Chương 40,41,42

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 40


Lý Liên, Thạch Thụ Hán và Cơ Túc Hoa ra đón tôi ở sân bay. Trước khi tôi vào bệnh viện trình diện, tôi và Lý Liên ghé qua thăm mẹ tôi. Cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng khiến cho hoàn cảnh của gia đình tôi tồi tệ đi Mẹ tôi già đi trông thấy. Cụ vẫn bị huyết áp cao. Ngoài ra, cụ còn bị yếu tim. Hàng ngày cụ chỉ ăn một bữa - không chỉ vì thiếu thốn thực phẩm mà do cụ chẳng muốn ăn nữa. Đã thế cụ lại phải trông nom hai đứa con trai tôi vì vợ tôi đi làm từ sáng sớm và về nhà rất muộn còn tôi thường vắng mặt ở Bắc Kinh. Mẹ tôi lo lắng cho bệnh tình của tôi. Tôi là đứa con trai duy nhất của cụ, nên cụ rất thương tôi và lúc nào cũng lo cho tôi. Tôi không muốn mẹ tôi phải bận lòng, nên tôi chỉ ngồi lại với cụ vài phút rồi vào viện.

Khối u ở dạ dày của tôi không phải u ác tính. Ngô Tiếp, vị giáo sư cũ của tôi bây giờ giữ chức Trưởng khoa Nội, đã cam kết với tôi rằng, tôi sẽ mau chóng bình phục mà không cần phẫu thuật, nếu tôi nghe theo lời ông: ăn kiêng và dùng thuốc. Chỉ sau ba ngày tôi đã cảm thấy những dấu hiệu tốt hơn. Dạ dày tôi đã bớt cháy máu và tôi đã cảm thấy khá hơn. Nhưng một quí phu nhân ở phòng bên cạnh, vợ của một thứ trưởng bộ y tế làm tôi rất khó chịu. Bà ta biết tôi là bác sĩ riêng của Mao, nên đã tìm đủ mọi cách để moi bằng được những chi tiết về mối quan hệ của Mao và Giang Thanh. Người đàn bà này quấy rầy tôi đến nỗi cuối cùng Cơ Túc Hoa, giám đốc bệnh viện, đã phải chuyển tôi sang phòng khác.

Trong khi sức khỏe của tôi đang dần dần phục hồi, thì mẹ tôi lại phải vào nằm trong bệnh viện Đồng Nhân gần đó vì một cơn đau tim. Cơn đau này không nghiêm trọng lắm, nhưng mẹ tôi phi nằm lại trong bệnh viện hàng tuần liền để dưỡng sức. Một bà cô trông coi hai đứa con trai tôi, còn Lý Liên hết đạp xe đến bệnh viện tôi nằm rồi lại đạp xe đến bệnh viện mẹ tôi nằm. Tôi cảm thấy đã khỏe khoắn hơn và có thể thỉnh thoảng ra khỏi bệnh viện để cùng với Lý Liên đi thăm mẹ tôi. Bệnh viện trở thành nơi ẩn nấp của tôi. Chiến địch chống bọn cơ hội hữu khuynh vừa được phát động và tôi chẳng muốn bị cuốn hút vào. Bành Chân, thị trưởng thành phố Bắc Kinh tỏ ra là một người hăng hái hưởng ứng chiến dịch này. Ông cho treo khắp các phố phường những lá cờ đỏ to tướng và những khẩu hiệu vừa cũ, vừa mới như: Mao Chủ tịch muôn năm!, Đường lối chung muôn năm!, Công xã nhân dân muôn năm!, Đại nhảy vọt muôn năm!

Người anh của tôi đang làm việc ở Bộ y tế đã trở thành nạn nhân của phong trào này. Hồi đó tôi không liên lạc gì với anh ấy. Lý Liên muốn tôi dò hỏi tình hình của anh ấy trong Bộ y tế xem sao. Nến làm thế, thì chỉ tổ làm người ta để ý đến tôi. Tôi không muốn dính vào chính trị một tí nào. Tôi muốn rời khỏỉ nhóm Một.

ở đó không chỉ có Mao, người làm cho tôi không chịu đựng nổi công việc tôi đang làm, mà còn có Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Họ là những kẻ thô lỗ và ác độc. Họ càng làm việc lâu trong nhóm Một, họ càng đồi bại. Vụ bê bối của Diệp Tử Long với một người bạn gái cũ ở tỉnh Vũ Hán năm 1958. Còn Lý ẩm Kiều cũng bắt đầu lao vào một mối tình chớp nhoáng.

Tôi không tán thành lối cư xử và sự thiển cận của họ, tôi khinh bỉ cả hai người. Nhưng họ luôn sai khiến và làm nhục tôi bằng cách bắt tôi không chỉ chăm sóc sức khỏe cho Mao, mà còn phải quan tâm đến cả khẩu vị của Mao. Tôi còn phải làm người hòa giải các cuộc cãi cọ xảy ra liên miên và vô nghĩa giữa Giang Thanh và các cô y tá của bà ta. ở tuổi trạc tứ tưần, tôi thấy mình đang lâm vào ngõ cụt của nghề nghiệp. Lẽ ra, tôi nên làm một nhà phẫu thuật thì tốt hơn.

Cơ Túc Hoa mách cho tôi một chỗ làm ở bệnh viện Bắc Kinh. Tôi sẽ nhận việc điều hành phòng y tế trong bệnh viện và theo dõi tình hình sức khỏe của các cán bộ cấp cao. Nhưng điều này có nghĩa là thay vì ở Trung Nam Hải tôi sẽ phải đương đầu với những mưu mô chính trị ở bệnh viện, vì tình hình ở bệnh viện cũng chẳng khác gì. Tôi thích làm việc ở Thượng Hải hay Nam Kinh hơn.

Đầu tháng 9 Mao về Bắc Kinh và sau đó ít lâu Lý ẩm Kiều và La Quảng Lộ, một thư ký riêng của Mao, tôi thăm tôi. Họ thuyết phục tôi nên rời bệnh viện. Sắp đến lễ quốc khánh Trung quốc lần thứ mười. Có lẽ ngày lễ này sẽ được tổ chức rất to. Trong mười tháng qua, hàng triệu người đã bỏ sức để thực hiện nhiệm vụ của Mao giao là phải hoàn thành mười công trình lớn đúng vào dịp kỷ niệm ngày lễ này. Toàn dân Bắc Kinh đã phải làm phu phục dịch cho vị hoàng đế Trung hoa ở thế kỷ hai mươi. Cũng như Tần Thủy Hoàng đã cho xây Vạn lý trường thành và về sau mỗi một ông vua đều cho xây cho riêng mình một công trình vĩ đại, Mao đã buộc phải xây xong mười công trình lớn để chào mừng mười năm ngày thành lập chính quyền của ông. Quảng trường Thiên An Môn với Đại lễ đường khổng lồ và Viện bảo tàng Lịch sử Trung quốc được mở rộng cả hai bên, đến nỗi hiện nay nó có thể chứa được nửa triệu người. Cuộc diễu binh và bắn pháo hoa sẽ được làm rầm rộ nhất trong lịch sử Trung quốc cận đại. Lý ẩm Kiều và La Quảng Lộ không muốn tôi bỏ lỡ sự kiện vĩ đại này.

Nhưng tôi không theo Mao ra quảng trường Thiên An Môn. Ngày quốc khánh lần thứ mười đã tới và trôi qua khi tôi còn ở trong viện. Trong khi mẹ tôi nằm bệnh viện Đồng Nhân, vào một ngày cuối tháng 11 khi bà đang tắm nước nóng như thường ngày, thì bỗng nhiên cụ bị bất tỉnh nhân sự. Khi tôi đến khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, thì huyết áp của bà đã tụt xuống thấp, cực kỳ nguy hiểm. Các bác sĩ đã bó tay. Vài giờ sau cụ tôi ra đi, không kịp gặp mặt hai đứa cháu. Chúng tôi không mai táng cụ. Với sự giúp đỡ của Phòng y tế trung ương sau khi cụ mất ba ngày, chúng tôi đã cho hỏa táng thi hài cụ. Tôi đem bình tro về nhà và để trên bàn làm việc của tôi, vì tôi không muốn chôn bình tro ở nghĩa trang Bắc Bảo Sơn. Nếu tôi xin được việc tại một bệnh viện nào đó ở Nam Kinh hoặc ở Thượng Hải, tôi sẽ mang theo bình tro của mẹ tôi.

Sau khi mẹ tôi mất, việc giữ lại 5 căn phòng trong ngôi nhà ở trong thành phố đối với chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Tôi muốn rời Trung Nam Hải và chuyển về ở trong ngôi nhà của mẹ tôi. Nhưng La Đạo Nhương, người phụ trách mới của Phòng An ninh đã không đồng ý, ông ta tưởng tôi muốn bỏ nhóm Một. Là bác sĩ riêng của Mao, tôi phải sống ở Trung Nam Hải. La đề nghị tôi chuyển cả gia đình vào ở trong Trung Nam Hải và hứa sẽ cho tôi thêm một phòng cho hai đứa con trai tôi:

- Đồng chí nghĩ kỹ đi, bác sĩ Lý ạ. Khi đồng chí về nhóm Một, đồng chí phải đi công tác liên miên. Cho nên nếu vợ con đồng chí ở lại ngôi nhà của mẹ đồng chí, đồng chí sẽ chẳng còn cuộc sống gia đình nữa đâu.

La nói đúng. Tôi và Lý Liên chẳng còn cách nào khác là chuyển cả nhà vào Trung Nam Hải. Đứa con lớn của chúng tôi đã có thể đạp xe đi học, còn đứa bé hồi đó mới ba tuổi hàng ngày chúng tôi sẽ gửi nó nhà trẻ ở Bắc Hải. cuối tuần thì đón cháu về nhà. Hai chúng tôi và đứa lớn có thể ăn ở nhà ăn công cộng ở Trung Nam Hải.

Theo đề nghị của Lý Liên, tôi ra viện một thời gian ngắn để giúp gia đình chuyển nhà, rồi sau đó lại vào viện. Lý liên thường đến thăm tôi vào những ngày cuối tuần. Cô cho cả hai đứa con đi theo. Tôi sắp phải quay về nhóm Một và cô muốn nhìn thấy tôi trong trạng thái hoàn toàn bình phục trước khi tôi lại phải chịu đựng những căng thẳng của công việc.

Sở nhà đất Bắc Kinh phát hiện ra ngay các căn phòng của mẹ tôi bỏ không và đòi chúng tôi nhượng lại toàn bộ ngôi nhà. Không còn cách nào khác. Sau mười năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa và sau hơn một thập kỷ, từ khi tôi còn là một thanh niên có lý tưởng trở về để phục vụ đất nước tôi đã trở thành một thành viên của giai cấp vô sản, khi Nhà nước đã sung công toàn bộ tài sản của gia đình tôi.

Tinh thần tôi dường như bị suy sụp. Đối với một người có lý tưởng, việc ti bỏ ngôi nhà thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác rất đỗi thân thiết của gia đình tôi không phải là dễ dàng. Sau khi người Nhật xâm lược Trung quốc, tôi và mẹ tôi đã phải chạy đến Tô Châu và xa quê hương suốt 17 năm. Nhưng tôi đã sống thời thơ ấu trong ngôi nhà này và sau khi trở về Trung quốc ngôi nhà này đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ trong đời tôi. Pháo đài cuối cùng của sự ấm cúng, bình yên và hòa thuận của chúng tôi, nơi duy nhất chúng tôi được tự do nói cười và đùa nghịch, đã vĩnh viễn không còn nữa.  

  Chương 41


Cuối tháng 12, tôi nhận được lệnh trở về nhóm Một. Hứa Vân Bích, thứ trưởng Bộ y tế đã đến thăm tôi ông nói chuyện với bác sĩ điều trị của tôi tên là Ngô Tiếp về trường hợp của tôi. Khi Lý ẩm Kiều định lôi tôi ra khỏi viện, Ngô Tiếp nói tôi cần phải nghỉ thêm một thời gian nữa. Chỉ khi thứ trưởng Bộ y tế đến, Ngô Tiếp mới đồng ý để cho tôi xuất viện. Tôi muốn ở lại bệnh viện nhưng Hứa không chịu. Mẹ của Hoàng Thụ Trạch, người thay thế tôi vừa mới mất. Cho nên Hoàng phải về Thiên Tân lo mai táng mẹ ông. Vì thế nhóm Một đang cần tôi.

Tôi vẫn tiếp tục khước từ.

Nhưng sự bình phục của tôi lại bao hàm một ý nghĩa chính trị. Hứa cảnh cáo tôi:

- Chiến dịch chống bọn cơ hội hữu khuynh đang lan đi như cơn lốc. Nếu đồng chí thực sự chẳng bệnh tật gì nghiêm trọng mà cứ ở trong bệnh viện thì thật khó coi.

Rõ rằng đây là một vụ tống tiền chính trị. Trong thời gian bốn tháng tôi nằm viện, tình hình đã thay đổi khá nhiều. Bành Đức Hoài bị cách chức trong quân đội. Cấp phó của ông là Tổng tham mưn trưởng Hoàng Khắc Thành cũng mất chức luôn. La Thụy Khanh được bổ nhiệm thay thế Hoàng. Lâm Bưu thay chỗ Bành và giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Quân ủy trung ương và Thứ trưởng bộ công an. Nhiều người tự hỏi: tại sao Mao lại để cho một người già yếu như vậy đảm nhận nhiều trọng đến thế.

Công việc đầu tiên mà Lâm Bưu làm với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng là công kích người tiền nhiệm của ông trong cuộc họp của Quân ủy. Ông coi Bành là kẻ thù của đảng và thiên hữu. Sau đó, ông quay sang tấn công nguyên soái Chu Đức, ông mỉa mai nói về Chu, người đã từng cùng Mao sáng lập ra hồng quân: Với tư cách Tổng tư lệnh đồng chí Chu đã làm được những gì? Đồng chí ấy chưa tham gia một trận đánh lớn nào, mà cũng chẳng có được một thắng lợi lớn nào. Bài phát biểu của Lâm đã được Mao cho phép. Vậy là Chủ tịch đã quay lưng lại với Chu Đức, người bạn chiến đấu cũ của mình.

Nếu tôi cứ ở lại bệnh viện, có thể Hứa Vẫn Bích sẽ quy cho tôi ủng hộ Bành Đức Hoài. Biết đâu tôi lại là nạn nhân của chiến dịch chống bọn cơ hội hữu khuynh. Tôi hứa với Hứa là tôi sẽ ra viện khi nào làm xong thủ tục giấy tờ. Nhưng Hứa cam đoan với tôi rằng, lời nói của ông, với tư cách là Thứ trưởng bộ Y tế, cũng đủ để bệnh viện đồng ý cho tôi xuất viện.

Ngay ngày hôm sau tôi trở về nhóm Một.

Mao đang ở Hàng Châu. Vương Kính Tiên yêu cầu tôi phải tới đó càng sớm càng tốt.

Ngày 22-12-1959, tôi lên máy bay cùng với Lý ẩm Kiều. Trên đường, chúng tôi gặp phải bão tuyết và lốc lớn, nên chúng tôi buộc phải hạ cánh ở Nam Kinh. Cơn bão di chuyển về hướng Nam, phía Hàng Châu. Nếu chúng tôi bay tiếp tục bay sẽ rất nguy hiểm. Trưởng Ban An ninh tỉnh Giang Tô điều một chiếc ô tô đến chở chúng tôi đến chỗ Mao. Sáng hôm sau chúng tôi lên đường. Tuyết rơi dày đặc. Xe đi rất chậm về hướng Hàng Châu. Khoảng ba giờ chiều chúng tôi mới đến nơi. Mao vẫn ngủ. Mãi đến tối chúng tôi mới gặp nhau.

Mao nhìn tôi bằng cặp mắt ủ rũ vẻ mệt mỏi. Ông ho liên tục. Ông hỏi:

- Tôi ốm từ mấy hôm nay. Còn đồng chí?

- Tôi đã khỏe, thưa Chủ tịch. Hình như Chủ tịch bị cảm lạnh.

- Tôi cũng chẳng biết. Có điều tôi thấy không được khỏe.

- Đế tôi khám cho Chủ tịch.

Mao bị sốt nhẹ, nhưng tim, huyết áp và mạch đập vẫn bình thường. Ông bị cảm và viêm phế quản nặng. Mao muốn bình phục sớm, vì sắp có một cuộc họp đảng mới. Tôi đề nghị Mao hãy dùng kháng sinh để chống bệnh viêm phế quản và một vài loại thuốc chống cảm lạnh khác. Mao đồng ý.

Tối hôm sau bệnh trạng của Mao khá hơn rõ rệt. Nhiệt độ của ông trở lại bình thường và ông không còn ho nữa. Ông tỏ ra vui vẻ và nói đùa: Đúng là ông bác sĩ kiêu kỳ của tôi có thần được.

Ngày sinh nhật lần thứ 66 của Chủ tịch sắp đến. Tôi đưa cho Mao một tin của Giang Hoa, bí thư thứ nhất ở Triết Giang, ông ta mời Mao đến dự tiệc. Mao từ chối vì ông cần nghỉ ngơi, ông đề nghị nhóm Một đi dự tiệc và về báo cáo lại với ông. Đồng thời. Ông cũng cảnh cáo chúng tôi không được quá lãng phí, không nên tổ chức mừng sinh nhật ông, mà chỉ nên chuyện trò giải trí với nhau thôi. Vì nạn đói mà Mao đang bị mất thể diện, nên ông không muốn sống xa hoa trong khi nhân dân đang lầm than, khổ cực.

Những cán bộ khác của đảng ít thông cảm với hoàn cảnh của nhân dân hơn. Diệp Tử Long, người đặc biệt thích ăn ngon, định sẽ chuốc rượu cho Vương Phương, trưởng Ban An ninh Triết Giang đến say mèm. Khi tôi đem giấy mời đến cho ông, ông nói có vẻ biết ơn: Bác sĩ ạ, đồng chí đã quan tâm chu đáo đến tất cả chúng tôi quá.

Hôm sau, ngày 26-12 là sinh nhật Mao. Toàn bộ những người giúp việc của ông đã đến chúc mừng ông. Mao đã hoàn toàn bình phục và tỏ ra rất phấn khởi. Ông cảm ơn tôi vì tôi đã chữa cho ông khỏi bệnh. Sau đó chúng tôi chụp ảnh chung. Bữa tiệc tối hôm đó có cả thảy 8 bàn, mỗi bàn có 10 người. Toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp của tỉnh Triết Giang đã đến dự. Giang Hoa, bí thư thứ nhất tỉnh Triết Giang và Vương Phương, trưởng Ban An ninh tỉnh thay mặt quan khách vội vàng đến chỗ Mao để chúc mừng ông.

Lời cảnh cáo đừng nên hưởng thụi quá đáng của Mao đã không được đếm xỉa. Bữa tiệc này là bữa tiệc tốn kém nhất so với những bữa tiệc mà tôi đã từng được tham dự trong suốt đời tôi. Người ta dọn ra bàn những món đặc sản đắt giá nhất, hiếm nhất, quí nhất mà Trung quốc có. Chúng tôi được ăn món xúp yến chính hiệu nấu với thịt chim bồ câu non, một trong những món ăn quí hiếm nhất của Trung quốc, được ăn món xúp vây cá mập nấu trong nói đất đặc biệt và cũng là một món đặc sản đắt tiền. Không có món ăn nào sánh được với hai món đặc sản này. Tuy nhiên, các món khác cũng không kém phần hấp dẫn. Cả rượu vang cũng là thứ tuyệt hảo và Diệp Tử Long phải cố gắng đến quá sức mình để chuốc cho Vương Phương say.

Trong bữa tiệc, Vương Kính Tiên thì thầm với tôi: Chúng ta lấy làm xấu hổ vì trong khi rất nhiều người đang chết đói chúng ta lại tiệc tùng như thế này.

Tôi đồng ý. Phía bên ngoài bức tường che chở nhóm Một và giới lãnh đạo cao cấp đặc quyền đặc lợi của đất nước, rất nhiều nông dân Trung quốc đang chết đói. Vụ mùa năm 1959 còn tệ hơn cả năm trước. Hàng triệu người chết và con số nạn nhân tăng lên gấp bội một khi nạn đói tràn qua. Trong khi đó, tôi với Lâm Khắc, Vương Kính Tiên, Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo cao cấp của tỉnh Triết Giang lại đang ăn mừng ngày sinh lần thứ 66 của vị hoàng đế Mao vắng mặt tại đây. Những chiếc bàn trĩu nặng còng xuống bởi những món sơn hào, hải vị.

Viên trưởng Ban An ninh tỉnh say khướt, ngã lăn quay ra đất. Tôi cảm thấy mình thật đáng trách. Nhưng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Nếu tôi từ chối không tham dự bữa tiệc, tôi sẽ gặp rắc rối về chính trị. Kẻ nào đơn thương độc mã, kẻ đó sẽ bị bắn hạ. Lâm Khắc thường trích dẫn câu đó của văn hào Lỗ Tấn. Nếu muốn bảo toàn tính mạng trong nhóm Một, chúng ta phải cưỡng lại lương tâm của chúng ta. Nếu tôi muốn được sống theo lương tâm mình, tôi chỉ có một cách duy nhất là rời khỏi nhóm Một. Nhưng cứ lần nào định bỏ, lần đó tôi lại không thành. Tôi sống trong một thế giói cách biệt. Trong nhóm Một không hề có luật lệ, luật pháp. Đó là một thiên đường, không bị một cái gì bó buộc ngoài việc bị phụ thuộc vào tâm trạng của Mao và những người còn đôi chút lương tâm thì thường bị dằn vặt bởi cảm giác có tội.  

  Chương 42


Trong khi nạn đói đang lan đi dễ sợ, thì nạn tham nhũng, trụy lạc trong đảng không giảm thậm chí còn gia tăng hơn nữa. Đầu tháng 1 nám 1960, vài ngày sau sinh nhật Mao, chúng tôi rời Hàng Châu đi đến Thượng Hải, nơi một hội nghị mở rộng của Bộ chính trị sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 1. Mao ở lại trên tàu của ông, còn những người tham dự hội nghị và đoàn tùy tùng của ông ở trong khách sạn Tấn Giang sang trọng được Pháp xây dựng trước đây. Trong các cuộc họp của hội nghị, người ta đã đưa ra hết báo cáo tuyệt vời này đến đề nghị hay khác và Bộ Chính trị càng ngày càng ngả sang tả. Sản lượng thép được nâng lên 18 triệu tấn và người ta muốn thành lập những doanh nghiệp nhỏ trong phạm vi các tỉnh và công xã nhân dân. Hệ thống thủy lợi được mở rộng và các xí nghiệp chăn nuôi lợn cỡ lớn được thành lập. Ban ngày, các nhà lãnh đạo đảng của Trung quốc ngồi nghĩ ra những kế hoạch kinh tế không tưởng. Tối đến, họ lại vui chơi giải trí. Các nhóm biển diễn nhào lộn, các đoàn ca múa nhạc, các đội khiêu vũ từ khắp đất nước cũng như những ngôi sao kinh kịch nổi tiếng của Bắc Kinh và của các nhà hát địa phương được người ta đưa về đây biểu diễn. Người ta đổ xô đi mua sắm.

Đến lượt Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, biểu diễn một màn kịch tốn kém để mê hoặc Mao và giới lãnh đạo cao cấp của ông. Trong khi toàn dân đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực và hàng tiêu dùng trầm trọng, thì các quầy hàng của khách sạn Tấn Giang đầy ắp đủ các mặt hàng có chất lượng cao với giá bán rất phải chăng như: xe đạp, giầy da, hàng len dạ, những mặt hàng không bao giờ người ta mua được trong những cửa hàng ở các địa phương khác.

Các nhà lãnh đạo của Trung quốc, các nhân viên của Trung Nam Hải và chúng tôi, những thành viên của nhóm Một thi nhau mua sắm như điên loạn. Cả tôi cũng bị hút vào cơn sốt mua hàng. Một buổi chiều tôi gặp Dương Thượng Côn và Diệp Tử Long ôm một đống hàng ra khỏi cửa hàng. Diệp Tử Long bắt đầu sao nhãng công việc của ông ta và đây là một cơ hội đối với Lý ẩm Kiều. Do tác động của Giang Thanh. Mao đã không cho Diệp quản lý tiền của ông nữa mà giao việc này cho Lý ẩm Kiều.

Diệp Tử Long bực tức, phàn nàn với tôi:

- Tôi đã dàn xếp những chuyện bẩn thỉu của ông ta hàng năm nay, thế mà bây giờ tôi được trả công như thế đấy.

Tôi tìm cách an ủi ông ta:

- Theo tôi, Chủ tịch tốt với đồng chí lắm.

Diệp phản đối:

- Làm gì có chuyện đó. Ông ta muốn kiếm chuyện để đuổi tôi. Như thế khác gì giết người ta cơ chứ.

Sự thận trọng hàng ngày của ông ta biến mất. Bỗng nhiên ông ta phun ra hết những chi tiết về đời tư của Mao: chính ông ta đã dàn các tì thiếp của Mao trong đêm tối đến chỗ Mao như thế nào và cất giấu họ cho đến khi Mao sẵn sàng ra sao. Ông ta đã lấy tiền từ tài khoản của Mao để trả cho những người đàn bà này thế nào và ông ta đã bí mật đưa họ đi mà Giang Thanh không hề hay biết.

Từ giờ tôi không thể giả ngô giả ngọng được nữa mỗi khi Mao tiếp những vị khách nữ của ông. Diệp Tử Long đã giúp tôi xác nhận điều mà nhiều năm tôi còn nghi ngờ, chưa dám tin.

Sau khi tôi trở lại nhóm Một, Mao không tìm cách che đậy bê bối của ông nữa. Trong khi tôi nằm viện, Mao làm quen với một cô nhân viên của Phòng bảo mật. Cô ta là một phụ nữ trẻ, trắng trẻo, có cặp mắt đen láy, đôi lông mày cong. Cô ta đã gây ấn tượng mạnh đối với Mao bằng lời quả quyết là từ hồi còn đi học, cô đã bênh vực Mao trước những kẻ chỉ trích ông, và vì thế cô đã bị các bạn học đánh. Sau đó cô ta thường ở bên Mao và người ta cũng biết mối quan hệ này. Cô đi Thượng Hải cùng ông, ban ngày cũng như ban đêm đều kề kề bên ông và thường nhảy với ông cho đến sáng. Mao không biết mệt và chỉ quay về đoàn tàu của ông khi cô đã kiệt sức.

Cô gái này là người tình đầu tiên của Mao mà không cần giấu giếm Giang Thanh về quan hệ của cô ta với Mao. Cô ta còn tỏ ra hãnh diện vì được làm tì thiếp của Mao và cư xử với bà vợ già của Chủ tịch như một người bạn gái. Giang Thanh tỏ vẻ đáp lại tình bạn đó. Sự tha thứ của Giang Thanh đối với Mao - sau khi bà bắt quá tang ông ngủ với y tá của bà rõ rằng là tín hiệu bà đã chấp nhận những vụ bê bối của ông.

Việc Bành Đức Hoài bị đi đày làm cho lòng tin của tôi đối với Mao bị giảm sút. Và khi tôi đã biết tường tận về đời tư của Mao, thì tôi chỉ còn cảm thấy ghê tởm con người mà tôi đã từng kính trọng.

Việc Mao giao cho Lý ẩm Kiều trách nhiệm quản lý những vấn đề riêng tư của ông cũng không làm cho tệ tham nhũng trong nhóm Một giảm đi. Lý ẩm Kiều cũng đồi bại như Diệp Tử Long.

Năm 1958, Lý ẩm Kiều cặp bồ với một cô trong đám nhân viên của Mao. Cả hai vì đam mê mà sao nhãng công việc. Việc này đã không thoát khỏi mắt Mao. Trong khi Mao đang ngủ trên tàu thì Lý bí mật gặp gỡ cô bồ của ông ta trong khách sạn Tấn Giang. Một hôm, khi Kha Thanh Thế muốn tới đón Mao đi họp đảng thì chẳng thấy người hộ tống của Mao đâu. Mãi sau, Lý mới xuất hiện. Mao điên tiết nói:

- Lý ẩm Kiều anh cứ la cà suốt cả ngày lẫn đêm. Anh tự coi anh là cái thớ gì hả.

Kha Thanh Thế lo lắng. Lý ẩm Kiều chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Chủ tịch, còn Kha Thanh Thế có nhiệm vụ chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của Mao. Kha đem chuyện này kể cho đồng nghiệp của ông là Bành Chân, thị trưởng Bắc Kinh. Những nhà lãnh đạo cao cấp khác của đảng cũng được trưng cầu ý kiến. Tất cả đều cho rằng phải làm một việc gì đó, bởi vì sự an toàn của Mao đang bị coi nhẹ.

Khi chúng tôi rời Thượng Hải đi Quảng Châu, sự việc trở nên rắc rối hơn. Ba ngày sau khi chúng tôi vừa đến nơi, cô tình nhân của Lý ẩm Kiều hốt hoảng đến tìm tôi. Cô ta đã có thai và xin tôi giúp cô ta nạo thai ở Quảng Châu.

Tôi chần chừ, vì chúng tôi chỉ đến những cơ sở y tế địa phương trong trường hợp cực kỳ cấp bách. Do cô quả quyết là đã có thai ở Bắc Kinh, nên tôi hỏi tại sao cô ta không trở về thủ đô để nạo thai, mà lại đòi nạo ở Quảng Châu.

Hai ngày sau, Lý ẩm Kiều mò đến chỗ tôi. Nếu để tình nhân của ông ta phá thai ở Bắc Kinh thì không tiện lắm. Bởi vì ở đó có quá nhiều người biết cô ta và sự việc có thể vỡ lở. Diệp Tử Long đã đồng ý cho phép cô ta được nạo thai ở Quảng Châu. Việc Diệp Tử Long đồng ý cho người tình của Lý ẩm Kiều nạo thai ở Quảng Châu và sự im lặng của Lý ẩm Kiều lại liên quan đến một chuyện khác. Sau khi chúng tôi vừa đến Quảng Châu, Diệp xin tôi kê cho ông đơn thuốc chống bệnh rụng tóc. Ông ta muốn có loại thuốc do Nhật chế tạo, loại này phải nhập từ Hồng Kông. Lần này tôi kê đơn cho ông ta. Chắc hẳn Diệp Tử Long vẫn còn nhớ chuyện trước đây tôi đã từ chối không cho người em trai bị bệnh giang mai của ông ta thuốc penicillin. Tôi hiểu rằng nếu một lần nữa tôi từ chối lời đề nghị của ông, ông ta sẽ không để cho tôi được yên thân. Những chuyện tống tiền theo kiểu vặt vãnh này thường xảy ra trong nhóm Một. Diệp Tử Long đồng ý cho cô gái kia nạo thai để Lý ẩm Kiều không ton hót với Mao về thứ thuốc nhập ngoại trên.

Tôi thỏa thuận với giám đốc Bệnh viện nhân dân ở Quảng Châu là việc nạo thai sẽ được tiến hành trong bệnh viện này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy không thoải mái lắm khi phải dùng ảnh hưởng của mình với tư cách là bác sĩ riêng của Mao. Buổi chiều, nhân tình của Lý vào viện. Tối hôm đó, Giang Thanh hỏi tôi tại sao cô ta lại phải vào viện. Tôi trả lời, cô ta vào để nạo thai và chẳng cần nói cho Giang Thanh biết ai là cha đứa bé. Thật là quá quắt!. bà kêu lên và quật chiếc khăn đang cầnm xuống mặt bàn.

Sau khi chúng tôi về Bắc Kinh. Lý ẩm Kiều vẫn công khai chung chăn gối với nhân tình của ông trong lúc vợ ông là Hàn Quí Tường đi vắng. Chồng của cô nhân tình là đạo diễn phim Hứa Tiêu Băng biết chuyện và định tự vẫn. Một buổi chiến. cô nhân tình của Lý hốt hoảng chạy vào nhà tôi và kêu cứu một cách thảm thiết. Chồng cô lăn ra bất động. Hứa Tiêu Bằng nằm trên sàn nhà và thở rất nặng nhọc. Anh ta phều phào: Tôi chẳng thiết sống nữa. Nhục nhã quá! Anh ta đã uống thủy ngân từ một chiếc nhiệt kế. Nhưng anh ta vẫn sống nhăn và chẳng cần phải đi bệnh viện. Ngay việc người chồng tự sát cũng không thể làm cho người phụ nữ kia dứt bỏ khỏi cuộc tình phiêu lưu với Lý ẩm Kĩều. Diệp Tử Long cũng cảm thấy ông ta không được trọng dụng. Ông phàn nàn:

- Mao không nói thẳng ra là ông muốn tôi thôi việc, nhưng ông cũng chẳng bảo tôi làm việc gì đó cho ông nữa

Mao bắt đầu chỉ trích Diệp trước mặt các nhân viên của ông. Diệp đến cầu cứu Bành Chân thu xếp cho Diệp một cương vị nào đó. Diệp vẫn thường nói xấu Mao và chẳng bao lâu cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp như Bành Chân hay Dương Thượng Côn đều biết những vụ bê bối của Mao. Tuy những vụ bê bối đó là chuyện bí mật mà bất cứ ai trong giới lãnh đạo cao cấp của đảng cũng biết, nhưng việc Diệp ngồi lê đôi mách vẫn vô cùng nguy hiểm. Suýt nữa ông ta bị toi mạng. Mao không hề biết Diệp nói xấu ông và tôi cũng không biết Mao sẽ phản ứng ra sao nếu như ông biết chuyện này.

Nhưng việc này đã đến tai Lưu Thiếu Kỳ và ông ta đã chứng tỏ lòng trung thành đối với Mao. Ông lo lắng cho sự an toàn của Chủ tịch và nhanh chóng thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với Diệp. Lưu nói: Đồng chí Diệp đã nói xấu đảng. Lưu đòi bắt giam và xử tử viên bí thư của Mao.

Đến khi Chu Ân Lai và Bành Chân can thiệp, thì Lưu Thiếu Kỳ mới tha cho Diệp Tử Long.

Những nhân viên trong nhóm Một đều lấy cuộc sống của Mao làm gương. Đa số họ là thanh niên trẻ đẹp. Những đêm khiêu vũ có tất cả chúng tôi tham gia là dịp may để làm quen với những thiếu nữ xinh đẹp. Nhưng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đất nước lại có một chuẩn mực khác với cấp dưới. Mao chẳng cần nghe lời ai, ông có thể làm bất cứ gì mà ông muốn. Nhưng các nhân viên của ông lại bị điều lệ khe khắt của đảng trói buộc. Tất nhiên chuyện gì đó sẽ phải xảy ra. Có thể Uông Đông Hưng sẽ giải quyết được vấn đề này, cho nên Mao triệu Uông trở lại nhóm Một.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro