Chương 43,44,45

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 43


Uông Đông Hưng quay về Trung Nam Hải tháng 10 1960. Sự đày ải đã rèn luyện và hoàn thiện năng khiếu chính trị của ông, giờ đây ông giữ chặt quy tắc mới duy trì chính trị - tuyệt đối phục tùng Mao, không khi nào nói không đã trở thành nguyên tắc của Uông.

- Nếu Mao nói một, nghĩa là một. Nếu Mao nói hai, nghĩa là hai. Trước hết Uông tin rằng ông sẽ hiểu Chủ tịch tuyệt đối đúng.

Ông không muốn rơi vào rọ nữa.

Ông không làm thêm sai lầm nữa.

Sự phục tùng Giang Thanh là sai lầm đầu tiên của Uông, lẽ ra có thể tránh được. Trước đây Uông thi hành mệnh lệnh của bà như mệnh lệnh của Mao. Nhưng đòi hỏi Giang Thanh không có giới hạn, dù là Uông thực hiện mọi ý muốn của bà, Giang Thanh vẫn phát biểu chống ông ta. Mao phê bình ông: Nếu anh theo yêu cầu của Giang Thanh, thì anh hãy làm với bà ta chứ đừng làm với tôi nữa. Thế là Uông giờ đây chỉ nghe Mao. Giang Thanh không thể chửi ông ta thêm được nữa. Tôi đã bị hạ xuống 4 năm - ông nói - và tôi không chết. Tệ hơn nữa so với giờ đây - đó là bị gạt xuống. Như thế nếu bà ta nghĩ rằng có thể lừa dối tôi, bà ta sẽ nhầm.

Nhiệm vụ đầu tiên của Uông là liên kết quyền lực trong giới hạn nhóm Một. Uông cần thanh lọc kẻ thù và cài những người phục tùng ông. Sự thối nát trong nhóm Một tăng đến mức thậm chí Mao không thể lờ đi được, và tạo cho Uông cơ hội sửa chữa sai lầm bằng cách thanh lọc.

Trước đây Uông Đông Hưng từng bị dính đến tha hoá ở nhóm Một. Đầu những năm 50, khi đảng thuyết giáo tính nghiêm túc, Uông bị buộc tội làm hư hỏng và sống bê tha. Uông nhận phê bình thành khẩn, và được biểu dương kiểu mẫu.

Tuy nhiên năm 1952, khi bộ trưởng bộ trưởng công an La Thụy Khanh bắt đầu chiến dịch chống sự thối nát trong nội bộ Bo công an, thì Uông phát sinh vấn đề. Có một lần, La Thụy Khanh triệu tập thành phần lãnh đạo bộ máy công an và đề nghị ai có lỗi thì sám hối. Tất cả im lặng

Thời gian trôi đi.

- Uông - cuối cùng La lên tiếng - Vì sao anh không nói? Chẳng lẽ anh không có vấn đề gì để nói cho chúng tôi?

Uông - một họ rất phổ biến ở Trung quốc. Đông Hưng cũng không phải là tên duy nhât của Uông trên hội nghị. Cả hai Uông nhìn nhau. Không ai đứng dạy cả.

- Uông Đông Hưng, Vì sao anh nhìn lung tung thế! - La rời chủ tịch đoàn - Tốt nhất là anh nên sám hối. Nếu không sẽ rất nguy hiểm đấy.

Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe vụ việc.

- Anh ăn cắp một cái gì đó của Chủ tịch và bán nó, đúng thế không? - La hỏi.

Uông Đông Hưng không thể hiểu La định nói gì.

- Anh lại còn im lặng, thậm chí sau gợi ý của tôi? - La dồn - Hãy nhìn xem, cái gì đây? - La giữ trong tay tập giấy.

Đó là bức thư của cửa hàng xác nhận rằng Uông Đông Hưng lấy máy ảnh của Mao và bán cho cô. Hoá đơn kèm theo có chữ ký của Uông Đông Hưng.

Nhưng Uông không lấy máy ảnh ở Mao và cũng không biết gì về việc này. Tên trên hoá đơn là tên ông, nhưng chữ ký thì không phải. Cuối cùng Uông có thể chứng minh rằng chữ ký là giả.

Thông thường Mao xem sự thối nát bình tĩnh hơn Uông. Danh dự không làm Mao quan tâm. Nếu người có lỗi hữu ích cho ông, không có nghĩa lý gì người khác lại đánh giá - Mao bảo vệ nó. Nhưng ngay khi nó trở nên vô dụng, Mao phạt ngay. Trợ lý thân cận của Mao, đồng minh chính trị thân cận của Mao có thể trở thành kẻ thù của lãnh tụ sau một đêm.

Mục đích của Uông quay về nhóm Một là tống khứ Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Uông buộc tội họ là làm ông bị đày ải mất 4 năm. Thời gian bị phạt đã qua khi mà ông còn ở Trung Nam Hải.

Mao cũng không khoái Diệp và Lý, nhưng hai người này biết qua nhiều đời tư của ông, nếu họ bị dồn tới chân tường thì họ cũng sẽ liều lĩnh tung hết bí mật của ông ra.

Mao hoạt động chống họ một cách lén lút, còn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lại vận động ngầm để buộc Mao chống Uông.

Tuy nhiên tôi tin là không chỉ thèm khát mộng trả thù. Tại vùng nông thôn Giang Tây, Uông thấy sự khổ cực và vất vả của nhân dân và bản thân đã nếm mùi cay đắng như thế nào, đặc quyền, được dành cho nhóm Một, là muối xát vào vết thương của Uông. Và điều quan trọng hơn, nạn đói cuối cùng đã lọt vào Trung Nam Hải. Những bức tường màu đỏ rực, ngăn cách những người được hưởng đặc quyền đặc lợi với pháp luật, không thể bắt ép ông hơn được nữa.

Khẩu phần của chúng tôi giảm xuống còn 16 cân (cân Anh) ngũ cốc trong một tháng. Thịt, trứng, dầu rán nói chung không có. Chúng tôi được phép mua hoa quả ở chợ, nhưng ở đó người bán cũng không nhiều. Một số người tổ chức đi săn dê rừng, nhưng rồi chẳng bao lâu dê rừng cũng trở nên hiếm. Nạn đói kém gây ra sự lan truyền bệnh viêm gan phù thịng và viêm gan siêu vi trùng. Gia đình tôi chịu nhiều tổn thất. ở Lý Liên xuất hiện suy dinh dưìng, nhưng vợ tôi lo cho những đứa con hơn là lo cho bản thân. Khi tôi mang về nhà một ít hạt đậu tương, vợ tôi dành cho tụi trẻ. Những chuyến đi của tôi cùng với Mao quanh Trung quốc, làm tôi khổ sở, thì lại trở thành trở thành ngày lễ của gia đình tôi. Khi tôi vắng mặt, họ được ăn tốt hơn, vì rằng đã nhận được 16 cân (cân Anh) gạo tiêu chuẩn hàng tháng của tôi.

Mao, tất nhiên, không đương đầu nạn đói, nhưng cũng đã biết sự nghiêm trọng của khủng hoảng. Các tài liệu ông nhận được hàng ngày giờ đây không cho phép ông tránh né sự thất. Từ mọi miền đất nước tin tức đưa về, và từ năm 1960 Mao đã bị đè nặng đến nỗi gần như không ra khỏi giường. Ông hình như không còn đủ minh mẫn để hiểu được làm thế nào chấm dứt nạn đói. Khi tôi thông báo cho ông là bệnh phù thũng và viêm gan siêu vi trùng lan tràn rộng, Chủ tịch buộc tôi tôi toàn tưởng tượng ra các thứ gây khó khăn cho người khác.

- Đồng chí là bác sĩ chẳng có gì hơn là doạ mọi người - Mao nói như liên thanh - Đồng chí chỉ có mỗi việc là đi bới bệnh. Nếu người ta không đau ốm, chắc hẳn đồng chí thành vô dụng?

Tôi trả lời rằng chúng tôi không tìm bệnh, chúng tôi chỉ so sánh việc thiếu ăn với cài gì mà chúng tôi nhìn thấy hàng ngày.

- Chúng ta đang ở trong nạn đói - Mao buồn rầu - Còn đồng chí, là bác sĩ, chỉ làm người ta rối lên, toàn nói đến bệnh tật. Đồng chí tạo ra những khó khăn do mình nghĩ ra. Tôi không tin đồng chí.

Dương Thượng Côn bắt đầu vẽ ra một cái tên tinh thần chịu đựng lâu dài. Ông ta khuyên chúng tôi bình tĩnh chấp nhận khó khăn, tự tin và trồng rau và dưa hấu.

Chẳng mấy chốc tất cả chúng tôi đã thu hoạch được những túm rau nhỏ, những người trong giờ làm việc chỉ chăm lo vườn rau nhỏ của mình. Dù vậy dạ dày của chúng tôi vẫn luôn luôn không đầy.

Những người sống ở Trung Nam Hải không bị ảnh hưởng đến nạn đói và bệnh tật liên quan.

Tôi quyết định Mao khá là khắt khe trong việc nhận ra bệnh tật đang lan truyền quanh ông. Nhưng tôi chưa lần nào đả động đến đề tài bày và cư xử khi có mặt Chủ tịch làm như nạn đói và bệnh tật đột nhiên đã biến mất một cách siêu thần.

Mao vẫn tiếp tục căm tức ba tay đứng đầu đảng, người mà ông gọi là phía tiêu cực. Mao thường nhắc lại:

- Họ càng nói nhiều về phía đen tối của vấn đề, thì họ càng xa dời đến chỗ tối tăm.

ông nhìn những người lãnh đạo hay nó về khó khăn đè nặng lên đất nước như là người hèn nhát và vô tích sự.

Mao chỉ làm một sự nhượng bộ duy nhất đối với nạn đói: ông ngừng ăn thịt. Ông nói

- Mọi người bị đói. Trong hoàn cảnh này tôi không thể ăn thịt được.

Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai sợ rằng việc này làm hại sức khoẻ Mao, và khuyên tôi tác động đến lãnh tụ.

Khi một tỉnh đông bắc gửi biếu các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước thịt hổ và nai, tôi khuyên Mao nên ăn. Ông từ chối.

- Đem cho bếp ăn tập thể - ông ra lệnh.

- Liệu chúng tôi để lại cho Chủ tịch một ít được không? - tôi hỏi.

- Giờ đây tôi không ăn thịt - Mao đáp - Cứ chờ sau.

Nạn nhân, dĩ nhiên, là chẳng có biểu hiện gì của đói cả. Chỉ có ai đó ở Trung Nam Hải mới được ăn tốt hơn, vì rằng Mao chia xẻ phần thịt hổ và nai. Nhưng điệu bộ này của Chủ tịch thì làm vui mừng ở những ai biết điều này.

Chúng tôi, thậm chí cả trong số những cán bộ nuông chiều hư hỏng Trung Nam Hải cũng được hưởng đặc quyền của nhóm Một. Họ biết những chuyến đi riêng của chúng tôi và biết thu xếp cho chúng tôi kiểu tốt nhất: chúng tôi ăn không mất tiền và không bao giờ phải trả tiền đồ uống. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi có đồng hộ chính hiệu và máy ảnh tịch thu từ bọn gián điệp Đài Loan và được bán cho những người phục vụ quanh Mao. Họ biết rằng chúng tôi có quyền dùng các đồ xa xỉ, khá sang trọng - quần áo nhung, lụa, giầy da, là những thứ chẳng có người thường nào mua được. Và điều mà chúng tôi tiếp tục giầu lên được thậm chí trong thời kỳ nạn đói, chỉ làm xa cách chúng tôi với các đồng chí khác.

Để tăng quyền lực nhóm Một, Uông Đông Hưng tấn công vào đặc quyền đặc lợi này. Uông chĩa mũi dùi vào Lý ẩm Kiều.

- Diệp Tử Long và tôi ngang hàng nhau, và Diệp làm việc cho Chủ tịch lâu hơn tôi - Uông giải thích - Nếu tôi phát biểu chống ông ta, ông ta sẽ bị nguy hiểm.

Nếu Uông tấn công đồng thời, họ có thể liên kết với nhau. Chiến thuật của Uông là ở chỗ cô lập Diệp và chĩa lửa vào Lý ẩm Kiều.

Mao đồng ý rằng Diệp Tử Long chưa cần phải đánh công khai. Tất cả lời buộc tội được xem xét kín đáo dưới dạng văn bản.

Khi Uông Đông Hưng nhắc đến chuyện nhân tình thì Lý ẩm Kiều sợ hãi. Tình hình rất tế nhị. Những hậu quả của việc công khai nạo thai ở Quảng Châu không thể nói trước được. Xuất hiện khá nhiều tiếng xấu. Uông cũng sợ Lý tự sát.

Cuộc phê bình Lý ẩm Kiều bắt đầu cuối tháng 10 và kéo dài hai tháng. Họp hành tiếp tục 2-3 giờ một ngày. Người ta tiến hành họp lúc Mao ngủ, khi các nhân viên của ông rảnh rỗi không phải làm việc.

ít người biết về vai trò của Chủ tịch trong chiến dịch thanh trừng nội bộ này. Ông sử dụng các vệ sĩ của mình để điều khiển tất cả màn kịch bằng cách nhận tin tức hàng ngày và xúi giục ai nói gì và nói cái gì. Như thế, vệ sĩ Tiểu Chương kể về Lý ẩm Kiều vào cửa hàng ở Thượng Hải và ngạc nhiên thấy Lý móc tiền ra mua hàng.

Việc huy động tất cả nhân viên chống Lý ẩm Kiều là việc dễ dàng. Lý có đủ các kẻ thù, những người đã sợ hãi tính cách kiêu căng và lỗ mãng của Lý. Nhưng những yếu tố chết người nhất không khi nào nổi lên trên mặt. Mọi người đều lo ngại về sự bảo vệ thể diện của mình. Tôi cũng hạn chế phê bình, chỉ đề cập đến sự lạm đụng đặc quyền, mà chúng tôi ít nhiều được hưởng - khách sạn thanh lịch trong chuyến đi, thức ăn ngon lành, phục vụ miễn phí, được mua đồ xa xỉ. Về vụ nạo thai ở Quảng Châu tôi lờ đi.

Nhưng cuộc thanh trừng nội bộ này có hậu qủa không lường. Trong thời gian mà Diệp Tử Long cho rằng ông ta thoát khỏi phê bình, thì sự giàu có công khai đã trở thành yếu tố nghiêm trọng phản lại ông - Ngôi nhà của Diệp ở Điền Trang, chẳng hạn, dùng để tổ chưc gặp mặt để uống - thật ra là các quan chức cao cấp thu xếp với nhau để ăn uống ngon lành mà không phải trả tiền.

Sau một đêm, Uông Đông Hưng, đã thức tỉnh những người mạnh và được bảio vệ tốt, trở thành người hùng của Trung Nam Hải, sự nổi tiếng của ông bay đến mây xanh. Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ hài lòng.

Phán xét kết luận thuộc về Mao. Lý do là sinh nhật 67 tuổi của ông, ngày 26 tháng 12 năm 1960.

Hai ngày trước sự kiện này, Uông Đông Hưng trình Mao xem xét kết quả điều tra của mình. Uông nói là một số người làm việc quanh lãnh tụ đã phớt lờ khổ cực của nhân dân và trở thành những người đặc quyền, đặc lợi. Nhân dân cắn răng chịu khổ cực, những người này tổ chức tiệc tùng hoang phí, đi lại và uống không mất tiền, sử dụng chức vụ của mình để mua những nhàng hoá quý hiếm không xứng với chức danh được hưởng.

Mọi người ở nhóm Một ủng hộ lời buộc tội này

Nhân ngày sinh Mao có mặt Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, thư ký riêng Quang Trị, y tá trưởng Ngô Từ Tuấn và Uông Đông Hưng. Tôi ở Quảng Châu với Giang Thanh, và Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe câu chuyện đó.

Bởi vì Chủ tịch không ăn thịt, bữa trưa đạm bạc. Trong thời gian ăn nhậu Mao bắt đầu kể lịch sử thời kỳ các ông vua đánh nhau (403-221 trước công nguyên) - về cuộc thăm viếng của Từ Thanh với bạn ông ta Thương Ưởng, tể tướng triều Tần. Từ Thanh nghèo nàn và tin rằng Thương cũng giúp đỡ ông tìm việc. Thương Ưởng xếp bạn vào một nhà khách nhỏ rất giống khách sạn Bắc Kinh, Mao nói, và sẵn sàng tiếp ông. Nhưng Thương Ưởng không gặp ông. Sau hai tháng sống trong xa hoa Từ Thanh cũng chẳng thấy tể tướng. Ông quay về nhà và hoàn toàn tin là thế là mất một sự ưu đãi của bạn mình.

Sau khi trở về nhà ông thấy nhà mình đã được sửa chữa lại và đẹp hơn. Bếp đầy thức ăn.. Thương Ưởng cũng chẳng thấy anh, bởi vì quyết định rằng anh có thể thực hiện những kỳ công lớn - giải thích tể tướng - ông gửi anh với sứ bộ ngoại giao. Ông muốn anh thăm sáu nước lân bang và khuyên họ đừng tấn công nhà Tần.

Từ Thanh sung sướng nhận nhiệm vụ ngoại giao và thực hiện nó thành công cứu nhà Tần khỏi bị tấn công.

Mao cũng gửi nhân viên của mình làm sứ mạng ngoại giao. Thậm chí những người bạn tốt không cần sống chung với nhau - ông nói - Mỗi người phụ thuộc vào chính bản thân mình để mà tất cả chúng ta cần phải làm việc, để mà thực hiện kỳ công lớn. Nước ta đang gặp những thử thách lớn. Thực tế sản xuất không đủ. Dân thì đói. Mao muốn, các bạn ông xuống làm việc ở tận cùng xã hội, chia xẻ số phận dân thường, để họ thấu hiểu khó khăn của ông. Rồi sau đó họ sẽ kể cho lãnh tụ về tất cả cái gì họ biết.

Ai trong số những người có mặt trong bữa ăn trưa, như dự đoán, cần phải đi, ai đó bị bắt. Uông Đông Hưng, tất nhiên, ở lại. Nhưng Mao muốn Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên và Lâm Khắc ra đi, và cả thư ký riêng của ông Quang Trị và vệ sĩ Phong Dân Chung. Lãnh tụ liếc sang từ phải sang trái, - Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - Vương Kính Tiên và Lâm Khắc.

Mao đề nghị chỗ có thể bổ nhiệm cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều là Sơn Đông và Hồ Nam. Đây là hai tỉnh năng động năng động tíến hành chính sách đại nhảy vọt và giờ đây cả hai tỉnh trong tình trạng đói. Nhưng tình hình kinh tế Hồ Nam xấu ngang Sơn Đông, ông cho là thế. Mao chỉ nhận thông tin từ vùng Thạch Ninh buộc tội bọn phản cách mạng và các phần tử phong kiến phá rối kinh tế.

Tất cả mọi người vẫn còn chưa có khả năng so sánh ý kiến vì sao mà tình hình tồi tệ đến thế, Mao cho rằng bọn phản cách mạng làm suy yếu sản xuất. Ông tự coi mình như Thương Ưởng, gửi bạn mình làm sứ giả ngoại giao, để tránh cuộc tấn công của bọn phản cách mạng. Ông ta muốn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đi về Thạch Ninh.

- Hãy đến đó - ông vạch đường cho họ - Nếu việc được giao là quá khó với các anh, hãy quay lại. Đừng lo. Không ai chết đâu.

Mao quả là một nghệ sỹ đáng ngạc nhiên. Ông tống khứ các nhân viên chủ chốt của bộ máy của ông bằng cách gửi họ xuống vùng khó khăn và vất vả, nhưng thậm chí ông lại còn muốn lòng trung thành từ những người bị thải.

Ông vờ vịt rằng cả hai người vẫn là bạn ông và ông làm bước đi này ngược mong muốn của mình, chỉ vì rằng ông cần sự giúp đỡ.

Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều tin Mao. Ông đã tạo điều kiện tốt cho họ, dù không muốn đi. Cả hai cố gắng dây dưa để ăn tết ở ở Bắc Kinh. Nhưng Mao ra lệnh họ phải ra đi cuối tháng 12. Ông ta muốn thấy công việc của họ.

Trước khi họ đi, Uông Đông Hưng bổ xung vào danh sách này một kẻ thù của ông - Lương Đào Sơn, người đi cùng tôi vào Đại học tổng hợp công nhân năm 1949. Trong thời gian Uông bị đuổi, Lương Đào Sơn giữ chức giám đốc văn phòng bảo vệ trung ương và tìm mọi cách để ngăn cản Uông quay lại. Uông phục đúng lúc để trả thù. Lương Đào Sơn trở thành nạn nhân của trò đùa riêng mình.

- Nhiều người nhóm Một được gửi xuống dưới để sửa khuyết điểm - Mao nhận xét - Khi đó những người còn lại đợi cơ hội của mình?

Nhận xét dí dỏm này quả là đắt giá.

- Tôi nói chuyện với Chủ tịch và xem xét liệu có thể để ông đi bây giờ được không?- Uông trả lời.

Cả Mao cũng gửi Lương Đào Sơn xuống nông thôn.

Bằng sự thuyên chuyển Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, Uông kiểm soát hoàn toàn nhóm Một. Một trong số phó của Lý ẩm Kiều, tên là Trương Tăng Bành, được cử làm phó đội trưởng bảo vệ Mao. Mao Bắc Trung và Tiểu Chu làm phó giám đốc mới văn phòng trung ương bảo vệ. Người tin cẩn của Uông, Vương Giang Hoa, cầm đầu văn phòng. Ngô Từ Tuấn thành y tá thường trực của Mao, cô ta hàng ngày thông báo Uông Đông Hưng về tất cả các hoạt động của Chủ tịch.

Khi thâu tóm xong tất cả quyền lực ở nhóm Một, Uông Đông Hưng tiến hành chiến dịch chống Bành Đức Hoài, để khôi phục quyền kiểm soát văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ. Đó là hơn hai nghìn người lính được đào tạo và trang bị tốt đảm bảo an ninh bên ngoài Mao và những nhà lãnh đạo cao cấp khác, và bảo vệ các cơ quan then chốt của đảng. Bởi vì đa số những người thuộc hai cơ quan này thuộc Bành Đức Hoài, Uông tin rằng họ có thiện cảm với Bành. Viện rằng Mao cần được bảo vệ, tránh khỏi sự bất tin tưởng, Uông Đông Hưng đặt người phục tùng mình vào các vị trí then chốt Văn phòng bảo vệ trung ương, bằng cách giữ đồng minh của mình Trương Ưu Dự và Giang Đăng Trung ở vị trí tư lệnh và chính ủy đội bảo vệ trung ương.

Dù quyền lực tăng lên, Uông không dẹp nổi sự thối nát. Ngay đầu năm 1961, ngay sau cuộc thanh lọc, Mao dừng lại vài ngày ở Trường Sa gặp với Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai trong đoàn tàu của mình. Bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam Trương Bình Hoa và người phụ trách công an tỉnh ông đảm trách bảo vệ cuộc gặp của ba lãnh đạo (Trương Bình Hoa được bổ nhiệm sau khi Mao đuổi Châu Tiểu Châu, người công khai đứng về phía Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn). Mọi chi phí về phục vụ Mao và người đi cùng đều do chính quyền trung ương trả. Uông Đông Hưng thường ký thanh toán.

Lần này khi nhận thanh toán, Uông ngạc nhiên thấy tính vào tài khoản Chủ tịch là hai nghìn con gà. Con số này gây nên nghi ngờ. Hồ Nam ở trong vị trí tốt nhất hơn nhiều tỉnh khác, nhưng nạn đói đang dữ dội, và thịt gà - luôn luôn là đồ ngon ở Trung quốc - hầu như không thể tìm thấy. Vâng nếu tìm thấy, những người tháp tùng không thể ăn hết lượng gà nhiều đến thế trong một số ngày chúng tôi ở đó. Ngoài ra, Mao và bộ máy của ông không ăn thịt.

Trương Bình Hoa đồng ý là hoá đơn sai. Có thể chỉ hai con gà, nhưng không phải hai nghìn.

Nhưng chẳng có gì sai cả. Đoàn tàu của Chủ tịch được 15 nghìn công an bảo vệ. Trời thì lạnh, lính chịu đói. Người phụ trách công an tỉnh đặt hai nghìn con gà để nuôi nhóm bảo vệ. Công an là những người bình thường, không ai cho họ đặc quyền, thậm chí Mao cũng phải từ chối.

Quyền lực tỉnh không khi nào cho phép bản thân tiêu tốn như thế, nếu như phải trả nó. công an, tin tưởng, cho rằng đây là lộc của Chủ tịch dành cho sự phục vụ của họ. Tương tự Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lãnh đạo Hồ Nam cũng thuộc vào ủng hộ Mao.

Uông Đông Hưng đành chấp nhận thanh toán, nhưng giận dữ.

Sau kết thúc tái tổ chức Uông Đông Hưng hoàn toàn điều khiển nhóm Một, Văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ trung ương - ba cơ quan theo dõi chính ở Trung Nam Hải. Dưới sự lãnh đạo của Uông Đội bảo vệ dần dần thăng lên thâu tóm hoạt động. Quyền lực riêng của Uông Đông Hưng tăng theo tương ứng, khiến ông thành nhân vật chính trong trò chơi cung đình Bắc Kinh.

Gần sáu năm trôi qua từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Mao yêu cầu được quân sự hoá một phần để chiếm các xí nghiệp chính và các trường đại học tổng hợp ở Bắc Kinh. Ông đề nghị Uông Đông Hưng tăng thêm sức mạnh quyền lực.

Thời kỳ đó Uông thu xếp cho Chủ tịch. Khiêu trước đây mỗi tuần một lần vào thứ bảy, giờ đây hai lần - vào thứ tư và thứ bảy. Uông tăng số nhạc công và nhóm công tác văn hoá, đảm bảo giải trí trong buổi dạ hội và nghĩa là thực chất tăng số phụ nữ đến với Mao.

Từ khi Uông trở lại, lược lượng không quân, quân khu Bắc Kinh, tổng cục chính trị Giải phóng quân, độ pháo binh II và đội xây dựng đường sắt - tất cả phải đảm bảo nhạc công, dàn đồng ca, gái nhẩy. Tại toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa mở cửa nhân ngày lễ vào năm 1959, gian số 118, gian Bắc Kinh được trang bị đặc biệt cho Mao và một số gái trẻ trong số nhân viên phục vụ, thư dãn lãnh tụ. Mao không cần mối lái.

Khó mà nghĩ rằng hàng ngày xài nhiều cung nữ như thế, Mao vẫn tự giải quyết công việc mình. Ông đã 67 tuổi. Tháng 9-1961, khi gặp nguyên soái Monttomery, Mao lần đầu tiên đưa khả năng lý thuyết cái chết của mình. Cho rằng có thể chết bởi đạn của quân giết người giấu mặt, trong tai nạn máy bay, đổ tàu, chết đuối, nhiều hơn cả là chết bệnh.

Nhưng khẩu vị tình dục của Mao lại tăng theo độ tuổi.


  Chương 44


Trong khi Uông Đông Hưng củng cố quyền lực của mình ở Bắc Kinh, thì tôi đang ở Quảng Châu, giải quyết các việc riêng của mình. Tôi đến thành phố phương Nam này cuối tháng 12 năm 1960 theo yêu cầu của Giang Thanh. Vợ Chủ tịch tránh rét, và những lời phàn nàn của bà vẫn tiếp tục. Bà kêu ca:

- Tôi bị ốm, ánh sáng, ồn ào và gió làm tôi khó chịu.

Các cô y tá, nhân viên phục vụ và bảo vệ gần như chẳng lo gì cho bà cả. Bà cần tôi giúp đỡ.

Đòi hỏi của Giang Thanh đối với tôi là quá đáng. Thậm chí Mao cũng thoáng nghi ngờ điều này. ở nhóm Một lại xuất hiện tin đồn do Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều tung ra là tôi là bạn tốt của Giang Thanh.

- Cứ để hai người này chiều chuộng nhau!

Mao nói một đượm vẻ ghen tuông khi nghe tin Giang Thanh muốn tôi đến Quảng Châu với bà.

Ông giục tôi đi. Nhưng tôi không muốn, Mọi khó chịu bên ngoài của Giang Thanh chỉ là do bà tưởng tượng ra, tôi không thể giải quyết được vấn đề bệnh tinh thần của bà. Bà đối xử với nhân viên phục vụ của mình như một con hổ cái, nhưng những cố gắng trung gian hoà giải của tôi trước đây hần như không đem lại kết quả nào cả. Có mặt ở chỗ vợ Chủ tịch tôi cực kỳ khó chịu.

Tôi biết Mao nghi ngờ, và không muốn cho ông biết lý do không hài lòng của tôi.

Nhưng tôi không có sự lựa chọn.. Chủ tịch ra lệnh tôi đi đến Quảng Châu. Mao thậm chí còn dành cho tôi một máy bay quân sự.

Khi tôi có mặt ở biệt thự, nơi Giang Thanh luôn luôn ở đó, các cô y tá phục vụ, và bảo vệ tìm đến phàn nàn. Họ cam đoan là vợ Chủ tịch khoẻ mạnh. Bằng cớ là tính năng động của bà. Đổng Chử, bí thư đảng, thường thu xếp khiêu vũ, và Giang Thanh luôn luôn là bà hoàng. Tất cả nhân vật máu mặt của tỉnh đều tham gia nhảy nhót. Mọi người từ lãnh đạo cao cấp tới nhân viên bảo vệ và phục vụ -đều phải nhảy với vợ Chủ tịch ít nhất một lần. Nhưng Giang Thanh có thể nhảy liền 3-4 tiếng không có thấy dấu hiệu mệt mỏi và sau đó lại xem phim. Bà ta ốm ở chỗ nào?

Nhưng Giang Thanh rền rĩ là mình ốm. Các cô y tá và nhân viên phục vụ, như bà thường khẳng định, cục cằn và cẩu thả, bướng bỉnh và thiếu tinh thần trách nhiệm. Bà không che dấu nổi sự bực, khi tôi thông báo rằng sau khi khám cho bà ngay lập tức tôi sẽ quay về Bắc Kinh. Tôi không hiểu ông bác sĩ này - Giang Thanh sau này phàn nàn với một cô y tá - ông ta đến Quảng Châu, không thực hiện công việc của mình một cách cẩn thận và sau đó ngay lập tức muốn chạy về Bắc Kinh. Ông ta là cái thá gì nhỉ?

Không muốn làm Giang Thanh bực thêm, tôi quyết định chẳng vội vàng khám và cũng không nói về việc quay về nữa. Tôi phải chờ đợi, trong lúc chính Giang Thanh không gọi tôi.

Vợ Chủ tịch là người cô độc, tỏ ra có kinh nghiệm, xét về thực chất, chọn tôi vào phe bà. Cuộc sống ở Quảng Châu mang vẻ thơ mộng. Mỗi ngày người ta chuẩn bị lễ hội để tôn vinh bà.

Sau những chiều khiêu vũ xem phim, Giang Thanh ngủ rất lâu, khoảng 10 hoặc 11 giờ sáng thì bà tỉnh dậy. Lúc hai, ba giờ bà vào giường ngủ một lúc và dậy vào lúc 4, 5 giờ chiều. Sau đó chúng tôi cùng nhau dạo chơi hoặc xem phim. Đến bữa ăn trưa, chúng tôi ăn riêng, nhưng tôi thấy cuộc sống thừa mứa của Giang Thanh. Dù nạn đói ngày vàng dữ dội hơn, chúng tôi chưa khi nào cảm thấy điều đó. Tôi ăn uống cực kỳ tốt.

Nhứng ngày nhàn tản trôi qua như thế. Hôm 26 tháng 12, chính ngày mà Mao ở Bắc Kinh tuyên bố đuổi Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, chúng tôi tổ chức mừng ngày sinh Chủ tịch bằng bữa tiệc do Đổng Chử khoản đãi.

Ngày tết dương lịch đến và qua đi. Bầu không khí xung quanh đẹp lộng lẫy, cuộc sống thật tiện nghi dễ chịu, nhưng tôi buồn phiền chán nản, người thấy có vẻ ốm. Tôi thấy vợ Mao, sống trong đặc quyền và xa hoa, nhưng là rất bất hạnh.

Các cuộc truy hoan của Mao với đàn bà ngày càng công khai, và Giang Thanh rất căng thẳng. Nhưng vì tôi nghe các cuộc nói chuyện của bà, nên tôi hiểu rằng có cả những nguyên nhân khác làm bà cảm thấy bất hạnh. Giang Thanh ấp ủ hoài bão chính trị.

Cách duy nhất tách Giang Thanh khỏi quyền lực là ở chỗ người ta xếp bà ở chức vụ tương đối thấp trong đảng. Tất cả quan chức của đảng có chức vụ nhất định. Cao nhất là Mao và 5 bí thư cao cấp. Tiếp theo từ hạng hai đến hạng sáu là của những người gần gũi của họ. Các cán bộ cao cấp khác từ hạng 7 đến hạng 13, cán bộ hạng trung - từ hạng 14 đến hạng 17, cán bộ cấp thấp đứng ở hạng từ 18 đến 25. Giang Thanh đứng ở hạng 9, dù rằng Diệp Tử Long và Uông Đông Hưng được bổ nhiệm hạng cao hơn - hạng 7. Bà than phiền với tôi rằng bà chỉ ngang hàng chúng tôi, những nhân viên thường của bộ máy thuộc Mao Chủ tịch, và bà buộc tội Dương Thượng Côn là ông ta xếp bà vào hạng chín. Chính Mao cũng đồng ý xếp Giang Thanh vào hạng này. Mao hiểu rằng khảe năng của bà không tương xứng với hoài bão. Bà chẳng có chút kinh nghiệm nào cả và hành động theo mệnh lệnh của Mao.

Ai cũng biết Giang Thanh có tính tình bẩn thỉu và tình ái. Không ai muốn tuân theo mệnh lệnh của một người đàn bà như thế và phục vụ bà ta.

Căn bệnh hoang tưởng của Giang Thanh, cũng như căng thẳng của bà do nguyên nhân chính trị gây ra. Bà muốn làm một cái gì đấy để mà làm. Nhưng cấp bậc của bà không cho Giang Thanh một chút quyền lực, một chút kính trọng. Mọi người khúm núm trước bà hoặc phục vụ bà không phải vì họ kính trọng hoặc là để làm vừa ý ba, mà chỉ vì bà là vợ Chủ tịch. Tất nhiên những kẻ nịnh nọt và bợ đỡ sẽ không biến mất, nếu bà được bổ nhiệm chính thức. Nhưng số đông kẻ thù, do giọng lưỡi độc ác và tính bẩn thỉu bà mà tạo ra, đã khinh thường bà, làm bà điên tiết lên.

Giang Thanh cần tạo ra vẻ ốm đau, tôi cuối cùng hiểu là vì rằng chỉ có ốm - cách duy nhất để mà nhờ nó bà có thể trội hơn người khác. Và bà cũng cần làm sao Mao tin là bà ốm thật, nếu không thế ông sẽ bắt Giang Thanh phải làm việc và nghĩa là bà phải chịu dưới trướng Uông Đông Hưng, thủ trưởng của bà.

Đấy, người đàn bà, tự tưởng tượng mình là nữ hoàng, thì có thể làm như thế đấy.

Sau khi tôi sống ba tuần lễ trong sự nhàn nhã bắt buộc, Giang Thanh gọi tôi vào buồng mình. Mời tôi ngồi, Giang Thanh nhiếc móc là tôi ở đây tương đối lâu và chẳng làm cái gì cả cho ba.

- Tôi đợi, khi đồng chí thông báo cho tôi đồng chí muốn khám bệnh gì - tôi trả lời.

- Có điều khác tôi muốn thảo luận với đồng chí đây - Giang Thanh nói - Chủ tịch hiện sức khoẻ tốt và thông báo rằng ông không cần luôn luôn giữ cho mình một bác sĩ. Tôi không được khoẻ lắm. Bác sĩ Hứa đạo bỏ tôi rồi, và tôi chẳng còn bác sĩ riêng. Tôi muốn đồng chí là bác sĩ của tôi. Đồng chí có thể chữa cả cho lãnh tụ, khi nào ông ấy cần.

Lời mời của Giang Thanh, lời mời mà tôi sợ nhất, vang lên. Tôi đồng ý như bác sĩ riêng phục vụ Giang Thanh chỉ với điều kiện bà và Chủ tịch sống chung với nhau. Giờ đây bà yêu cầu tôi ở lại mãi với bà. Nhưng chính tôi cũng không muốn làm.

Lời đề nghị này đối với tôi chẳng có gì bất ngờ. Tôi ngờ rằng đằng sau việc gọi tôi đến Quảng Châu có một cái gì đó mờ ám. Vì thế tôi đã chuẩn bị câu trả lời từ sớm hơn.

Tôi nói rằng lãnh đạo của tôi bổ nhiệm tôi làm việc với Chủ tịch và rằng đảng không trao nhiệm vụ cho tôi làm cho bà. Chủ tịch cũng không nói gì về sự thay đổi tính chất công việc cả.

Trời đất ơi, té ra là Giang Thanh đã nói chuyện với Mao và ông đã đồng ý. Ngoài ra, Giang Thanh còn chuẩn bị nói chuyện với thủ trưởng của tôi để họ không cản trở.

- Tôi dù sao chăng nữa cho rằng đồng chí cũng nên nghĩ kỹ vấn đề này, đồng chí Giang Thanh ạ - đứng tôi lên - đây không phải là ý tưởng tốt - như vậy, thay đổi công việc của tôi và số phận của tôi.

Giang Thanh miễn cưỡng.

- Và vì sao đây là ý tưởng xấu? - đầu bà vươn lên - đồng chí chỉ tôn trọng một mình lãnh tụ và nhìn tôi từ trên xuống dưới, đúng thé không?

Giang Thanh luôn luôn lo rằng tôi kính trọng chồng bà và khinh bà. Nhưng điều này không làm tôi sợ. Chỉ sợ tin đồn.

Nếu như tôi được bổ nhiệm là bác sĩ chính thức của bà, thì những kẻ rách việc trong cung đình sẽ tìm được chứng cớ về mối quan hệ luến ái không có thật của chúng tôi. Trong con mắt của nhiều người, nó là dấu hiệu dễ thấy.

- Đây không phải câu chuyện ai nhìn ai từ trên xuống dưới - tôi tiếp tục - Là một nhà điều trị, tôi, tất nhiên, sẽ chữa bất kỳ ai cần tôi. Nhưng tôi sợ là nếu đi tìm bằng cách này, người ta bắt đầu xì xào. Và điều mà họ sẽ nói, có thể sẽ mang lại những cái không hay cho đồng chí và cả cho Chủ tịch.

Bỗng nhiên Giang Thanh dừng lại và nhìn thẳng vào tôi.

- Đồng chí nói cái gì thế? Cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến chúng tôi?

- Tin đồn - Tôi trả lời - Đàm tiếu. Vô ích nói về họ.

Giang Thanh xúc động

- Đồng chí bác sĩ, tôi luôn luôn ngĩ tốt về đồng chí - Bà nói - Nếu đồng chí có điều gì cần nói, cứ nói nhé. Thế nhé!

- Nếu đồng chí muốn nghe, thưa đồng chí Giang Thanh, tôi sẽ kể. Ngay lúc tôi quay về nhóm Một cuối namn 1959, đã có tin đồn. Một số người nói là đồng chí có quan hệ tốt với tôi, và có một cái gì đó đặc biệt giữa chúng ta. Có ai đó thậm chí đã đưa tin đồn nguy hiểm này cho Chủ tịch. Nhưng Chủ tịch nói: Hãy để họ đánh bạn với nhau. Đồng chí Giang Thanh, đây cũng là một nguyên nhân, theo đó ý tưởng của đồng chí chẳng hứa hẹn một cái gì tốt lành cả.

Giang Thanh lặng im.

- Ai nói thế? - Giang Thanh hỏi, giọng căng thẳng.

- Không đáng nói điều đó. Điều này không có giá trị - Tôi nhún vai, gạt đi.

- Đừng là người ngu xuẩn, đồng chí bác sĩ. Tôi cư xử tốt với đồng chí vì tôi biết khó khăn như thế nào mới tìm được bác sĩ cho Chủ tịch. Ông quý đồng chí, và vì thế tôi cũng đối xử tốt với đồng chí. Té ra là có ai đó tung tin đồn nhảm về chúng ta. Ai đấy?

- Nếu đồng chí yêu cầu, tôi sẽ nói. Đó là Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều.

Giang Thanh bỏ luôn kế hoạch của mình và suýt khóc gọi điện cho Mao. Sau vài ngày tôi quay lại Bắc Kinh bằng máy bay đặc biệt của không quân. Không bao giờ được bất kỳ điều gì về cuộc nói chuyện của chúng ta - Giang Thanh cảnh cáo tôi trước tôi bay.

Tình hình ở Bắc Kinh rõ ràng trở nên xấu hơn. Người dân hầu như không xuất hiện trên đường phố, còn những ai được bắt gặp, đều lờ đờ kiệt sức và lạnh nhạt. Những người nằm nhà để tiết kiệm năng lượng.

Hai tuầõn lễ sau gia đình tôi tổ chức Tết, chúng tôi chỉ ăn cháo loãng và rau. Thời gian khác chúng tôi có thịt, cá, hoa quả. Tết - đó là ngày duy nhất của năm, khi người Trung quốc theo truyền thống khắp nơi ăn uống no nê. Bây giờ không có gì cả những cái tương tự thế.

Tôi chờ trước khi nói chuyện với Mao. Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành trung ương khoá 8 cần phải bắt đầu công việc hai ngày sau khi tôi quay về, và tôi biết rằng Chủ tịch bận chuẩn bị. Hội nghị cuối cùng cần có hành động chống lại phía tối của cuộc sống, mà Mao muốn lờ đi như thế. Chính ông cũng bị gánh nặng và mấtnh thời gian trên giường trên giường. Thật là nhẫn tâm, Mao hiểu rằng cần phát động đại nhảy vọt để mang lại cho Trung quốc một cái gì đó tốt hơn. Vấn đề là ở chỗ lãnh tụ chẳng có kiến thức và khái niệm về thế giới hiện đại, về điều, Trung quốc có thể hoà nhập với thế giới như thế nào. Thế kỷ XX sắp qua rồi, mà Mao vẫn còn mang ý nghĩ của thế kỷ XIX không có khả năng dẫn dắt đất nước của mình. Bây giờ ông đã tụt hậu, nhưng vẫn thử trình diễn một cái gì để làm tiếp.

Hội nghị là một đòn đối với Mao. Những người tham gia hội nghị phát biểu đòi phục hồi sản xuất nông nghiệp như nhiệm vụ quan trọng sống còn của đảng. Khi hầu như cả nước đói kém, ước mơ công nghiệp hoá nhanh chóng là sự chết người. Con người đầu tiên cần phải có cái gì để sống được cái đã, rồi sau mới nghĩ tiếp được.

Tôi gặp Chủ tịch hôm 18-01-1961 ngay sau khi kết thúc hội nghị, và tôi kể về cuộc nói chuyện của tôi với Giang Thanh và tin đồn về mối quan hệ đặc biệt của chúng tôi. Tôi nhận xét rằng tôi phải im lặng lâu đến thế, bởi vì tôi nghĩ rằng Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều xúc phạm cuộc nói chuyện này của Chủ tịch, chứ không phải xúc phạm tôi.

- Bằng chứng nào ở họ mối quan hệ đặc biệt của chúng tôi? Vì sao họ nói điều này? -Tôi phẫn nộ.

Thực tế tôi đã ra đòn hiểm vào Mao, người hay khuyến khích tin đồn. Nói rằng tin đồn xúc phạm Mao, nghĩa là tát thẳng mặt ông ta.

Mao chăm chú nghe khi tôi nói, mắt ông nheo lại. Hẳn là Giang Thanh cũng đã kể cho ông câu chuyện này.

- Đừng lo, tôi hiểu tac - ông nói - Hãy quên đi.

Ai có thể tin rằng ông chưa bao giờ mói người ta sau lưng?

Sau đấy ít lâu Mao kể tôi nghe rằng Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều bị hạ bệ trong vài ngày tới sẽ đi về Hồ Nam. Thậm chí Uông Đông Hưng không thông báo cho tôi điều này sớm hơn.

Cục sức khoẻ trung ương gửi đến Quảng Châu một vài bác sĩ để khám Giang Thanh - Cơ Túc Hoa, giám đốc bệnh viện Bắc Kinh, Thế Bành Thư, giám đốc bệnh viện Thượng Hải, và Tôn Xuyên Hứa, giám đốc bệnh viện tâm thần Thượng Hải, một nhà tâm thần học và thần kinh học. Giang Thanh buộc họ chờ sáu tuần, trong lúc Mao cùng tôi và Uông Đông Hưng chưa tới Quảng Châu cuối tháng 2.

Khi các bác sĩ nổi tiếng được mời tới chữa Giang Thanh, họ cảm thấy hãnh diện. Người ta giữ họ quá lâu để chữa khỏi bệnh nhân bệnh thông thường, và giờ đây họ không còn khí thế để kết thúc công việc.

- Họ lĩnh hội khá nghiêm túc - Giang Thanh cười khẩy, khi tôi giải thích cho bà rằng bác sĩ tin vào sự chẩn đoán của mình nhanh chóng.

Cuối cùng Giang Thanh đồng ý rằng mỗi một bác sĩ khám bà ta một ngày, nhưng giữa cuộc khám, phải có một ngày nghỉ cho bà. Như thế quy trình kéo dài sáu ngày. Nhà phẫu thuật Cơ Túc Hoa và chuyên gia về nội khoa Thế Bành Thư kết thúc công việc sau hơn một giờ. Nhưng việc kiểm tra thần kinh và tâm lý, do Tôn Xuyên Hứa thực hiện, lại chiếm nhiều thời gian. Giang Thanh tin rằng Tôn sẽ chú ý đến sai lệch về thần kinh chứ không phải tâm lý. Vì thế người ta không đặt cho bà những câu hỏi giúp bác sĩ phán đoán vấn đề tâm lý của bà.

Ngay sau khi khám, tôi gặp Giang Thanh. Bà không biết người ta phát hiện được bệnh gì ở bà.

Tôi nói rằng bác sĩ không tìm thấy sai khác gì khỏi tiêu chuẩn.

- Sức khoẻ của đồng chí tiến triển tốt. Bác sĩ muốn gặp đồng chí để thảo luận kết quả quan sát được.

Nhưng Giang Thanh không muốn gặp bác sĩ, và thay vì đó yêu cầu kết luận bằng van bản. Bà đòi hỏi không được thông báo kết quả cho Chủ tịch. Giang Thanh chỉ muốn Mao tin là bà ta bị bệnh.

Sợi dây được căng ra. Kết luận do các bác sĩ đưa ra là hoàn toàn khách quan. Nó xác nhận rằng sự phục hồi sức khoẻ của Giang Thanh sau khi ung thư tử cung tiến triển tốt, có chút ít căng thẳng thần kinh và khuyên nên tiếp tục xem phim, khiêu vũ, nghe nhạc và chụp ảnh. Nhưng Uông Đông Hưng không đồng ý với họ. Ông chống bất cứ kết luận nào cho rằng Giang Thanh bị bệnh. Uông không muốn bác sĩ chứng thực về tính lười biếng và vô tích sự của Giang Thanh.

Kết luận chẳng làm vừa lòng ai cả.

- Gì thế này? - Giang Thanh kêu lên khi đọc qua bản kết luận - Những người này thật vô trách nhiệm. Họ nghĩ cái mà họ làm thế này?

Bà trả lại các bác sĩ bản kết luận coi như không chấp nhận và từ chối nó.

Đổng Chử tổ chức tiệc gĩa từ để cám ơn bác sĩ đã phục vụ. Họ biết rằng Giang Thanh không hài lòng về kết luận của họ, nhưng không hình dung được Giang Thanh là người độc ác và hoang tưởng như thế nào. Tất cả ba người này đã bị xỉ nhục trong thời gian Cách mạng văn hoá. Cơ Túc Hoa bị tù một số năm trong nhà giam. Tại đó người ta đánh đập ông nhiều đến nỗi ông mất trí nhớ. Ông không thể làm việc được và chết sau đó ít lâu. Thế Bành Thư cũng trở thành đối tượng phê phán và trấn áp mạnh. Ông sống qua cách mạng văn hoá và chết vì đau tim.

Nhà thần kinh học Tôn Xuyên Hứa may mắn hơn tất cả, Họ tống ông vào tù vì tội chống đảng và cũng đánh đập khá nhiều. Ông viết cho tôi một số thư từ trong tù, nhắc lại rằng ông đã nghiêm chỉnh nhận nhiệm vụ chữa đồng chí Giang Thanh và ông là người siêng năng như thế nào.

Tôi gợi ý bệnh viện tâm thần Thượng Hải, chứng thực tính ông vô tội, nhưng cũng không nhận được hồi âm. Ngay sau đó Tôn Xuyên Hứa, vẫn còn nằm trong tù, đã tự vẫn. Ông không thể chịu nổi tra tấn.

Sau khi các bác sĩ đi khỏi, tôi còn lại một mình, hưng chịu nỗi bực tức của Giang Thanh cho là người ta không chịu chứng nhận bà có bệnh. Mối quan hệ của chúng tôi tiếp tục xấu đi. Bà bắt đầu nói là tôi đã bị thay đổi, rằng tôi có ý định chống lại bà ta. Để làm chứng cớ, Giang Thanh nhớ lại trường hợp xảy ra năm 1958, khi tôi thông báo cho Mao về bệnh của bà. Bây giờ tôi không muốn làm điều này nữa.

Giang Thanh thấy nguyên nhân thay đổi mối quan hệ của tôi với sự thay đổi lực lượng ở nhóm Một. Giang Thanh tin rằng tôi chẳng cần sự che chở của bà nữa. Khi Uông Đông Hưng bị đuổi, Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều nắm quyền lực, tôi cần phải tìm sự ủng họ của bà ta. Bây giờ Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều bị bật đi xa, và bạn tôi Uông Đông Hưng quay lại, để bằng bàn tay sắt lãnh đạo nhóm Một. Dưới sự che chở của Uông Đông Hưng, Giang Thanh cho rằng, tôi có thể tự cho phép mình bỏ mặc bà. Trong khi lòng trung thành của tôi với lãnh tụ không gây cho bà sự nghi ngờ.

Tuy nhiên Giang Thanh suy luận sai về tâm trạng của tôi. Với việc Uông Đông Hưng trở lại nắm quyền lực, cuộc sống của tôi ở nhóm Một trở nên dễ chịu hơn. Đơn thuần tôi không thích Giang Thanh vì cuộc sống xa hoa và vô tích sự, độc ác và hay cáu kỉnh., vì những lời phàn nàn liên miên ra lệnh và sai bảo những người xung quanh, vì những đòi hỏi vô lý của bà. Giang Thanh là một con người nhơ nhuốc, bên cạnh bà tất cả đều là xấu.

Tôi căm thù thói đạo đức giả đang thịnh hành. Những người lãnh đạo cộng sản thường to mồm phê bình phong cách sống tư sản cặn bã của những người tiền nhiệm của họ, họ áp đặt nhân dân những nguyên tắc đạo đức cộng sản đúng đắn và cao thượng, nhưng chính họ sống trong xa hoa. Quần chúng nhân dân đau khổ, lao động và bị chết dần chết mòn để một nhúm những kẻ chiếm quyền có thể làm giàu.

Lòng tin và ước mơ của tôi, sự ngưỡng mộ của tôi về Mao và và về một xã hội mới tốt đẹp hơn mà những người cộng sản đang xây dựng đã bị sụp đổ.

Giang Thanh sai lầm khi cho rằng tôi vẫn còn điên rồ ngưỡng mộ Mao. Sự ngưỡng mộ của tôi đã biến mất. Mao theo đuổi những nguyên tắc đạo đức nào? Mao gạt ra lề đường, dường như rác, Bành Đức Hoài, một trong những nhà lãnh đạo cách mạng lớn nhất đất nước, một người trung thành với sự chọn lựa cộng sản và cống hiến sức lực vì sự cải thiện cuộc sống ở Trung quốc. Mao tập hợp xung quanh mình những cô gái trẻ giống như đa số các ông vua đời trước.

Còn nhân dân Trung quốc? Người ta đã áp bức và bóc lột nhân dân, buộc họ phải chịu đựng tất cả mọi khó khăn, chấp nhận mọi sự lăng nhục, để mà sống cho qua ngày. Nhân dân trở thành không phải là cái gì khác hơn, là một số đông những nô lệ bơ vơ không nơi nương tựa, lạnh nhạt. Người ta gọi điều này là xã hội mới, là thế giới mới cộng sản.

Giang Thanh quả là đúng: tôi cảm thấy ghê tởm với bà ta. Nhưng tôi cảm thấy ghê tởm với cả chồng của bà và cả với nhóm Một. Ghê tởm với Trung quốc mới mà những người cộng sản xây dựng nó như thế.  

  Chương 45


Cuộc khủng hoảng nông nghiệp được giữ kín đã chọc tức chóp bu đảng. Do lỗi lầm, giờ đây Mao không thể hoàn toàn đi theo mong muốn, Mao đâm ra buồn rầu một thời gian, phần lớn nằm bẹp trên giường. Phòng Liên Xuân ở Trung Nam Hải đang sửa chữa. Trong thời gian sửa, hai lần trong tuần vẫn tiến hành khiêu vũ ở gian khác. Khi công việc sửa chữa xong, người ta đặt một cái giường lớn ở một phòng nằm cạnh phòng nhảy để Mao thư dãn. Tôi luôn đi cùng Mai đến đám nhảy và có thể thấy Chủ tịch kéo các bạn nhảy trẻ vào buồng mình để thư dãn cùng với họ. Nội thất buồng này là sang trọng không tưởng được. Các đồ dùng sang trọng vượt quá thứ tôi thấy trong cung điện Creml ở Moskva.

Đối với các cô gái trẻ mà Mao chọn, phục vụ ông, làm vừa lòng bất kỳ yêu cầu của ông được xem là vinh dự. Những phụ nữ lớn tuổi hơn và có học hành thường từ chối ông. Một số người cô phục vụ ông cho rằng mối quan hệ riêng với Chủ tịch phải chăng phá huỷ tính xã giao nghề nghiệp. Những người này cũng đồng ý và cũng hoan hỉ khi được mời.

Bất kỳ ai làm việc cho Mao, đều được nghiên cứu cẩn thận, phụ nữ cũng không loại trừ, việc nghiên cứu cẩn thận đảm bảo rằng họ hoàn toàn không hại cho Chủ tịch. Tất cả họ đều gốc gác nông dân, xuất thân từ những gia đình từ những gia đình có ràng buộc ơn huệ của đảng cộng sản. Mao đối với họ là thánh, là người cứu đỗi.

Lưu, chẳng hạn, mồ côi từ khi mới đẻ. Khi bố chết và ở lại trong một gia đình tăm tối, mẹ và cô con gái đi ăn xin. Cô gái lúc ấy mới 8, 9 tuổi, khi đảng cộng sản nắm quyền lực, người ta chọn cô đào tạo văn công ở không quân. Có thể xem rằng đảng cộng sản đã cứu cô.

Một phụ nữ trẻ khác, thành viên của nhóm văn công trong cục đường sắt - cũng mồ côi, con gái một chiến sĩ cách mạng. Cha mẹ cô, đảng viên, đã chết vì lý tưởng CN cộng sản. Cô ta thậm chí chưa học xong tiểu học, nhưng đảng ủng hộ cô. Cô học xong lớp đồng ca và thành diễn viên múa.

Mang cái vỏ ơn đảng - đó là nhiệm vụ của các cô gái. Lời kêu gọi đến với chủ tịch là sự kiện quan trọng nhất trong đời họ.

Đối với số đông Người Trung quốc ngắm nhìn Mao, bình thản đứng trên lễ đài trên quảng trường Thiên An Môn, là một sự hạnh phúc, một sự kiện vô cùng sung sướng mà họ chưa bao giờ trải qua. Một ít người được bắt tay lãnh tụ, không dám rửa tay vài tuần - bạn thân và người quen vượt dặm đường xa tới gặp họ để mà được sờ vào bàn tay được chạm với tay Mao.

Trong thời gian Cách mạng văn hoá thậm chí hoa quả, quả xoài, mà Mao tặng công nhân trở thành thần thánh. Những giọt nước nhỏ từ vòi rửa hoa quả được coi như là thuốc thánh. Hãy hình dung khi một cô gái được Mao mời. Cung nữ của Mao chưa bao giờ quý Mao theo ý nghĩ thông thường. Họ quý Mao bởi ý nghĩ ông là lãnh tụ vĩ đại, như người thày và người cứu thế. Đa số biết rằng mối quan hệ chỉ là tạm thời. Tất cả các cô gái đều rất trẻ, tuổi hơn kém 20, đều chưa lấy chồng. Khi Mao chán họ và cuộc sống lạc thú kết thúc, họ đi lấy chồng hoặc biến khỏi đấy. Chồng họ là những thanh niên trẻ tuổi trong đám lính bảo vệ, nhân viên phục vụ

Để đi lấy chồng, phải có sự đồng ý của lãnh tụ. Việc giải quyết thường đạt được sau khi chính Mao chán ngấy. Nhưng đôi khi Chủ tịch lại phục hồi lại quan hệ từng bị gián đoạn. Ngay cả các cô lấy chồng rồi cũng chấp nhận không được chống cự.

Chẳng có gì lấy làm lạ về việc Mao tàn bạo chiếm đoạt tình dục. Một cô gái nói với tôi:

- Chủ tịch - một người rất hấp dẫn, nhưng ông không hiểu ranh giới giữa tình yêu đối với lãnh tụ và tình yêu đối với ông như một người đàn ông. Có lố bịch không chứ?

Một cô khác, tả lại các ngón tình dục của Mao và nhận xét: Mao vĩ đại về mọi mặt!

Những cô gái trẻ nếm mùi sợ hãi trong hoan lạc như thế trước sự tâng bốc tình dục của Mao, cũng như trước tầm quan trọng chính trị của ông. Mao đã 67 tuổi, đã qua ranh giới của độ tuổi hoạt động tình dục yếu đi. Tò mò, nhưng chính lúc đó chẳng thấy ông phàn nàn về liệt dương cả. Chính lúc đó ông trở người cùng chí hướng thực hành tình dục của Lão tử cho rằng tình dục không chỉ để thỏa mãn, mà còn cần thiết để kéo dài tuổi thọ.

Khoái cảm nhất của Mao là ngủ với vài cô gái trẻ cùng một lúc trên giường. Lòng tin của Mao về thực hành tình dục của Đạo Lão giữ gìn sức khoẻ của ông, đã làm tôi sự nghi ngờ. Nhưng tôi giữ trong lòng sự nghi ngờ này.

Hàng đống các gái trẻ, luôn sẵn sàng chờ lệnh từ hoàng cung, mang trong lòng sự tự hào được phục vụ Chủ tịch, một số cô đã không ngần ngại kể cho tôi về họ được nếm mùi như thế nào. Các cô gái không bao giờ được làm điều gì để che giấu mối quan hệ của mình. Té ra là khi tuyển chọn các cô gái để làm tình, Mao thường đưa họ đọc trước quyển sách hướng dẫn tình dục của đạo Lão Con đường bí mật cổ điển của các cô gái mới lớn. Sách được viết theo văn phong Trung quốc cổ khiến, khó hiểu, những chữ tượng hình các cô gái không thể hiểu nổi. Họ hỏi tôi nghĩa của những từ ấy. Trong nhiều năm tôi đã dạy những từ này nên thực ra tôi cũng chẳng phải nghiên cứu.

Hoạt động tình dục của Mao không giới hạn ở phụ nữ. Những thanh niên trẻ trong số những người phục vụ, đẹp trai và khỏe mạnh, cũng lọt và sự chú ý của ông. Một trong số họ có trách nhiệm xoa bóp cho Mao về đêm. Mao đòi hỏi phải xoa bóp cả háng của ông nữa. Tôi biết kiểu quái dị này vào năm 1960, khi một vệ sĩ từ chối thực hiện đòi hỏi của Chủ tịch. Đây là việc cho đàn bà, chứ không phải cho tôi - Anh chàng nói cho tôi không lâu trước khi đi khỏi Trung Nam Hải.

Về sau, năm 1964, tôi trở thành người chứng kiến vụ bê bối sau đây trên tàu hỏa của Mao. Khi một vệ sĩ thu xếp để ông đi ngủ, Chủ tịch ôm chặt lấy anh chàng trẻ này và và bắt đầu vuốt ve anh ta, cố gắng vật anh chàng này xuống giường.

Đôi lần tôi cũng nhận thấy tính cách như thế gần với đồng tính luyến ái, nhưng sau này tôi đi đến kết luận đó chỉ là lòng ham muốn vô độ đẻ thỏa mãn tình dục.

Theo truyền thống, những thanh niên, chưa lấy vợ và đẹp trai, thường đóng các vai nữ trong kinh kịch Trung quốc. Những người trong số họ dính líu tới việc phục vụ tình dục cho thương nhân giàu có và cho những quan chức. Tiểu thuyết khiêu dâm Hồng lâu mộng và Kim Bình Mai - là những tác phẩm Mao thích - phản ánh những câu chuyện như vậy. Đồng tính luyến ái - phần nào là truyền thống của Trung hoa.

Những vệ sĩ của Mao, tuy không phải là những người đồng tính luyến ái, nhưng sự xuất hiện thường xuyên quanh lãnh tụ những cô gái trẻ hấp dẫn đã gây cho họ những vấn đề.

Trong thời kỳ vua chúa cai trị, sự trinh bạch của các tỳ thiếp được đảm bảo, bằng cách cách ly. Tất cả đàn ông, trừ vua và các tỳ thiếp, không được ở qua đêm trong khu Cấm Thành. Nhưng những vệ sĩ của Mao lại không phải tỳ thiếp. Những thanh niên nông thôn trẻ, khỏe, đẹp trai, chất phác, họ không thể chống lại sự cám dỗ, một số đã phải trả giá đắt cho việc này.

Khi một bạn gái của Mao như thường lệ ban đêm rẽ vào phòng trực, để mang thuốc ngủ cho Chủ tịch, một vệ sĩ trẻ bắt đầu ôm eo cô, nước da trắng và thậm chí còn thò tay sờ mó.

- Đồ khốn nạn! - Cô gái kêu thất thanh, và chạy đến Mao, Chủ tịch ngay lập tức gọi Uông Đông Hưng.

- Thằng ngu, mày làm gì thế? Mày định vuốt râu hùm đấy à? - Uông vẻ mặt tức giận lôi tay vệ sĩ đến hiện trường.

Trong lúc Mao và Uông Đông Hưng thảo luận, chàng thanh niên nghèo khổ ngồi ủ rũ khiếp sợ. Mao ra lệnh Uông tước vũ khí cá nhân của tay vệ sĩ và tống giam. Uông mềm mỏng từ chối. Ông cứu tay vệ sĩ trẻ khỏi việc bị giam, bằng cách thuyên chuyển anh ta đi xa hẳn về phương nam, làm ở bộ phận an ninh của một thành phố duyên hải.

Trong tình thế bất tiện, thậm chí không mong muốn, cũng xảy ra việc các vệ sĩ khác của lãnh tụ bị dính vào.

Có một lần vào sáng sớm, một vệ sĩ của Mao đánh thức tôi - chàng thanh niên 19 tuổi. Xảy ra một cái gì đó khủng khiếp lắm - anh ta thất vọng nhắc lại, còn tôi vội mặc quần áo.

Chúng tôi ở Thượng Hải, tại khách sạn cũ ấm cúng Thanh Dương, nằm giữa khu khu phố Pháp trước đây, Mao luôn luôn chiếm tầng trên cùng. Trước khi ông đến thì toàn bộ khách sạn được giải phóng, không còn khách bên trong nữa. Một nhóm gái trẻ ở phòng riêng bên cạnh, mỗi cô người yêu của Mao, được chọn để có một đêm ngủ với lãnh tụ trên giường ông.

Tay vệ sĩ muốn rót thêm chút nước sôi vào ấm trà của Chủ tịch, không nghĩ ngợi gì cả, nhìn thoáng qua giường Mao. Tay vệ sĩ này mới chuyển đến và vẫn còn chưa biết tất cả chi tiết đời tư của Mao. Nói riêng, chưa biết gì về lũ gái. Anh chàng vệ sĩ thấy bóng cô gái qua chiếc rèm cửa lụa, cô này ngoái đi ngoái lại và ngay lập tức lẻn vào buồng Mao.

- Ngay lúc tôi đến, cô ta ngã từ giường xuống đất - tay vệ sĩ hổn hển - Cô ta hoàn toàn trần truồng! Tôi hoảng quá, chuồn luôn. Tôi phải làm gì đây?

Tôi động viên chàng thanh niên hoảng sợ.

- Nói cho tôi nghe, Chủ tịch nhìn thấy anh không?

- Tôi không biết - anh ta trả lời - Tôi chạy ngay ngay lúc thấy cô ta.

Sự hoang tưởng của Mao tăng lên, tính cách của ông càng bất thường. Tôi không có một sự hình dung nào cả về điều gì ông sẽ làm nếu ông ta biết tay vệ sĩ nhìn thấy ông.

Tay vệ sĩ đâm hoảng.

- Tôi ở đây chưa lâu - anh ta khẳng định - Không ai nói cho tôi, khi nào có thể vào buồng của Chủ tịch, và khi nào thì không thể. Tôi không biết rằng ở đây lại xảy ra....

Anh chàng muốn tôi xác nhận là anh ta không có lỗi.

Tôi đảm bảo cho anh ta là sẽ làm chứng, nhưng nhắc là trong tương lai. Cần cẩn thận hơn khi vào buồng lãnh tụ.

- Chỉ vào khi Chủ tịch gọi. Người ta không gọi, đừng vào. Nếu không người ta có thể nghĩ anh là gián điệp đấy - Tôi cảnh cáo.

Chàng thanh niên nghèo chạy khỏi nhóm Một mà mắt vẫn nhìn lại. Nhưng anh ta cần phải quay về chỗ chủ tịch: quy tắc đòi hỏi các vệ sĩ ngày cũng như đêm phải luôn bên cạnh Mao.

Khi tay vệ sĩ quay về, Mao và cô gái trẻ vẫn còn to tiếng với nhau. Anh ta đứng ngoài cửa tin rằng người ta chúng thực điều đó. Nhưng Mao nhận ra anh ta và bảo anh ta vào, cô gái vẫn đang cằn nhằn. Mao muốn tay vệ sĩ trở thành người làm chứng màn kịch này. Chẳng bao lâu anh chàng này hiểu cái gì đã xảy ra.

Hóa ra cô tỳ thiếp của lãnh tụ gặp một người đàn ông trẻ, cô ta muốn lấy làm chồng. Nhưng Mao không đồng ý. Cô ta càng vật nài, thì Chủ tịch lại càng lắc đầu. Cô gái cuối cùng tức giận đến mức buộc tội Mao là cư xử theo kiểu tư sản thối nát, là ông dùng cô để thỏa mãn dục vọng của mình.

Mao giận dữ đến mức hất cô ta ra khỏi gường. Điều này xảy ra đúng lúc tay vệ sĩ bước vào phòng. Tuy nhiên hai người này vẫn quấn nhau.... thậm chí không để ý tới anh ta.

Uông Đông Hưng được thông báo vụ việc. Mao đòi nhanh chóng tổ chức cuộc họp bộ máy của ông và mọi người phê bình cô gái một cách khắt khe nhất.

Nhưng sự gần gũi lâu dài với Mao làm cô nhân tình của ông không sợ. Cô tuyên bố rằng nếu tổ chức họp, cô sẽ kể toạc ra tất cả sự thật về mối quan hệ của họ với Chủ tịch và sẽ kết tội ông là tính cách tư sản. Uông lâm vào thế khó xử. Ông không thể trái lệnh Mao, nhưng lại sợ một vụ bê bối công khai.

Không thể nghĩ điều gì tốt hơn, Uông cầu cứu tôi.

Tôi nói chuyện với cô gái, cố tìm ra lối thoát đối với Mao cũng như đối với cô. Những lời buộc tội công khai của cô cũng chẳng dẫn tới cái gì tốt hơn, cô ta không thể làm gì được họ.

Cô gái vẫn nước mắt đầm đìa và tức giận, nhưng sau một hồi nói chuyện, cô ta đồng ý trong cuộc họp phát biểu trước các nhân viên và nói là cô không đúng và xin lỗi Mao.

Mao chấp nhận tự phê bình của cô. Nhưng điều này không mang lại cho cô gái trẻ điều gì tốt hơn. Mao dù thế nào chăng nữa không cho phép cô đi lấy chồng. Chỉ tới năm 1966, sau khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, cô quay về với người yêu. Còn Mao hướng sự chú ý tới cô khác mà ông làm quen trong một buổi khiêu vũ ở Trung Nam Hải.

Cô bạn gái mới của Mao ở buồng ngủ của ông ngày cũng như đêm. Ngủ cùng với ông, khi ông ngủ, và chờ ông đến khi ông tỉnh dậy, mang cho ông đồ ăn, và trà, lau cho ông bằng khăm tẩm nước nóng. Mao bắt đầu mang cô theo trong các chuyến đi. Quan hệ của họ trở nên công khai đối với lực lượng an ninh và nhân viên phục vụ khách sạn, những người này cần phải không biết gì cả.

Việc cần thiết giữ bí mật làm cô gái trẻ đau khổ.

- Cuộc sống là thế này à - che giấu, bí mật, giả vờ - Cô nói.

Dù sao chăng nữa sự gần gũi với Mao làm cô trở nên vênh váo và kiêu căng. Cô ta đến đâu cũng khoe rằng dường như Mao xin cô những lời khuyên về những vấn đề quốc gia quan trọng. Cô gái nghèo tin rằng tình thương Mao cho phép cô có những đặc quyền những hơn người khác.

Cô ta quên mất sự cần thiết phải giữ bí mật và công khai khoe mối quan hệ đặc biệt của mình với lãnh tụ.

Trách nhiệm của Uông Đông Hưng là bảo vệ Mao khỏi sai lầm riêng của Mao. Uông cần phải chặn trước việc lộ ra đời tư của Chủ tịch. Bộ máy và các thư ký riêng của Mao, biết phải im lặng. Nhưng chẳng thể mong người trong nhóm Một cũng làm như vậy.

Uông không muốn động chạm đến uy danh Chủ tịch. Ông chỉ muốn sao cho cho phụ nữ trong thời gian đi lại với Mao nên nằm lại trong phòng riêng.

Nhưng Uông không thể trực tiếp nói ra điều này, sợ cơn giận dữ của Chủ tịch. Để giải quyết vấn đề, Uông sử dụng một tay vệ sĩ 19 tuổi chất phác, giải thích cho Mao. Trong một chuyến đi, anh chàng vệ sĩ thực hiện nhiệm vụ được giao và Mao, thật đáng ngạc nhiên, lại đồng ý và cho cô gái hay bép xép vào phòng bên cạnh. Nhưng chàng trai trẻ đã làm Mao đau khổ đến mức người ta điều anh ta đi xa khỏi Trung Nam Hải.

Cô nhân tình mới coi như bạn gái của Mao. Mối quan hệ của cô với Chủ tịch mang tính chất gia đình, cô này thậm chí còn tổ chức cuộc gặp của lãnh tụ với vài cô gái họ hàng thân thuộc của mình. Một trong các cô ấy, người hát trong dàn đồng ca kinh kịch, làm Mao chán nản - cô ta không trẻ và còn không đẹp.

Tháng 12 năm 1961 Mao mời tôi dự tiệc. ở đó có cả cô nhân tình của ông, em gái và em rể cô, một quân nhân. Khi chúng tôi thưởng thức những món ăn ngon, không thấy báo hiệu dấu vết gì của điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Chỗ tổ chức tiệc cảnh điền viên, không khí ngào ngạt hương thơm của cây mận. Ngay khi bắt đầu mưa, sương mù bao quanh. Cô em gái của tình nhân Mao dù đã có chồng cũng chẳng có chút ý nghĩa nào cả đối với Mao. Cả người chồng cũng không cảm thấy nhục nhã về sự chiếm đoạt của Mao. Tay chồng ngưỡng mộ Mao và hiến vợ mình cho lãnh tụ, còn hơn là không được đặt chân vào bậc thềm thăng tiến. Cuối bữa tiệc Mao bảo tay chồng về nhà và ba hôm sau kéo người yêu cùng cô em gái dự buổi giải trí của mình để gặp thị trưởng Thượng Hải Kha Thanh Thế và bí thư An Huy Tăng Huy Sinh.

Thậm chí Uông Đông Hưng rất căm tức những việc lộn tùng phèo như thế.

- Nếu mẹ cô gái còn sống, Chủ tịch cũng ngủ với bà ta hay sao - Uông giận dữ lầm bầm. Tuy nhiên câu chửi rủa lạ lùng nhất của Uông không nhằm vào Mao, mà vào tay quân nhân - thằng chồng mọc sừng - Nó đã bán vợ mình cho Mao - Uông nói.

Uông xem cuộc phiêu lưu tình dục của Mao như là sự đấu tranh với căng thẳng. Chủ tịch đang vật lộn với tuổi tác. Có một lần, Uông nói với tôi như vậy.

Uông ngạc nhiên: có thật là Mao sợ chết đến nỗi cố gắng che đậy khỏi cái chết trong vòng tay đàn bà hay không?

Phần đông các cô gái ngả vào tay Mao đều là các cô gái trinh trắng. Mao làm hư các cô ấy, Sau khi gần gũi với ông, các cô gái trở nên có thái độ kiêu căng, lố bịch. Họ là những người vô học, chẳng biết gì cả, ngu xuẩn, cố gắng sử dụng mối quan hệ với Mao, để khẳng định sự chơi trội của mình với người khác.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hoá một số cô gái bị Mao loại bỏ thậm chí cũng dùng mối quan hệ đặc biệt của mình trong quá khứ với Chủ tịch để kiếm chác quyền lực cho mình.

Nhìn lại nhiều cô gái trẻ vô tội đã trở nên hư hỏng, tha hoá, khi rơi vào mạng Mao, tôi bắt đầu nghĩ là cả Giang Thanh trải qua con đường giống thế. Có thể, Giang Thanh thực tế hoàn toàn khác khi ở Diên An, ngay khi kết hôn với Mao. Có thể, Mao làm hư Giang Thanh.

Bệnh xã hội - bạn đồng hành tin cậy của những hoạt động tình dục như thế. Một phụ nữ trẻ có thể nhiễm bệnh sinh dục. Bắt đầu chuỗi viêm nhiễm bệnh. Những diễn viên múa thường mặc chung quần áo của nhau trong nhóm và tôi ngờ rằng một phụ nữ sẽ bị lây bệnh nếu mặc quần lót của bạn gái. Viêm nhiễm sinh dục, nói một cách nghiêm túc, không phải bệnh xã hội, nhưng một người phụ nữ nhiễm bệnh lại đổ bệnh khi qua đêm với bạn trai. Người này lần lượt có thể đổ bệnh cho những phụ nữ khác. Căn bệnh thường mang lại sự khó chịu cho phụ nữ, nhưng nó lại không biểu lộ chứng bệnh ở đàn ông, anh ta như vậy trở thành người mang bệnh, thậm chí còn không biết là mình mang bệnh.

Một cô bạn tình của Mao bị nhiễm bệnh, như ông cũng đang nhiễm bệnh và cô ta được nhanh chóng phân bổ trong số tỳ thiếp của ông. Mao gửi cô gái bị bệnh cho tôi điều trị.

Các cô gái tự hào về điều này. Căn bệnh do Mao truyền sang là dấu hiệu của sự ngưỡng mộ, một bằng chứng mối quan hệ gần gũi của họ. Họ cũng tự hào rằng được tôi điều trị.

Là bác sĩ riêng của Chủ tịch, tôi có quyền dùng những thuốc tốt nhất, mới nhất, hiện đại nhất được nhập từ phương tây.

Nhưng việc điều trị không giải quyết được vấn đề, vì rằng bản thân Mao là người mang bệnh. Việc lây lan bệnh có thể được ngăn chặn chỉ nếu điều trị Mao. Để đạt được điều này Mao cần phải một thời gian không gần gũi tình dục với phụ nữ.

Nhưng Chủ tịch chỉ cười trước đề nghị của tôi. Như mọi lần, ông cũng tuyên bố rằng bác sĩ luôn phóng đại, thổi phồng mọi thứ. Tôi giải thích rằng ông là mang bệnh, thậm chí chính bản thân ông cũng không nhận thấy sự mẫn cảm khó chịu nào cả.

- Tuyệt - Mao nói - Nếu điều này không làm hại tôi thì nói chung nó cũng chẳng có giá trị gì hết. Vì sao anh lại cứ lo lắng về điều ấy đến thế nhỉ?

Tôi vẫn nài nỉ, hình dung cho ông thấy, cái gì xảy ra nếu Giang Thanh bị lây bệnh.

Mao thú vị về đề nghị của tôi.

- Điều này không bao giờ xảy ra cả - Mao cười khẩy - Từ lâu tôi đã nói với Giang Thanh rằng tôi già quá rồi không thể làm những việc như thế nữa, và chúng tôi chẳng bao giờ quay lại vấn đề này nữa.

Tôi đề nghị rằng Mao ít ra cũng phải rửa ráy. Ông chỉ lau người bằng khăn mặt nóng mỗi đêm, chứ dứt khoát không vào buồng tắm để tắm. Thực tế thì Mao chẳng bao giờ tắm cả. Cả lần này ông cũng không chấp nhận đề nghị của tôi.

- Tôi rửa bằng nước nhờn của các phụ nữ của tôi - Mao cắt ngang, để tôi biết rằng cuộc nói chuyện chấm dứt.

Có thể, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy ghê tởm với người cầm lái vĩ đại. Nhưng phải làm một cái gì đó: tôi cần phải tìm cách ngăn ngừa lây lan của bệnh.

ít ra tôi cũng tin là giường và khăn lau trong nhà nhỏ tiếp khách, nơi Mao nằm lại, đã được tẩy trùng. Nhưng việc tẩy trùng khăn trải giường theo đề nghị của tôi được coi là biện pháp bảo vệ Chủ tịch, và tôi không thể giải thích được gì cả cho họ để giấu kín bí mật của Mao.

Tôi kín đáo nói chuyện với nhân viên nhóm Một, khuyên họ luôn luôn chỉ sử dụng những khăn lau riêng. Tôi hướng dẫn họ sát trùng giường và khăn lau cho Mao như thế nào để ông khỏi nhận ra điều này.

Nhưng Mao vẫn là người mang bệnh tới ngày ông qua đời.  





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro