Chương 46,47,48

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 46


Dưói con mắt của Mao, các tì thiếp của ông trở nên thật quan trọng khi một cô trong bọn họ phát hiện ra hệ thống nghe trộm. Chuyện này xảy ra vào tháng 2 năm 1961, sau ngày Tết của Trung quốc ít lâu và khi chúng tôi cùng đi với Mao đến Quảng Châu.

Ngay từ đâu, Uông Đông Hưng đã cảm thấy chuyến đi sẽ gặp nhiều rắc rối. Thậm chí lần này còn nhiều phụ nữ đi theo đoàn tùy tùng của Mao hơn so với những lần khác. Lúc lên đường, Uông Đông Hưng nói với tôi: Hai người đàn bà và một con vịt thì thành cái chợ.

Tôi không làm sao bao quát được toàn bộ đoàn tùy tùng. Một cô thư ký riêng của Mao đã lợi dụng quan hệ với Mao để có được một chỗ đứng chính trị. Ngoài ra, còn có cô đã từng cãi nhau với Mao, vì cô muốn lấy chồng. Có cả một số nữ nhân viên mới được tuyển vào và được coi là những tì thiếp của Mao.

Tôi sửng sốt khi nhìn thấy một cô giáo mà tôi quen và tôi cũng kinh ngạc khi biết cô ta có quan hệ tình dục với Mao từ hàng năm nay. Người phụ nữ đáng yêu này quen Mao trong một buổi khiêu vũ và mối quan hệ của họ bắt đầu từ đó. Cô chưa bao giờ ra khỏi Bắc Kinh nên bây giờ Mao muốn cho cô được thăm thú thế giới bên ngoài.

Người đàn bà da ngăm đen, vợ của một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội cũng có mặt trong đoàn tùy tùng. Trước kia ở Diên An, Mao và bà đã từng có quan hệ với nhau trước khi ông kết hôn với Giang Thanh. Khi mối quan hệ đó vỡ lở, Mao đã cho bà sang Liên-xô, rồi sau đó cưới chồng cho bà. Giang Thanh đã biết sự tằng tịu này từ lâu và đòi trả thù bằng cách cất chức ông chồng bà ta. Thế nhưng ông ta lại là người thân cận của Bành Đức Hoài và được bộ quốc phòng che chở. Đến năm 1959 khi Bành mất chức, ông ta cũng được che chở và thoát nạn. Giang Thanh đã làm việc với Lâm Bưu để Lâm ra tay chống lại kẻ thù của bà. Bây giờ, chắc người phụ nữ này tìm đến Mao để xin Mao che chở cho chồng bà.

Những tình ý ngày xưa như được hồi sinh. Trong chuyến đi, Mao nhiều lần cho gọi bà vào toa riêng của ông và vào buổi tối đầu tiên khi chúng tôi đến Hàng Châu, tôi biết chắc bà ta đã ở trong phòng ngủ của Mao mấy tiếng đồng hồ liền. Thế nhưng sau đó một lát, bà biến đâu mất. Một người trong đám phụ nữ tỏ ra lo ngại cho bà, nhưng sáng sớm hôm sau người ta đã thấy bà quay trở lại. Bà đã cãi và với Mao và ban đêm bà ngồi khóc trên một tảng đá ven hồ. Ngay trong ngày hôm đó, Mao cho bà quay trở lại Bắc Kinh.

Sau vài ngày lưu lại ở Hàng Châu, chúng tôi lên tàu tiếp tục đi về phía Tây, đến Vũ Hán. Chuyến chu du của chúng tôi chỉ bị tạm dừng trong thời gian rất ngắn để Mao họp với Trương Bình Hoa. Cuộc gặp gỡ của họ sẽ diễn ra trên đoàn tàu, nhưng Mao đã chậm. Ông đang ở trong toa ngủ của ông cùng với cô giáo nọ, trong khi Trương và người trợ lý là Vương Nhuận Xuân chờ ở toa chở khách cạnh đó. Đặc tính nông dân vẫn còn ăn sâu trong con người Vương đến nỗi ông không ngồi vào ghế sa lông như người khác mà lại ngồi chồm hỗm. Cuối cùng Mao cũng xuất hiện. Còn tôi và cô giáo cùng với những phụ nữ khác trong đoàn tùy tùng của Mao đi dạo xung quanh tàu. Lưu Cơ Thuận, người kỹ thuật viên trẻ tuổi có nhiệm vụ bí mật thu lại những cuộc nói chuyện của Mao cũng cùng đi với chúng tôi. Bỗng nhiên Lưu Cơ Thuận nói với cô giáo:

- Hôm nay tôi nghe thấy chị nói.

Cô giáo hỏi lại:

- Anh nói gì?

- Khi Chủ tịch chuẩn bị gặp Trương Bình Hoa, chị đã giục Chủ tịch phải mặc quần áo nhanh lên.

Mặt người phụ nữ trẻ biến sắc. Cô hỏi nhỏ:

- Anh nghe thấy những gì nữa?

- Nghe thấy cả - Lưu cười và đáp.

Cô hoảng hốt và quay ngoắt lại, chạy về phía đoàn tàu. Chúng tôi hối hả đuổi theo sau. Đám tì thiếp của Mao cũng hớt hải, vì nếu Lưu đã nghe được những lời mơn trớn khi Mao và cô giáo kia đang làm tình, thì thể nào anh ta cũng nghe được cả những lời họ nói với Mao.

Khi chúng tôi trở lại thì cuộc họp cũng vừa xong. Cô giáo chạy bổ vào toa riêng của Mao và kể cho Mao cuộc nói chuyện của cô với anh chẳng Lưu.

Mao nổi giận lôi đình vì ông chẳng hề hay biết rằng người ta nghe trộm ông. Ông gọi ngay Uông Đông Hưng đến toa của ông và đằng sau những cánh cửa khép chặt hai người nói chuyện với nhau rất gay gắt hàng tiếng đồng hồ liền. Uông Đông Hưng quả quyết rằng ông không hề hay biết gì về việc nghe trộm này, vì ông mới từ nơi lưu đày trở về một thời gian ngắn. Mao lệnh cho đoàn tàu phải lập tức khởi hành đến Vũ Hán, càng nhanh càng tốt. Khi con tàu đã chuyển bánh, Uông Đông Hưng cho gọi kỹ thuật viên Lưu Cơ Thuận và thư ký riêng là La Quang Lư lên gặp ông.

- Chủ tịch muốn biết kế hoạch nghe trộm này đã được bố trí như thế nào.

Ba mặt một lời, Uông tra hỏi anh kỹ thuật viên và cho anh biết là Mao đã ra lệnh bắt giam anh. Nhưng Uông không bắt anh ngay. Uông nói với Lưu:

- Đằng nào thì cậu cũng chẳng thoát.

Còn viên thư ký riêng La Quang Lư thì cuống cả lên. Tất cả bắt đầu từ hồi Diệp Tử Long còn nắm quyền. Cần phải hỏi Diệp thì mới biết được. Nhưng Diệp Tử Long đã bị điều đi cải tạo lao động xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, nên chẳng có mặt ở đây để mà hỏi.

Còn Lưu Cơ Thuận thì chẳng biết gì. Anh ta chỉ làm công việc của mình và do thượng cấp ra lệnh.

Uông Đông Hung hỏi:

- Thế thượng cấp cũng ra lệnh cho cậu thu cả những cuộc nói chuyện riêng tư của Chủ tịch à? Cậu không có việc gì làm nữa hay sao? Tại sao cậu lại muốn gây ra những phiền toái nhỉ? Tại sao Chủ tịch không biết những cuộc nói chuyện của Chủ tịch bị thu trộm? Bây giờ tôi phải giải thích như thế nào với Chủ tịch?

Lưu im thin thít.

Cuối cùng chúng tôi đã đến Vũ Hán và vào nghỉ ở nhà khách có tên là Vườn mận. Lúc đó là 4 giờ sáng. Uông Đông Hưng và Lưu Cơ Thuận đã dựng một anh thợ điện ở địa phương dậy và họ cùng nhau tháo gỡ tất cả hệ thống nghe trộm được lắp đặt trên tàu ra. Còn tôi thì lăn ra ngủ.

Đến buổi chiều hôm sau, khi tôi tỉnh giấc, tất cả hệ thống nghe trộm - máy thu thanh, băng, loa và dây dợ - đã được đem bày ở phòng họp. Toàn bộ nhân viên được triệu tập lại để chiêm ngưỡng những thứ đó. Cả nhà khách Vườn mận của chúng tôi cũng được lắp đặt những hệ thống nghe trộm nên người ta có thể kiểm tra luôn. Uông Đông Hưng, Khang Nhất Dân, La Quang Lư và Lưu Cơ Thuận phải đứng sau bàn trưng bày hiện vật. Mao cho chụp ảnh để làm bằng chứng. Khang Nhất Dân, Phó phòng của Ban thư ký riêng phải rời Văn phòng trung ương để đến đây, trao đổi với Uông Đông Hưng về việc này. Khang cho biết. Diệp Tử Long đã ra chỉ thị nghe trộm Chủ tịch.

Nhưng Khang cũng biết, thực ra chỉ thị này được ban ra từ cấp rất cao. Quyết định này quá quan trọng đến nỗi một cán bộ như Diệp Tử Long cũng phải tuân theo. Tôi không bao giờ hiểu được vì sao người ta lại nghĩ những hệ thông nghe trộm này sẽ không thể bị phát hiện. Bởi vì hệ thống nghe trộm đã bị phát hiện và Khang muốn tránh cho những cán bộ cao cấp hơn không bị lôi kéo vào vụ cãi cọ này, nên Khang tìm cách thuyết phục Uông Đông Hưng rằng, toàn bộ vấn đề này nên được giải quyết một cách kín đáo. Nhưng cũng như Mao. Uông muốn truy tận gốc rễ của sự việc và phải tìm ra người đã phát lệnh này.

Cuối cùng Uông cũng đi đến một thỏa hiệp. Ông thông báo với Mao rằng, các ống nghe được sắp đặt chẳng qua là để thu thập tài liệu cho lịch sử đảng sau này. Mao điên tiết, ông gầm lên: Vậy có nghĩa là người ta thu thập cả những thông tin đen tối về tôi hay sao? Một lịch sử đảng dựa vào những cuộc nói chuyện đời thường của ông chỉ có thể dùng để chống lại ông. Mao lo ngại đến khả năng ông sẽ bị tấn công như Khơ-rút-sốp đã chống lại Stalin. Những điều mà Khơ-rút-sốp lên án Stalin cũng chứa đựng những chi tiết bất lợi trong đời tư của Stalin. Mao không muốn đời tư của ông bị người ta ghi vào băng. Nhưng điều làm ông sợ nhất lại không phải là sự phanh phui này. Những bê bối về quan hệ tình dục của Mao tuy là một bí mật, nhưng trong nội bộ đảng ai cũng biết. Nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là quyền lực của ông bị đe dọa. Những chuyến chu du của Mao ở khắp mọi miền đất nước, những cuộc gặp gỡ chính thức của ông với các nhà lãnh đạo đảng ở các địa phương là một phần trong chiến lược chính trị của ông. Nó giúp ông liên hệ trực tiếp với những người lãnh đạo địa phương, mà không bị bộ máy hành chính quan liêu nặng nề của hệ thống đảng và nhà nước ngăn cản. Ông muốn ngăn chặn việc các cơ quan trung ương biết ông nói gì với những người lãnh đạo cấp tỉnh, ông muốn ràng buộc các cơ quan trung ương và các cơ quan đó phải tuyệt đối trung thành để không có điều gì ảnh hưởng tới đường lối của ông. Ông lệnh cho Uông Đông Hưng phải lập tức đốt hết các băng ghi âm. Vì khiếp dảm trước cơn thịnh nộ của Mao. Lưu Cơ Thuận cho biết cả những nơi khác - chẳng hạn như ở nhà khách Vương Thường ở Hàng Châu mà chúng tôi vừa đi khỏi - cũng được gài những ống nghe trộm. Mao ra lệnh cho Uông cử một số tay chân đi gỡ bỏ những hệ thống này và hủy những cuôn băng ghi âm. Trong vụ này, nhiều người đã bị mất chức. Khang Nhất Dân, trợ thủ của Diệp Tử Long và thư ký riêng của Mao là La Quang Lư đã mất chức. Khang phải xuống làm ở Ngân hàng Nhân dân. La bị Hứa Dịp Phụ phế truất và phải xuống làm việc ở Bộ công nghiệp chế tạo máy. La bị mất chức thư ký riêng cho Mao, vì trong lúc phê bình công khai Lý ẩm Kiều, ông đã nói rằng Giang Thanh đã chạy đến Hàng Châu để khói bị phê bình. Lưu Cơ Thuận. người chỉ vì những lời cợt nhả của mình mà gây ra chuyện động trời thì bị đày đi Thiểm Tây để cải tạo lao động xã hội chủ nghĩa.

Mao đã thừa nhận một số người bị đuổi việc trong năm 1961 thực ra không phải là những người có tội. Ông hỏi: Làm sao mà họ biết được chuyện gì đã xảy ra? Mao và Khang Nhất Dân biết rằng, lệnh nghe trộm các cuộc nói chuyện của ông có lẽ được đưa xuống từ cấp lãnh đạo rất cao của đảng, chẳng hạn như Lưu Thiếu Kỳ hay Đặng Tiểu Bình. Cả Bộ công an cũng dính đến vụ này. Mao tin rằng, họ đã theo dõi ông trong khuôn khổ của một âm mưu nào đó. Theo tôi, sự nghi ngờ mỗi ngày mỗi tăng của Mao bắt đầu từ suy nghĩ cho rằng đến một lúc nào đó, sẽ có một âm mưu chống lại ông trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng.

Lúc bấy giờ sự bất đồng chính kiến giữa Mao và các cán bộ lãnh đạo khác của đảng vẫn chưa bộc lộ công khai. Nhưng những rạn nứt giữa họ, có lẽ ngày càng rõ rệt hơn từ khi có cuộc Cách mạng văn hóa. Mao chờ đợi.

Vụ này đã làm Mao mất tinh thần. Tuy ông thường hay đa nghi, nhưng ông lại không nghĩ rằng, những máy móc nghe trộm đã bí mật thu lại từng lời nói của ông và người ta đã gửi về Bác Kinh tất cả những băng ghi âm các cuộc đối thoại của ông. Ông tỏ ra thất vọng về các nhân viên của ông. Ông nghĩ, cả những người trong nội bộ mà ông tin cậy cũng nhúng tay vào âm mưu kia. Ông chác mẩm, từ lâu chúng tôi đã biết về việc người ta ghi âm các cuộc nói chuyện của ông và gửi về trụ sở chính rồi. Càng ngày Mao càng ít tin tưởng vào lòng trung thành của chúng tôi hơn. Ông bổ sung quanh ông toàn phụ nữ và sa thải các những cần vụ nam giới. Thế là các cô tì thiếp trẻ trung đã trở thành nhừng kẻ thân tín nhất của ông.

Đối với tôi ông cũng tỏ ra tệ hơn. Với câu hỏi: Có gì mới không? mỗi khi gặp tôi ông muốn moi ở tôi những điều tôi biết. Chỉ cần không nói hết cho ông biết cũng đã đủ để chứng minh là có âm mưu chống lại ông. Căn bệnh luôn bị ám ảnh nặng nề của Mao càng ngày càng tăng và chẳng bao giờ ông tin tôi tuyệt đối như trước nữa.


  Chương 47


Chúng tôi chỉ ở lại Vũ Hán một thời gian ngắn rồi lại lên tàu đi về phía Nam, đến Quảng Châu, tình hình càng căng thẳng hơn. Mao triệu tập một cuộc họp bàn về công tác chính trị. Những cán bộ đảng ở cấp cao nhất như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức và Trần Vân cũng phải tham dự. Giờ đây, Mao đã ngờ vực tất cả mọi người xung quanh ông, cho nên người ta phải thực hiện những biện pháp an ninh thật nghiêm ngặt. Nạn đói vẫn tiếp diễn và hàng ngũ lãnh đạo của đảng bị phân hóa đã làm cho tình hình chính trị trở nên bất ổn. Theo đánh giá, Quảng Châu có nguy cơ bị phá hoại về an ninh. Cuộc họp đã dự định phải được giữ bí mật tuyệt đối, vì gián điệp từ Hồng Công có thể lọt vào thành phố một cách khá dễ dàng. Mao hoặc những cán bộ lãnh đạo khác của đảng có thể sẽ trở thành mục tiêu của một vụ ám sát nào đó. Năm ngoái, trong khi đang diễn ra cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ở Thượng Hải. Bộ công an đã phát giác ra rằng cuộc họp đó chẳng phải là đìều bắt ngờ đối với cơ quan mật vụ Đài Loan. Thị trưởng thành phố Thượng Hải là Kha Thanh Thế đoán già đoán non rằng, có lẽ trong ban giúp việc của ông đã có một khe hở và ông đã ra lệnh kiểm soát tất cả các đường bưu điện, điện thoại, điện tín và việc liên lạc với bên ngoài. Một thời gian dài sau cuộc họp ở Quảng Châu. Bộ công an và Ban thanh tra trung ương mới vỡ lẽ rằng, sở dĩ Đài Loan biết sẽ có đại hội ở Thượng Hải vì mật độ giao thông đường không đến đó tăng mạnh.

Bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Châu là Đào Chu tỏ ra khá lúng túng. Ngay sau khi chúng tôi đến nơi. Ông đã triệu tập một cuộc họp để lập kế hoạch bảo vệ an ninh. Chủ tọa cuộc họp là bộ trưởng Bộ công an Tạ Phú Trị và Uông Đông Hưng. Tất cả cán bộ chỉ huy cũng như nhân viên công an Quảng Đông đều tham dự cuộc họp này. Cả tôi cũng có mặt, vì tôi chịu trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc y tế. Sau cuộc họp về an ninh, tôi triệu tập một cuộc họp với các nhân viên y tế đia phương. Chúng tôi đề ra các kế hoạch chăm sóc y tế cho những người tham dự hội nghị. Khi đang trao đổi với giám đốc bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Châu, tôi nhận được một cú điện thoại khẩn cấp do một cô y tá của Giang Thanh gọi tới. Căn bệnh rối loạn thần kinh của Giang Thanh lại quấy rầy tôi trong khi tôi đang phải làm những việc quan trọng hơn. Tôi đành bỏ dở cuộc họp để xem chuyện gì đã xảy ra. Khi tôi bước vào biệt thự có tên là Tiểu đáo của Giang Thanh thì toàn bộ nhân viên của bà đã có mặt. Các cô y tá khóc sưót mướt, còn những chàng vệ sĩ và những cần vụ nam giới tỏ ra khá căng thẳng. Một nhân viên an ninh túc trực ở đó là Tôn Vĩnh nói: Lần này thì gay rồi.

Tối hôm trước một nữ y tá pha nước nóng để Giang Thanh tắm. Bỗng nhiên bà kêu ầm lên và vu cho cô y tá cái tội định làm cho bà bị bỏng. Ngoài ra, Giang Thanh còn cho rằng có người âm mưu đầu độc bà. Vì tôi là cấp trên của những nhân viên y tế phục vụ bà, nên cuối cùng mọi tội lỗi lại đổ lên đầu tôi. Tôi tìm cách trấn an đám nhân viên y tế và hứa với họ rằng đảng sẽ bảo vệ họ trước Giang Thanh. Sau đó tôi mới đến thăm bà Chủ tịch phu nhân. Vừa thấy tôi, bà ném ngay chiếc khăn lên bàn và giận dữ hỏi:

- Đồng chí phái đến chỗ tôi những y tá kiểu gì thế, thưa đồng chí bác sĩ. Đồng chí định hại tôi phải không?

Tôi đáp:

- Có chuyện gì vậy?

Bà nghi ngờ hỏi lại:

- Chuyện gì à! Đồng chí không biết sao?

Tôi giải thích cho bà rằng tôi đang tham dự một cuộc họp nên không ở đây để biết được.

Tìm hiểu sự việc tôi biết rằng nước cũng không quá nóng cho bà ấy tắm, nhưng đó không phải là nước sôi. Nước chảy từ vòi ra thì không phải nước sôi rồi. Thêm nữa tôi cũng biết là chính cô y tá cũng đã thử nhiệt độ nước rồi

Giang Thanh kể lại sự việc mà tôi vừa được nghe. Có y tá nọ cố tình muốn làm cho bà bi bỏng và cô ta đã đánh tráo thuốc ngủ của bà. Bà nói:

- Lại còn thuốc ngủ nữa chứ, thuốc đã bị biến màu. Các viên trước đây màu đỏ, hôm qua thì đưa tôi viên màu hồng. Đồng chí nói sao đây?

Tôi giải thích rằng thuốc mua từ Hồng Công. Bởi vì người ta mua ở các thời điểm khác nhau, nên màu của chúng cũng khác nhau. Tôi khẳng định với bà rằng thuốc được kiểm tra nghiêm ngặt. Không thể có chất độc. Ngoài ra, tôi giải thích cho bà rõ rằng thuốc men mà bà dùng đều đã được bệnh viện Bắc Kinh kiểm tra kỹ lưỡng, niêm phong rồi gửi về Quảng Châu. Chỉ có Tiểu Tăng và Tiểu Lý mới có quyền mở niêm phong. Hai người này lại được Văn phòng an ninh và Ban y tế trung ương coi là tuyệt đối tin tưởng.

Thế nhưng Giang Thanh vẫn lên án tôi là chỉ bênh vực cho cô y tá mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân:

- Đồng chí nhận định chẳng đúng tí nào. Tôi không thèm tranh luận với đồng chí nữa!

Bà ra lệnh cho tôi gọi ngay Uông Đông Hưng tới.

Uông Đông Hưng tỏ ra rất khéo léo ngoại giao và đã làm tất cả đế xoa dịu bà. Giang Thanh kích:

- Đồng chí là thứ trưởng Bộ công an và là Chánh Văn phòng an ninh. Vậy là đồng chí phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra xung quanh Chủ tịch. Đồng chí cho phép tôi hỏi một câu chứ!

- Dạ được chứ ạ, thưa đồng chí Giang Thanh!

- Nếu các nhân viên dưới quyền đồng chí có nhiệm vụ phải chăm sóc những người khác thì tư cách của họ phải như thế nào?

Uông Đông Hưng vẫn tươi cười:

- Thưa đồng chí Giang Thanh, chắc lại có vấn đề gì đó xảy ra. Tôi tin rằng có thể giải quyết vấn đề này. Chỉ cần chúng ta kiên nhẫn một chút.

Giang Thanh cãi lại: Trời! làm sao mà tôi có thể kiên nhẫn được khi tôi vừa mở miệng là bị ông bác sĩ này đốp chát lại ngay cơ chứ.

Tôi gắng kể lại mọi việc theo cách của tôi nhưng bà đã ngắt lời:

- Đồng chí im đi! Tôi không muốn nghe nữa.

Sau đó bà lại nhắc tới câu chuyện nước nóng và những viên thuốc độc. Bà nói:

- Tôi có được phép phê bình các y tá của tôi mỗi khi họ mắc sai lầm không? Tôi có thể trông chờ ở bác sĩ điều trị của tôi sự cảm thông không? Không! Thay vào đó chỉ là một bài thuyết trình. Ông ta mắng tôi và chẳng hề coi tôi là một bệnh nhân. Vậy tư cách của ông ta ở đâu? Đồng chí có tin rằng ông ta phục vụ nhân dân tận tụy không?

Bà dừng lời để lấy hơi, còn tôi lại tìm cách kể lại câu chuyện một lần nữa. Nhưng bà không cho tôi nói. Bà nói:

- Các bác sĩ và y tá phải chăm lo cho bệnh nhân, chứ không phải cứ đi tranh cãi với bệnh nhân. Ông bác sĩ này thật ngạo mạn. Đây có phải là một cực hình về tâm lý không?

Tôi lên tiếng:

- Thưa đồng chí Giang Thanh...

Nhưng bà không cho tôi nói tiếp. Bà quát:

- Đồng chí đừng có nói với tôi nữa! Tôi không thèm tranh luận với đồng chí!

Tôi không chịu nổi nữa. Tôi đứng hẳn dậy và nói:

- Chúng ta đang thảo luận ở đây và theo tôi ai cũng có quyền được nói. Nếu tôi không được phép nói thì tôi thấy tôi chẳng có viêc gì ở đây nữa.

Tôi bỏ ra khỏi phòng và đóng sập cửa lại

ở ngưỡng cửa, tôi còn nghe thấy bà nói:

- Thấy chưa, trước mặt đồng chí thứ trưởng mà ông ta còn nói như thế đó!

Tôi đi dạo quanh vườn để lấy lại bình tĩnh. Tôi thấy cần phải đến gặp Mao ngay, vì chắc chắn ông sẽ đứng về phía người nào đến thuật lại việc này cho ông trước. Nếu ông tin các cô y tá đã tìm cách hãm hại Giang Thanh, thì trách nhiệm cuối cùng lại thuộc về tôi. Như vậy, rất có thể tôi phải tính đến chuyện tôi sẽ bị bắt giam hoặc thậm chí bị tử hình. Nhưng tôi không có cơ hội để gặp Mao, vì vệ sĩ của Giang Thanh tên là Tôn Vĩnh tìm thấy tôi ở trong vườn và triệu tôi trở lại chỗ Giang Thanh và thứ trưởng Uông Đông Hưng. Khi tôi vừa bước vào phòng thì Mao phu nhân lên tiếng:

- Đồng chí hãy thôi việc và bị quản thúc.

- Được thôi! - Tôi trả lời và quay ngoắt trở ra.

Tôi mừng vì thoát khỏi công việc mà tôi chẳng thích thú gì. Nhưng tôi không muốn bị kìm hãm. Tôi lập tức tới gặp Mao. Lúc đó vào khoảng 14-15 giờ và Mao cũng vừa tỉnh dậy. Ông vẫn nằm trên giường, mắt nhắm mắt mở và đang nhấm nháp ly trà mà anh vệ sĩ Tiểu Trương của ông vừa mang tới. Tôi bắt đầu:

- Thưa Chủ tịch...

Ông hỏi như thường lệ:

- Có gì mới không?

Tôi nói:

- Đồng chí Giang Thanh đã sa thải tôi và ra lệnh quản thúc tôi

- Thế ư?- ông rít một hơi thuốc dài rồi hỏi - Tệ đến thế cơ à? Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Tôi kể cho Mao nghe về những rắc rối mà Giang Thanh đã gây ra trong lần khám bệnh của bà cách đó vài tháng và về việc bà không hài lòng với kết quả khám bệnh của cả bác sĩ. Sau đó tôi kể toàn bộ sự việc vừa rồi và đảm bảo với ông rằng, những viên thuốc ngủ mà các cô y tá cho bà uống cũng giống như những viên thuốc mà Mao vẫn thường dùng. Sau khi nghe tôi nói xong. Mao vẫn bình thản tiếp tục rít thuốc. Rồi ông nói:

- Giang Thanh thật vô lý. Chuyện này sẽ ổn thôi. Đồng chí đừng nói gì nữa. Tôi sẽ nói với Giang Thanh. Nhưng đồng chí phải lánh mặt bà ta vài hôm. Chúng ta phải làm cho Giang Thanh khỏi mất mặt. Đồng chí hãy nói với các y tá là họ không phải sợ bà ấy. Bà ấy chỉ là một con hổ giấy.

Lúc ra đến cửa, tôi chạm trán ngay với Giang Thanh. Bà cũng đến gặp Mao. Tôi tạm lánh ba ngày. Khi Mao và Giang Thanh cùng Đào Chu đi tham quan xưởng làm đồ sứ nổi tiếng ở Phú Sơn thì tôi cùng Chu Đức đi xem một cuốn phim nhan đề Mười hai giờ trưa có diễn viên mà tôi ưa thích là Gary Cooper đóng. Cuốn phim thật hấp dẫn. Thực ra, Giang Thanh rất khoái hành hạ tôi. Nhưng có lẽ Mao đã đề nghị bà phải ôn hòa với tôi. Hôm bà từ Phú Sơn về, bà cho gọi tôi tới. Bà nói:

- Chủ tịch tin tưởng vào khả năng y khoa của đồng chí. nhưng đó không phải là lý do để đồng chí kiêu căng. Tôi nhận là tôi đã mất bình tĩnh. Chủ tịch hông báo cho đồng chí biết, đồng chí không cán lo lắng gì về việc làm của đồng chí. Chúng ta hãy quên đi cuộc cãi và của chúng ta và hãy nhìn về tương lai.

Bà đưa cho tôi một tờ Thông tin trong đó Mao đã đánh dấu một bài mà tôi nên đọc. Bà nói tiếp:

- Chủ tịch muốn rằng, đồng chí phải quan tâm hơn nữa đến những sự kiện quan trọng của quốc gia.

  Chương 48


Vào tháng ba năm 1961, nạn đói ở Trung quốc đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu nông dân. Mục đích của hội nghị mở rộng Bộ Chính trị được tổ chức tại Quảng Châu là nhằm xem xét lại chính sách nông nghiệp của Mao. Mao đã dành gần hết tháng hai để thảo ra một chương trình nông nghiệp mà ông cho là khả thi.

Bài báo mà Mao chọn cho tôi đọc nói về những biện pháp hiện đại hóa ở An Huy, nơi thường xuyên là một trong những tỉnh nghèo đói nhất Trung quốc và bây giờ ở đó rất nguy kịch. Trước đó, bí thư tỉnh ủy là Tăng Huy Sinh người ủng hộ kế hoạch đại nhảy vọt một cách cực đoan. Chính ông ta đã làm Mao phát kiến ra lò luyện kim gia đình. Nhưng đến giờ - đầu năm 1961 - vẫn có gần 10 triệu nông dân ở An Huy bị đói và hàng triệu người trong số họ đã chết trong những tháng sau đó. Hàng trăm nghìn người thân tàn lực kiệt đã bỏ quê hương làng xóm ra đi. Lòng nhiệt tình của Tăng Huy Sinh đối với đại nhảy vọt biến mất. Ông vội trở lại khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Để làm việc này. Ông chia cho từng nông hộ những mảnh đất của công xã để họ tự canh tác và nộp một phần thu hoạch cho công xã. Vì nông dân không phải là địa chủ, nên Tăng có thể quả quyết rằng, cách làm đó vẫn thuộc cơ cấu xã hội chủ nghĩa mà Mao có thể chấp nhận được. Tăng Huy Sinh tin Mao sẽ ủng hộ ông, khi trước đó hơn một năm vào tháng 1 năm 1960, sau cuộc hội nghị Thượng Hải, ông đề xuất một cơ cấu mới. Mao đã đồng ý với cơ cấu sản xuất với tinh thần trách nhiệm này. Còn Tăng Huy Sinh cảm thấy Mao khích lệ ông thử nghiệm cơ cấu đó. Lúc đầu, kết quả thu được rất khả quan. Nông dân cày cấy trên mảnh ruộng mà họ được chia và họ tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với nông phẩm mà họ làm ra. Nhờ vậy, giữa công việc và thành quả lao động của họ có một mối liên hệ mật thiết. Sản xuất nông nghiệp ở An Huy tăng lên rõ rệt.

Trong bản dự thảo của Mao được trình bày tại hội nghị Quảng Châu của Mao, ông không đề cập đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tăng, mà cũng chẳng nói tôi các hình mẫu tương tự theo kiểu kinh tế tư nhân đã được áp dụng tại một số nơi ở Trung quốc. Nhưng sau khi nghe Tăng đọc bài phát biểu của mình vào ngày 15 tháng 3, Mao lại có vẻ tán thưởng cơ cấu của Tăng. Sau khi chăm chú lắng nghe bài phát biểu của Tăng, Mao nói:

- Nếu chúng ta làm tốt. chúng ta có thể tăng sản lượng nông nghiệp của đất nước thêm một tỉ cân lúa (1 cân Trung quốc = 0,45 kg ND). Như vậy là rất tốt.

Tăng coi lời bình của Mao là một sự xác nhận.

Tuy nhiên, trong thực tế, đảng cộng sản đang có nguy cơ bị phân hóa do tranh cãi về cơ cấu mới trong sản xuất nông nghiệp. Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, đồng thời cũng là Trưởng ban miền Đông của Bộ Chính trị, đã phản đối Tăng. Tuy Kha vẫn luôn là môn đồ của Mao và là bạn của Tăng Huy Sinh, ông ta suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội theo tư duy xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là Trưởng ban miền Đông, lẽ ra Kha Thanh Thế phải quan tâm đến tình hình ở An Huy. Nhưng ông đã tự ái vì Tăng áp dụng cơ cấu nông nghiệp mới mà không tham khảo ý kiến ông. Kha trở thành người bảo vệ mô hình tập thể hóa cực đoan nhất.

Trong hội nghị Quảng Châu, giới lãnh đạo chóp bu vẫn chưa thể hiện rõ thái độ của họ, nhưng đã bắt đầu hình thành một khuynh hướng. Vào tháng ba năm 1961, trong một bài phát biểu của mình, Đặng Tiểu Bình đã nói một câu lẫy lừng nhất trong cả sự nghiệp đầy công danh của ông, khi ông lên tiếng ủng hộ đề nghị của Tăng Huy Sinh là: Mèo mà bắt được chuột, thì nó màu trắng hay màu đen cũng chẳng quan trọng!

Bất kể có là phương thức tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa - mục đích trước mắt của Đặng là nâng cao được sản lượng nông nghiệp và khắc phục nạn đói.

Lưu Thiếu Kỳ, người không có tài hùng biện thu phục lòng người như Đặng và lời nói của ông không giàu hình ảnh như của Đặng, nhưng dần dà ông cũng xác định được quan điểm của riêng mình. Nhưng ở Quảng Châu, ông cũng ngả theo phe ủng hộ thử nghiệm mô hình kinh tế tư nhân. Trong hội nghị Quảng Châu, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Giới lãnh đạo đảng muốn có những thông tin chính xác hơn về tình hình nông thôn trước khi họ đi đến một quyết định dứt khoát. Chương trình về cách làm việc trong công xã của Mao (được gọi là chương trình 60 điểm) được chấp thuận mà không hề đếm xỉa tới những đề nghị hiện đại hóa của Tăng. Thế nhưng chương trình này mới là dự thảo, nên sau này có thể sẽ có những thay đổi. Các cán bộ cao cấp lập kế hoạch đi thanh tra ở nông thôn và một hội nghị tiếp theo diễn ra vào tháng 5 nhằm đánh giá những kết quả của việc thanh tra. Lưu Thiếu Kỳ. Chu Ân Lai. Chu Đức và Đặng Tiểu Bình lập tức đi về nông thôn. ít ra, bề ngoài người ta còn thấy sự thống nhất trong nội bộ đảng vẫn được duy trì.

Nhưng ở đằng sau hậu trường, những cuộc xung đột về tư tưởng và giữa các cá nhân liên tiếp xảy ra, bởi vì Mao không đánh giá và khuyến khích cấp dưới của ông theo trình độ và khả năng, mà ông chỉ lưu tâm đến thái độ xu nịnh của họ.

Khi tôi đọc bài báo về chính sách kinh tế tư nhân của Tăng Huy Sinh, tôi nhận thấy chính sách của ông ta sẽ gây ra những rắc rối. Thoạt nhìn thì chính sách này rất thuyết phục. Nếu như sản xuất nông nghiệp, phương thức chia nhỏ ruộng đất trực tiếp cho nông dân - mà đạt được hiệu quả cao nhất, thì cơ cấu này chắc chắn là tối ưu. Nông nghiệp là huyết mạch của đất nước.

Hàng triệu người Trung quốc đang chết đói. Từ đâu chúng ta tạo ra thực phẩm đây? Nhiều chính trị gia đã chọn chủ nghĩa xã hội, bởi vì họ tin rằng chỉ có nó mới có thể khắc phục được nghèo đói, nâng cao được mức sống của nhân dân Trung quốc và sẽ làm cho Trung quốc trở thành cường quốc. Cả tôi cũng tin rằng chủ nghĩa xã hội là công cụ để đạt được mục đích đó. Trước tình hình khủng hoảng trầm trọng, nhiều cán bộ đảng cho rằng, chỉ còn một giải pháp duy nhất là trả lại nông dân trách nhiệm sản xuất nông nghiệp của họ. Nếu thu hoạch thực sự tăng, thì cuộc thử nghiệm này sẽ càng được ủng hộ hơn. Tuy nhiên, chính sách của Tăng sặc mùi kinh tế tư nhân chứ không thể là xã hội chủ nghĩa được. Trong nội bộ đảng đã xuất hiện những quan điểm khác biệt: lợi ích của đất nước và chủ nghĩa xã hội nghĩa là gì. Mao tin vào chủ nghĩa xã hội theo kiểu chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng cao nhất của ông không phải là sự phồn vinh hay sản xuất, mà là hình thức sở hữu tập thể, cuộc sống chung, nguyên tắc bình quân, một hình thức sơ khai của sự phân phối. Mối quan tâm lớn nhất của Mao không phải là câu hỏi liệu chủ nghĩa xã hội có nâng được mức sống của nhân dân Trung quốc hay không. Mao biết rất rõ, nông dân bao giờ chẳng muốn có ruộng riêng. Mao nói:

- Nhưng chúng ta lại muốn theo chủ nghĩa xã hội. Tuy chúng ta phải theo nông dân vì chúng ta đang gặp khó khăn trong sản xuất. nhưng đó không phải là hướng mà chúng ta sẽ đi trong tương lai.

Ông chẳng quan tâm đến việc liệu kinh tế tư nhân có hiệu quả hơn công xã nhân dân không. Ông trích dẫn một câu ngạn ngữ cổ của Trung quốc nói rằng: Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Còn tôi, nếu nhìn thấy quan tài tôi vẫn không từ bỏ lòng tin.

Khi có cuộc họp của giới lãnh đạo cao cấp của đảng vào tháng 5 năm 1961 ở Bắc Kinh, đất nước đang lâm vào tình trạng nguy khốn. Nhiều người bị suy dinh dưỡng, mặt mày xanh xao bụng báng to vì đói. Đường phố vắng tanh, ở nhà cũng chẳng còn hơi sức, huống chi là ra ngoài hay đi làm. Hiện tượng đi dân về nông thôn bắt đầu diễn ra, vì không thể cung cấp lương thực cho các thành phố nữa. Đảng phải đã điều khoảng 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Như vậy, người ta còn có thể giảm những mầm mống bạo loạn chính trị ở các trọng điểm và đồng thời đưa được những người bị đói về gần các nguồn lương thực.

Nhưng kết quả của những chuyến thanh tra không được khả quan cho lắm. Tình hình nông thôn cũng thảm hại. Một số cán bộ lãnh đạo của đảng đã can đảm ngả theo phe đối lập. Trần Vân, người được coi là nhân vật cực kỳ thủ cựu, vẫn im hơi lặng tiếng trong hội nghị tháng 3, bây giờ lại là người chống đối kịch liệt nhất. Ông báo cáo:

- Nông dân ca thán. Họ nói dưới thời Tưởng Giới Thạch tuy họ khổ thật, nhưng họ vẫn đủ ăn. Dưới thời Mao, tất cả đều tuyệt, nhưng họ chỉ có cháo loãng mà thôi. Nếu chúng ta trả lại nông dân ruộng đất của họ, thì mọi người sẽ lại đủ ăn.

Trần Vân muốn giải tán tất cả các công xã nhân dân. Chương trình 60 điểm đối với công xã nhân dân của Mao được sửa đổi. Các nhà ăn công cộng đã không còn tác dụng ở nhiều nơi, bây giờ được chính thức bãi bỏ. Năm 1962 đảng đã điều thêm 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Trong công nghiệp trước hết là ngành luyện kim, định mức theo kế hoạch đề ra được giảm xuống rất thấp. Tuy nhiên, các công xã vẫn được duy trì và bề ngoài sự thống nhất trong đảng vẫn được bảo tồn.

Mùa hè năm 1961 Mao lại về vùng núi Lư Sơn, nơi vào tháng 7 và 8 năm 1959 đã diễn ra hội nghị tai họa mà Bành Đức Hoài đã phê Mao và Mao đã cất chức bộ trưởng Quốc phòng của Bành. Bây giờ, Mao lại muốn triệu tập một cuộc họp nữa. Lần này, chương trình họp là bàn về sự điều hòa các kế hoạch sản xuất cho công và nông nghiệp. Mao không thể chịu nổi tình trạng hỗn loạn nữa.

Cho tới khi diễn ra cuộc họp vào tháng 8. Mao vẫn có một số đồ đệ tin cậy. Ông có thể luôn đặt niềm tin vào Kha Thanh Thế. Còn Lâm Bưu thì lúc nào cũng ra ngưỡng mộ Mao. Vào tháng 5, Lâm đã chỉ thị cho báo Giải phóng quân số nào cũng phải đăng một câu nói của Mao Chủ tịch trên trang nhất. Lâm Bưu đã phát động một chiến dịch nghiên cứu tư tưởng Mao trong quân đội. Lúc nào Lâm Bưu cũng nhắc tư tưởng Mao Chủ tịch là sự thể hiện cao nhất chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, Lâm còn khuyến khích toàn dân đọc sách của Mao Chủ tịch, nghe lời Mao Chủ tịch và hãy làm người lính trung thành của Mao chủ tịch. Tuy nhiên, những việc làm của Lâm Bưu khiến tôi thấy chúng có vẻ là những cố gắng quá thái nhằm tranh thủ được nhiều quyền lực hơn là sự ngưỡng mộ thực lòng.

Cả Vương Nhiệm Trọng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc cũng bợ đỡ Mao. Ông ta là một kẻ xu nịnh vô liêm sỉ. Hình như Bành Đức Hoài đã làm thay đổi tư tưởng của ông ta. Vậy mà giờ đây Vương Nhiệm Trọng lại phê phán mô hình kinh tế tư nhân và bênh vực ý kiến cho rằng, kinh tế tập thể tạo ra phần lớn nhất trong thu nhập quốc dân. Chu Ân Lai và Chu Đức không bày tỏ ý kiến gì về vấn đề tập thể hóa ở nông thôn. Về vấn đề này, trước đây cả hai đã từng làm Mao nổi đóa, nên bây giờ họ không muốn một lần nữa chuốc vạ vào thân. Đào Chu, bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông, kiêm Trưởng ban miền Trung và Nam Trung quốc có thái độ nước đôi. Đại khái ông ta cũng ủng hộ kinh tế tư nhân, nhưng đề nghị chỉ trả lại nông dân 30% đất được tập thể hóa. Ông ta nói: Nếu thế sẽ chẳng có ai bị đói nữa. Như vậy mà là chủ nghĩa tư bản thì tôi ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Chẳng lẽ chúng ta muốn tất cả mọi người trong chủ nghĩa xã hội đều nghèo khổ sao? Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ dứt khoát hơn cơ cấu khuyến khích tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, ông nói:

- Chúng ta phải giảm bớt định mức trong công và nông nghiệp. Đối với chúng ta. vấn đề quan trọng là khích lệ được tinh thần lao động của nông dân. Khi lựa chọn. chúng ta không loại trừ một phương thức nào. Tôi đề nghị áp dụng lại cơ cấu kinh tế tư nhân và tư hữu về ruộng đất...

Đặng Tiểu Bình cam đoan sẽ ủng hộ bất kỳ một cơ cấu nào, miễn là nó có thể nâng cao sản lượng nông nghiệp. Tiếp tục áp dụng cơ cấu tập thể thì thật vô nghĩa. Khi Kha Thanh Thế chỉ trích những phát biểu của Tăng Huy Sinh về ích lợi của kinh tế tư nhân, Đặng liền khiển trách Kha:

- Đồng chí lãnh đạo ban miền Trung không nên có những quyết định hấp tấp như vậy. Quan điểm của Mao lại khác và tôi biết ông sẽ không chịu nhượng bộ.

Tháng 5 năm 1960, Mao đã từng nói với đô đốc Bemard Montgomery rằng:

- Nếu không gạt bỏ tất cả chướng ngại vật trên đường mà vẫn cứ đi, thì sẽ không đến được cái đích đã định.

Tôi ngỡ, ở hội nghị Lư Sơn lần này, Mao sẽ dùng nguyên tắc đó để ép giới lãnh đạo cao cấp cứng đầu của đảng phải theo ý ông. Nhưng lại không phải như vậy. Ông tham dự các buổi họp thưa thớt, nhưng tối nào ông cũng có một bản báo cáo khá tường tận. Một lần ông gặp riêng Tăng Huy Sinh và nhắc Tăng tiếp tục bảo vệ mô hình kinh tế tư nhân. Ngoài ra. Ông chẳng làm gì cả.

Mao luôn giữ thế thủ. Một mặt các sự kiện bên ngoài khiến ông phải phòng thủ. Mặt khác, đó cũng là một phần trong chiến lược của ông: nhử rắn bò ra khỏi hang. Tôi biết Mao bực tức với giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Một buổi tối trong giờ học tiếng Anh của chúng tôi. Mao chợt thốt ra:

- Những đảng viên tốt đã chết cả rồi. Những kẻ còn lại chỉ là người máy.

Tôi sửng sốt.

Mãi năm năm sau, khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, tôi mới hiểu rõ những người máy mà ông nói đến là ai và cái chết của những ai làm cho ông khoái trá.  




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro