốc giáo, nhưng đồng thời trở nên trọng hình thức

và mang tinh thần bè phái, với sự phân chia thành 5 "ngôi nhà" lớn, như một chiếc "hoa 5

cánh", theo lời tiên đoán, theo truyền thuyết, của Bồ Đề Đạt Ma. Đó là các trường phái Lâm

Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Quy Ngưỡng. Đa số những trường phái đó không

kéo dài được hơn một vài thế hệ.

           Trường phái mạnh mẽ nhất, Lâm Tế, sau khi hấp thu được hầu hết các trường phái khác

vào cuối đời nhà Tống, vào thế kỷ XIII, còn tồn tại đến ngày hôm nay, cùng với trường phái

Tào Động, nhờ sự lan rộng sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Bắt đầu từ đời nhà

Minh (thế kỷ XIV – XVII), Thiền tông bị thay đổi hoàn toàn khi trộn lẫn với tông phái

Tịnh Độ, trở nên trội hẳn tại Đông Á.

          Chúng ta sẽ nhắc lại một cách sơ lược các dòng Thiền để theo dõi sự xuất hiện của các

trường phái đó.

          Theo truyền thống, người sáng lập nên Thiền tông, vị tổ Thiền Trung Hoa đầu tiên là Bồ

Đề Đạt Ma (Bodhidharma) (470–543), một nhân vật bán thần thoại, đi từ miền Nam Ấn

Độ bằng đường thủy tới Quảng Châu. Tổ thứ hai là Huệ Khả (487–593), thứ ba là Tăng Xán

(?– 606) và thứ tư là Đạo Tín (580–651).

           Một đệ tử nữa của Tăng Xán là Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) (?–594), nghe lời thầy

mình đi về phương Nam và lập tại chùa Dâu (Bắc Ninh) trường phái Thiền đầu tiên tại Việt

Nam.

Tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn (601–674), có hai đệ tử xuất sắc là Thần Tú (605–706) và tổ

thứ sáu là Huệ Năng (638–713), tách nhau ra thành dòng Thiền phía Bắc và dòng Thiền

phía Nam. Chỉ có dòng này tiếp tục phát triển, với hai vị dẫn đầu là Nam Nhạc Hoài

Nhượng (677–744) và Thanh Nguyên Hành Tư (660 – 740). Mỗi vị sẽ có một đệ tử xuất

sắc, là Mã Tổ Đạo Nhất (709–788) và Thạch Đầu Hi Thiên (700–790).

Trong đám rất đông đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất có hai người nổi bật là Nam Tuyền Phổ

Nguyện (748–835), mà đệ tử lỗi lạc nhất là Triệu Châu Tòng Thẩm (778–897), và Bách

Trượng Hoài Hải (720–814), một thiên tài về tổ chức với phương châm nổi tiếng: "Mt

ngày không làm, mt ngày không ăn". Kế thừa ngài là Hoàng Bá Hi Vận (?–850) một vị

thầy nổi tiếng có đệ tử là Lâm Tế Nghĩa Huyền (?–866), người sáng lập nên dòng Lâm Tế.

Bách Trượng Hoài Hải có hai đệ tử nữa: Quy Sơn Linh Hựu (771–853), người cùng với

đệ tử của mình là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (807–883), lập nên dòng Quy Ngưỡng, và Vô

Ngôn Thông (759?–826), là người cũng như Tỳ Ni Đa Lưu Chi trước kia, đi về hướng Nam

và lập tại chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) trường phái Thiền thứ nhì tại Việt Nam.

Dòng Lâm Tế, sau vài thế hệ, chia ra làm hai ngành: Dương Kỳ (992–1049) và Hoàng

Long (1002–1069). Vô Môn Huệ Khai (1183–1260) thuộc vào ngành thứ nhất, trong khi

Vinh Tây Minh Am (Eisai Myōan) (1141–1215), người sáng lập nên dòng Rinzai tại Nhật

Bản thuộc vào ngành thứ nhì.

           Song song với dòng của Mã Tổ Đạo Nhất, Thạch Đầu Hi Thiên phát triển một dòng đưa

tới Động Sơn Lương Giới (807 – 869), người cùng với đệ tử của mình là Tào Sơn Bản Tịch

(840 – 901), sáng lập nên dòng Tào Động. Người nổi tiếng nhất thuộc dòng này là Đạo

Nguyên Hi Huyền (Dōgen Kigen)(1200 – 1253), người sáng lập nên dòng Soto tại Nhật

Bản.

          Một dòng nữa của Thạch Đầu Hi Thiên dẫn đến Tuyết Phong Nghĩa Tồn (822–908), với

một đệ tử đời thứ hai là Pháp Nhãn Văn Ích (885–958), người sáng lập nên dòng Pháp

Nhãn. Tuyết Phong Nghĩa Tồn còn một đệ tử nổi tiếng nữa là Vân Môn Văn Yển (864–

949), người sáng lập nên dòng Vân Môn. Cuối cùng, một trong những đệ tử của Vân Môn là

Tuyết Đậu Trùng Hiển (980 – 1052), thầy của Thảo Đường (thế kỷ XI), người sáng lập nên

dòng Thiền thứ 3 của Việt Nam.

           Chỗ đứng của Vô Môn Quan trong văn chương Thiền

          Trong giai đoạn đầu tiên của Thiền tông Trung Hoa, từ thế kỷ VI đến IX, các vị thiền sư

không để lại lời dạy nào bằng văn tự. Ngài Vân Môn Văn Yển chẳng hạn cấm các đệ tử

không được ghi chép lời dạy của ngài. Tuy nhiên, sau khi các ngài viên tịch, một số đệ tử

ghi lại những giai thoại và những cuộc đối đáp thầy–trò trong những tập truyện gọi là ngữ

lục. Như vậy, có những ngữ lục của Mã Tổ, Triệu Châu, Vân Môn, Động Sơn (nổi tiếng nhất

là Lâm Tế Ngữ lục)..., thường ngắn gọn và không có lời bàn.

Ngược lại, trong giai đoạn sau của Thiền tông Trung Hoa, từ thế kỷ X dưới thời nhà

Tống, có một số tập truyện khác xuất hiện, dài hơn, bao gồm những truyện cũ và thêm vào

những lời bình. Đó là những tập công án, là những phương tiện giáo huấn, giúp các thiền

sinh chứng ngộ. Vì số thiền sinh mỗi ngày một gia tăng (cho tới 1 – 2 ngàn chung quanh

một vị thầy), cho nên cần phải có những phương tiện giáo huấn mới, tuy rằng sự áp dụng

này có thể đưa tới một sự hình thức hóa và làm mất phần nào tính chất hồn nhiên và sáng

tạo của liên hệ thầy–trò lúc ban đầu.

           Trong thể loại này có 4 tập công án chính:

1. Truyn Đăng Lc

2. Thung Dung Lc

3. Bích Nham Lc

4. Vô Môn Quan

           Nổi tiếng nhất là hai tập cuối.

           Truyn Đăng Lc là tập xưa nhất, được soạn vào khoảng năm 1004 bởi Đạo Nguyên.

Tập này gồm có 30 cuốn, với các giai thoại và cuộc đối đáp của hơn 600 vị thầy.

Thung Dung Lc được soạn vào thế kỷ XII bởi Hoành Trí Chính Giác sau đó sửa bởi Đại

Huệ Tông Cảo, rồi bổ túc bằng lời bình của Vạn Tùng Hành Tú năm 1223. Tập này gồm có

100 công án, trong đó một phần ba trùng lập với hai tập sau.

Bích Nham Lc cũng dựa lên 100 công án lựa chọn trong Truyn Đăng Lc, cùng với lời

bình của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vào đầu thế kỷ XI. Được bổ túc bởi Viên Ngộ Khắc Cần vào

thế kỷ XII, sau đó bị đốt bởi một vị kế thừa, cuối cùng tập này được sưu tập lại vào đầu thế

kỷ XIV. Gồm có 10 cuốn, hầu hết các lời dạy của các thiền sư từ Bồ Đề Đạt Ma đều có trong

đó. Nội dung Bích Nham Lc rất phong phú, nhưng khó đọc và bề bộn vì quá nhiều lời

bình, gần như gặp mỗi dòng.

           Vô Môn Quan giản dị, dễ đọc và cũng được dùng nhiều hơn. Soạn bởi Vô Môn HuKhai

năm 1229, tập này gồm có 48 công án, đại diện cho lời dạy của các vị thầy lớn. Mỗi công án

được kèm theo lời bình và một bài thơ ngắn của soạn giả.

          Nội dung: Công án

          Công án (Nhật: koan) (nghĩa gốc là vụ xử tòa trước công chúng) là một bài toán, một

câu đố mà người học trò nhận được ở vị thầy mình, một đề tài Thiền mà người ấy phải luôn

luôn giữ trong tâm thức, không dùng đến lý luận logic, cho đến khi một ngày kia câu trả lời

xuất hiện bằng trực giác, một cách bỗng nhiên, sáng tỏ.

Thường thường đó là một câu chuyện ngắn gọn, một giai thoại hay một cuộc đối đáp

thầy–trò, mà điểm đặc biệt là tính chất ngược đời, paradoxal (para= chống lại, doxa= quan

niệm) của nó. Như vậy nó không phải là một sự bí ẩn phải khám phá ra, một giải đáp cho

một câu hỏi, mà đúng hơn là một bài tập tâm thức có thể đưa tới chứng ngộ, còn gọi là tuệ

giác hay trí huệ Bát Nhã.

              Trên thực tế, công án là một phương tiện, một mẹo được xem như một sự bổ túc có ích

lợi cho Thiền định và thường được dùng bởi trường phái Lâm Tế (Nhật: Rinzai), trong khi

trường phái Tào Động (Nhật: Soto) xem nó là phụ.

            Trong vài thế kỷ, công án đã trở nên phổ biến, đôi khi một cách quá đáng, chúng đã trở

thành một con đường bắt buộc, như những đề tài luận án theo quy ước, thay thế tinh thần

"dĩ tâm truyền tâm" giữa thầy và trò, đặc biệt trong Thiền. Ảnh hưởng sai lầm đó đã bị

chính các vị Thiền sư chỉ trích, và khuyến cáo rằng mỗi câu chuyện là một câu chuyện đặc

biệt xảy ra ở một hoàn cảnh đặc biệt, trong một sự liên hệ cá nhân thầy–trò, và không nên

tổng quát hóa.

           Trong những công án, người ta phân biệt thoi đu, là một chữ hoặc một thành ngữ,

một câu hỏi căn bản do một vị thầy đặt lên. Nghĩa gốc thoi đu là "nói, đầu". Có một số thí

dụ quen thuộc như: "Bộ mặt ban đầu của anh trước khi cha mẹ anh sinh ra như thế nào?",

"Khi vỗ hai bàn tay người ta nghe thấy một tiếng vỗ, vậy thì đâu là tiếng vỗ của một bàn

tay?", "Cái gì suy nghĩ?", "Anh hiện nay đang làm gì?" Thoi đu có thể chỉ là một chữ

(nht tquan), như chúng ta sẽ thấy sau đây.

           Về tác giả, Vô Môn

             Vô Môn (1183–1260) sanh tại Hàng Châu dưới đời nhà Tống. Tên đầy đủ là Vô Môn

Huệ Khai, có nghĩa là "không cửa, khai mở trí huệ". Sau khi nhận được từ thầy của mình,

Nguyệt Lâm Sư Quán tại Giang Tô, một công án về chữ "Không" của Triệu Châu, ông miệt

mài nghiên cứu trong 6 năm trời, quyết tâm đến nỗi thay vì nghỉ ngơi giữa những giờ

thiền, ông đi lại trong hành lang và dựa đầu vào cột để đừng ngủ gật. Một hôm, nghe tiếng

trống điểm giờ ăn trưa, ông bỗng nhiên chứng ngộ và viết ra một bài kệ:

Mt tiếng sm trong bu tri quang đãng,

Tt ccác chúng sanh đu mmt.

Cvũ trnghiêng mình đnh l,

Núi Tu Di ni lên vui mng nhy nhót.

           Ông chạy tới gặp thầy mình để báo tin mừng, thầy bảo: "Làm gì chạy như ma đuổi vậy?".

Ông hét lên một tiếng, vị thầy cũng hét lên một tiếng, ông hét lại một tiếng, rồi hai người

ôm nhau mừng rỡ. Sau đó, Vô Môn làm một bài tứ cú, mỗi câu chỉ có 5 chữ "vô". "Vô vô vô

vô vô, vô vô vô..."

            Ông nhận được từ thầy mình sự truyền thừa ngành Dương Kỳ của dòng Lâm Tế, và được

phong làm trụ trì chùa Long Tường, nhưng trong nhiều năm, ông đi lại từ chùa này sang

chùa khác, ăn mặc rách rưới và để mọc râu tóc, làm việc đồng áng như người thường. Người

ta thường gọi ông là "Huệ Khai, nhà sư thế tục". Tính ông lập dị, nhưng luôn luôn vui vẻ,

hồn nhiên và dùng mỗi chữ giản dị với một ý nghĩa sâu sắc. Khi ông được 46 tuổi, ông soạn

tập Vô Môn Quan và đề tặng nhà vua. Năm 63 tuổi, ông thành lập một ngôi chùa gần Tây

Hồ, với ý định ẩn dật về tuổi già, nhưng vẫn còn nhiều người tới lui tham vấn ông, cho đến

khi ông mất vào tuổi 77.

         Giới thiệu Vô Môn Quan

          Vô Môn có nghĩa là "không cửa", và cũng là tên của tác giả. Quan có nghĩa là "cửa, ải, lối

đi, hàng rào".

            Do đó, Vô Môn Quan thường được dịch là "cửa không cửa", "lối đi không cửa", "passe

sans porte", "gateless gate", với hình ảnh đi xuyên qua một bức tường không cửa. Có người

còn dịch bằng "hàng rào không cửa", "barrière sans porte", "gateless barrier", bởi vì người

hành giả bỗng cảm thấy bị ngăn chặn, không lối đi, không chạy đi đâu được. Nhưng thật ra,

không có cửa nào đóng, và điều đó chỉ tùy thuộc ở mình phá bỏ được hàng rào, khi khám

phá ra rằng thật ra không có cửa.

           Tập này gồm có 48 câu chuyện ngắn, gọi là "tắc" (như phép tắc), trong đó nhân vật

chính là các vị thiền sư và đệ tử của mình, và đôi khi cũng là Đức Phật, các vị đại đệ tử của

ngài và các vị Bồ Tát. Các vị thầy thường có mặt nhất là: Triệu Châu 7 lần, Nam Tuyền 4

lần, Vân Môn 4 lần, Động Sơn 3 lần, Ngũ tổ Pháp Diễn 3 lần.

          Theo sau mỗi câu chuyện là lời bình của tác giả, với giọng đùa cợt, nhiều khi phê bình

sắc bén, đôi khi khiếm lễ. Gây nên "đại nghi" là một trong những phương pháp giảng dạy

ông ưa thích. Cuối cùng, mỗi lời bình kết thúc bởi một bài tứ tuyệt với khoảng 16 – 20 chữ,

giọng hài hước và châm biếm.

          Phải nói rằng 48 câu chuyện (hay tắc) này không theo một thứ tự lô gích nào, và cách

diễn giải khó dễ cũng không đồng đều. Có những câu chuyện có tiếng là không thể hiểu

nổi, nhưng chúng ta phải nhớ rằng trong bản chất chúng không phải được hiểu bằng tri

thức...

           Chúng ta sẽ không trở lại những câu chuyện rất cổ điển và phổ biến, như ngài Ca Diếp

trả lời Đức Phật bằng một nụ cười khi ngài cầm lên và xoay nhẹ một cành hoa (tắc 6), ngài

Huệ Khả, đứng trên tuyết cầm bàn tay mới cắt của mình và xin tổ Bồ Đề Đạt Ma an tâm cho

mình (tắc 41), thượng tọa Minh rượt theo Huệ Năng, bỗng nhiên chứng ngộ khi Lục tổ hỏi

về khuôn mặt xưa nay của mình (tắc 23), và Huệ Năng giải thích cho hai vị sư rằng chính

tâm họ động chứ không phải là phướn hay gió động (tắc 29).

Về những câu chuyện khác, nếu muốn duyệt lại tất cả, thì chúng tôi e rằng sẽ quá dài và

phức tạp. Do đó, chúng tôi sẽ chỉ xin trình bày những câu chuyện mà chúng tôi cho là tiêu

biểu nhất cho tinh thần Thiền, và gom lại trong từng tiết mục.

           1) Sự phủ định: "Không"

Trong Vô Môn Quan, phủ định đóng một vai trò thiết yếu, như câu chuyện đầu tiên (tắc

           1), "Con chó của Triệu Châu":

"Mt vtăng hi Triu Châu: 'Con chó có Pht tánh không?'"

Triu Châu trli: 'Không!' (Hán: Vô; Nht: Mu)"

           Vô Môn bàn về công án đó như sau:

          "Tham thin phi lt qua ca T, diu ngphi dt tuyt đường tâm. (...) Thhi ca

Tlà gì? Chmt chKhông chính là ca y, bèn gi là 'ca không ca' ca Thin

tông vy. Qua được ca y, chng nhng thy được Triu Châu mà còn gp các đi sư

Tnm tay nhau cùng đi, tâm giao thân thiết, nhìn cùng mt mt, nghe cùng mt

tai, há chng vui lm sao? Há chng ai mun qua ca đó hay sao?

Hãy vn dng 360 đt xương, tám vn bn ngàn lchân lông, khi nghi vn trong

toàn thân, tham thng chKhông, ngày đêm nghin ngm. Chhiu Không là hư

vô, cũng đng hiu theo nghĩa có, không. Cũng như nut phi hòn st nóng, mun

khc mà khc chng ra. Hãy bhết các tri giác vng tưởng, lâu ngày thành thun

thc, tnhiên trong ngoài thành mt khi, như kcâm nm mng chmình mình

hay.

           Ri bng nhiên bc phát như tri long đt l, như đot được thanh long đao ca

Quan tướng quân, gp Pht giết Pht, gp Tgiết T, bên btsanh mà thong dong

tti, rong chơi nơi chn lc đo, tsanh..."

Và ông làm bài kệ như sau:

Chó Pht tánh ư?

Đlnh rõ ràng,

Va nói có không,

Chôn thân mt mng.

              Công án này chắc hẳn là một trong những công án nổi tiếng nhất, đã giúp chứng ngộ

nhiều thiền sinh và thiền sư, không phải chỉ riêng Vô Môn, mà còn cả Vô Học (1226–

1286), sang Nhật với tên là Bukko, và Hakuin (1689–1768), một nhà tổ chức lớn phương

pháp koan ở Nhật.

          Cũng như lời của Vô Môn, dựa trên kinh nghiệm của chính mình, chữ Vô (không) tự nó

cũng đủ để khởi động lên quá trình chứng ngộ.

          Tiếng Hán có nhiều từ có thể dùng để phủ định: vô, như ở đây; bất (hiện nay được dùng

nhiều nhất); phi, biệt (không được, đừng); mạc (cùng nghĩa, nhưng xưa hơn). Còn một chữ

nữa thường dùng trong các Kinh Phật là không, nhưng chữ này gồm có chữ huyệt (nghĩa là

hang, động), cũng có nghĩa là "trống không, hư vô", do đó được dùng để dịch chữ sunyata

(Phạn) hay suññata (Pali).

           Chữ Hán "vô" gồm hình ảnh của một hàng rào trên một nhóm lửa. Ý nghĩa phủ định

được diễn tả bằng cách đốt hàng rào, hủy bỏ sự ngăn cản lối đi và mở một con đường đi qua.

Vị tăng kia, sau khi đã được dạy rằng, "Tt ccác chúng sanh đu có Pht tánh," tin tưởng

một cách chắc chắn vào điều đó, đến khi bị vị thầy phủ định một cách mạnh bạo, làm cho

ông ta chới với.

            Thật ra, ý nghĩa của chữ "không" trong công án này không có gì là quan trọng. Cũng

như mọi biểu tượng, chữ này không chứa đựng một sự thật nào. Vào một thời điểm khác,

cùng một câu hỏi bởi một vị tăng khác, Triệu Châu đã trả lời là "Có!". Câu trả lời thật ra tùy

thuộc ở người hỏi, hay đúng hơn ở phản ứng mà vị thầy muốn gây nên nơi người học trò.

Lập tức khi người học trò tìm câu trả lời, đắn đo suy nghĩ dù chỉ là một giây giữa không

có, xem không hư vô, hay lạc vào giữa có không có, y đã đi sâu vào sai lầm. Cái

không của Triu Châu có thể xem như một lưỡi kiếm bắt người hành giả phải buông bỏ,

bằng cách cắt đứt mọi nắm bắt bằng khái niệm.

           Một thí dụ trả lời bằng phủ định cũng được diễn tả bằng tắc 33, "Không tâm không

Phật":

"Mt vtăng hi Mã T: 'Pht là gì?'

Mã Ttrli: 'Không tâm không Pht'."

           Sự phủ định của tắc này chỉ có thể hiểu rõ khi được đặt bên cạnh tắc 30 "Phật tức là

tâm":

"Đi Mai hi Mã T: 'Pht là gì?'

Vthy trli: 'Pht tc là tâm'."

          Hai câu trả lời trái ngược với nhau này chứng tỏ rằng thật ra ý nghĩa của chúng không

có gì quan trọng trước mắt của vị thiền sư. Mục đích chỉ là gây nên một cú sốc tâm lý nơi

người học trò bằng một câu trả lời phù hợp với tình trạng tâm lý lúc đó của người ấy. Khi

người ta tìm Đức Phật ở ngoài, thì vị thầy kéo trở lại vào người thầy bên trong, vào cái tâm

của mình. Khi người ta níu chặt lấy cái tâm, thì vị thầy lại gieo lên nghi vấn bằng cách nện

một chùy đủ mạnh để bị bắt buộc buông ra.

            Ở đây, chúng tôi thấy nên kể lại đến một câu đối đáp trong Truyn Đăng Lc, chương

Mã Tổ.

"Mt vtăng hi Mã T: 'Ti sao ngài li dy là 'tâm chính là Pht'?'

Người thy trli: 'Đó là đddành đa bé đang khóc'

'Khi nó nín khóc ri thì sao?'

Tôi dy: 'Không tâm, không Pht.'

'Nếu có người không là cái này, không là cái kia, ngài dy sao?'

Tôi sdy: 'Chúng sanh cũng không'."

           Xin để các bạn suy nghĩ về sự tinh tế của những câu trả lời, và xin nhắc lại rằng trong

Đại thừa, giữa tâm, Phật và chúng sanh, không có gì khác biệt ("Tâm Pht chúng sanh,

tam vô sai bit").

           Trong tắc 3, "Ngón tay của Câu Chi", chữ Vô không được thốt ra, nhưng hành động là

một chữ Vô vang mạnh:

"Khi được tham vn vThin, hòa thượng Câu Chi chgiơ lên mt ngón tay. Có mt

chú tiu bt chước thy mình, hai hi Hòa thượng dy Pháp yếu nào, cũng giơ mt

ngón tay lên. Câu Chi nghe được bèn ly dao ct đt ngón tay chú tiu. Đau quá, chú

khóc ré lên, chy trn. Câu Chi bèn gi li, chú va quay đu thì thy Câu Chi giơ

ngón tay lên, chú lin ht nhiên lãnh ng. Khi sp viên tch, Câu Chi nói vi tăng

chúng rng: ' Ta nhn được Thiên Long thy ta chcó mt ngón Thin, mà cđi

dùng mãi không hết.'"

            Dĩ nhiên, sự chứng ngộ của chú tiểu chẳng liên quan gì đến ngón tay của chú, cũng

không liên quan gì đến ngón tay của Câu Chi. Đó là do sự trái ngược giữa ngón tay lành lặn

của vị thầy với ngón tay bị cắt của chú tiểu, đã cho phép như là một tia chớp xuyên qua đám

mây dày đặc của sự ngu muội của chú. Hành động của vị thầy, giống như Mã Tổ, có vẻ hung

bạo nhưng mang lại giải thoát. Không có hành động này thì người học trò sẽ mãi mãi bám

chặt vào ngón tay và sự sai lầm, cũng như "tưởng ngón tay là mặt trăng", theo một thành

ngữ quen thuộc trong đạo Phật.

           2) Sự phủ định cái "Không"

            Câu chuyện sau đây không có trong tập công án này, nhưng rất điển hình, bởi vì cho

chúng ta thấy rõ rằng trong tinh thần Thiền, sự chấp chặt vào cái Không cũng phải được xả

bỏ.

"Mt vtăng ti thăm Triu Châu và nói: ' Tôi không mang gì theo hết'.

Vthy trli: 'Hãy bđi'

'Nhưng tôi không mang gì theo hết, thì phi bgì?'

'Nếu ông không có gì bhết, thì hãy mang vđi.'

Nghe thy vy, vtăng ht nhiên chng ng."

          Trong câu chuyện này, vị tăng bị thắc mắc vì đi tới tay không, ông chấp chặt vào cái

không đó, cho nên câu trả lời của Triệu Châu, phủ nhận cái không đó, đã làm cho vị tăng ý

thức được rằng cái không đó không có thật.

           3) Cái bẫy của nhị nguyên

           Tắc 5, "Hương Nghiêm và cái cây" cho chúng ta một thí dụ về ngõ cụt của nhị nguyên:

"Hòa thượng Hương Nghiêm nói: 'Gisnhư có mt người trên cây ming cn vào

cành, tay chân lơ lng. Dưới cây có người hi: 'Ý chca Sư ttphương Tây ti là

gì?' Không đáp, thì phlòng người hi. Mming đáp, thì bthân mt mng. Vy

phi đi xra sao?'"

Lời bình của Vô Môn chấm dứt bằng bài thơ sau:

Hương Nghiêm tht lm chuyn,

Ác đc không ai bng.

Làm vtăng câm ming,

Toàn thân mt qugiương.

           Dĩ nhiên, không thể có câu trả lời nào thòa đáng. Người học trò ở vào một ngõ cụt, và đó

là điều vị thầy tìm kiếm. Ngõ cụt đưa tới bởi nhị nguyên chỉ là một sự tạo dựng, một ảo

tưởng giữa bao nhiêu ảo tưởng khác, mà tác giả là chính mình.

Người ta kể lại rằng có một vị tăng tên là Hổ Đầu, bước ra nói: "Tôi không nói đến

trường hợp người ta đã ở trên cây, nhưng xin ngài trả lời cho trong trường hợp người ta

chưa ở trên cây". Hương Nghiêm cất tiếng cười ha hả.

           Trong tắc 43, "Gậy trúc của Thủ Sơn", vấn đề là cách kêu gọi một đồ vật:

"Hòa thượng Thủ Sơn giơ gậy trúc lên trước chúng mà hỏi: 'Này các ông, nếu gọi là gậy

trúc thì xúc phạm, không gọi là gậy trúc thì trái nghịch. Vậy thì các ông gọi là gì?'"

Khi hối thúc học trò trả lời, vị thầy đẩy học trò vào một ngõ bí: Không thể dùng được

ngôn từ, không thể không dùng nó được. Gọi tên một vật, tức là chấp vào tên của nó, không

gọi tên nó, tức là phủ nhận sự vật. Lối thoát duy nhất là vượt qua khỏi cái nhị nguyên đó,

hoặc bằng cách lên tiếng nói, hoặc bằng cách chứng tỏ rằng câu hỏi đó vô nghĩa.

           4) Diễn tả không lời

           Tắc 40, "Quy Sơn đá đổ tịnh bình", diễn tả sự hiểu biết vượt qua khỏi ngôn từ trong tinh

thần Thiền:

"Hòa thượng Quy Sơn trước kia vi Bách Trượng, gichc đin tòa (đu bếp). Bách

Trượng sp chn người đến núi Đi Quy làm trú trì, bèn mi Sơn cùng ông thtòa

Hoa Lâm ra đi đáp trước chúng, ai nói trúng sđược đi. Bách Trượng đt mt tnh

bình (chai nước) dưới đt, ri hi: 'Không được gi là tnh bình, thì gi là gì?'

Ông thtoà đáp: 'Không thgi nó là khúc cây'. Bách Trượng quay sang hi Sơn.

Sơn lin đá đtnh bình ri quay đi. Bách Trượng cười ln, nói: 'Thtoà đã thua hòn

núi ri. Và phái Sơn đi làm tkhai sơn."

         Như vậy, trong khi thủ tòa Hoa Lâm còn bị sa lầy vào sự mô tả bằng lời nói, Quy Sơn đã

vượt qua khỏi những dính mắc, ngôn từ, khẳng định cũng như phủ định, bằng cách chỉ

thẳng vào bằng một động tác làm cho đồ vật được lập tức nhận ra không đắn đo gì.

            5) Sự vô lý của câu hỏi

           Có một cách trả lời khác là chứng minh sự vô lý, vô nghĩa của câu hỏi, hoặc là tính chất

hão huyền của sự lựa chọn giữa hai câu hỏi. Câu hỏi vô nghĩa, thì trả lời cũng vô nghĩa, có

thể nói là như vậy.

            Đó là trường hợp của câu chuyện bất hủ, tắc 14, "Nam Tuyền chém mèo":

"Hòa thượng Nam Tuyn, nhân tăng chúng hai bên Đông và Tây tranh nhau mt

con mèo, bèn giơ con mèo lên nói: 'Các ông nói được thì con mèo được tha, nói không

được thì ta chém'. Chng ai biết nói sao. Nam Tuyn bèn chém con mèo.

Bui chiu, Triu Châu trv. Nam Tuyn kli chuyn cho Triu Châu nghe. Triu

Châu lin ci dép, đlên đu mà đi ra. Nam Tuyn than: 'Nếu lúc đó có ông, thì đã

cu được con mèo ri!'".

           Trong câu chuyện này, những tâm hồn đa cảm chắc hẳn sẽ bị sốc vì sự tàn nhẫn của

Nam Tuyền đối với con mèo: Làm sao một vị Thiền sư, đệ tử của Phật, có thể giết một sinh

vật để thử học trò mình? Tâm từ bi ngài để đi đâu? Dĩ nhiên, người ta cũng có thể đặt câu

hỏi về sự thật của câu chuyện này. Biết đâu đó chỉ là một đồ chơi, chẳng hạn một chiếc

tượng mèo bằng gỗ mà các tăng chúng tranh giành nhau, và vị thầy sẽ phá hủy nếu họ

không bênh vực được? Dù sao chăng nữa, ở đây không đặt ra vấn đề luân lý, và trong tinh

thần Thiền, sự bám chặt vào luân lý cũng là một trở ngại trên con đường kiến tánh.

Ở đây các học trò cũng ở trong thế không thể lựa chọn được, có thể nói một sự lựa chọn

theo kiểu nhà văn Corneille: Nếu có ai lên tiếng đòi lại con mèo thuộc phía mình, hoặc van

xin tha chết cho con mèo, thì cũng là sai lầm; không lên tiếng thì đưa tới kết quả như

chúng ta đã thấy.

           Trong công án này, chúng ta phải thấy rằng cử chỉ hài hước và kỳ quặc của Triệu Châu

thật ra là một cách tránh đỡ cực kỳ khôn khéo, tài tình, như một chiêu kiếm gạt phăng

chiêu tấn công của vị thầy: Câu hỏi đã vô lý, thì câu trả lời phải vô lý; có hành động điên

khùng, thì phản ứng cũng điên khùng. Qua cử chỉ của mình, Triệu Châu đã chứng tỏ rằng

hành động chém mèo cũng vô lý và điên khùng không kém gì hành động cởi dép và để lên

đầu mà đi. Vị thầy đã công nhận chịu thua, và con mèo đáng lẽ ra đã được cứu sống...

Cũng như bài kệ tụng của Vô Môn:

Giá có Triu Châu,

Lnh lin đo ngược.

Dao bđot mt,

Nam Tuyn xin tha.

             Trong một câu chuyện kể trong Thung Dung Lc, tắc 91, người ta cũng tìm thấy tinh

thần đó:

"Mt hôm, vquan Lc Cánh hi Nam Tuyn: 'Nếu tôi nuôi mt con ngan trong mt

chiếc bình, ri nó ln lên mi ngày cho đến khi không ra được na, thì làm sao ly nó

ra được mà không đp bchiếc bình?' Nam Tuyn trli nhnh:'Này ngài...' ri la

to lên:'Con ngan đã ra khi ri!'Vquan bng nhiên hoát ng."

            Cũng như trong câu chuyện trước, đối với một câu hỏi tưởng tượng, người ta chỉ có thể

đưa ra một câu trả lời tưởng tượng, và cách hay nhất để đánh tan một ảo tưởng là đối chiếu

nó với một ảo tưởng khác, còn hư ảo hơn nữa. Ông đã tưởng tượng con ngan ở trong chiếc

bình, thì chỉ cần tưởng tượng nó ra khỏi bình, đâu có gì là vấn đề? Nhận ra điều đó, người

khách bỗng nhiên cảm thấy mình như văng ra khỏi một cơn mộng...

           6) Câu trả lời kỳ quặc: một sự nhắc nhở trở về hiện tại

          Trong nhiều câu chuyện Thiền, những câu trả lời của các vị Thầy có vẻ kỳ quặc, lãng xẹt,

vô nghĩa hoặc hoàn toàn xa lạ với câu hỏi.

           Trong tắc 18, "Ba cân gai của Động Sơn":

"Mt vtăng hi Hòa thượng Đng Sơn: 'Pht là gì?' 'Ba cân gai.'"

          Trong tắc 37, "Cây bách trước sân":

"Mt vtăng hi Triu Châu: 'Thế nào là ý Tsư tphương Tây sang?' 'Cây bách

trước sân.'"

            Trong tắc 24, "Lìa khỏi ngôn ngữ":

"Mt vtăng hi Phong Huyt: 'Nói hay im đu là vn vt, làm sao hiu mà không

mc?' 'Nhmãi Giang Nam vào tháng ba, chim chá cô hót gia trăm hoa thơm'."

(Trường c Giang Nam tam nguyt lý, Chá cô đxbách hoa hương; Giang Nam

nhmãi ngày xuân m, muôn hoa lng tiếng chá cô kêu).

            Đó là câu thơ của thi hào ĐPh, cho phép vượt qua khỏi lời nói và sự im lặng, và cũng

một phần nào làm lắng đọng được sự lo lắng của vị tăng khách, qua không khí tĩnh lặng, an

lành mà câu thơ mang lại.

              Các câu trả lời của các vị Thiền sư, dù có vẻ kỳ quặc, vô nghĩa thế nào chăng nữa, cũng

không phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Chúng nhằm chứng minh cho người nghe

là không thể trả lời một cách logic (chỉ trói buộc vào vòng luẩn quẩn của khái niệm và ngôn

ngữ), đồng thời kéo trở lại hiện tại là cái có thể đạt được tức thì (như cây bách nhìn thấy

trước sân, hoặc ba cân gai mà vị Thầy vừa nói tới, hoặc bài thơ mà ngài vừa nhớ lại).

Cũng như trong tắc 7, "Triệu Châu rửa bát":

          "Mt vtăng hi Triu Châu: 'Tôi mi vào chùa (Tùng lâm), xin ngài chdy cho.'

Châu hi: 'Ông ăn cháo chưa?'

Tăng trli: 'Ăn cháo ri.'

Châu nói: 'Đi ra bát đi.'

Vtăng lin tnh ng."

            Một câu chuyện tương tự tả lại sự gặp gỡ giữa Triệu Châu và Lâm Tế:

"Lâm Tế lúc đó đang ra chân. Triu Châu hi: 'Ý nghĩa ca Tsư đến tphương Tây

là gì?'

Lâm Tế trli: 'Ông thy đó, tôi đang ra chân.'

Triu Châu tiến ti gn, tvlng tai nghe. Lâm Tế nói: 'Tôi phi đcho ông mt gáo

nước dơ thhai mi được.' Triu Châu nghe vy, bđi."

Như vậy, tất cả các vị Thiền sư không ngừng nhắc nhở cho học trò trở lại hiện tại, sống

trọn vẹn mỗi lúc, giữ nim (pali sati, sanskrit smrti, Nhật nen), có nghĩa là "tâm trong hiện

tại". Đó chính là giữ chánh niệm (pali samma–sati), thuộc về Bát Chánh đạo mà Đức Phật

Thích Ca dạy.

Đối với người hành Thin, không có gì không phải là Thin. Không chỉ riêng cuộn gai,

cây bách, bát cháo, nước rửa chân, mà ngay cả mọi sự vật trên thế giới này, núi, sông, đất,

ánh mặt trời, tất cả những gì tâm nhận thức được đều là Thin.

           7) Tâm bình thường là đạo

           Điều này được thể hiện trong tắc 19, "Bình thường là đạo" (Bình thường tâm thị đạo):

"Triu Châu hi Nam Tuyn:

– Thế nào là đo?

– Tâm bình thường là đo.

– Có thtìm đến không?

– Tìm đến tc là sai.

– Không tìm đến, làm sao biết là đo?

Đo không thuc biết hay không biết. Biết là vng giác, không biết là vô ký. Nếu

đt được đo bt nghi, lúc đó như thái hư, trng không rng tuếch, há có thnói được

phi trái sao?'

Châu nghe vy lin đn ng."

Vô Môn làm bài kệ tụng sau đây:

Xuân có trăm hoa, thu có trăng,

Hvgió mát, tuyết đông giăng.

Ví lòng thanh thn không lo nghĩ,

y chn trn gian bui đp tri.

            Không có gì có vẻ đơn giản hơn là "tâm bình thường", giản dị, tự nhiên, thanh thản. Tuy

nhiên điều đó không phải là dễ, bởi vì tâm lý con người thường hay phức tạp, cho nên phải

có một sự cố gắng thực hành liên tục để làm cho nó trở thành "bình thường". Đồng thời

cũng không nên tìm kiếm nó, tại vì tìm kiếm nó, như lời của Nam Tuyền, là chất chứa thêm

những ý nghĩ không cần thiết, tức là đã đi sai đường.

            Đó cũng là lời dạy của vua Trần Nhân Tông, vị tổ sáng lập ra phái Thiền Việt Nam Trúc

Lâm Yên Tử (thế kỷ XIII), trong một bài thơ dài kết thúc bằng bốn câu:

Cư trn lc đo thtùy duyên,

Cơ tc xan h, thn tc miên.

Gia trung hu bo hưu tm mích,

Đi cnh vô tâm mc vn thin.

(đi vui đo hãy tùy duyên,

Đói thì ăn đã, mt nglin.

Trong nhà ca báu, thôi tìm kiếm,

Truc cnh vô tâm, chhi Thin.)

             8) Đừng dính mắc vào hình tướng, vào vẻ ngoài

              Một trong những thói quen cố hữu của con người là chấp chặt vào vẻ ngoài và những

đức tính tưởng tượng của một số nhân vật, nhất là những vị mà họ kính trọng nhất.

Đó là điều mà tắc 21, "Que cứt khô của Vân Môn" đã vạch rõ ra:

"Mt vtăng hi Vân Môn: 'Thế nào là Pht?'

Vân Môn trli: 'Que ct khô.'"

                 Dưới mắt một tín đồ tôn giáo thần khải, thì đó là một sự hủy báng, xúc phạm nặng nề

đối với bề trên. Dưới mắt một Phật tử chính thống thuần thành, thì đó là một câu trả lời

thô lỗ, tục tằn, bất kính. Nhưng trong Thin, người ta gặp không ít những lời lẽ kỳ cục, gây

sửng sốt như: "Đừng có nằm mơ lớn tiếng như vậy!", hay "Hãy súc miệng đi, nói thối quá",

hay "Cho ta chút nước để ta rửa tai" (sau khi nghe những lời không chịu nổi)...

           Thật ra, ở đây cũng vậy, câu trả lời tự nó không có ý nghĩa gì. Nó chỉ nhằm lay chuyển

người trước mặt, bằng cách đập tan những định kiến của người đó. Khi vị tăng đặt ra câu

hỏi, chắc hẳn trong đầu ông đã có hình ảnh của một vị Phật toàn bích, tinh khiết, thiêng

liêng v.v. thật ra là một vị Phật tưởng tượng, giả mạo mà Vân Môn muốn lật tẩy, muốn phá

hủy, bằng cách gọi nó là một "que cứt khô". Đó chính là ý nghĩa của câu "Gp Pht giết

Pht", giết cái hình tượng Phật giả mạo mà chúng ta đã tạo nên trong đầu óc và tin là có

thật.

          Cuộc đối thoại này cũng gợi lên một câu chuyện về Tuệ Trung Thượng Sĩ, là thầy của

vua Trần Nhân Tông:

   "Mt vtăng hi TuTrung Thượng Sĩ: 'Thế nào là thanh tnh Pháp thân?'

    TuTrung trli: 'Ra vào trong bãi ct trâu, nghin ngm trong vũng đái nga.'"

           Thoạt nghe thì có vẻ thô tục, lỗ mãng, nhưng thật ra đối với người đã thấy rõ bản lai diện

mục của mình, thì đái, ỉa cũng bình thường và tự nhiên như ăn, uống, và một cục phân trâu

cũng không dơ bẩn hay trong sạch hơn một đóa hoa sen. Trong sạch hay dơ bẩn chỉ là

những sản phẩm của sự phân biệt tri thức, là những ảo tưởng gây nên bởi tâm lý con người.

Cũng như lời dạy của Lục tổ Huệ Năng: "Khi trân quý khái nim thanh tnh và dính

mc vào nó, ta schuyn đi thanh tnh thành sai lm. Sthanh tnh không có hình

tướng, và khi ta đã n đnh mt hình thc thhin sthanh tnh, thì ta đã đi ngược li

bn tánh ca mình, và trthành nô lca sthanh tnh."

           Vài thế hệ sau, Hoàng Bá Hi Vận cũng tuyên bố: "Nếu ta nhìn Đc Pht dưới dng

thanh tnh, giác ngvà hoàn toàn gii thoát, và chúng sanh dưới dng ô nhim, vô minh

và ngp ln trong luân hi, thì ta skhông bao gitugiác, mc dù sau vô lượng kiếp. Đó

là ti chúng ta chp cht vào vngoài, vào hình tướng".

          Rốt cục, khi tìm lại nguồn gốc, chúng ta thấy rằng Kinh Kim Cương, là một trong những

bài kinh căn bản của Thin, dã dạy cho chúng ta nên coi chừng vẻ ngoài của sự vật và nên

lìa xa nó: "Phàm shu tướng giai thhư vng" (Tt cnhng gì có hình tướng đu là hư

vng). Chúng ta cũng thấy trong Kinh sự cảnh cáo không nên dính mắc vào những hình

tượng cũng như những kinh kệ hướng về Đức Phật: "Nhược dĩ sc kiến ngã, dĩ âm thanh

cu ngã, thnhân hành tà đo, bt năng kiến Như Lai" (Nếu ly hình sc đtìm ta, ly

âm thanh đcu ta, thì người y theo tà đo, không ththy được Như Lai). Và dĩ nhiên,

trong Kinh có một câu nổi tiếng đã gây nên đại ngộ nơi Huệ Năng và vua Trần Thái Tông:

"Ưng vô strnhi sanh k tâm" (Không nên đtâm dính mc vào mt nơi nào).

          Kết luận

             Vì bị bắt buộc phải hạn chế trong 14 trên 48 tắc của tập Vô Môn Quan, cho nên chúng

tôi ý thức rằng sự trình bày này còn nhiều thiếu sót và chưa diễn tả được hết sự phong phú

của tác phẩm Thin quan trọng này.

            Để trình bày một cách sáng sủa và mạch lạc hơn, chúng tôi đã cố tình chia các công án

ra làm nhiều đề mục khác nhau:

1) Sự phủ định: "Không"

2) Phủ định cái "Không"

3) Cái bẫy của nhị nguyên

4) Diễn tả không lời

5) Sự vô lý của câu hỏi

6) Câu trả lời kỳ quặc: Một sự nhắc nhở trở về hiện tại

7) Tâm bình thường là đạo

8) Đừng dính mắc vào hình tướng, vào vẻ ngoài.

            Một thông điệp có thể có mặt trong nhiều câu chuyện, và một câu chuyện có thể chứa

đựng nhiều thông điệp. Tuy nhiên, người ta cảm thấy có một sự đồng nhất sâu xa, một tinh

thần luôn luôn phảng phất đó đây. Các vị thầy, dù là Chán Trung Hoa, Zen Nhật Bản, Son

Hàn Quốc hay Thin Việt Nam, tất cả đều giảng dậy và đối đáp giống nhau, không có gì là

khác biệt.

             Tinh thần Thin có thể được cảm nhận qua các công án, thấm thía dần dần bằng trực

giác, nhưng sẽ không bao giờ hiểu được bằng tri thức, khi đem ra phân tích, mổ xẻ bằng

những dụng cụ lý luận và logic.

           Cuối cùng, người ta nhận thấy thật ra không có một chút luân lý nào trong các giai

thoại, không có một ý nghĩa nào trong các từ ngữ, không có bài giảng nào trong các cử chỉ.

Không có gì, ngoài ý thức về cái "không" đó, cũng như câu trả lời của Bồ Đề Đạt Ma khi

Lương Võ Đế hỏi về ý nghĩa tột cùng của Thánh Đế: "Mt cái 'không' sâu thm, và không

có gì là thiêng liêng".

             Tựu trung, người Thiền sinh lúc nào cũng phải học buông xả, phá bỏ, gạt đi tất cả những

thành kiến, những phân biệt, những ảo tưởng gắn liền với hình tướng, tránh những khái

niệm, những ý nghĩ phê phán và đánh giá; từ chối sự lựa chọn, giữa cái này với cái kia, giữa

xác định và phủ định.

           Để sống một cách giản dị, tự nhiên, trong hiện tại, thanh thản và tự do khỏi mọi ràng

buộc.__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro