Chương 19,20,21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 19


Giang Thanh đã làm hỏng hết kế hoạch của tôi. Lần này bà ốm thật.

Trong một lần kiểm tra thường kỳ ở Bắc Đới Hà mẫu xét nghiệm bệnh phẩm của bà dương tính. Để xác định kết quả xét nghiệm, các bác sĩ của bà là Lâm Kiều Trí và Dư ái Phong đã gửi ống nghiệm chứa bệnh phẩm tới hai nhà bệnh lý học giỏi nhất của nước lúc đó là Lương Bạch Cường ở Học viện Tôn Dật Tiên tại Quảng Châu và Hồ Trịnh Tường thuộc Hiệp hội y khoa Bắc Kinh. Cả hai đều đi đến kết luận giống nhau: bệnh phẩm dương tính. Xét nghiệm cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung của bà thuộc trạng thái tự nhiên. Tuy vậy, căn bệnh này vẫn chưa phát. Nó chỉ mới ở giai đoạn đầu và người ta cho rằng có nhiều khả năng chữa được.

Nhưng Giang Thanh lại là vợ của Mao nên các bác sĩ tìm mọi cách lảng đi để được yên thân. Bác sĩ Dư ái Phong đã bay sang Liên-xô đề tiến hành xét nghiệm một lần nữa. ở đó người ta cũng xác nhận kết quả xét nghiệm đúng như vậy. Phó Liêm Chương, người liên hệ với các bác sĩ, đã viết một bản báo cáo cho Mao.

Mao triệu tập một cuộc họp với các bác sĩ. Nữ bác sĩ phụ khoa Lâm Kiều Trí, người đã lấy bệnh phẩm, đề nghị chữa bằng phương pháp chiếu tia Cobalt- 60 (một kim loại có từ tính và phóng xạ) ở Liên-xô.

Các bệnh viện ở Trung quốc vẫn thường chiếu tia Radium, nhưng việc điều trị bằng tia Cobalt- 60 thì họ chưa làm được. Các bác sĩ Nga chiếu tia này thành thạo hơn cả.

Lời đề nghị của bác sĩ Lâm không chí căn cứ vào những thận trọng nghề nghiệp, mà bà còn muốn bảo vệ mình và những đồng nghiệp Trung quốc của bà nữa. Chẳng có bác sĩ Trung quốc nào muốn nhận trách nhiệm về mình. nếu dự đoán lạc quan của họ bị sai.

Mao nói: Các đồng chí là người quyết định. Khi người ta ốm, người ta phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Vậy là đề nghị của bác sĩ Lâm đã được chấp thuận. Giang Thanh sẽ phải sang Liên-xô với sự tháp tùng của bác sĩ Dư ái Phong.

Giang Thanh lờ mờ nhận ra là có điều gì không ổn, thế nhưng bà vẫn không hay biết tí gì về bệnh tình của mình. Mao muốn các bác sĩ sẽ nói chuyện với bà. Ông mời tất cả chúng tôi tới dùng cơm.

Khi biết được sự thật. Giang Thanh rất bồn chồn, cho tới khi các bác sĩ nhiều lần khẳng định với bà rằng việc chữa bệnh bàng phương pháp chiếu xạ này sẽ làm bà khỏi hẳn thì lúc đó mới yên tâm. Vài ngày sau. bà bay sang Liên-xô. Lúc đó là đầu tháng 11. Bây giờ tôi phải tích cực hơn. Có hai khóa học bổ túc mà tôi quan tâm: tôi có thể học ngành y khoa phục vụ chu vùng nhiệt đới ở Anh hoặc học tiếp ngành thần kinh học ở bệnh viện Bắc Kinh.

Tại đó, tôi sẽ học một khóa do nhà thần kinh học nổi tiếng nhất Liên-xô Ruschinski dạy. Lúc đó ông đang làm việc tại Trung quốc. Những bác sĩ trưởng khoa thần kinh có tiếng nhất ở trong nước đều tham dự khóa học này. Sau khóa học đó, bệnh viện Bắc Kinh muốn thành lập một viện nghiên cứu về thần kinh.

Tôi báo cho Mao biết cả hai khả năng học bổ túc thêm này. Mao hỏi:

- Thế có nghĩa là đồng chí muốn đi chứ gì?

Tôi đáp:

- Vâng, nếu đồng chí cho phép.

Ông hỏi với vẻ tư lự:

- Y học nhiệt đới à? Cái đó chẳng liên quan gì tới tôi.

Qua những lời nói này của Mao, tôi cảm nhận được rằng, Mao cho việc tôi đi chỉ là tạm thời. Ông muốn tôi sẽ quay lại.

- Nếu thực sự đồng chí muốn đi, đồng chí hãy học ngay ở Bắc Kinh. Sau này đồng chí có thể giúp tôi được tốt hơn nữa.

Bởi vì Mao ca cẩm nhiều nhất về chứng suy nhược thần kinh của ông, nên việc học bồ túc thần kinh học sẽ thực sự giúp tôi điều trị cho Mao.

- Nếu Chủ tịch đồng ý, tôi sẽ thu xếp việc này với Bộ y tế. Tôi vẫn nuôi ý định từ bỏ nhóm Một, tuy nhiên tôi phải làm từng bước một. Bộ y tế có trách nhiệm phân công công tác cho các bác sĩ.

Mao hỏi:

- Ai sẽ thay thế đồng chí khi đồng chí vắng mặt.

Tôi cũng đã nghĩ tới điều này. Tôi muốn giao việc lại cho bác sĩ Biện Thế Cường. Ông là bác sĩ nội khoa ở bệnh viện Bắc Kinh, trẻ hơn tôi khoảng 5 tuói và đã tốt nghiệp một khoa nổi tiếng ở Nam Kinh.

Mao nói:

- Tôi không biết đồng chí ấy. Đồng chí muốn đi hẳn, nếu đồng chí ấy nhận việc này à?

Tôi cam đoan với Mao, tôi sẽ trở lại nếu Mao muốn.

- Đồng chí hãy nói lại với đồng chí Phó Liêm Chương là tạm thời tôi không cần người thay thế. Chúng ta sẽ quyết định sau về vấn đề này.

Phó Liêm Chương vui mừng trước sự ra đi của tôi. Ông ta chẳng bao giờ muốn tôi làm bác sĩ riêng cho Mao. Bất chấp sự phản đối của Mao, ông ta vẫn cử Biện làm người kế nhiệm tôi. Biện chuyển ngay về Trung Nam Hải. Còn tôi, từ giữa tháng 11, bất đầu đi học.

Thế là tôi lại được tự do! Tôi rất thích khóa học, thời khóa biểu lúc nào cũng kín mít và tôi như bị hút chặt vào khóa học mới này. Được làm việc chung với các bác sĩ khác, tôi cảm thấy thật hào hứng. Tôi thường làm việc đến hai, ba giờ sáng và mặc dù vậy tôi vẫn cảm thấy sung sức hơn và thoải mái hơn là ở Trung Nam Hải, nơi tôi phải cộng tác với những đồng nghiệp như Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Phó giám đốc bệnh viện Bắc Kinh đã đề nghị tôi ở lại làm việc sau khoá học và hứa sẽ dành cho tôi một chỗ trong khoa thần kinh.

Công việc mới của tôi làm cho Lý Liên mừng rỡ và trở lại vẻ tươi tắn mà bấy lâu nay không thấy ở cô. Công việc mới vẫn không dành cho chúng tôi nhiều thời gian để gần gũi nhau, nhưng ít ra, cuộc sống của cô cũng trở lại bình thường. Cha mẹ cô rời Nam Kinh đến Bắc Kinh ở với mẹ tôi, Lý Liên và hai con trai tôi sống trong ngôi nhà cũ của gia đình tôi. Cha mẹ cô rất vui khi được sống chung với chúng tôi. Trước đây ít lâu, người ta đã trả lại quyền công dân cho họ, khi các nhà chức trách ở Nam Kinh được biết, tôi là bác sĩ của một cán bộ cao cấp ở Bắc Kinh. Họ lại được liệt vào tầng lớp dân nghèo thành thị đáng kính. Cả hai bây giờ cũng cảm thấy được tự do hơn và rất quan tam chăm sóc hai đứa cháu.

Tôi vẫn giữ ngôi nhà ở Trung Nam Hải. Mặc dù chúng tôi rất ít khi ở đó. La Đạo Nhương, người tạm thời giữ chức chỉ huy lực lượng an ninh sau khi Uông Đông Hưng bị cách chức, đã cho phép tôi chuyển vào làm việc chính thức ở bệnh viện, tuy nhiên ông không muốn tôi xa hẳn Mao để sau này tôi có thể dễ dàng trở lại. Trước tôi đã có ba người làm bác sĩ riêng cho Mao.

Nếu để tôi đi hẳn, La sợ sẽ gặp khó khăn khi sau này Mao muốn tôi trở lại.

Tôi lao đầu vào học đến nỗi chẳng hay biết gì những biến cố chính trị đang xảy ra ở Trung quốc. Mãi lâu sau tôi mới hay, Mao đã bắt đầu phát động phong trào Trăm hoa đua nở, trăm trường đua tiếng.

Tôi cũng được biết, trong một bài phát biểu ngày 27 tháng hai nám 1957, Mao đã kêu gọi trí thức và đảng viên của các đảng dân chủ hãy vạch những sai lầm của đảng Sau khoá học, chúng tôi cũng phải có những phê bình của chúng tôi. Các cuộc họp đã được triệu tập trong bệnh viện để làm việc này. Tôi đang phải bù đầu vào việc học hành, nên chẳng có thời gian tham dự các cuộc họp. Những biến cố chính trị có vẻ xa lạ như mới cuộc chiến tranh ở nơi nào đó xa xôi, chẳng có ai ép chúng Tôi phải tham gia các cuộc họp.

Đầu năm 1957, tôi vẫn tập trung vào học và cảm thấy hạnh phúc khi lại được trở về môi trường cũ của mình.

Sau đó, ngày 4 tháng 5 năm 1957, Lý ẩm Kiều tới bệnh viện thăm tôi.

- Chủ tịch bị cảm lạnh và muốn gặp tôi.

Thế là tôi bị gọi về. Nhưng tôi không muốn thế.

Tôi nhắc tới bác sĩ Biện Thế Cường và Lý, bây giờ ông ấy có nhiệm vụ chăm sóc Chủ tịch cơ mà.

Lý kể lại rằng, sau khi tôi đi, Mao đã gặp bác sĩ Biện khoảng hai lần, nhưng Mao không thể hợp với ông ta được. Để làm quen, Mao đã mời người bác sĩ trẻ này tham dự một buổi khiêu vũ của ông vì bầu không khí đông vui sẽ làm Biện tự nhiên hơn.

Mặc dù vậy. Ông ta vẫn phát run lên trước sự hiện diện của Mao. Mao không thể chịu được ông ta. Sau khi ông ta trở về Quảng Châu, Mao không có bác sĩ nữa.

Giang Thanh cũng từ Liên-xô trở về. Cả hai người đều muốn được tôi coi sóc

- Nếu Chủ tịch đã gọi đồng chí, đồng chí không được từ chối.

Tôi vẫn phải làm việc trong bệnh viện. Theo quy định công tác, nếu tôi muốn đi, tôi phải xin phép, và chỉ có bí thư đảng ủy bệnh viện biết tôi là bác sĩ riêng Chủ tịch. Vì lý do an ninh, chức vụ của tôi được giữ kín. Người ta sợ rằng những kẻ mưu sát có thể đầu độc Mao và lợi dụng tôi để làm việc này.

Lý nói: Cấp trên của đồng chí biết chuyện này rồi!

Sau khi Uông Đông Hưng đi một ông Vương Kính Tiên nào đó phụ trách việc bảo đảm an toàn cho Mao. Ông này cũng đã thu xếp để tôi trở về và ủy nhiệm cho Lý ẩm Kiều đi đón tôi. Một chiếc xe đang chờ bên ngoài.

Tôi xin phép được thông báo cho cấp trên của tôi.

Lý ẩm Kiều không chịu:

- Muộn rồi. Chúng ta đừng để Chủ tịch phải chờ đợi. Đồng chí cứ đến gặp Chủ tịch trước rồi báo cho bệnh viện sau cũng được.

Vậy là tôi chưa bao giờ thực thoát khỏi nhóm Một, mà chẳng qua Bộ y tế mượn tôi một thời gian. Cuộc sống của tôi vẫn bị phòng an ninh hoàn toàn kiểm soát. Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Với chiếc va li bác sĩ trong tay, tôi trở về Trung Nam Hải.

Mao nằm trên giường trông xanh xao và mệt mỏi. Ông bảo tôi ngồi lên giường cạnh ông. Một vệ sĩ mang trà lại. Tôi hỏi ông cảm thấy trong người thế nào, ông đáp:

- Không được khỏe. Tôi bị cảm.

Suốt hơn hai tháng nay, ông bị cảm và ho, ăn không ngon miệng. Mao để tôi khám bệnh cho ông. Bệnh tình của ông không trầm trọng lắm, chỉ bị cảm nặng. Tôi muốn dùng xirô trị ho và thuốc chống táo bón để điều trị cho ông.

- Được rồi, tôi sẽ dùng những thuốc này.

Đông chí có thể ghi đơn thuốc và cách sử dụng cho nhân viên an ninh. Đồng chí không cần phải tới khi tôi uống thuốc.

Tôi đồng ý với ông và muốn cáo từ.

Mao bảo tôi: Đồng chí cứ ngồi đây một lúc nữa đã. Tôi ngồi lại.

Ông cười và hỏi tôi làm tôi nhớ lại sự việc ở Bắc Đới Hà, khi ông mất bình tĩnh:

- Làm việc cho tôi chằng dễ chút nào phải không? Đồng chí muốn bỏ hản chỗ này à? Nhưng tôi vẫn chưa có bác sĩ mới. Tôi đề nghi với đồng chí một thỏa thuận hai bên cùng có lợi. Đồng chí trở lại làm việc với tôi. Tôi biết, ở đây đồng chí cũng chẳng có gì nhiều để làm. Chúng ta sẽ kiếm thêm việc gì khác cho đồng chí làm. Tôi nhớ tới bộ trưởng y tế dưới chế độ Quốc dân đảng- ông Chu Nghị Xuân gì đó. Tôi không nhớ rõ nữa, ông ta đã đạt học vị tiến sĩ của Đức bằng công trình nghiên cứu ống dẫn trứng của thỏ. Đồng chí cũng có thể nghiên cứu trong thời gian rỗi. Có thể, đồng chí kiếm vài con vật, mua trang thiết bị và mở một phòng thí nghiệm. Tôi sẽ bỏ tiền túi ra đài thọ tất cả, chứ không phải tiền của chính phủ đâu. Đồng chí nghĩ thế nào?

Theo tôi, việc mở một phòng thí nghiệm súc vật ở Trung Nam Hải không tiện lắm. Tôi sẽ bị phê phán gay gắt, bởi vì trong phạm vi Trung Nam Hài không được phép chứa súc vật, kể cả chó hoặc mèo.

Lực lượng an ninh và y tế sợ ràng thú vật có thể mang bệnh và truyền cho Mao hoặc những nhà lãnh đạo đảng khác. Sau này Giang Thanh cũng có lần gây ra một vụ náo động, khi bà mua một con khỉ con để nuôi.

Tôi nói: Nếu tôi không có gì làm, có lẽ lôi có thể đọc nhiều sách hơn.

Ông suy nghĩ về đề nghị này một lát rồi nói:

- Được đấy. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ. Học phải đi đôi với hành. Vậy thì chúng ta thống nhất thế này: đồng chí đảm nhiệm việc chăm sóc sức khoe cho tôi và sẽ quyết định sau việc đồng chí muốn sử dụng thời gian rảnh rồi còn lại như thế nào.

Đó chẳng phải là một thỏa thuận cùng có lợi mà chỉ là một mệnh lệnh được đưa ra một cách lịch sự của vị Chủ tịch đảng.

Chẳng ai dám cả gan cưỡng lại Mao. Lời nói của ông là pháp luật. Nếu tôi từ chối, tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được một công việc nào khác. Cả vợ tôi chắc chắn cũng sẽ bi sa thải. Thậm chí tôi có thể bị bát giam, bị tra tấn.

Một lúc sau, Mao nhắc lại với tôi:

- Đã có lần tôi hỏi đồng chí có muốn làm thư ký cho tôi hay không, nhưng đồng chí đã từ chối. Trong thời cận đại ở Trung quốc, có rất nhiều chính trị gia nối tiếng, họ bắt đầu là bác sĩ sau đó chuyển sang nghiệp chính trị, ví như Tôn Trung Sơn, Lô Huấn và Quách Mạc Nhược. Nghề bác sĩ có vẻ danh giá, nhưng người ta không nhất thiết phải đóng khung trong đó. Tham dự vào cả các ngành khoa học xã hội cũng chẳng sao.

Mao có thể ép tôi làm bác sĩ cho ông, nhưng ôngg không thể thuyết phục tôi làm thư ký cho ông được. Tôi là một nhà y, chứ không phải là một chính trị gia và tôi không bao giờ muốn dính líu vào việc tranh giành quyền lực.

Mao hỏi: Đồng chí nghĩ kỹ rồi chứ? Thôi được. Thế thì đồng chí chỉ làm bác sĩ cho tôi vậy. Nhưng chúng ta phải thông cảm với nhau, học hỏi lẫn nhau. Không cần là thư ký của tôi, đồng chí vẫn có thể đọc những bản tin. Như vậy chúng ta dễ trao đổi với nhau hơn và hoà thuận với nhau.

Tôi vô cùng thất vọng. Khi làm việc ở Bác Kinh tôi tưởng cuối cùng tôi đã yên thân và tôi muốn bằng mọi giá tôi phải ở lại đó. Khi làm việc với Mao. tôi sẽ chẳng bao giờ được gặp các bạn đồng nghiệp.

Lòng trung thành đối với Mao có nghĩa là chỉ làm việc trong phạm vi những người thân tin. ý nghĩ sẽ lại phải làm việc với Diệp Tứ Long và những người khác trong nhóm Một khiến tôi rùng mình. Thế nhưng tôi lệ thuộc vào Mao, chẳng còn cách nào khác.

Mao nói:- Tôi sẽ thực sự rời chức Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân. Ban trị sự trung ương đã đệ trình các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ một bản tham khảo ý kiến. Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều và một vài người khác trong nhóm Một hoàn toàn bác bỏ ké hoạch của tôi. Họ sợ rằng, họ sẽ bị mất quyền lợi khi tôi không còn là Chủ tịch nước nữa. Họ nghĩ, làm việc cho Chủ tịch thì danh giá hơn.

ý định từ chức của Mao luôn được giữ kín, nhưng bây giờ mới được quyết định dứt khoát.

Đến giờ tôi mới biết. Mao không chỉ phải chịu đựng bệnh cảm lạnh. Trong sáu tháng tôi vắng mặt, biết bao biến cố chính trị to lớn đã xảy ra. Tôi mải mê với công việc của bệnh viện, đến nỗi tôi không nhận ra điều đó. Bây giờ tôi lại bị chìm ngặp trong chính trị. Tôi chẳng bao giờ quay trở lại bệnh viện Bắc Kinh được nữa. Tôi không thể tự đến để lấy những đồ đạc lặt vặt của mình, mà cũng chẳng giải thích được tại sao tôi bỏ học giữa chừng. Tôi gọi điện báo cho bí thư đảng của bệnh viện biết là Mao ra lệnh cho tôi quay trở lại. Một nhân viên an ninh Trung Nam Hải đã đến lấy đồ về cho tôi. Ngay lrong đêm hôm đó. tôi đã lại ở Trung Nam Hải, không thoát khỏi nhóm Một được. Lần này thì hết lối thoát.

  Phần III

Chương 20


Lâm Khắc cố thuật lại cho tôi những sự kiện xảy ra trong khi tôi vắng mặt.

Mao tức tối về những đề nghị mà ông cho là xúc phạm ông trong Đại hội đảng lần thứ 8: kêu gọi một sự lãnh đạo tập thể, tuyên bố Trung quốc sẽ xóa bỏ tệ sùng bái cá nhân, gạch bỏ một điều trong hiến pháp, trong đó những lời nói của Mao Chủ tịch dẫn lối chỉ đường cho nhà nước nhân dân, và chỉ trích sự phiêu lưu của Mao. Ông cho rằng, nhiều cán bộ cao cấp của đảng quá bảo thủ và, nhút nhát trong việc áp dụng những thay đồi có tính cách mạng.

Trong kỳ họp thứ hai của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 8 giữa tháng 11, ông vẫn chưa nguôi. Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp và công bố ý định của ông sẽ phát động một chiến dịch làm trong sạch đảng, nhằm loại bỏ chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa quan liêu ra khỏi đảng.

Ngay sau cuộc họp tháng 11, Lâm Khắc kể, trong ba tháng liền Mao suốt ngày nằm trên giường, một hiện tượng thường thấy ở Mao mỗi khi ông gặp một xung đột chính trị hóc búa. Ông chỉ rời khỏi giường khi đi tắm hoặc đi đọc diễn văn ở đâu đó. Trạng thái có vẻ mệt mỏi này của Mao đã giúp ông sắp đặt kế hoạch cho những bước đi chính trị tiếp theo.

Bài phát biểu của Mao trong ngày 27 tháng hai năm 1957 là một phần trong chiến lược của ông. Ông rời khỏi giường để đến nói chuyện ở hội nghị cao cấp nhất của nhà nước mà ông làm chủ tọa với tư cách là Chủ tịch nước. Thành phần tham gia hội nghị không chỉ có các thành viên của Bộ chính trị, các quan chức cao cấp trong quân đội và những đại diện cao cấp của chính phủ, mà còn có những người đứng đầu cái gọi là các đảng phái dân chủ. Trong bài phát biểu của mình, ông lên án gay gắt thói quan liêu trong đảng và kêu gọi đảng viên của các đâng phái dân chủ hãy vạch ra những sai lầm của đảng cộng sản và đưa ra những đề nghị cải tổ. Ông coi cuộc cách mạng đã thắng lợi, chủ nghĩa xã hội đã thành công và ông tuyên bố thời kỳ đấu tranh giai cấp đã qua. Mặc dù vẫn còn bọn phản cách mạng, nhưng số lượng không đáng kể - chỉ là vài đám cỏ dại trong cánh đồng lúa - nên chúng không thể làm gì được. Những mâu thuần trong xã hội hiện nay không mang bản chất đối kháng, chủ yếu là những mâu lhuần trong nhân dân mà có thề giải quyét được bằng những biện pháp thích hợp.

Bài phát biểu đóng vai trò tối quan trọng trong chiến lược làm trong sạch đảng của Mao sắp tới. Những phong trào làm trong sạch đảng chẳng có gì mới đối với đảng cộng sản. Năm 1942, Mao đã phát động phong trào này lần đầu ở Diên An Lần này nó sẽ không chỉ giới hạn trong bộ máy đảng. Mao chằng còn tin vào việc đảng tự làm trong sạch nữa. Ông muốn tất cả quần chúng, nhất là giới trí thức trong những đảng gọi là dân chủ cũng tham gia vào việc phê bình đảng. Đó là một cách làm rất khác thường, bởi vì đảng cộng sản là một tổ chức chặt chẽ về nội bộ, bí mật và đầy quyền lực mà những thành phần ngoài đảng chưa bao giờ dám hé răng phê bình. Ai dám cả gan phê bình, người đó sẽ phải tính đến việc bị chụp mũ phản cách mạng như hàng trăm nghìn tấm gương khác.

Mao chẳng tin giới trí thức Trung quốc một chút nào. Tuy nhiên, ông vẫn công khai nói ông muốn hợp tác với họ và tận dụng kiến thức của họ, song ông vẫn nghi ngờ lòng trung thành của họ. Những trí thức phải nghiên cứu đường lối của đảng. Việc cải tạo trí thức Trung quốc đã được bắt đầu ngay sau khi giải phóng. Những trí thức cứng đầu hoặc những người đã học khoa lý luận mà không chịu học tập cải tạo thì sẽ bị công kích.

Nạn nhân gần đây nhất của những vụ công kích đó là nhà văn Hồ Phong. Hồ Phong, một người đã thẳng thắn phê bình việc kiêm duyệt, đã cả gan trình bày với Bộ văn hóa những đề nghị có tinh chất xây dựng. Dĩ nhiên, ông chỉ thổ lộ những chl trích gay gắt nhất qua thư từ trong phạm vi bạn bè của ông. Trong số đó, một số người thân thiết với đảng đã nộp những bức thư của ông cho chính quyền. Do những thổ lộ mà Hồ dại dột, cho là chỉ có tính chất cá nhân này, mà năm 1955 ông đã phải vào tù với danh nghĩa là thủ lĩnh của một tố chức bí mật chống đảng. Việc này lại càng làm trí thức lên tiếng phê bình, chứ đừng bày tỏ trong phạm vi bạn bè.

Chiến thuật của Mao khởi xướng tranh luận trong giới trí thức, cho phép trăm hoa đua nở và trăm nhà đua tiếng là chấp nhận sự mạo hiểm, bởi vì chỉ có ít người thực sự phản cách mạng và những người gan dạ như Hồ Phong sẽ chẳng bao giờ lên tiếng được nữa. Những trí thức khác sẽ chỉ phê phán những cá nhân mà Mao chủ tâm cải tạo.

Mao có lý do để chấp nhận là chiến thuật của ông sẽ thành công. Bởi vì, ngay cả trong những cuộc họp với các đại diện của các đảng dân chủ, ông luôn luôn ngập trong những lời xu nịnh thấp hèn - chẳng khác gì chuyến du lịch mùa hè năm 1956 của chúng tôi, khi ông gặp giới lãnh đạo đảng các tỉnh. Sau khi Hồ Phong bị bịt miệng, người ta phỏng đoán rằng, những trí thức trung thành còn lại sẽ đi theo đường lối của Mao.

Trong cuộc hội nghị cao nhất của nhà nước, Mao đã phê bình sự yếu kém về lãnh đạo của chính mình, liên quan tới sự xuống dốc của nền kinh tế nước nhà. Trương Thế Trung liền đỡ lời, bệnh vực vị Chủ tịch.

Trước đây, Trương Thế Trung là tướng của Quốc dân đảng và là người đứng đầu trong đàm phán giữa những người cộng sản và những người quốc gia hồi năm 1945. Năm 1949 vì bị Chu Ân Lai lôi kéo, ông đã chạy sang hàng ngũ những người cộng sản và từ đó trở đi, ông trở thành một thành viên lừng lẫy của kẻ thù cũ.

Trương nói trong hội nghị: Tôi thường so sánh Chủ tịch với Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch lúc nào cũng đồ lỗi cho người khác, mỗi khi việc gì bị thất bại. Không bao giờ ông ta nhận trách nhiệm về mình. Ngược lại không bao giờ Mao đổ lỗi cho người khác. Thật là một trời một vực! Thật đáng kính phục!

Phong trào phê bình do Mao khởi xướng cứ ì ra. Hầu hết các trí thức không dám mở miệng. Tính cách cai trị của Mao cũng như vầng hào quang huyền bí của quyền lực và sự bất khả xâm phạm bao quanh ông đã khiến cho ngay cả những kẻ to gan nhất và những người trung thực nhất cũng phải kính cẩn trước ông. Những thú nhận mà Mao cố gợi được ở người đối thoại trong những cuộc nói chuyện riêng tư chỉ là những lời xin lỗi đáng thương vì trước đây họ đã ngờ vực ông. Trước công luận cũng như trong phạm vi cá nhân, chẳng bao giờ Mao khuyến khích những người khác chính kiến nói lên sự thật là tại sao ông lại tin rằng ông được nhân dân ủng hộ hết lòng.

Khi các trí thức im lặng, một lần nữa, Mao lại rời khỏi giường và bước lên bục diễn thuyết. Trong hội nghị toàn quốc của đảng cộng sản Trung quốc về công tác tuyên truyền diễn ra từ ngày 6 đến 13 tháng ba năm 1957. với sự tham dự của các cán bộ lãnh đạo đảng và những phần tử dân chủ không đảng phái, Mao nhắc lại những câu quan trọng của bài phát biểu tháng hai của ông và cổ động cho phong trào Trăm hoa đua nở. Ông kêu gọi các lực lượng dân chủ đừng ngần ngại phê bình. Các báo chí tường thuật lại những luận điểm của ông, và ở khắp đất nước, những người lãnh đạo đảng bộ địa phương đã hưởng ứng trào lưu cho rằng, càng yêu đảng bao nhiều, càng phải thằng thắn phê bình đảng bấy nhiêu.

Nhưng khi phê bình chỉ được nêu ra một cách chung chung, rất hời hợt và nhẹ nhàng. Trong một cuộc mít tinh tại quảng trường Thién An Môn cuối tháng 4, Mao lại khuyén khích mọi người hãy phê bình đảng.

Cuối cùng những người dân chủ đã đáp ứng đề nghị của ông và những tiếng nói phê bình ngày một to hơn.

Lúc đó là đầu tháng 5 tức là vào thời điểm tôi trở lại với Mao. Dần dần. những sai lầm của đảng bị lên án ngày càng gay gắt, thậm chí người ta còn đặt vấn đề về quyền lãnh đạo của đảng. Không chỉ từng cá nhân đảng viên, mà toàn đảng bị công kích. Bỗng nhiên có tiếng nói, đảng cộng sản không có độc quyền lãnh đạo, quyền lực phải được chia sẻ. Một số người đòi chế độ đa đảng hoặc nguyên tắc lãnh đạo luân lưu, mỗi đảng đều có cơ hội lãnh đạo và thậm chí một vài kẻ lộn xộn còn đòi các đảng dân chủ phải có quân đội riêng.

Cuối cùng, cả sự chỉ lãnh đạo của Mao cũng bị lên án cực lực. Người ta so sánh đảng cộng sản với một ngôi chùa đạo Phật, mà người trụ trì chùa (tức là Mao) đọc kinh, còn các sư sãi (các cán bộ đảng) tụng theo. Thậm chí một vài người còn phàn nàn rằng, họ chỉ được phép phê bình các sư sãi chứ không được phê bình người trụ trì.

Dĩ nhiên, Mao bị sốc ông không hề có chủ ý đem mình ra để người ta phê phán, hoặc để cho toàn thể bộ máy đảng bị công kích. Từ trước tới nay ông chỉ quen với những lời xu nịnh, chẳng biết các nhà trí thức bất mãn đến mức độ nào.

Giữa tháng 5, cuộc phê bình đạt tới tột đỉnh. Tư tưởng chống đảng của quần chúng ở Trung quốc đã biến thành một cơn sóng lớn dữ dội. Ngay cả những thành viên của chính phủ, những người được coi là thủ lĩnh của những đảng dân chủ mà ý kiến của họ thường xuyên được chính phủ tham khảo, cũng lên tiếng phê bình. Tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng do Đặng Tước làm tổng biên tập được Hồ Kiều Mục, bạn tôi, cục phó cục tuyên truyền, kiểm duyệt cũng bị phê bình.

Về cơ bản. Mao đã tính sai. Ông chán ngán nằm lì trên giường và dưỡng bệnh cảm của ông, mà vì nó tôi lại bị triệu tới.

Bực tức trước những công kích ngày càng tăng, Mao soát lại chiến lược của ông và lập kế hoạch trả đũa.

Ngày 15 tháng 5, tức vài ngày sau khi tôi trở lại, Mao viết một bài với tiêu đề Sự biến hóa của sự thật. Bài này được lưu hành bí mật trong phạm các cán bộ cao cấp của đảng. Sau đó chiến dịch làm trong sạch đảng được chuyên hướng. Mao lập kế hoạch giáng trả những kẻ đã lớn tiếng phê bình ông. Các báo chỉ vẫn tiếp tục đăng những ý kiến phê bình, nhưng đồng thời đăng cả những bài cảm tình với đảng và những bài công kích những phần tử thiên hữu.

Mao nói: Trước hết, chúng ta phải nhử răn rết bò ra khỏi hang sau đó chúng ta mới đánh chúng. Chiến lược của tôi là, trước tiên chúng ta hãy để cỏ dại mọc lên, rồi bứng từng cụm một làm phân bón.

Trí thức vẫn tiếp tục được khuyến khích phê bình, nhưng các cán bộ cao cấp của đảng được đánh động và hiểu rằng, đòn phản công trí thức sắp được tung ra.

Mao nói: Tôi muốn dựa vào các đảng dân chủ để đưa đảng cộng sản đi theo con đường đúng đắn. Nhưng tôi không ngờ họ lại có thể thay đổi đến như vậy Mao bực nhất là với các thành viên của Liên minh Dân chủ, một liên minh được một nhóm trí thức thành lập trong những năm 40. Liên minh này đã vận động những người cộng sản và người quốc gia thỏa hiệp. Mao chì chiết: Chúng nó là một lũ cướp và đĩ điếm. Theo nhận định của Mao việc Khơ-rút-sốp chống lại Stalin vào tháng hai năm 1956 và cuộc nối dậy ở Hungary cuối năm ấy đã gây nên một làn sóng chống cộng hiện đang lan rộng khắp thế giới. Nhiều người Trung quốc, kể cả các cán bộ đảng cũng như thường dân mà dưới con mắt của Mao họ là những kẻ rách việc đã chịu ảnh hướng của làn sóng này.

Ông nổi đóa với Hồ Kiều Mục, vì ông ta hình như chẳng chịu làm gì để chấm dứt việc phê bình đảng trên báo Nhân dân. Nếu đồng chí không nắm được tờ báo này, đồng chí hãy từ chức để cho người khác làm. Ông quát tháo và ra lệnh cho Hồ chuẩn bị công kích lại bọn thiên hữu.

Ngày 8 tháng 6 năm 1957 trên báo Nhân dân đã xuất hiện dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự chuyển hướng của chiến dịch làm trong sạch đảng. Một bài xã luận do Mao viết với tiêu đề Để làm gì? đã quả quyết rằng, có một nhóm nhỏ đang âm mưu lật đổ chính phủ xã hội chủ nghĩa. Bài này kêu gọi quần chúng hãy giáng trả nhóm người đó.

Ngày 19 tháng 7 năm 1957, bài phát biểu hôm 27 tháng 2, trong đó Mao khuyến khích các trí thức phê bình đảng, đã được đăng trên báo Nhân dân với cái tít: Về phương pháp giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nhân dân và được bán cho quần chúng. Đó là bản sao bài phát biểu phê bình đảng của Mao trong Hội nghị cao cấp nhất của nhà nước hồi tháng hai và được sửa đổi đôi chút. Thực ra, bài viết này có những cái khác cơ bản với nguyên bản mà trong đó việc phê bình không bị hạn chế. Mao ra sức kêu gọi đề cao tự do ngôn luận và để cho trăm hoa đua nở.

Ngược lại, trong bài phát biểu được đăng báo ngày 19 tháng 6, Mao đã đề ra 6 tiêu chuẩn phê bình được coi là hợp lệ: phải góp phần thống nhất dân tộc, không được gây chia rẽ, khuyến khích công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố nền chuyên chính dân chủ của nhân dân, bảo dám sự lãnh đạo của đảng cộng sản và khuyến khích sự đoàn kết của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Nếu Mao đã cảm thấy bị phản bội khi giới trí thức lớn tiếng phê bình, thì bây giờ giới trí thức lại cảm thấy cay đắng khi ông bỏ rơi họ. Mao luôn khuyến khích họ phê bình. Thông điệp của ông được đăng trên tất cả các báo ở Trung quốc và phân phát tới từng cơ sở sản xuất. Thế mà giờ đây ông lại trở mặt.

Mao biết giới trí thức đã nhận ra là họ mắc lừa. Sau khi bản sao bài diễn văn của ông được đăng báo ngày 19 tháng 6, ông nói với tôi:

- Bây giờ một số người thiên hữu quả quyết rằng, tôi đã hối thúc họ tham gia phong trào Trăm hoa đua nở, khuyến khích họ phê bình đảng vô điều kiện và bây giờ lại trả thù họ. Nhưng ngay từ đầu tôi đã cảnh cáo họ, đừng có trêu ngươi tôi. Một số người đã nghe lời tôi, nhưng chỉ rất ít thôi.

Cho tới nay, tôi mới biết khi đó Mao đã giả dối. Chiến lược của ông là lợi dụng những phê bình của tầng lớp trí thức để chọi lại những đối thủ của ông trong đảng. Nhưng mũi dùi phê bình đó lại chĩa vào chính ông.

Khoảng cuối tháng 6, vài tuần sau khi tôi trở lại, Vương Kính Tiên, người chỉ huy mới của Phòng an ninh, yêu cầu tôi thu xếp đồ đạc. Mao sẽ rời Bắc Kinh đi đến một nơi nào chưa rõ. Thời kỳ Trăm hoa đua nở đã qua. Chiến dịch chống bọn thiên hữu của Mao bắt đầu.  

Chương 21


Thông thường chúng tôi sử dụng chuyến tàu đặc biệt và sang trọng của Mao mà lịch trình của nó được điều chỉnh theo giấc ngủ bất thường của Mao. Tuy nhiên, những biện pháp an toàn từ thời Uông Đông Hưng đã được thay đổi hoàn toàn. Đoàn đi hộ tống dần dần rút xuống đến một phần mười. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên là một người nhát như cáy, ông miễn cưỡng lãnh nhiệm vụ khó khăn này. Ông răm rắp tuân theo mọi yêu cầu của Mao tới từng chi tiết, giảm bớt lực lượng bảo vệ ở Trung Nam Hải xuống mức tối thiểu và chủ yếu sử dụng các đơn vị an ninh ở cơ sở vào việc bảo vệ.

Sau khi Mao quyết định trả đũa, ông đã nhanh chóng bình phục. Bệnh cảm lạnh đã khỏi hẳn và ông lại khỏe khoắn như trước.

Trên đường đi, Mao và Lâm Khắc đã dành nhiều thời gian trò chuyện với nhau. Những cuộc trò chuyện của hai người đã giúp tôi lấp những lỗ hổng thông tin của mình. Những cuộc nói chuyện ban đêm giữa tôi với Mao thường được Mao đúc kết lại một hoặc hai ngày sau đó.

Một lần ông nói với tôi:

- Tôi để cho đối thủ tấn công tôi trước sau đó tôi mới đánh trả. Tôi thực hiện ba nguyên tắc. Thứ nhất, tôi làm theo vị hiền triết Lão Tử, tôi án binh bất động. Nếu bị tấn công, tôi sẽ thoái lui, cố thủ và yên lặng. Kẻ thù tưởng hắn chiếm ưu thế.

Mao nghĩ, nếu chúng ta phản ứng thì kẻ thù sẽ không có dịp lộ mặt thật của chúng. Vì vậy chúng ta phải chờ cho tới lúc chúng lộ mặt.

- Chỉ khi nào kẻ thù xuất đầu lộ diện, lúc đó chúng ta mới báo thù. Chúng ta sẽ ăn miếng trả miếng. Đó là triết lý của Khổng Tử.

Thật ra, việc này chẳng liên quan gì tới giáo lý của Khổng Tử, mà chỉ là một chiến thuặt của Mao. Mao không chỉ sử dụng nó để chống những người thiên hữu, mà ông còn dùng nó để đối phó với cả những đối thủ của ông trong đảng.

- Lúc đầu, mọi người chẳng biết bọn thiên hữu là ai và diện mạo của chúng như thế nào và chúng ta khó mà giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng bây giờ chúng ta đã có thể mô tả chúng chính xác. Đó là những tên phản cách mạng! Không, chúng ta hãy gọi chúng đơn giản là những phần tử thiên hữu.

Nguyên tắc thứ hai của Mao là, ông chỉ bỏ tù những đối thủ của ông một khi họ phạm những tội nghiêm trọng và họ làm nhân dân căm giận. Tại sao lại giam họ để lãng phí sức sản xuất của họ? Nếu họ không thích hợp với công việc lãnh đạo, thì họ cũng có thể làm cái gì đó có ích. Cách xử thế như vậy là trở về với một truyền thống lâu đời của Trung quốc.

Nguyên tắc thứ ba là đối thủ phái được cải tạo ngay tại nơi làm việc của họ. Những đồng nghiệp phải theo dõi những hành vi của họ và phải nghe ngóng họ.

Mao nói: Bằng tấm gương xấu của họ, bọn thiên hữu sẽ cho chúng ta biết thế nào là xấu xa và sai trái.

Theo Mao thì ai cũng có thể cải tạo được, ai cũng có cơ hội để trở thành người tốt

- Một con bò không tự đi cày hoặc cung cấp sữa cho người được. Một con ngựa chưa thuần thì người ta không thể cưỡi nó được. Một tên phản cách mạng hay một tên gián điệp chắc chắn phải có một biệt tài nào đó, tại sao chúng lại trở thành một tên phản cách mạng hay gián điệp cơ chứ? Tại sao chúng ta lại không cải tạo chúng rồi tận dụng những khả năng của chúng.

Đầu tiên chúng tôi tạm nghỉ ở Kim An thuộc tỉnh Thượng Đông, sau đó chúng tôi tiếp tục đến Thượng Hải, đến chỗ thiếu tá Kha Thanh Thế, một đồ đệ lừng lẫy của Mao. Kha Thanh Thế là cán bộ đảng duy nhất đã trực tiếp làm quen với Lê Nin.

Trong thời gian học tập tại một trường đại học ở Liên-xô, ông cũng đi làm ở một nhà máy, nơi Lê Nin có lần đến nói chuyện.

Mao kể rằng, không bao giờ Kha quên được cảnh tượng ấy

- Đồng chí thấy đó, ảnh hưởng của một lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dàn lớn đến mức độ nào.

Kha thu xếp cho Mao ở trong một ngôi nhà lát đá cẩm thạch tráng lệ có mái bằng đồng. Đó là nhà của một thương gia Do Thái tên là Silas Hardoon, người mà trong những năm 30 đã gặp may ở Thượng Hải.

Ngôi nhà ở trung tâm bao quanh là những bức tường bằng gạch nung. Khu vườn tạo ra một khung cảnh tuyệt vời, có đầm sen, có ếch nhái và những cây cổ thụ mọc rải rác trên thảm cỏ thoai thoải. Trong sự sang trọng kiểu phương Tây này, Mao vẫn chẳng thấy thoải mái và bất chấp sự phản đối của Kha, ông muốn trở lại đoàn tàu của ông.

Khác hẳn với những chuyên du lịch trước đây của Mao, chuyên viếng thăm Thượng Hải lần này là một sự kiện đối với dư luận. Cả nước biết rằng Mao đang chỉ huy chiến dịch chống bọn thiên hữu.

Chiến dịch ở Thượng Hải tiến triển rất tốt Chúng tôi tới thăm một nhà máy, nơi công nhân đã căng những khẩu hiệu kêu gọi chống bọn thiên hữu. Mao nói chuyện trước các cán bộ đảng ở địa phương, cán bộ của quân đội, của chính phủ và ông đã gặp gỡ những nghệ sĩ thiên tả nối tiếng nhất của thành phố, như nhà văn Ba Kim, nữ minh tinh Thanh Nghị, tài tử Triệu Đan và vợ là Hoàng Tông Anh.

Khi đấu tranh, lúc nào Mao cũng năng nổ. Chúng tôi rời thành phố Thượng Hải náo nhiệt và tới Hàng Châu yên tĩnh - thành phố đẹp nhất ở Trung quốc. Chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà tráng lệ như Liễu Chương, nơi chúng tôi đã lưu lại. Trước đây ngôi nhà này là của một người buôn chè giàu sụ, nhưng bây giờ nó được tân trang lại cho Mao ở. Liễu Chương nằm trên một bán đảo hẻo lánh đây hoa cỏ, trải dài đến bờ biển phía tây, nhỏ hơn và hấp dẫn hơn so với lâu đài Mùa hạ ở Bắc Kinh.

Ngược lại, khu vườn của nó to hơn và đẹp hơn so với khu vườn tuyệt diệu của Tô Châu.

Chính trị gia Anatas Mikoyan của Liên-xô đã đến Hàng Châu để thi hành một nhiệm vụ bí mật. Ông ta muốn trấn an Mao sau vụ Ma-len-cốp và Mô-lô-tốp bị phế truất.

Ngoài ra các cuộc đàm phán gay go về kế hoạch sản xuất vũ khí nguyên tử ở Trung quốc.

Mao cho gọi tôi lên.

Mikoyan là một người mập mạp, đáng đi lom khom, trạc độ 60 tuổi. Ông mắc bệnh đau khớp ở lưng và ở chân. Ông hy vọng sẽ được chữa khỏi bằng châm cứu. Tôi liên hệ để ông tới gặp một chuyên gia nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện về sức khoẻ của ông, ông mời tôi một ly vốtka và chuyển sang nói về những nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông có vẻ bực bội về cuộc gặp gỡ với Mao và muốn thổ lộ điều đó với tôi. Ông lo ngại khi Mao chẳng hề bận tâm tới việc giết người hàng loạt.

Mao phân tích cho Mikoyan luận thuyết hổ giấy của Mao và quả quyết rằng Trung quốc có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nguyên tử dù có hy hàng triệu người. Mikoyan cố gắng mô tả cho tôi về sức tàn phá ghê gớm của một quả bom nguyên tử. Ông hy vọng rằng Trung quốc sẽ học kinh nghiệm của Liên-xô và không chế tạo loại bom này ở đây, vấn đề chi phí chỉ là một phần. Ông cũng kể cho tôi nghe một cán bộ cấp cao của Liên-xô đã phải chịu hậu quả tệ hại như thế nào, sau khi ông ta điều hành việc thử bom nguyên tử ông đã chết vì bệnh máu trắng - một căn bệnh mà tủy không còn khả năng sản xuất ra hồng cầu nữa.

Tôi đáp:

- Tôi là thầy thuốc, tôi không biết gì nhiều về bom nguyên tử. Theo quan điểm đạo đức của mình, tôi không chấp nhận nó, bởi vì nó cũng giết người như tất cả những loại khí khác.

Tôi không có quyền trao đối với một chính trị gia cao cấp của nước ngoài về một đề tài quan ưọng như vậy, và tôi nghĩ rằng, tốt hơn hết là phải báo cáo lại cho Mao về cuộc nó chuyện này. Đối với ông việc tàng trữ bom nguyên tử chỉ là vấn đề quyền lực chứ không phải là vấn đề sinh mạng con người. Mao rùng mình nói:

- Mikoyan đảm bảo với tôi là vũ khí nguyên tử của Liên có đủ cho cả hai nước dùng. Hệ thống phòng thủ hạt nhân của Liên-xô trùm lên tất cả chúng ta. Liên-xô muốn kiểm soát chúng ta, vì vậy họ ngăn cản việc Trung quốc có bom nguyên tử. Họ sợ chúng ta có thể không nghe lời họ, chúng ta có thể khiêu khích Mỹ. Nhưng chúng ta không sợ xung đột với các nước khác. Bằng giá nào tôi cũng cho chế tạo bom nguyên tử. Đồng chí cứ yên tâm. Chúng ta sẽ không để cho kẻ nào sai khiến chúng ta được.

Một khi Mao đã sán sàng hy sinh chừng ấy người Trung quốc trong một cuộc chiến tranh nguyên tử thì tại sao ông lại không dám để mặc cho hàng chục nghìn người thiên hữu bị giết hại. Tuy ông không trực tiếp hành hình họ nhưng ông cũng chẳng ngăn cản việc đó.

ở Hàng Châu Mao phát biểu trước công chúng thêm một lần nữa trước khi ông nghỉ ngơi mấy hôm. Lưu lại đó ít lâu, chúng tôi lại lên đường đi Nam Kinh, nơi chúng tôi trú trong một ngôi biệt thự trước đây là của một chính trị gia Quốc dân đảng. ở Nam Kinh, tiết trời vô cùng nóng nực, nhiệt kế thường chỉ trên 40 độ C. Mao ít bị cái nóng quấy rầy hơn tôi. Hàng ngày, những người phục vụ của Mao mang vào phòng ông những thùng đựng đầy nước đá.

Trong khi ông phổ biến về chiến dịch kháng hữu, nước đá thì chảy ra, còn tôi thì toát mồ hôi.

Chiến dịch này lan ra khắp đất nước như một cơn lốc. Mao khoan khoái đọc những tờ thông báo mít kín mít những dòng chỉ trích những người thiên hữu. Vào thời gian này, chúng tôi thường hay chuyện trò ban đêm hơn. Sự thiếu ngủ hình như có tác dụng kích thích ông.

Lâm Khắc - trong thời gian tôi ở bệnh viện Bắc Kinh, ông ta vẫn liên lạc chặt chẽ với Mao - đã kể cho tôi những nhận định của ông ta về quan điểm chính trị hiện nay của Mao. Theo Lâm, Chủ tịch phải tạm thời thỏa hiệp với những đối thủ trong đảng một cách miền cưỡng để cùng nhau tìm cách chống lại những người thiên hữu đang to mồm phê bình đảng. Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm tổ chức chiến dịch kháng hữu. Đặng đã làm Mao tức giận khi ông gợi ý Mao từ chức trong Đại hội đảng lần thứ 8, nhưng ông thuộc vào hàng những cán bộ đảng mà Mao rất tin tưởng trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn. Mãi sau này tôi mới biết, Đặng đã điều khiển chiến dịch kháng hữu một cách cuồng nhiệt như lhế nào và ông đã tấn công tàn bạo như thế nào đối với những kẻ đòi xét lại địa vị của đảng.

Trong bối cành hiện nay, tôi cho ràng những chiến dịch trong năm 1956 và 1957 của Mao giống như một cuộc Cách mạng Văn hóa sai lầm. Ngày nay chúng ta liên tưởng tới năm 1957 chủ yếu là với chiến dịch kháng hữu khủng khiếp, mặc dù đối thủ của Mao ban đầu không phải là những người thiên hữu ngoài đảng, mà là các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản - những người đã xúc phạm Mao, đòi bớt xén quyền lực của ông và cảnh cáo ông trước những giấc mơ viễn tưởng của ông về chủ nghĩa xã hội. Mao muốn trả đũa đối thủ, nhưng ông không muốn người ta động chạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhất là ông không muốn vị trí lãnh đạo của bản thân ông bị lung lay. Vì vậy, ông miễn cưỡng tạm thời liên minh với các đối thủ của ông trong đảng. Những người đã này theo ông hết lòng, vì địa vị lãnh đạo của chính họ cũng bị đe dọa.

Tuy nhiên, Mao cũng đã cho những nhà lãnh đạo đảng thấy rằng, nếu cần, ông có thể dùng thế lực bên ngoài để tấn công họ, và lời đe dọa này của ông như một lưỡi gươm lơ lửng trên đầu tất cả những ai muốn lay chuyển địa vị của ông. Nhưng lúc đầu, đa số những cán bộ đảng đã đứng về phía Mao. Nỗi sợ lại bị tấn công từ phía Mao và cả tầng lớp trí thức cũng như lòng tin vào những suy nghĩ viễn tưởng của Mao đã khiến họ ủng hộ phong trào đại nhảy vọt của Mao sau này.

Chủ tịch có ý muốn triệu tập một hội nghị đảng để nhận định tình hình. ở Nam Kinh quá nóng nên Giang Vệ Thanh, bí thư thứ nhất tỉnh Giang Tô - Nam Kinh cũng thuộc tỉnh này - đã triệu các tỉnh ủy viên tới để cùng tìm một nơi dễ chịu cho hội nghị của đảng.

Họ quyết định chọn Thanh Đảo. Một nơi tắm biển ở tỉnh Sơn Đông, trước đây do người Đức kiểm soát, khí hậu ở đó mát mẻ hơn và rất thích hợp cho việc tắm biển. Nếu đi tàu chủ tịch sẽ không chịu được nóng. Vì vậy chúng tôi đi bằng hai chiếc máy bay IL-14 do Liên-xô chế tạo và nghỉ giữa chặng bay tại Kim An. Tại đây, Mao đã sôi nổi phát biểu trước một nhóm cán bộ đảng, quân đội của tỉnh Sơn Đông về việc chống bọn thiên hữu - nội dung tóm tắt của cuộc chuyện trò ban đêm của chúng tôi.

Với khí hậu sóng gió biển mát mẻ, Thanh Đảo là một nơi nghỉ lý tưởng sau khi chúng tôi rời địa ngục Nam Kinh. Thành phố có những quả đồi khiến người ta liên tưởng đến San Francisco nay được xây dựng theo phong cách của Đức. Giữa những cây cói và những lùm cây um tùm, những ngôi nhà gạch lợp ngói rất đẹp, được bao quanh bởi những bức tường. Mao cùng vệ sĩ của ông ở trong một lâu đài tráng lệ nằm trên một quả đồi, nơi ở của viên thống đốc - người Đức trước đây. Từ trên đó nhìn xuống thành phố và biên hiện ra thật là đẹp.

Mao đi thăm những kỳ quan quan nổi tiếng nhất của thành phố được coi là đẹp nhất Trung quốc, trường đại học tổng hợp Sơn Đông, nơi hình như Giang Thanh đã nghe nhà nghiên cứu Sêchxpia nổi tiếng nhất là Lương Thế Kỳ giảng và một nhà máy sản xuất đầu máy xe lửa. Tại đó sự có mặt của Mao làm tất cả mọi người trở nên phấn khích, mặc dù Mao chẳng phải phát biểu gì, mà chỉ đứng lẫn trong đám đông. Những biện pháp bảo vệ ở Thanh Đảo quả là nghiêm ngặt. Trong thành phố, người ta đã phong tỏa nhiều con đường dành cho người và cho xe chạy.

Hội nghị các bí thư tỉnh ủy và đảng ủy xã bắt đầu vào ngày 17 tháng ó năm 1957, ngay sau khi chúng tôi đến và kéo dài nhiều ngày. Các cuộc tranh luận tập trung vào chiến dịch kháng hữu và vấn đề cải tạo xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Báo Nhân dân đăng báo cáo của Mao trong hội nghị dưới nhan đế Bối cảnh chính trị mùa hè 1957. Trong đó, ông lại công kích nhữmg người thiên hũu và bộc lộ rõ hơn viễn tưởng về xã hội của ông, bức tranh một nhà nước công nông hiện đại được thiết lập bởi một đội ngũ đông đảo những nhà khoa học kỹ thuật xã hội chủ nghĩa. Mao nói về cặp mâu thuẫn: sự tập trung quyền lực và dân chủ, kỷ luật và tự do, về sự thống nhất tư tưởng và nguyện vọng của mỗi cá nhân - nhiệm vụ đề ra là trong vòng 40-50 năm kể từ năm 1953 trở đi, là phải vượt Mỹ về kinh tế và từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang chủ nghĩa cộng sản.

Bị những vệ sĩ của Mao quây kín, lại ở nơi cách biệt với thế giới nghèo nàn bằng sự xa xỉ khôn tả, tôi không thể hiểu được nội dung thực của chiến dịch kháng hữu. Ngay cả trong những cuộc chuyện trò của tôi với Mao cũng có những điều không thực tế.

Ngoài ra ở Thanh Đảo, tôi gặp phải một vấn đề không liên quan gì tới chính trị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro