Chương 22,23,24

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 22


Giang Thanh đã trở thành cả một vấn đề. Tháng tư trước lúc Mao triệu tôi về ít lâu thì bà từ Liên-xô trở về. Bà ở lại Thanh Đảo với chúng tôi.

Việc điều trị bằng tia Cobalt đã thành công, nhưng từ khi bà bị căn bệnh ung thư này, càng ngày bà càng bẳn tính. Chưa đầy hai ngày sau. bà đã đuổi ban tham mưu của Mao ra khỏi lâu đài, vì bà không chịu nổi sụ ồn ào do chúng tôi gây ra. Ngay cả tiếng nước trong cầu tiêu chảy róc rách cũng làm bà khó chịu. Bà chất vấn: ở đây ai cần nghỉ ngơi, các đồng chí hay tôi?

Bà vẫn được hai bác sĩ phụ khoa chăm sóc. Tuy nhiên, từ cuối năm 1956 khi Hứa Đạo đi khỏi bà không còn bác sĩ nội khoa nào chăm sóc bà nữa và vì thế bà cần đến tôi.

- Thỉnh thoảng tôi mới cần đến đồng chí. Khi nào đồng chí không có ở đây, y tá của tôi có thể gọi điện cho đồng chí để xin đơn thuốc và chỉ dẫn.

Tôi đành phải chấp nhận đề nghị của bà.

Chẳng bao lâu sau sự thỏa thuận này của chúng tôi đã gây ra bao phiền toái. Vài ngày sau khi chúng tôi bị đuổi ra khỏi lâu đài thì cô y tá của Giang Thanh gọi điện cho tôi. Lúc đó vào khoảng 23 giờ. Trời mưa như trút. nhưng Giang Thanh vẫn muốn gặp tôi ngay. Qua điện thoại tôi được biết mạch của bà vẫn bình thường và bà không sốt. Tôi khuyên bà nên dùng thuốc chống ngạt mũi và hứa sáng hôm sau tôi sẽ đến chỗ bà ngay lập tức. Tôi không có ô tô và cũng chẳng muốn đội mưa chỉ vì cái mũi ngạt của Giang Thanh.

Vài phút sau chuông điện thoại lại reo. Giang Thanh tức tối và bảo cô y tá nói lại với tôi rằng một bác sĩ chẳng ngó ngàng gì đến bệnh nhân mà kê đơn, thì thật là vô trách nhiệm.

Tôi cũng bực mình. Lúc này đã khuya và Giang Thanh cũng biết rằng trời mưa rất to. Bệnh của bà chẳng có gì hơn là ngạt mũi sơ sơ, còn cách cư xử của bà chứng tỏ bà chẳng coi tôi ra gì. Tôi bảo có y tá:

- Nếu đồng chí ấy không muốn, đồng chí ấy chẳng cần dùng loại thuốc này. Ngày mai tôi sẽ đến.

Hôm sau Giang Thanh công khai trách chúng tôi. Hai bác sĩ phụ khoa phải trở về Bắc Kinh và bà dự định tổ chức một bữa tiệc để chia tay họ. Theo thông lệ thì bữa tiệc phải có mặt tôi, nhưng bà cố tình lờ không mời tôi và qua các nhân viên của bà, bà nói đó là sự trừng phạt đối với lối cư xử tệ bạc của tôi.

Rồi đến lượt Mao bị cảm lạnh. ở Thanh Đảo tháng 7 tiết trời vẫn lạnh và mưa. Mặc dù vậy, sáng nào chủ tịch cũng đi bơi ở bãi tắm riêng của ông ở Sơn Đông. Sau cuộc họp đảng, ông bị ho, ăn kém ngon và hay bị mệt. Những loại thuốc Tây của tôi cũng vô hiệu, nên mấy ngày sau tôi không cho dùng nữa. Bí thư thứ nhất tỉnh Sơn Đông - Trụ Đông, đã thuyết phục Mao để cho bác sĩ Lưu Huệ Mẫn, một bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng về y học Trung quốc ở Vân Nam điều trị.

Lần đầu tiên Mao sẵn sàng chịu điều trị theo phương pháp y học cổ truyền. Ông chẳng tin vào y học Trung quốc lắm, mặc dù bề ngoài ông vẫn khuyến khích và ông ghét thứ nước sắc từ thảo dược vừa nóng vừa đắng vốn là phương thuốc nổi tiếng của phương pháp điều trị truyền thống này. Vì bệnh cảm nặng làm ông khó chịu, nên ông vẫn quyết định thử dùng một lần xem sao.

Tôi chưa nắm được công dụng của y học Trung quốc, nhưng những phương pháp điều trị bằng cây cỏ cũng có vẻ mang lại hiệu quả. Cũng có lần, bố tôi được một bác sĩ nổi tiếng của Trung quốc chữa khỏi bệnh bằng phương pháp này sau khi cách điều trị bằng y học phương Tây bất lục. Tôi nghĩ Mao cũng nên thử chữa bệnh bằng phương pháp này.

Bác sĩ Lưu Huệ Mẫn, 60 tuổi, là một người cao lớn, gầy gò, giản dị và thẳng thắn. Mao đón tiếp ông rất ưu ái - như mỗi khi ông đón tiếp những người ông mới gặp gỡ lần đầu. Ông giài thích ý nghĩa của tên của người bác sĩ:

- Huệ mẫn có nghĩa là người mang lại hạnh phúc cho mọi người. Xin bác sĩ hãy mang lại hạnh phúc cho tôi bằng sự điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ bắt mạch vâ khám lưỡi Mao. Ông nói với vẻ quan trọng. Chủ tịch bị cảm nặng. Chúng ta phải cho Chủ tịch uống thuốc giải cảm.

Mao biết rằng ông bị cảm lạnh và chẳng cần phải nói, ông chỉ muốn được chữa khỏi bệnh. Ông nói: Tôi chẳng hiểu gì về y học Trung quốc. Đồng chí bàn với bác sĩ Lý về cách điều trị, rồi bỏ đi.

Bác sĩ Lưu tỏ ra cung kính Mao bằng cách cúi thấp mình theo truyền thống, sau đó chúng tôi đi ra ngoài để cùng với Trụ Đông bàn cách chữa bệnh cho Mao.

Bác sĩ Lưu muốn sắc hai hỗn hợp thảo dược để Mao dùng ngay truớc khi đi ngủ.Sau đó Mao phải đắp kín bằng chăn dày để ra mồ hôi. Tôi biết Chủ tịch sẽ chẳng ưa gì cách chữa bệnh theo kiểu này. Ông không thích thuốc đắng, chỉ thích ở những nơi mát mẻ và thích đắp chăn vải mỏng.

Mao đành chấp nhận đề nghị của tôi:

- Được tôi sẽ thử một lần xem sao.

Vợ Trụ Đông chuẩn bị thuốc. Tôi kiểm tra thành phần của thuốc và khẳng định thuốc là vô hại. Vì thứ thuốc này không thể mang đi kiểm tra mức độ an toàn kỹ luỡng ở Ban dược của Phó Liêm Phương, nên tôi đã cẩn thận thỏa thuận với Ban y tế trung ương ở Bắc Kinh. Cuối cùng thì bốn thang của thứ thuốc này đã sắc ra được một loại nước đắng mầu nâu sẫm. Một thang được niêm phong và cất giữ cho Ban y tế trung ương. Sau đó tôi và Trụ Đông lấy mình làm những con thỏ thí nghiệm để nếm thử loại thuốc này. Khi không thấy có triệu chứng ngộ độc nào, thì Mao mới uống thứ thuốc đó.

Mao đã trải qua một đêm khổ sở, mồ hôi vã ra dưới lớp chăn dày và hôm sau ông vẫn không hề thấy đỡ. Bác sĩ Lưu thuyết phục Mao tiếp tục dùng thuốc.

Vào buổi sáng ngày thứ ba, bác sĩ Lưu bắt mạch và khám lưỡi Mao. Ông nghĩ Chủ tịch đã khỏi bệnh.

Nhưng Mao lại nghĩ khác. Ông vẫn ho và sổ mũi. Những triệu chứng vẫn như cũ và ba ngày tiếp theo vẫn không có một dấu hiệu bình phục nào.

Bác sĩ Lưu kinh ngạc khám lại cho Chủ tịch lần nữa. Lần này ông kết luận nguyên nhân bệnh tật của Mao không phải do cảm lạnh, mà là suy nhược nói chung. Ông kê một toa thuốc gồm hồn hợp nhân sâm và những thảo dược truyền thống của Trung quốc để tạo ra cho Mao sự cân bằng về dụ trữ dinh dưỡng. Đó là những loại thảo dược thông thường theo cách đĩều trị của Trung quốc, và mặc dù tôi nghi ngờ về việc cần cung cấp thuốc bổ thêm cho Mao, nhưng tôi chẳng có ý kiến ngăn cản việc kê dơn. Ngay cả Ban y tế trung ương cũng đồng ý việc này, tôi và Trụ Đông lại tiếp tục làm những con thỏ thí nghiệm.

Tình trạng sức khỏe của Mao vẫn chẳng khá hơn chút nào trước sự kinh ngạc của vị bác sĩ kia. Tôi cho rằng, một nơi có khí hậu ấm áp hơn sẽ giúp Mao và tôi cũng chẳng tin vào phỏng đoán của Trụ Đông là khí hậu sẽ thay đổi hàng ngày. Cuối cùng tôi đề nghị Mao trở lại Bắc Kinh. Ông đồng ý và đầu tháng tám, khi chúng tôi chưa tới Trung Nam Hải thì sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều.


Chương 23


Mao muốn tôi là người đầu tiên chứng kiến chiến dịch chống những người thiên hữu sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh. Ông nói với tôi: Đồng chí cứ như là đạo sĩ, ẩn dật nơi rừng sâu núi thẳm. chẳng biết gì sự đời. Vì vậy, ông đề nghị tôi ghé thăm bệnh viện đa khoa Bắc Kinh và báo cáo tình hình ở đó cho ông hay.

Trước đây, Hiệp hội y khoa Bắc Kinh là một bệnh viện có nhiều khoa nhất ở Trung quốc, có đội ngũ bác sĩ giỏi nhất và được trang bị hiện đại nhất. Tuy nhiên, từ năm 1949, bệnh viện này được tổ chức lại hoàn toàn mới theo kiểu Liên-xô. Người ta đã thay thế một số bác sĩ nổi tiếng và sự điều hành được đặt dưới sự kiểm soát của đảng. Bí thư thứ nhất Trương Trí Thường nắm toàn quyền lãnh đạo bệnh viện. Đảng coi ông như một bác sĩ, vì trong chiến tranh ông đã được những bác sĩ quân y cộng sản đào tạo. Nhưng những bác sĩ được đào tạo ở các nuớc phương Tây làm việc trong bệnh viện tất nhiên không công nhận ông. Trương là một người thô lỗ, vô học, một nhà cách mạng lão thành hồi đó được xem là có đủ trình độ.

Những bác sĩ thực sự, trong đó có cả những bạn bè và thầy dạy cũ của tôi, lo ngại trước những thay đổi về tổ chức. Họ phàn nàn rằng, ông bộ trưởng Bộ y tế, cơ quan có trách nhiệm quản lý chung các bệnh viện, đã can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Một số bác sĩ khi được khuyến khích phê bình trước công luận trong thời gian phong trào Trăm hoa đua nở đã bày tỏ suy nghĩ của họ. Tôi đã viết báo cáo về những ưu tư của họ, Mao bác bỏ sự trình bày của tôi, ông khiển trách tôi đã nhận xét quá hấp tấp và lại cử tôi đi tìm hiểu tiếp.

Tôi đã tham dự một cuôc họp phê phán các thành phần thân hữu trong bệnh viện. Mục tiêu phê phán chủ yếu trước hết là hiệu trưởng trường Đại học y khoa Lý Tống Ân và giám đốc bệnh viện Lý Khắc Hồng.

Những người phê phán hầu hết là các nhân viên trẻ ở phòng thí nghiệm và những y tá chẳng có khái niệm gì về việc điều hành một bệnh viện hiện đại. Vì tôn trọng những đồng nghiệp già, nên những bác sĩ trẻ không tham gia chiến dịch này. Cả hai bác sĩ họ Lý đều bị buộc tội đã âm mưu khước từ sự lãnh đạo của đảng và lạm dụng quyền hành can thiệp vào những công việc nhân sự, tài chính và hành chính. Mọi người sửng sốt và tức giận.

Tuy tôi có cảm tình với hai vị bác sĩ này, nhưng tôi cho việc phê bình đảng một cách thẳng thắn của họ là sự ngu xuẩn. Tôi đã làm việc cho Mao từ ba năm nay và tôi vẫn kính trọng ông. Tôi chẳng cần phải kiềm chế hoặc nuôi ý nghĩ chống lại ông, vì quan điểm của Mao cũng là của tôi.

Saư cuộc họp, tôi tới thăm bác sĩ Trương Tiểu Kiều, một trong nhưng bác sĩ giàu kinh nghiệm mà đáng lẽ đã khám bệnh cho Mao ở Bắc Đới Hà. Ông cũng là người tỉnh Hồ Nam như Mao. Trước giải phóng ông là hiệu trưởng trường Đại học y khoa Yale và được coi là một trong những bác sĩ giỏi nhất Trung quốc. Hồi đầu năm bác sĩ Trương cũng đã lên tiếng công kích và phê bình bí thư đảng ủy nhà trường vì ông này đã độc đoán điều động các bác sĩ ở khoa của Trương. Vì vậy chiến dịch chống những người thiên hữu đã làm cho bác sĩ Trương vô cùng lo lắng. Ông nói: Tôi đã nói quá nhiều, đó thật là một sai lầm nghiêm trọng. Lẽ ra, tôi nên im lặng. Ông khẩn khoản xin tôi tiến cử ông đến một nơi tin cậy, ý ông muốn ám chỉ Mao. Mao cười khi tôi báo cáo với ông về chuyến viếng thăm bệnh viện lần thứ hai của tôi, vì ông nghĩ rốt cuộc tôi đã hiểu được tình hình. Quyền lực của đảng đều được thể hiện trong những vấn đề nhân sự, tài chính và hành chính. Sau hàng năm ròng nội chiến với vô số người hy sinh, chúng ta mới giành được chính quyền. Vậy mà giờ đây bọn cánh hữu lại muốn đoạt lấy chính quyền của chúng ta. Nhưng ông đã tha thứ cho Trương Tiểu Kiều: Bác sĩ Trương không phải là người cánh hữu. Đồng chí ấy chỉ dại dột và để cho người khác lợi dụng Trương Tiểu Kiều không bị truy bức vì hành động của ông.

Các bác sĩ Lý Tống Ân và Lý Khắc Hồng ít gặp may hơn. Vài tuần sau chuyến viếng thăm của tôi, họ đã bị quy là thiên hữu và bị đày đi cải tạo ở nông thôn. Lý Khắc Hồng, một trong những bác sĩ giỏi nhất Trung quốc, phải làm người thủ thư trong một trường y khoa nhỏ ở Vân Nam, nơi tận cùng miền Tây Nam Trung quốc. Bác sĩ Lý Tống Ân cũng là một bác sĩ chuyên môn nổi tiếng, thì bị đày đi Quí Châu xa xôi. Cả hai đã chết sớm sau khi bị đi đày một thờì gian ngắn.

Ngay cả khi chiến dịch chống nhưng người thiên hữu lan rộng, tôi vẫn chưa lường được tầm mức của sự kiện này. Tôi không biết bao nhiêu người đã bị kết án đi cải tạo lao động và như thế có nghĩa họ sẽ phải chịu đựng những cục hình gì. Theo Mao nói, thậm chí tôi có cảm tưởng rằng Chủ tịch rất độ luợng đối với kẻ thù của ông và muốn dành cho họ một cơ hội để hối hận. Khi Mao cho tôi biết rằng ông không nghĩ đến việc hành quyết những đối thủ của ông, thì tôi tin ông ngay. Tôi đã ủng hộ Mao và chiến dịch chống những người thiên hữu. Mao tốt, đảng cộng sản tốt và cà hai đã cứu Trung quốc.

Mãi tới năm 1960, nghĩa là ba năm sau, khi bộ trưởng ngoại giao Trung quốc Trần Nghị kể cho tôi người ta đã quy cho nửa triệu người là thiên hữu. tôi mới vỡ ra rằng chiến dịch đã biến bao người vô tội trở thành nạn nhân. Tôi ái ngại nhất là ở các cơ sở sản xuất người ta phải hoàn thành một chỉ tiêu nhất định. Môi đơn vị phải quy được 5% thành viên của mình là thuộc thành phần cánh hữu, bất kể đúng hay sai.

Đến bây giờ tôi mới rõ, bao nhiêu người đã bị mất việc và bị đẩy vào những trại cái tạo lao dộng. Thực tế thì Mao không ra lệnh tử hình những đối thủ của ông, những sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần của những biện pháp cải tạo của ông thường dẫn đến cái chết dần, chết mòn và đầy đau đớn.

Cho đến khi có lần bản thân tôi phải lao động cật lực suốt hai tuần liền, tôi mới hiểu được cuộc sống trong trại cải tạo. Chẳng hạn, đàn ông chỉ vác được tối đa là 20 Jin (đơn vị đo khối lượng của Trung quốc) đá đã buộc phải khuân tới 40 Jin. Nếu họ gục xuống vì kiệt sức, thì người ta ép họ phải nhận tội của họ và khai ra những người khác.

Đáng lẽ tôi phải biết điều đó rõ hơn mới đúng. Chính Mao đã nhiều lần tiết lộ với tôi Một lần ông nói:

- Nếu chúng ta tính gộp tất cả những tên địa chủ, phú nông, những tên phần cách mạng, những thành phần không trong sạch và thành phần cánh hữu, thì ít nhất là 30 triệu người. Nếu chúng ta gom tất cả bọn chúng vào một chỗ duy nhất, chúng sẽ lập ra được cà một quốc gia mà mọi vấn đè rắc rối đều có thể từ đó mà ra. ở các cấp ủy đảng và các cơ quan chính quyền riêng lẻ, chúng sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Với dân tộc 600 triệu dân của chúng ta, thì chúng chỉ là một phần hai mươi. Vậy thì chúng ta chẳng cần phải sợ. Tuy nhiên, một số cán bộ đảng không nhận ra điều này. Tôi đã khuyên họ rằng, trong trường hợp họ bị tấn công, thì hãy đứng vững, để cho vấn đề tự nó được giải quyết. Một số người hầu như không chịu được khi bị tấn công và thậm chí một số còn muốn bỏ đảng và chạy sang hàng ngũ bọn cánh hữu. Bây giờ chúng ta đã lột mặt nạ của tất cả bọn chúng và chính chúng ta lại tấn công chúng.

Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe con số 30 triệu kẻ thù nhân dân - một con số lớn không thể tưởng tượng được. Nhưng đồng thời, tôi cũng biết rằng Mao ít khi nói bừa. Con số của ông hẳn là từ các nguồn tin đáng tin cậy. Sau này tôi phòng đoán con số đó còn nhiều hơn thế.

Có cả bằng chứng về việc Mao coi sinh mạng của đồng bào ông chẳng có nghĩa lý gì ông thường nói: Chúng ta đã quá đông dân. Chúng ta có thể loại bớt một số. Điều đó có sao đâu?

Tôi vui mừng vì hồi đó tôi chẳng hiểu Mao. Mừng vì tôi chẳng thấy hết được những gì chất chứa trong chiến dịch thanh trừng của ông, mừng vì tôi chẳng biết gì về sự khủng khiếp mà những người trí thức khác phải chịu đựng và biết bao người đã phải bỏ mạng. Tôi đã bao lần tìm cách thoát khỏi Mao, còn ông lại muốn kéo tôi trở lại. Báy giờ tôi tuyệt vọng ngồi trong bẫy. Tôi có thể làm gì được, nếu tôi biết những gì đang xảy ra bên ngoài cái kén bảo vệ của tôi?

Theo lối nói của người Trung quốc là nande hum, có nghĩa là ra vẻ ngớ ngẩn không phải lúc nào cũng đơn giản, ngu si có khi lại hưởng thái bình. Ngày nay do nhìn nhận như vậy, tôi biết rằng hồi đó tôi thật ngớ ngẩn và cần phải ngớ ngẩn. Đó là cơ hội để sống còn duy nhất của tôi.


Chương 24


Vào tháng 11 năm 1957 Liên-xô kỷ niệm 40 năm ngày lập nước. Nhân dịp này Khơ-rút-sốp mời các vị lãnh đạo các đảng cộng sản từ khắp thế giới sang Liên-xô. Hồi đó, Mao Chủ tịch đã 63 tuổi và mới một lần duy nhất rời Trung quốc là cuối năm l949, ngay sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa khi ông và Stalin đàm phán về Hiệp định Xô- Trung ở Moskva.

Mao vui mừng vì được trở lại Moskva. Chiến dịch chống những người thiên hữu vẫn diễn ra tốt đẹp và Chủ tịch rất phấn khởi. Toàn dân tỏ ra như một và tin tưởng chưa từng thấy. Chủ nghĩa xã hội được đưa về tới cả nông thôn lẫn thành thị, cuộc cách mạng tiến triển thuận lợi. Mao có thể tới Mát-xcơ-va với danh nghĩa là một người thắng cuộc, một người nước ngoài với tư cách một nhà lãnh đạo lâu năm nhất của thành trì cộng sản, một người dẫn đầu một đoàn đại biểu khổng lồ, là một đối thủ và là một người tuyên chiến đối với Khơ-rút-sốp.

Chúng tôi lên đường vào ngày 2 tháng 11 Tôi lo chuẩn bị về y tế cho chuyến đi.

Phó ban y tế trung ương đảm nhận việc chăm lo sức khoẻ thành viên trong đoàn đại biểu, trong khi đó tôi đến Moskva với tư cách bác sĩ riêng của Chủ tịch.

Giang Thanh đề nghị cho cả Lưu Huệ Mẫn đi theo, người đã điều trị cho Mao ở Thanh Đảo. Như thế có thể đến đáp sự phục vụ trước đây của ông ta và ngoài ra sự hiện diện của ông ở Mát-xcơ-va cũng chứng tỏ Chủ tịch là một người khuyến khích y học Trung quốc. Sự cảm kích lúc đầu của bác sĩ Lưu nhanh chóng chuyển thành lo ngại. Ông sợ sẽ bị mất mặt nếu ông bị cảm lạnh ở Moskva. Thật là nhục nếu Chủ tịch bị ốm và ngay cả bác sĩ điều trị cho Chủ tịch cũng bị ốm. Bác sĩ Lưu cũng sợ những chiếc áo bành-tô đồng phục nhồi bông phát cho mọi thành viên trong đoàn đại biểu sẽ không đủ ấm, ông muốn có một áo bành-tô lông, một cái mũ lông và cảm thấy nhẹ nhõm ra mặt khi Diệp Tử Long, người phụ trách hậu cần đáp ứng yêu cầu của ông.

Thế rồi, ông Lưu lo lắng đến sức khỏe của Mao. Ông phải được trang bị đầy dù để đề phòng tất cả những trường hợp có thể xảy ra, vì ở Liên-xô không có những loại thảo được mà Lưu cần khi Chủ tịch bị ốm.

Những thảo dược của ông chất đầy ba cái thùng lớn, đến nỗi mùi thảo dược hăng hắc bốc ra từ những chiếc thùng đã được niêm phong đó. Nhưng bác sĩ Lưu vẫn nhất quyết đòi mang những thùng đó lên máy bay.

Chúng tôi thỏa thuận rằng, bác sĩ Lưu chỉ mang theo máy bay một lượng thảo dược đủ dùng cho một tuần, còn ba chiếc thùng cũng nhu chiếc nồi bằng đất sét để sắc thuốc sẽ được gửi sang Mát-xcơ-va trước trong một chuyến tàu chở đầy tặng phẩm.

Cuối cùng chúng tôi cần một y tá để chăm sóc Mao. Tôi chọn vợ Hứa Đạo là Ngô Từ Tuấn, người y tá có khả năng nhất và từng trải nhất mà tôi biết. Tuy nhiên Diệp Tử Long muốn cử một trong những y tá mà năm ngoái đã đưa Giang Thanh sang Moskva. Nhu vậy sẽ rẻ hơn, vì đảng phải lo quần áo mùa đông cho các thành viên trong đoàn, còn người y tá hộ tống Giang Thanh trước đây đã có sẵn quần áo. Nhưng ngược lại, cô ta không được đào tạo về y khoa. Giang Thanh ủng hộ tôi một cách bất thường: một y tá tốt cho Mao Chủ tịch quan trọng hơn nhiều so với việc tiết kiệm nhỏ nhặt. Thế là Ngô Từ Tuấn được bổ nhiệm vào nhiệm vụ này.

Liên-Xô cũng cử một bác sĩ để chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch trên đường tới Mát-xcơ-va.

Tôi phải tiếp đãi ông khách này trong thời gian ngắn ngùi mà ông lưu lại ở Bắc kinh. Cô y tá Ngô Từ Tuấn và tôi đã dẫn ông ta tới nhà hàng Quán Tư Đắc nổi tiếng về món vịt Bắc Kinh quen thuộc. Ông bác sĩ này tỏ ra rất thích những món ăn cùng như thứ rượu mạnh Mao Đài.

Khi tôi đưa ông về sứ quán Liên-Xô. Ông đã chếnh choáng và mừng rỡ khi tôi đưa thêm cho ông một chai Mao Đài nữa.

Người Nga dành cho chuyến bay của chúng tôi hai chiếc máy bay TU 104.

Mao, Tống Khánh Linh, ông bác sĩ người Nga và tôi đi trên một chiếc, những người còn lại của phái đoàn đại biểu khổng lồ của Trung quốc đi chiếc thứ hai. Các chiêu đãi viên hàng không mang tới cho chúng tôi món trứng cá muối, cá, khoai tây rán ăn kèm với bánh mì và trong các chặng nghỉ để tiếp nhiên liệu giữa đường là đủ các loại xúc-xích được cắt lát. Mao chẳng cần giấu diếm mối ác cảm của ông đối với những món aă của người Nga. Ngay lúc mới khởi hành, ông bác sĩ Nga đã uống rất nhiều vốt ka, ông nói về tác hại của hút thuốc và lợi ích của uống rượu. Chặng còn

lại của chuyến bay ông dành cho giấc ngủ để tỉnh rượu.

Nikita Khơ-rút-sốp đón chúng tôi ở sân bay. Cùng đi với ông có Nikolai Bulganin, một người có bộ râu xồm đáng kính, có vẻ mặt u sầu và người bạn cũ của tôi là Anastas Mikoyan. Mikoyan chào đón tôi rất nồng nhiệt bằng tiếng Nga, nhưng không có phiên địch nên tôi chẳng hiểu gì cả. Hình như ông ta nói gì đó về phương pháp điều trị bằng châm cứu mà tôi đã giới thiệu cho ông trước đây. Người phụ nữ duy nhất của Ban tiếp tân là bà bộ trưởng bộ văn hóa Ekaterina Furzeva, một phụ nữ trông hấp dẫn trạc 50 tuổi. Không hiểu sao mà bà đi đi lại lại có vẻ tất bật.

Phái đoàn Trung quốc là phái đoàn quan trọng nhất trong 64 đoàn đại biểu.

Khơ-rút-sốp tiếp Mao rất thân mật và đầy vẻ kính trọng. Ông đích thân đưa Mao vào nơi làm việc của mình trong điện Kreml và mời Mao sau hội nghị hoặc là đi nghỉ ở một nhà nghỉ tại Mát-xcơ-va, hoặc đến bãi tắm Sotschi bên bờ Biển Đen. Mao từ chối và ngay từ đầu đã tỏ ra thận trọng và lạnh lùng đối với Khơ-rút-sốp. Ông vẫn còn tức việc Khơ-rút-sốp đã phê phán Stalin. Gần như ngay sau khi chúng tôi đặt chân đến Mát-xcơ-va, Mao đã bắt đầu châm chọc người lãnh đạo đảng cộng sản Nga này. Khi chúng tôi đi từ sân bay vào thành phố, cũng giống như tôi, Mao nhận thấv dân chúng trên đường phố có vẻ chán chường và cau có. Ngược hẳn với ở Trung quốc, nơi mà lòng nhiệt tình sau cách mạng vẫn hừng hực dâng cao. Mao nói: Với chiến dịch chống Stalin, Khơ-rút-sốp đã đánh mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Chẳng có gì lạ khi người dân ở đây đã mất hết nhiệt tình.

Người ta chuẩn bị cho Mao và những người tùy tùng của ông cực kỳ kỹ lưỡng.

Đó là một lâu đài, trước kia là nơi ở của hoàng hậu Katharina trước đây với những hành lang tạo thành những mê cung rộng lớn và những căn phòng gọn gàng, được trang trí bằng những đồ cổ cực quí. Dưới sàn là những tấm thảm nhung dày, trên trần cao có treo những chùm đèn sáng lấp lánh, còn những bức tường được trang trí bằng những bức tranh chân dung. Mao ở trong căn phòng lộng lẫy nhất là phòng ngủ của hoàng hậu Katharina. Căn phòng đó khá rộng và được bày biện tuyệt đẹp. Lần này tuy ông không mang theo chiếc giường riêng của ông, nhưng ông vẫn khăng khăng dùng chiếc bô riêng của ông, mặc dù đã có cầu tiêu xả nước ngay bên cạnh phòng tắm.

Diệp Tử Long, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, Lý ẩm Kiều, vệ sĩ Tiểu Trương, hai người dầu bếp và tôi cùng ở với Mao trong lâu đài. Những thành viên còn lại trong đoàn đại biểu, trong đó có nhiều vị lãnh dạo đảng và chính phủ như Tống Khánh Linh, Đặng Tiểu Bình. Bành Chân. Bành Đức Hoài, Lỗ Đình Nghị, Dương Thượng Côn, Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mục cũng như những người hộ tống khác thì ở các khách sạn hoặc chia nhau ở trong sứ quán Trung quốc. Tôi hầu như chẳng gặp họ. Lâm Khắc và tôi cùng ở trong một căn phòng thuộc một phần lâu đài. Tuy căn phòng này không lộng lẫy như phòng của Mao, nhưng trông nó cũng rất sang trọng. Người ta luôn luôn mang tới cho chúng tôi nào táo, cam, sô-cô-la, nước cam, nuớc khoáng vâ thuốc lá.

Mao rất phấn khích, sôi nổi và kích động. Tuy ông chẳng thèm để ý đến sự xa hoa bao quanh ông, nhưng lại lưu tâm đến thái độ ân cần mà người ta dành cho ông và các đại biểu Trung quốc. Ông so sánh rất sắc xảo với những gì ông đã chứng kiến vào năm 1949, khi ông sang hội đàm với Stalin. Ông châm biếm với nụ cười khinh bỉ:

- Các đồng chí thấy bây giờ người ta tiếp đãi mình như thế đấy. Ngay tại đất nước cộng sản này, người ta cũng phân biệt rõ ai là người có thế lực và ai là người yếu hèn. Đúng là bọn đua đòi!

Tôi không thể tin được là Mao có thể nặng lời như vậy.

Chúng tôi viếng lăng Lênin và đặt vòng hoa trước quan tài kính của Lênin và Stalin một cảm giác thật xúc động. Thi hài của hai nhà lãnh đạo Liên-Xô trông nhăn nhúm và khô khốc. Sau này tôi được biết chân tay của họ đã bị thối rữa và được thay thế bằng sắp. Hồi đó tôi không thể ngờ rằng 20 năm sau tôi phải điều hành một nhóm bác sĩ bảo quản thi hài của Mao.

Mao tỏ ra ít để tâm đến văn hóa Nga. Ông ngồi ăn một mình, thậm chí còn tách ra khỏi các thành viên trong đoàn đại biểu Trung quốc. Trong mỗi bữa ăn. Ông có thể thoải mái chọn các món ăn từ vô số các món ăn Nga và Trung quốc. Người ta đã điều cho ông hai đầu bếp Nga và một trong hai dầu bếp riêng của ông cũng rất thành thạo nghệ thuật nấu ăn phương Táy. Tuy vậy, Mao vẫn chỉ ăn những món ăn của Hồ Nam - quê hương ông - do người đầu bếp mà ông ưa thích nấu. Tôi cũng hiểu được sự ưu ái mà ông dành cho các món ăn Trung quốc, bởi vì chúng tôi cũng không thấy ngon miệng khi phải ăn những món ăn nặng nề của Nga. Bởi vậy, khi ông mời tôi đến ăn cơm vào buổi tối. tôi đã ăn rất thích thú, mặc dù tôi mới vừa ăn các món ăn Nga. Mao trêu tôi: Tôi không nghĩ đồng chí vừa mới ăn xong.

Chuyến chu du duy nhất của Mao vào đời sống vãn hóa Nga lại là một thất bại khó chịu. Khơ-rút-sốp dẫn ông đi xem buổi trình diễn vở Hồ Thiên Nga. Tôi cũng đi theo và ngòi với hai chính trị gia này ở lô riêng của Khơ-rút-sốp. Khi hồi thứ hai bắt đầu, chúng tôi mới gặp nhau. Từ trước tới nay Mao chưa bao giờ xem biểu diễn ba-lê của phương Tây và chưa được ai chuẩn bị trước, cho nên ngay từ đầu ông đã chán ngán. Ông nói với Khơ-rút-sốp:

Tôi chịu không nhảy được như vậy? Thế còn đồng chí? Nhà lãnh đạo Liên-Xô cũng quả quyết là ông không thể nào nhảy bằng đầu các ngón chân được. Hết hồi thứ hai Mao nói ông muốn về. Tại sao trong khi nhảy họ lại nhún trên các đầu ngón chân nhỉ? Thật là nực cười. Tại sao họ không nhảy như những người bình thường? Tôi đoán rằng, Mao cố tình không đánh giá cao nền văn hóa Nga. Ông khoái chí khi chê được Khơ-rút-sốp và những khiếm khuyết của Liên-Xô.

Tới khi chúng tôi đến thăm sinh viên Trung quốc đang học ở trường đại học tổng hợp Mát-xcơ-va, thì mới thấy Mao có vẻ quan tâm đôi chút. Bữa ăn trong các nhà ăn sinh viên ở đây ngon hơn nhiều so với cơm rau đạm bạc bình thường của sinh viên ở Trung quốc. Các cư xá sinh viên ở Mát-xcơ-va cũng đầy đủ tiện nghi hơn hẳn ở Trung Quốc. ở đây cứ hai sinh viên ở trong một phòng. Còn ở Trung quốc thì căn phòng này đủ cho tám người ở. Mao nói: Chúng ta không thể so bì được.

Thường thường, ban ngày ông tham gia các cuộc gặp mặt. Tối đến ông ở trong phòng một mình. Vì vậy, các thành viên trong ban tham mưu của ông có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Có lần, tôi và Lâm Khắc đi xem chương trình biểu diễn ca nhạc dành cho các đoàn đại biểu nuớc ngoài mà chúng tôi rất ưa thích. Những buổi tối, chúng tôi thường vào rạp chiếu phim trong lâu đài để xem những cuốn phim của Mỹ nói về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bộ phim mà chúng tôi thích là điệu van-xơ vĩ đại. Hán Tự, nhân viên bộ ngoại giao, sau này ông làm đại sứ ở Hoa Kỳ, sợ việc chúng tôi thích phim Mỹ sẽ xúc phạm nước chủ nhà. Do đó, chúng tôi đã không xem phim Mỹ nữa và chọn xem một bô phim Liên-Xô. Tôi bát đầu xem bộ phim mới quay theo cuốn tiểu thuyết Sông đồng êm đềm của Sô-lô-khốp nói về thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Cách mạng tháng Mười. Bởi vì bộ phim này chẳng có lời dịch bằng tiếng Trung quốc cũng như tiếng Anh và tôi cũng chẳng hiểu tiếng Nga, nên tôi đã nản chí không xem nữa.

Đoàn chúng tôi được chủ nhà đặc biệt quí trọng. Chúng tôi mang theo vô số tặng phẩm: một chiếc tàu chạm bằng ngà voi rất quí, những bình hoa bằng gốm, những lá cờ của quốc tế cộng sản làm bằng vàng là lá dành cho các cán bộ cao cấp và một số lượng lớn thuốc lá Trung quốc và rượu Mao Đài dành cho các nhân viên. Ngay sau khi đến nơi. chúng tôi bắt đầu phân phát tặng phẩm. Rồi người ta gõ cửa phòng chúng tôi vào ban đêm để xin thêm quà.

Những tặng phẩm quí đã làm cho người ta ngộ nhận rằng, các bác sĩ Trung quốc rất có uy tín và có thu nhập cao. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến một cô hầu phòng đã ngỏ ý với tôi. Lâm Khắc thấy người cô gái này đặc biệt cẩn thận khi dọn giường cho tôi. Sau đó qua anh phiên dịch Nhan Minh Phục của chúng tôi, cô cho tôi biết là cô ta muốn cặp bồ với tôi và thậm chí còn sẵn sàng theo tôi về Trung quốc. Nhan Minh phục thay mặt tôi đã từ chối và đoàn chúng tôi được một trận cười vui vẻ.

Khi thời gian ở Moskva của chúng tôi sắp hết, Lại Chu Liệt, trưởng phòng chi tiêu đặc biệt đề nghị tôi cùng với một phiên dịch của sứ quán Trung quốc đến cảm tạ ông bác sĩ đã tháp tùng Mao đến Mát-xcơ-va. Ông bác sĩ này có một căn hộ trải thảm rộng rãi, bày biện đồ gỗ khá dẹp.

Ông mừng rỡ khi chúng tôi tới thăm và tiếp đãi rất ân cần. Khi chúng tôi trao quà tặng cho ông gồm hai chai Mao Đài và một số thứ lặt vặt, ông có vẻ bối rối, đi tới đi lui.

Cuối cùng, ông rút ra ba tờ một trăm rúp đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ. Tôi khó chịu và không muốn nhận tiền, nhưng Lại giật tiền từ tay tôi và nhét vào túi. Trên đường về Lại giải thích cho tôi là tất cả những tặng phẩm dành cho phái đoàn Trung quốc là sở hữu của nhà nuớc. Vì Lại là người bần tiện, nên tôi chắc rằng số tiền đó hắn sẽ đút túi riêng.

Vào ngày mồng 7 tháng 11 có cuộc diễu hành nhân dịp 40 năm ngày Cách mạng tháng Mười. Tất cả chúng tôi đều tham dự. Mao đứng với Khơ-rút-sốp trên khán đài của lăng Lê nin. Tôi đứng ngay cạnh lăng. Bên cạnh tôi là tổng bí thư đảng cộng sản Estonia. Ông đã ở Anh lâu năm và nói tiếng Anh tuyệt vời. Ông nói rằng, ông hy vọng sẽ có ngày ông được đến Trung quốc. Trung quốc là một đất nước xa xôi và huyền bí.

Các cuộc diễu hành của chúng tôi vào ngày mồng một tháng 5 và ngày mồng một tháng 10 cũng bắt chước Liên-xô. Trong khi đó, tôi không thể nán lại xem các cuộc duyệt binh tốn kém. Ngay Quảng trường Đỏ có con đường lát đá, với những tháp đường và các cung điện cũng chẳng hấp dẫn được tôi. Hai năm sau, quảng trường Thiên An Môn được mở rộng nhân dịp kỷ niệm 10 năm Cách mạng Trung quốc. Tôi nghĩ rằng Trung quốc đang chạy đua với Liên-xô xây dựng một quảng trường lớn nhất thế giới.

Mặc dù bất đồng với Khơ-rút-sốp, sự kiện Hội nghị Mát-xcơ-va và Bản luyên bố chung cũng tác động tới Mao. Mao nói.

Năm 1848 Mác và ăng ghen đã công bố tuyên ngôn cộng sản và phát động phong trào cộng sản toàn câu. Bây giờ, hơn 100 năm sau, bản Tuyên bố chung ở Moskva đã đúc kết những kinh nghiệm của phong trào này và vạch ra những triển vọng cho tương lai. Mao lạc quan nhìn về tương lai và cũng tư cảm thấy phấn khởi qua những tiên đoán trong bài phát biểu của ông. Trước đông đảo các đại biểu. Mao tiên đoán rằng, trong vòng 15 năm tới, Liên-Xô sẽ vượt Mỹ về công nghiệp luyện kim và những ngành công nghiệp quan trọng khác. Cũng trong thời gian đó, Trung quốc sẽ vượt Anh. Mao quả quyết trong vòng 10 nam tới, hệ thống kinh tế cộng sản sẽ vượt hết các nước tư bản và tình hình thế giới sẽ chín muồi cho một cuộc cách mạng cộng sản.

Mao coi ngành luyện kim là chủ đạo, quyết định việc phát triển kinh tế và cho rằng Trung quốc cần phải tăng sản luợng luyện kim. Ông chấp nhân cuộc chiến tranh lạnh, chính sách của bộ trưởng ngoại giao Mỹ Đa-lét và những căng thẳng quốc tế: Những căng thẳng quốc tế chỉ có lợi cho chúng ta, chóng thống nhất đất nước chúng ta. Chừng nào những kẻ khác còn mài kiếm, chừng ấy tôi chưa thể yên tâm.

Sau này, qua hồi ký của Khơ-rút-sốp tôi biết rằng. Ông ta rất lo ngại trước bài phát biểu vô trách nhiệm của Mao vào tháng 11 năm 1957 ở Mát-xcơva. Mao nhìn thế giới như ếch ngồi đáy giếng. Việc òng quả quyết trong vòng 15 năm tới các nước cộng sản sẽ vưọt các nuớc tư bản là hoàn toàn thiếu cơ sở. Và việc tán thành tiếp tục duy trì tình hình cảng thang trên thế giới trong thời đại nguyên tử là một sự mạo hiểm. Bài phát biểu của Mao cũng chẳng hơn gì những câu chuyện phiếm rỗng tuyếch trong các cuộc tán gẫu ban đêm của chúng tôi. Ông đang ôm ấp một chiến lược mới. Sáng kiến đại nhảy vọt - một chiến dịch mang tính chất chính trị bất hạnh nhất của Mao đã ra đời.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro