Chương 49,50,51

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 49


Trong khi đảng dang tìm cách đưa đất nước ra khỏi thảm họa và cứu hàng triệu nông dân đang bị đói. Mao vẫn chẳng bao giờ đề cập đến những hậu quả lại hai do chính sách của ông gây ra. Tuy nhiên, việc ông ẩn mình trước công luận là phù hợp với cách xử sự của một quan chức thất bại.

Ông không nói đến việc đi thăm nhân dân nữa, ông cũng chẳng xuất hiện trên các lễ đài. Mặt khác, cuộc sống của ông dựa vào sự ngưỡng mộ của những người khác đối với ông, ông khao khát được mọi người chú ý và tán thưởng. Ông càng trở nên không được ưa thích trong đảng bao nhiêu, thì sự khao khát đó của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Lời hô hào nghiên cứu tư tưởng Mao Chủ tịch của Lâm Bưu là một cách làm dịu bớt nỗi khát khao đó. Và cả những cô gái tụ tập quanh ông cũng ngưỡng mộ và kính trọng ông. Họ bù đắp cho ông bằng những lời nịnh nọt, mơn trớn mà mới trước đây ít lâu, ông vẫn hằng được nghe thấy từ công luận và giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Giang Thanh đến Lư Sơn và sống cùng với Mao trong ngôi nhà của Tưởng Giới Thạch trước đây. Sự có mặt của bà đã cản trở rất nhiều đến việc trăng gió của Mao. Tuy đêm nào vẫn có các buổi khiêu vũ và Mao nhảy với rất nhiều phụ nữ, nhưng Giang Thanh có mặt ở đó và không rời mắt khỏi chồng. Mao giải quyết vấn đề bằng cách đổi sang hẹn các cô gái vào ban ngày.

Mao còn tỏ ra tử tế với Giang Thanh bằng cách viết tặng bà một bài thơ. Đã từ lâu, bà thường bực tức về việc chồng bà chỉ đi làm thơ cho những người phụ nữ khác mà chẳng tặng bà một câu thơ nào. Khi bà mang tặng Mao một số bức ảnh rất đẹp mà bà chụp được ở Lư Sơn - bà đã bỏ nhiều thì giờ vào ham mê này và tỏ ra là người chụp ảnh rất có khả năng - Mao đáp lại ý muốn của bà bằng việc ghi vào bức ảnh đẹp nhất một bài thơ:

Mờ ảo xa xa kìa rặng thông

Mây ùn kéo tới, vẫn như không.

Thiên tạo chốn này thành tiên động,

Thỏa chí ngắm nhìn cảnh non sông.

Giang Thanh rất khoái. Gặp ai, bà cũng khoe bài thơ và bà thấy phải làm một bài thơ để tự khen mình. Thế là một tác phẩm lố bịch, khoe khoang được ra đời với tựa đề Tự thuật:

Núi cao sừng sững đứng bên sông,

Che phủ quanh mình lớp mây dông.

Ngày ngày ngỡ núi vô hình vậy

Nhưng tỏa uy nghiêm hiếm khi trông.

Đỉnh núi sừng sững là một lối chơi chữ vì tên của Giang Thanh cũng được viết từ những chữ đó. Bà tự cho mình là một phụ nữ có tài, nhưng không gặp thiên thời. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những bài thơ của bà đã trở thành những lời hiệu triệu.

Sau khi làm cho Giang Thanh thỏa mãn bằng bài thơ, như một vị hoàng đế Mao lại rút về thế giới của riêng ông. Ngày nào tôi cũng tới chỗ ông khi ông vừa dậy và nông dân đang chết đói khắp nơi. Chúng tôi cùng bơi trong hồ chứa nước ngay cạnh biệt thự mà đảng bộ tỉnh Giang Tây đã chỉ thị xây cho Mao sau hội nghị năm 1959. Để giữ bí mật với vợ và trung ương đảng, Mao sử dụng biệt thự này để thì thụt gặp đám thị nữ của ông. Cô gái ông rất thích hồi đó là một cô y tá trẻ ở viện an dưỡng Lư Sơn, ông quen cô ta từ hội nghị năm 1959.

Đôi khi ông phải trốn Giang Thanh và những người khác mà ông nghĩ có thể họ đang theo dõi ông, ông đi cùng với tôi và các cô gái xuống núi, đến tận thành phô Cửu Giang gần sông Dương Tử. Đến nơi, ông xuống sông bơi và đùa vui với các cô bồ của ông trong nhà khách. Nhưng chẳng bao lâu, cái nóng của mùa hè buộc chúng tôi phải lui về với đỉnh núi sừng sững.

Trong thời gian ở Lư Sơn vào mùa hè năm 1961. Mao mời cả vợ hai của ông là Hạ Tử Trân đến chơi. Vào mùa thu hay đầu hè gì đó, bà viết thư cho ông và nhắc ông về những khó khăn sắp tới: Ông phải đề phòng những người xung quanh. Có thể một vài người trong số họ là của nhóm Vương Minh và đang tìm cách làm hại ông.

Đầu những năm 30, sau khi Mao và Hạ Tử Trân kết hôn được ít lâu, Vương Minh là thủ lĩnh của nhóm bôn- sê- vích gồm những sinh viên du học từ Liên-xô về. Ông ta đã khiêu khích Mao và cuối cùng bị thất sủng, phải sống ở Liên-xô từ những năm 50 đến nay. Bây giờ ông ta chẳng còn làm gì được Mao nữa.

Sau khi sống ly thân với Mao, tinh thần của Hạ Tử Trân bị rối loạn. Bề ngoài, họ chưa bao giờ ly dị. Mao mất hứng đối với bà sau khi bà là một trong số rất ít phụ nữ đã vượt qua được cuộc Vạn lý trường chinh và đến được Diên An vào năm 1935. Cùng với con gái của bà là Lý Minh và các con trai của Mao là Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh, bà đã sống trong những năm chiến tranh đầy gian khổ ở Liên-xô, ở đó người ta đã xác định bà mắc bệnh rối loạn thần kinh. Sau khi bà trở về, Mao bố trí cho bà một căn nhà đầy đủ tiện nghi và được nhà nước đài thọ ở Thượng Hải.

Giờ thì Mao muốn gặp bà.

Qua giám đốc công an Thượng Hải. Mao gửi cho Hạ Tử Trân một cây thuốc lá ngoại 555, một nghìn nhân dân tệ và yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà đến Lư Sơn. Giới chức trách Thượng Hải đã cử em trai của Hạ Tử Trân, một sĩ quan cảnh sát làm người liên lạc.

Bà đến nơi trong khi hội nghị đang họp. Mao đón bà trong một biệt thự mới xây, tôi cũng ở đó cùng với Mao. Hồi đó, Hạ Tử Trân đã già yếu nhiều. Tóc bà bạc và bà đi không vững, hệt như một bà già. Nhưng khi thấy Mao, khuôn mặt xanh xao của bà rạng rỡ hẳn lên.

Mao lập tức đứng dậy đưa tay ra cầm lấy tay bà và dẫn bà tới ghế, trong khi Hạ Tử Trân giàn giụa nước mắt. Sau đó Mao ôm lấy bà, vừa cười vừa hỏi: Bà có nhận được thư và tiền của tôi không? Chưa bao giờ tôi thấy ông hiền hòa và cởi mở như vậy.

Bà nói: Có! Tôi nhận được thư và cả tiền nữa.

Mao nói. Ông sẽ đưa bà đi khám và điều trị. Giọng nói của bà rất khó nghe và lời nói của bà rời rạc. Nét mặt bà đời đẫn. Mao mời bà cùng ăn tối với ông, nhưng bà từ chối. Mao an ủi bà: Thôi được. Chúng ta đã gặp nhau, nhưng bà vẫn chưa kể gì nhiều về bà có phải không? Khi về, bà phải nghe lời bác sĩ và tự lo cho mình. Chúng ta sẽ gặp nhau.

Rồi bà ra đi.

Sau khi bà đi khỏi một lúc lâu, tôi vẫn ở bên Mao. Ông ngồi lặng yên, có vẻ buồn bã và hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tôi nhận ra ông sững sờ trước tình trạng của Hạ Tử Trân. Cuối cùng ông lí nhí nói: Bà ấy già quá và ốm yếu quá.

Ông quay sang tôi:

- Bác sĩ Tô Đông Hoa chăm sóc cho Giang Thanh ở Quảng Châu trước đây cũng là người điều trị Hạ Tử Trân phải không?

Tôi xác nhận điều này.

- Thế bà ấy bị bệnh gì?

- Bệnh rối loạn thần kinh.

- Là cái gì?

- Trí óc không liên hệ chính xác với thực tế nữa. Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa tìm ra, còn những loại thuốc người ta dùng để điều trị nó hình như không có hiệu quả lắm.

- Mao Ngạn Thanh cũng mắc bệnh này à?

Tôi cũng xác nhận điều này và nhắc ông rằng, Mao Ngạn Thanh đang điều trị ở Đại Liên.

Theo tôi, Giang Thanh không bao giờ biết về cuộc gặp với Hạ Tử Trân.

  Chương 50


Năm 1962 đã đưa lại một bước ngoặt về chính trị đối với Mao. Vào tháng giêng, khi ông triệu tập một hội nghị mở rộng của ủy ban trung ương đảng, thì cũng chính là lúc lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với Mao đã xuống đến điểm thấp nhất.

Bảy nghìn cán bộ tham dự cuộc họp này, gồm các cán bộ đảng, quân đội, ở các vùng, các tỉnh, các thành phố, các quận, các huyện, đồng thời cả những giám đốc của các ngành công nghiệp và khai khoáng và cuộc họp mặt này đã đi vào lịch sử như một hội nghị của bảy nghìn cán bộ. Đa số thành viên dự cuộc họp không thuộc hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng, những người không thể quyết định được chính sách của đất nước bằng ý kiến của mình, mà mà những người chịu trách nhiệm triển khai mệnh lệnh từ trên xuống trong từng lĩnh vực riêng của họ.

ở Bắc Kinh họ được ưu đãi đặc biệt, được ở trong những khách sạn sang trọng và tối nào cũng có thể tiêu khiển một cách thoải mái. Người ta cần sự ủng hộ của họ. Lưu Thiếu Kỳ chủ trì cuộc họp, còn Mao đã từ chối, không chịu đọc qua bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ sẽ được đọc trước hội nghị bảy nghìn cán bộ. Hội nghị phải được diễn ra trên tinh thần dân chủ, những người dự họp phải được khuyến khích phát biểu ý kiến riêng của mình, và Lưu có thể soạn bản thảo cho bài diễn văn của ông trên tinh thần đóng góp cho việc thảo luận.

Sau đó, Mao đã sửng sốt khi nghe bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ. Lưu phê Mao đã bào chữa rằng, tình trạng kinh tế tồi tệ hiện nay của đất nước là do thiên tai gây nên. Lưu tuyên bố trong Đại lễ đường nhân dân:

- Thiên tai chỉ xảy ra ở một vùng của đất nước. Ngược lại, những tai họa do con người gây nên đã tàn phá toàn bộ đất nước Trung hoa. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó.

Lưu Thiếu Kỳ đề nghị phục chức cho những cán bộ bị sa thải vì họ đã chống lại chính sách phiêu lưu mạo hiểm tả khuynh của đại nhảy vọt, phục chức cho những cán bộ địa phương đã từng ủng hộ ý kiến của Bành Đức Hoài.

Tôi biết Mao rất tức tối. Ngay sau cuộc họp, ông phàn nàn:

- Lưu Thiếu Kỳ đã đi chệch khỏi lập trường đấu tranh giai cấp. Đồng chí ấy không quan tâm đến vấn đề là chúng ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa. Thay vào đó, đồng chí lại so sánh thiên tai với những hỗn loạn do con người gây nên. Theo tôi thì sự nhảm nhí này mới thực là một tai họa.

Nhưng đa số những người dự họp đều đồng tình với đánh giá của Lưu Thiếu Kỳ. Một vết rạn khá sâu đã cắt ngang sự đoàn kết trong đảng. Tình hình Trung quốc lúc bấy giờ ảm đạm đến nỗi trong cả những vấn đề thuộc về chính sách quan trọng, phải chật vật lắm người ta mới đi đến được sự thống nhất về quan điểm. Vì vậy hội nghị phải kéo dài tới hơn một tháng. Các cán bộ địa phương thi nhau than phiền về những khó khăn mà đất nước đang gặp phải và về chính sách đã đưa đất nước đến tình trạng như hiện nay. Hội nghị này có tác dụng trấn an mọi người.

Như thường lệ. Mao rất ít khi tham dự các phiên họp của hội nghị. Phần lớn thời gian ông nằm trên chiếc giường ngoại cỡ của ông trong Phòng 118 của Đại lễ đường nhân dân. Ông nghỉ ngơi với các tì thiếp trẻ của ông và hàng ngày đọc các báo cáo về những phiên họp, mặc dù hội nghị diễn ra ngay trong tòa nhà ông dang ở.

Các cán bộ cấp dưới, rốt cuộc, đã có thể chôn vùi cái tham vọng quá lố của kế hoạch đại nhảy vọt và chống chọi với thực tế là tình trạng kinh tế suy sụp mà không bị Mao cản trở. Trong thời kỳ đại nhảy vọt, những cán bộ này đã phải chịu đựng một sức ép rất lớn. Khẩu hiệu: Nhanh hơn, nhiều hơn và tốt hơn đã thúc bách họ thường xuyên phải đưa ra những chỉ nêu sản xuất vô lý. Họ đứng trước nguy cơ bị quy là hữu khuynh hoặc có thể còn tệ hơn nữa, thậm chí bị mất việc nếu họ giảm chỉ tiêu sản xuất hoặc không hoàn thành định mức mà họ tự đề ra.

Cuộc hội nghị của bảy nghìn cán bộ đã tạo cho họ cơ hội khiếu nại về tất cả mọi vấn đề đổi với ban lãnh đạo đảng. Thật vô cùng thoải mái. Những khiếu nại đó không bao giờ trực tiếp công kích Mao, mà chống lại đường lối đại nhảy vọt. Tuy nhiên, ai cũng biết Mao là người chịu trách nhiệm về chính sách này.

Mao tức giận khi đọc những báo cáo hàng ngày. Ông nói:

- Suốt ngày họ chỉ biết than vãn, tối đến họ lại đi xem kịch. Ngày nào họ cũng ăn ba bữa mà chẳng chịu làm gì. Họ hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là thế đấy.

Chỉ vì biên bản cứ đòi tôi phải túc trực ở đây, nên tôi phải sống một tháng trời đầy chán ngán trong Đại lễ đường nhân dân.

Khi sự chỉ trích đã chấm dứt. Mao thấy đành nhận một cái lỗi nào đó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo tôi biết, chưa có ai yêu cầu Mao tự phê bình bao giờ. Việc tự phê chẳng qua chỉ là một phần trong chiến lược của Mao.

Mao rất ghét phải nhận lỗi. Nam 1960, trong một buổi nói chuyện với vị nguyên soái của quân đội Anh là Montgomery, tôi đã nghe thấy Mao nói với Montgomery rằng ông đã làm rất nhiều điều dại dột và phạm rất nhiều sai lầm, nhưng đối với các cán bộ cao cấp của đảng và nhân dân Trung quốc, về mặt tâm lý, ông không muốn thú nhận rằng tình trạng thảm hại của đất nước có liên quan đến ông. Lần này là lần đầu tiên Mao tự kiểm điểm kể từ khi ông nắm quyền hành từ năm 1949 tới nay, ông đã nói trong bài phát biểu ngày 30 tháng 1 năm 1962 rằng: Tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả những lỗi lầm do các cơ quan trung ương trực tiếp hay gián tiếp gây ra, bởi vì tôi là Chủ tịch của các cơ quan trung ương. Nhưng Mao không bao giờ nói cụ thể là ông sai lầm ở chỗ nào, mà ông phản công lại một cách nhanh chóng bằng cách quy trách nhiệm cho những người khác. Sau đó ông chỉ trích cái cơ chế mang tính chất khoán tới hộ lao động là thành phần kinh tế tư nhân.

Tôi tin chắc rằng, thực ra Mao không hề cho ông đã phạm sai lầm. Nhưng mối lo ngại bị mất sự kiểm soát đối với bộ máy đảng trên toàn quổc của ông ngày càng lộ rõ. Ông muốn ông là trung tâm để dân chúng quây quanh, dù cho ông có lui xuống hàng thứ hai. Mao đã để cho Lưu Thiếu Kỳ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước để kiểm tra lòng trung thành của ông ta và trong thời gian diễn ra Hội nghị bảy nghìn cán bộ, Mao đi đến kết luận rằng, tất cả những chuyện Lưu làm đều đi ngược lại với lòng trung thành đối với ông. Vậy thì ông chịu trách nhiệm đối với những khủng hoảng là để giữ vững vị trí của ông ở trung ương, chứ không phải vì ông thành khẩn nhận sai lầm.

Lâm Bưu là một người mồm mép, lanh lợi nhất trong đám thuộc hạ thân tín còn lại của Mao. Mao vừa dứt lời, ông ta đã lên phát biểu: Tư tưởng của Mao Chủ tịch luôn luôn đúng đắn. Nếu chúng ta gặp phải một khó khăn hay một vấn đề nào đó, điều đó có nghĩa rằng, chúng ta đã không thưc hiện đúng chỉ thị của Chủ tịch, chúng ta đã không làm theo những lời căn dặn của Chủ tịch, hoặc đã đi chệch hướng.

Trong khi Lâm Bưu nói, tôi ngồi ngay sau diễn đàn. Mao bình phẩm:

- Bài phát biểu của phó chủ tịch Lâm thật hay. Những lời nói của đồng chí Lâm Bưu lúc nào cũng rõ rằng và đầy sức thuyết phục. Tại sao các cán bộ lãnh đạo khác của đảng không thể phát biểu như vậy?

ít ra, bây giờ tôi đã có thể kết luận rằng, việc Mao tự phê bình chỉ là một tiểu xảo, ông không bao giờ nghĩ ông phạm sai lầm. Nhưng chắc chắn việc Lâm Bưu bảo vệ Mao có hàm chứa một ý đồ không sạch sẽ gì cho lắm.

Hoa Quốc Phong, cựu bí thư huyện ủy Hướng Đan, thuộc tỉnh Hồ Nam, quê Mao mà tôi quen từ năm 1959, lại có vẻ thực lòng hơn Lâm. Nhưng cũng như Lâm, Hoa không chỉ trích Mao, khiến Mao đánh giá tốt về ông. Cũng như năm ngoái. Hoa trình bày rằng: sau những nỗ lực của chúng ta trong thời gian từ năm 1958 đến nám 1960, con người cũng như trâu bò và cả đất nước đều khánh kiệt. Chúng ta không còn đủ sức cho những bước tiếp theo. Và vừa nói, Hoa vừa hướng về phía Mao: Nếu chúng ta muốn khắc phục được những khó khăn ở các vùng nông thôn, chúng ta phải cương quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và chúng ta không được phép chấp nhận cơ chế khoán tới từng nông hộ và một nền nông nghiệp không bao cấp. Nếu không, chúng ta sẽ đâm đầu vào ngõ cụt.

Sau Hội nghị tháng 1 năm 1962. Mao nói: Hoa Quốc Phong là người trung thực. Đồng chí ấy còn hơn nhiều người lãnh đạo nhà nước hiện nay của chúng ta. Sau khi Châu Tiểu Châu và các đàn em của ông ta ở Hồ Nam thất sủng, Trương Bình Hoa được bổ nhiệm làm bí thư thứ nhất của tỉnh. Một số chức vụ trong bộ máy tỉnh còn trống, thế là Hoa Quốc Phong được cử làm Trưởng ban bí thư tỉnh Hồ Nam và phụ trách các công việc thường vụ ở Hồ Nam.

Sau Hội nghị bảy nghìn cán bộ, việc bài xích kế hoạch đại nhảy vọt càng tăng lên. Cả những thế lực ly gián cũng tăng theo, làm cho đảng có nguy cơ bị chia rẽ. Đảng và nhà nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mao. Các công xã nhân dân cuối cùng được cải tổ lại thành những đơn vị nhỏ hơn, dễ kiểm soát hơn như cỡ hợp tác xã của năm 1956. Định mức sản xuât công nghiệp cũng được giảm xuổng. Toàn bộ nền kinh tế đang chuyển mình và người ta vẫn nếp tục lên án thái độ thiên tả của kế hoạch đại nhảy vọt.

Vào tháng hai và tháng ba ủy han nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức một hội nghị lại Quảng Châu. Thậm chí người ta còn định phục hồi danh dự cho những trí thức, mặc dù người ta thừa biết Mao rất ác cảm với họ. Các nhà khoa học và các trí thức của Trung quốc vẫn chưa hoàn hồn bởi chiến dịch chống hữu khuynh hồi năm 1957. Trong chiến dịch đó, hàng trăm nghìn người bị sa thải, bị giáng chức hoặc bị đưa đi cải tạo lao động. Còn những người không bị truy bức về chính trị, thì lúc nào cũng sống trong lo sợ và không dám hé miệng.

Bây giờ phó chủ tịch Trần Nghị lại nói khác trong bài phát biểu của mình. Ông nói trước những người bị cưỡng ép tham dự Hội nghị như sau: Có một số việc mà những người khác không dám nói, nhưng tôi sẽ nói. Đất nước Trung hoa cần có những nhà khoa học, cần những người trí thức. Trong những năm qua, họ đã bị ngược đãi. Bây giờ chúng ta phải sắp xếp cho họ trở lại đúng vị trí của họ.

Lời nói của Trần Nghị là xúc phạm tới Mao, nhưng đối với giới trí thức lại là một niềm hy vọng là họ sẽ lại được trọng dụng và được người ta đánh giá đúng khả năng của họ.

Cả bài diễn văn Về vấn đề của những người trí thức cũng có chiều hướng chống lại những xu thế thù nghịch với trí thức. Chu Ân Lai tuyên bố với các thính giả của ông ta rằng ở nước Trung hoa xã hội chủ nghĩa đại đa số những người trí thức được xếp vào giai cấp công nhân và do đó họ cũng được coi là những người bạn của chủ nghĩa xã hội. Bài trừ mê tín không đồng nghĩa với bài trừ khoa học. Trái lại, để bài trừ mê tín dị đoan, người ta phải nhờ vào những nhà khoa học. Ông kêu gọi những người trí thức hãy tích cực và hết đóng đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Các nhà khoa học cũng cảm thấy thỏa mãn về cuộc hội nghị này, hệt như những cán bộ địa phương đã hài lòng với Hội nghị bảy nghìn cán bộ. Những lời ngon ngọt của đã dỗ dành được họ. Tất cả những bài phát biểu của họ đều tỏ ra biết ơn những cố gắng của đảng. Đặc biệt, những người thiên hữu rất phấn khích, bởi vì họ hy vọng con dấu thiên hữu đang đóng trên mình họ sắp sửa mất đi và họ sẽ lại được thu xếp vào một vị trí nào đó.

Cũng như các thính giả của mình, Chu Ân Lai thừa biết rằng, năm 1957 Mao đã công kích tầng lóp trí thức và kêu gọi công nhân và nông dân hãy bài trừ thói mê tín dị đoan. Nếu không có sự đồng ý của Mao, Chu sẽ chẳng dám cả gan phát biểu như vậy.

Tuy vậy, khi đọc biên bản, Mao vẫn tỏ ra không hài lòng về Hội nghị này. Một buổi tối. Mao hỏi tôi với một giọng châm biếm:

- Tôi rất muốn biết tầng lóp nào đã làm nên lịch sử? Công nhân và nông dân, nhân dân lao động hay là tầng lóp nào khác?

Mao luôn cho rằng, làm nên lịch sử là công nhân và nông dân chứ không phải tầng lớp trí thức. Cuối cùng, những cuộc khởi nghĩa của nông dân là sức mạnh chủ tực của lịch sử Trung quốc.

Ngay sau Hội nghị, với thái độ tự do hơn, hòa giải hơn của Chu Ân Lai. Mao quyết định triệu tập một hội nghị tiếp theo, lần này ít công khai hơn, để xác định vị trí của tầng lớp trí thức trong xã hội Trung quốc. Bởi vì ông không thể thực hiện được ý muốn của ông qua những cửa ải quan liêu được nữa, nên từ sau hậu trường, ông cố gắng tập hợp vây cánh triển khai chiến thuật của ông và tìm kiếm sự ủng hộ củu những cuộc phản công trong tương lai, âm thầm và bí mật. Ông bắt đầu quy tụ các tay chân của ông. Một trong số họ là Trần Bá Đạt, người đứng đầu các thư ký chính trị của Mao và đồng thòi là chủ bút từ báo Cờ đỏ, cơ quan tuyên truyền của đảng. Theo đánh giá của Mao, Trần Bá Đạt là nhà lý luận xuất sắc nhất của đảng về chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông thường nói: Không có lý luận thì cuộc cách mạng nào thành công được. Trần Bá Đạt là một lý luận gia rất hiếm hoi của đảng.

Trần Bá Đạt đã sáng tác những bài hát ca ngợi kế hoạch đại nhảy vọt một cách rất tỉ mỉ và tâng bốc. Trích dẫn lời của Mác rằng, một ngày sống trong chủ nghĩa cộng sản bằng 20 năm sống dưới chủ nghĩa tư bản, ông ta đã mô tả bình minh của chủ nghĩa cộng sản ở Trung quốc. Hai năm sau, khi phải đối đầu với nạn đói do kế hoạch đại nhảy vọt gây ra, Trần Bá Đạt lại thản nhiên đối với hàng triệu người đã chết, ông quả quyết: Đó là một hiện tượng phụ tất yếu trên cuộc hành trình của chúng ta.

Cũng chẳng có gì lạ, khi Mao đánh giá cao Trần Bá Đạt, con người đểu giả, nhỏ mọn và tham vọng một cách bệnh hoạn của ông ta. Chỉ bằng một câu nói duy nhất mà ông ta đã làm cho Mao được trắng án, thoát khỏi trách nhiệm đối với một thảm họa lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.

Năm 1962, Mao đến nhờ Trần Bá Đạt giúp một tay để chuyển hướng tình hình chính trị sang phía tả. Trần Bá Đạt đã tổ chức hội nghị, trong đó sự đánh giá của chủ nghĩa Mao về tầng lớp trí thức được nhấn mạnh. Bài phát biểu của Mao khác hẳn với thái độ trước đây của Chu Ân Lai:

- Tầng lớp trí thức làm việc trong các văn phòng. Họ sống sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp. Họ thường ít khi ra ngoài. Bởi vậy họ hay bị cảm lạnh.

Mao muốn rằng những sinh viên, giảng viên đại học và những nhân viên hành chính phải lao động chân tay năm tháng liền ở các nhà máy hoặc ở đồng ruộng - một yêu câu mà nhất định sẽ được giới trí thức xem như một hình thức trừng phạt mới. Theo Mao, họ phải tham gia đấu tranh giai cấp và làm quen với cuộc cách mạng. Mao tiếp:

- Tình hình hiện nay càng trở nên phức tạp. Một số người hô hào cho cơ chế kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế chính là sự phục hồi lại chủ nghĩa tư bản. Chúng ta đã lãnh đạo đất nước từ nhiều năm nay, tuy nhiên chúng ta mới chỉ kiểm soát được hai phần ba xã hội của chúng ta. Một phần ba còn lại nằm trong tay kẻ thù của chúng ta hoặc trong tay của bè lũ theo chúng. Kẻ thù có thể mua chuộc người của chúng ta cưới con gái của các đại địa chủ.

Tôi không biết Mao nói gì, nhưng qua đó người ta cảm thấy sự thù hằn của ông đối với giới trí thức cũng như đối với các cán bộ lãnh đạo cao cấp khác của đảng. Mấy năm sau, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Giang Thanh đánh giá Hội nghị dưới sự chủ tọa của Chu Ân Lai và Trần Nghị là một Hội nghị đen và lên án một số cán bộ lãnh đạo đảng - có nghĩa là Chu Ân Lại và Trần Nghị - là họ đã quì mọp dưới chân giới trí thức, khi họ nhấc cái mũ tư sản của trí thức ra và thay bằng chiếc mũ giai cấp lao động.

Công việc của Lưu Thiếu Kỳ khiến cho ông luôn luôn gặp xung đột với Mao. Lưu đòi phục hồi danh dự cho những nạn nhân của các cuộc thanh trừng năm 1959. ý kiến này được hầu hết mọi người trong đảng tán thành. Trong thời gian cuộc Hội nghị bảy nghìn cán bộ, người ta đã thận trọng và kín đáo thảo luận về vụ Bành Đức Hoài. Người ta bắt đầu so sánh Bành Đức Hoài với Hải Thụy, một trung thần đời nhà Minh, người đã bị vua cách chức chỉ vì những lời góp ý thẳng thắn và những lời phê bình xác đáng, và cũng là một nhân vật được Mao rất khâm phục.

Đến tháng 4, dưới sự chỉ đạo của Lưu Thiếu Kỳ, ban thư ký trung ương đã bắt tay vào việc phục hồi cho những người theo Bành, hoặc những người phê phán kế hoạch đại nhảy vọt. Dưới khẩu hiệu Đánh giá lại công việc của cán bộ và đảng viên, người ta đã ủng hộ việc tha thứ cho ít nhất 70% cán bộ đang bị coi là có tội. Chỉ có việc thanh trừng nội bộ chống Bành Đức Hoài là không được xét lại, bởi vì ngay đến Luu Thiếu Kỳ cũng không dám qua mặt Mao trong vấn đề này. Lưu Thiếu Kỳ không hề xin phép Mao trong việc phục hồi cho các cán bộ, cả An Tử Văn, trưởng ban tổ chức của đảng cũng vậy. Đến lúc Mao nhận được một bản sao của văn bản phục hồi nói trên, Mao nói:

- An Tử Văn có lẽ chẳng bao giờ báo cáo trung ương về những việc làm của đồng chí ấy. Vì vậy, các đồng chí ở trung ương chẳng biết gì về các hoạt động trong ban tổ chức của đảng cả. Đồng chí ấy chẳng cho chúng ta biết những thông tin quan trọng và còn làm việc như một ông vua nữa.

Điền Gia Anh cho tôi biết. An Tử Văn rất bực khi biết Mao đã nói như vậy. An Tử Văn hỏi: Trung ương à? Thế trung ương là ai? Có rất nhiều các đồng chí lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh - Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân. Họ là những người chịu trách nhiệm về các công việc hành chính hàng ngày của đảng. Tôi báo cáo cho họ không phải là đã báo cáo cho trung ương hay sao?

Cả Trần Vân cũng xung khắc với Mao. Hồi đó ông ta là phó chủ tịch đảng, một chức vụ rất có thế lực, nhưng từ lâu, mối quan hệ của ông ta với Mao rất căng thẳng và ảnh hưởng của ông cũng rất ít. Sau những biến cố đầu thập kỷ 60, Trần Vân nhận ra rằng chỉ bằng cách giải tán các công xã nhân dân và trả lại ruộng đất cho nông dân thì mới có thể cải thiện tình hình được. Sau cuộc Hội nghị của bảy nghìn cán bộ, ông được ủy nhiệm phụ trách các công việc về kinh tế và tài chính của đảng. Khi ông trình lên bản báo cáo với những đề nghị cụ thể cho con đường thoát khỏi khủng hoảng và trả lại ruộng đất cho nông dân, thì Mao từ chối không chịu phê chuẩn. Mao ghi ngoài lề: Bức tranh được vẽ một cách đen tối này chẳng thấy một tia sáng nào. Đồng Trần Vân vốn xuất thân từ một gia đình buôn bán nhỏ và đồng chí ấy đã không dứt bỏ được đặc tính tư sản của mình. Đồng chí luôn luôn có chiều hướng hữu khuynh.

Trong thực tế, Chủ tịch đảng công kích phó chủ tịch đảng, chuyên gia kinh tế của đảng, theo kiểu này, lên án ông ta có đặc tính tư sản và thiên hữu sẽ là một tai họa. Trong cấp bậc của đảng, Trần Vân cao hơn hẳn so với Bành Đức Hoài và một sự kết luận kiểu như vậy từ phía Mao có thể dẫn đến việc đảng bị tan vỡ. Những lời của Mao đã xúc phạm Trần Vân đến nỗi Điền Gia Anh phải xử sự một cách bất thường: Điền ra lệnh cho Lâm Khắc, vừa mới trở về sau khi bị đi đày, không được gửi tài liệu có phụ chú của Mao lên trung ương. Nếu như tài liệu này được gửi lên có thể nó sẽ được người ta sử dụng trong tương lại để chống lại Trần Vân.

Điền Gia Anh không được phép gỉữ lại một tài liệu quan trọng như vậy nhưng ông ta ngưỡng mộ Trần Vân và đồng ý với những đánh giá của Trần Vân. Hơn nữa Điền Gia Anh không muốn để cho giới lãnh đạo cao cấp của đảng phải đi đến chỗ bị chia rẽ. Thay vì gửi lên trung ương, thì Điền Gia Anh đưa tài liệu đó cho Lâm Khắc, thư ký của Mao, còn Lâm Khắc thì giấu nó dưới đệm. Tài liệu đó không bao giờ được trình lên ban lãnh đạo đảng.

Phải có một ai đó đã báo cho Trần Vân biết về những lời bình của Mao. Bởi vậy, Trần Vân lập tức về Tô Châu lấy có là để dưỡng bệnh. Đó chẳng qua chỉ là một lý do chính trị. Ông không bao giờ bị cách chức hoặc bị công kích đích danh, nhưng trong thời gian Mao còn sống, ông không giữ một vai trò nào tích cực. Mãi đến năm 1980, sau cuộc Cách mang Văn hóa và Mao chết, Trần Vân lại bước lên diễn đàn chính trị. Sự trớ trêu của số phận muốn rằng, qua sự rút lui của ông, ông được bảo toàn trước những cuộc săn lùng của cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cái tài liệu bị yểm đi với những lời phê phán Trần Vân đã bị phát hiện vào năm 1964. Hứa Diệp Phụ, người sau khi các hệ thống nghe trộm bị phát hiện, lại được cử làm thư ký riêng cho Mao và coi Lâm Khắc là một đối thủ, đã biết được vụ này và ra lệnh khám nhà Lâm Khắc trong khi Lâm Khắc đang đi công du với Mao. Người ta đã tìm được tài liệu này. Hứa Diệp Phụ gửi nó cho ban thư ký trung ương và viết báo cáo cho Mao và Uông Đông Hưng. Sau đó Lâm Khắc bị đuổi ra khỏi nhóm Một và Hứa Diệp Phụ được bổ nhiệm vào vị trí của địch thủ của mình.

Tuy vậy Điền Gia Anh vẫn thoát khỏi sự trừng phạt, nhưng cho đến khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, ông là một nhân viên đầu tiên của Mao bị công kích. Khi nhìn thấy tình trạng khốn khổ của Lâm Khắc bạn tôi, tôi vui sướng gấp bội vì tôi đã khước từ Mao khi ông yêu cầu tôi làm thư ký riêng cho ông. Nếu không hồi đó tôi cũng sẽ phải vạ.

Uông Đông Hưng cho tôi là một kẻ hoang đường khi tôi thổ lộ với ông về mối nghi ngờ của tôi là hình như Mao ngày càng thất vọng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Ông nói: Đảng ta không phải là đảng cộng sản Liên-xô. Trong đảng cộng sản Trung quốc chỉ có sự thống nhất mà thôi. Thế nhưng, mỗi lời nói của Mao tôi đều giỏng tai lên nghe. Tình hình quả là khó lường.

  CHƯƠNG 51

Mao đã đến con sông Hoàng Hà của ông. Ông quyết định không lùi bước nữa. Vào mùa hè năm 1962, ông tự thoát khỏi tỉnh thế đơn độc. Trong những tháng tới, ông muốn triệu tập hai cuộc họp đảng lớn hơn mà tôi biết tại các cuộc họp đó ông sẽ phản công. Nhưng tôi không biết ai sẽ là nạn nhân đầu tiên của ông.

Cuộc họp đảng đầu tiên, một cuộc họp tương đối nhỏ gồm những bí thư thứ nhất của các tỉnh và các cán bộ cấp bộ trưởng trở lên diễn ra vào ngày 6 tháng 8 tại Bắc Đới Hà. Trong cuộc họp, Mao đọc một bài diễn văn với nhan đề: Giai cấp, hiện trạng và mâu thuẫn.

Ông đã tốn khá nhiều thời gian để biện hộ cho việc ông dùng lý luận của chủ nghĩa Mác để công kích chính đảng của ông. Ông chưa đủ uy lực để có thể dễ dàng thanh trừng những chính trị gia cao cấp không hợp với ông. Cũng như tất cả các nhà lãnh đạo Trung quốc, ông phải giành cho được những lập luận của chủ nghĩa Mác về phía ông. Bởi vì chỉ có như vậy, ông mới có thể vận động được quần chúng chống lại những thành viên đáng ghét trong ban lãnh đạo đảng.

Cuộc công kích của ông lần này được bào chữa bằng cái lý rằng, sự tồn tại các giai cấp có thể biến mất một cách đơn giản thông qua việc áp dụng chủ nghĩa xã hội. Thậm chí, sau khi tập thể hóa tài sản, các giai cấp vẫn tồn tại và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp diễn. Theo ông, những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.

Trong hội nghị lần thứ mười của ủy ban trung ương đảng khóa 8 diễn ra vào mấy tháng sau, Mao tiếp tục triển khai lý luận của mình, ông diễn giải rằng, không những các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại, mà cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư sản và vô sản sẽ còn kéo dài. Trong tiến trình lịch sử để từ cuộc cách mạng vô sản đi đến chuyên chính vô sản và trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản, mà thời kỳ này có thể kéo dài hàng thập kỷ hay lâu hơn nữa, thì cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tiếp diễn. Nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản vẫn đang đe dọa Trung quốc, vì vậy, người ta vẫn phải tiếp tục tiến hành một cuộc đấu tranh giai cấp không mệt mỏi chống lại nguy cơ này.

Thậm chí, sau đó Mao còn tuyên bố ngay cả bộ máy đảng cũng trở thành nơi ẩn nấp cho bọn tư bản và những thành viên của giai cấp tư sản đã trà trộn vào hàng ngũ của đảng. Cả hai bài phát biểu của ông mang đầy tính thóa mạ, ông công kích mọi phía. Ông đã giáng một đòn vào tầng lớp trí thức và đòi xét lại thái độ cầu hòa của Chu Ân Lai và Trần Nghị. Một liên minh giữa những người lao động và trí thức có lẽ là quá sớm. Ông nói:

- Đảng ta vẫn chưa giáo dục giới trí thức một cách đúng đắn. Họ vẫn còn ngả nghiêng.

Bành Đức Hoài lại bị chỉ trích. Bành đã trình một lá đơn dài xin phục hồi danh dự cho ông. Ông bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với các công xã nhân dân và quả quyết ông không hề thành lập một phe phái chống đảng nào và ông cũng chưa bao giờ có quan hệ mờ ám với Liên-xô.

Thay vì chấp nhận lá đơn của Bành. Mao lại còn buộc tội ông ta một cách nặng nề hơn. Lúc này Mao không chỉ buộc tội Bành Đức Hoài đã hợp tác với Liên-xô, thậm chí ông còn kết tội Bành đã hợp tác với tất cả các lưc lượng phản cách mạng trên thế giới trong đó có cả Mỹ. Theo sự trình bày của Mao, Bành đã âm mưu thành lập một liên minh phản cách mạng, chống cộng toàn cầu. Những bản án đối với Bành Đức Hoài và đồng bọn sẽ không được bãi bỏ. Không lẽ gì lại tha bổng cho kẻ thù.

Tiếp đó, Mao quay sang tấn công Ban Trần Lạt ma và quy ông ta là kẻ thù giai cấp. Đà lai Lạt ma, người đứng đầu phần hồn và tôn giáo ở Tây Tạng, đã phải chạy sang ấn Độ từ năm 1959 sau cuộc thương thuyết không có kết quả giữa chính phủ Trung quốc và những người đứng đầu Tây Tạng, trong khi một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Tây Tạng. Cuộc nổi dậy đã bị đàn áp và Ban Trần Lại ma, người thường chỉ nhại lại những lời nói của các chính trị gia ở Bắc Kinh, trở nên lo ngại, bởi vì theo ông ta, cái gọi là cải tổ dân chủ của Bắc Kinh tỏ ra quá thiên tả. Ông ta hy vọng, khuynh hướng quá tả ở Tày Tạng còn có thể sửa đổi được. Sau đó tới Lý Vệ Hán, người lãnh đạo Mặt trận thống nhất của đảng, trở thành mục tiêu của Mao. Lý Vệ Hán đã ủng hộ nhận xét của Ban Trần Lạt ma. Mao chì chiết Lý Vệ Hán là kẻ đầu hàng, quì mọp xuống lạy lục các ông chủ ở Tây Tạng. Mao còn phê phán Lý Vệ Hán, vì ông ta đã khuyến khích những người lao động và giới trí thức liên mịnh với nhau. Khi Lý Vệ Hán bị cách chức. Ban Trần Lạt ma vẫn thoát nạn. Nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị quản thúc tại gia gần 10 năm trời.

Vương Kính Tiên, Chủ nhiệm văn phòng đối ngoại của đảng, đề nghị củng cố mối quan hệ với Liên-xô và Đông Âu, đồng thời cắt giảm trợ giúp tài chính cho các đảng cộng sản đang đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Mao đánh giá Vương là xét lại và tước bớt quyền hạn của ông. Vương vẫn giữ được chức vụ của mình, nhưng những quyền hành quan trọng nhất của ông đã được Triệu Nghị Minh đảm nhiệm.

Dưới con mắt của Mao, thành phần kinh tế tư nhân là một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa tư bản vẫn đang thịnh hành ở Trung quốc, ông chỉ thị phải loại bỏ ngay thành phần kinh tế này. Theo ông, những người ủng hộ thành phần kinh tế tư nhân là bọn tư bản và phải bị đào thải. Ông công kích Đặng Tử Huy và Liêu Lộc Nhuận, hai người chịu trách nhiệm về chính sách nông nghiệp của đất nước. Khi tôi bắt đầu làm việc ở nhóm Một vào giữa những năm 50. Đặng Tử Huy, Chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp của đảng, thường được coi là người có thái độ ôn hòa nhất trong các chính sách nông nghiệp. Bây giờ ông lại bị vu là thiên hữu, đi ngược lại quyền lại của đảng từ hàng chục năm nay. Liêu Lộc Nhuận bộ trưởng bộ Nông nghiệp bị đóng dấu xét lại khi ông thẳng thắn nói rằng, đúng ra sự thất bại của đại nhảy vọt là do sai lầm về đường lối chính sách chứ không phải do thiên tai.

Tăng Huy Sinh, bí thư tỉnh An Huy, một cán bộ địa phương đầu tiên mất chức sau cuộc hội nghị. Thế là những thử nghiệm thành công về chính sách nông nghiệp của tỉnh này cũng bị đình chỉ luôn và sản lượng nông nghiệp của cái vùng vốn xơ xác này càng giảm xuống một cách thảm hại.

Cấp Mẫn - bí thư đảng huyện Linh Hạ thuộc tỉnh Cam Túc, một tỉnh đang tranh giành với An Huy danh hiệu tỉnh nghèo nhất Trung quốc - là người kế tiếp trong danh sách của Mao. Ông đã áp dụng thành công cơ chế kinh tế cá thể và thu hoạch nông nghiệp của tỉnh tăng lên. Vương Phong, bí thư đảng tỉnh Cam Túc cho rằng tình trạng nghèo đói ở Cam Túc là do công xã nhân dân và ông hết lòng ủng hộ những thử nghiệm của Cấp Mẫn. Mao buộc tội cả hai là đang đi chệch sang con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ có Cấp Mẫn bị cách chức vào năm 1962. Còn Vương Phong mãi đến tháng 8 năm 1966 mới bị mất chức. Trong thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa. Vương Phong là một trong những người đầu tiên bị Mao quy là xét lại - phản cách mạng, ông bị đấu tố tàn nhẫn và cuối cùng ông đã phẫn chí quyên sinh.

Mùa thu năm 1962 đánh dấu một bước ngoặt quyết định đối với Mao và đảng cộng sản. Việc Mao cứ khăng khăng trong chủ nghĩa xã hội cũng tồn tại các giai cấp rốt cuộc đã bịt đi những lời nói phải và sự phê bình. Tinh thần thẳng thắn và lòng can đảm của Hội nghị bảy nghìn cán bộ giờ đây bỗng biến mất. Những chính trị gia thực lòng vì sự phồn vinh của đất nước những người từng cho rằng, tốt nhất là trả lại việc tổ chức sản xuất nông nghiệp từ tay cán bộ và hợp tác xã cho nông dân - không dám nói ra ý kiến của mình nữa. Những lập luận của Mao về đấu tranh giai cấp, về mặt lý thuyết đã tạo ra cớ cho mọi cuộc thanh trừng sắp tới mà đỉnh cao là Cách mạng Văn hóa năm 1966. Kẻ nào cãi lại lời Chủ tịch, thì kẻ đó là phản cách mạng và chạy theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đối với Mao, không có tội nào nặng hơn thế.

Vào tháng 9, sau Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban trung ương đảng khóa 8, các cuộc thanh trừng vẫn tiếp diễn và Mao ủy nhiệm cho Khang Sinh thực hiện việc thanh trừng này.

Khang Sinh đã theo Mao từ hồi còn ở Diên An. Thậm chí người ta còn xì xào, Khang Sinh đã đưa Giang Thanh gia nhập đảng và bố trí cho Giang Thanh ở lại Diên An, nơi bà đã gặp Mao rồi kết hôn với Mao. Giang Thanh và Khang Sinh đều là người Sơn Đông và đã quen thân nhau từ trước cách mạng 1949.

Năm 1958, tôi làm quen với Khang Sinh. Sau năm 1949, ông rút khỏi những hoạt động chính trị tích cực. Khi đảng cộng sản nắm chính quyền, ông được đưa vào bệnh viện. Mấy năm sau ông ra viện khi kế hoạch đại nhảy vọt bắt đầu và ông là một trong những người cổ vũ cho kế hoạch này. Những người bạn tôi đã từng là bác sĩ điều trị cho ông ở bệnh viện Bắc Kinh cho tôi hay ông mắc bệnh tâm thần.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1966, Khang Sinh và Giang Thanh đặc biệt gần gũi nhau và đôi khi họ mời tôi cùng đi xem những bộ phim của Mỹ mà Giang Thanh ưa thích. Bà vợ của Mao ngày càng quấn quít với Khang Sinh hơn. Bà hỏi ý kiến ông và cầu xin những lời khuyên chân thành của ông. Bà gọi ông một cách kính trọng nhất theo lối xưng hô ở Trung quốc là già Khang. Khang Sinh là người đầu tiên được bà ban cho niềm vinh hạnh ấy. Tôi thường tìm cách tránh gặp Khang Sinh, bởi vì khi gần ông, tôi cảm thấy có một mối đe dọa mà tôi không thể giải thích được. Tôi có cảm giác ông là một kẻ đầy mưu mô và giả tạo. Chỉ cần quan sát ông trong ảnh, người ta cũng cảm nhận được cái gì đó chẳng tốt lành toát ra từ ông. Đối với tôi, ông là đại diện cho mặt tối của đảng, là người làm tất cả những việc bẩn thỉu mà người ta cần làm. Tôi không muốn dính vào những việc đó và bởi vậy Mao chẳng cần đến tôi. Cho nên, có những việc mà tôi không hề hay biết.

Sau hội nghị lần thứ 10, Khang Sinh lại trở nên sốt sắng. Hồi đó Mao công kích cả phó thủ tướng Tập Trọng Huân, bởi vì hình như nhân vật này đã ủng hộ những nỗ lực phục hồi của Cao Cương và có thái độ thù địch với đảng. Thế rồi Khang Sinh được giao trách nhiệm điều tra âm mưu chống đảng của Tập Trọng Huân. Cuộc điều tra của Khang Sinh đã động chạm đến hơn 300 cán bộ của đảng, chính phủ và quân đội, trong sổ đó có cả Giả Thác Phủ, ủy viên trung ương đảng, Mã Văn Nhuệ, bộ trưởng lao động và Bái Kiến, thứ trưởng thứ nhất bộ công nghiệp máy. Tôi quen Tập Trọng Huân và hiểu rằng những lời buộc tội ông và những người theo ông chỉ là bịa đặt. Nhưng nhiệm vụ của Khang Sinh là phải loại bỏ và tiêu diệt các đồng chí của mình và những cuộc điều tra cán bộ lãnh đạo triền miên của Khang Sinh trong thời gian đầu thập kỷ 60 đã dọn đường cho cuộc Cách mạng Văn hóa sau này.

Sau hội nghị lần thứ 10 ít lâu, các cuộc điều tra đã tìm được những nạn nhân đầu tiên. Trước tiên là phó thủ tướng Tập Trọng Huân bị điều đi Hà Nam và sau đó bị quản thúc tại gia. Mãi đến năm 1980 ông mới được phục hồi danh dự. Rất nhiều người trong số hơn 300 cán bộ bị kết án oan và cũng phải chịu những số phận tương tự.

Sau hội nghị lần thứ 10, Mao tìm cách thiết lập lại sự kiểm soát của ông ở các vùng nông thôn bằng cách ngăn chặn và chấm dứt xu hướng kinh tế cá thể mà ông cho đó là sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản. Quá trình này tiến triển rất chật vật và câu hỏi tại sao đại nhảy vọt thất bại đã chìm vào quên lãng. Mãi đến tháng 5 năm 1963, trong một cuộc họp của Bộ chính trị và các bí thư đảng địa phương ở Hàng Châu, Mao mới dứt điểm được. Trong cuộc họp, nghị quyết về các vấn đề nông nghiệp hiện nay đã được thảo luận và ban hành. Trong nghị quyết có nói, những thế lực phong kiến và tư bản đang tìm cách trở lại ở nông thôn. Việc này sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt. Để giải quyết vấn đề, Mao đề nghị phát động một chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Kẻ thù giai cấp phải bị mọi người lên án và phải gánh chịu trách nhiệm của họ, các cán bộ địa phương và nông dân phải được giáo dục và rèn luyện trong chủ nghĩa xã hội và trong đấu tranh giai cấp.

Do sự cách biệt của nhóm Một, ngoài sự thật là đại nhảy vọt đã gây ra những hậu quả lại hại và nhân dân chỉ khắc phục được nạn đói một cách chậm chạp ra, tôi chẳng biết gì nhiều về tình hình ở nông thôn. Tôi cũng chẳng hiểu ý nghĩa của chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa của Mao. Sau cuộc họp ở Hàng Châu vào tháng 5 năm 19ó3. khi chúng tôi lại ngồi trên đoàn tàu đặc biệt, tôi tranh luận với Uông Đông Hưng và Lâm Khắc - người mà chỉ một thời gian sau vĩnh viên phải rời khỏi nhóm Một - về cách làm này của Mao. Vừa mới cải tổ thành công các công xã nhân dân và nông dân trở về với việc phân chia lao động hợp lý hơn, thì bây giờ Mao lại muốn làm đảo lộn tất cả. Ông kêu gọi cán bộ ở thành phố xuống làng xã để kiểm tra tình hình kinh tế và tài chính của các công xã nhân dân. Người ta ngờ rằng, trong thời gian đói kém nhiều cán bộ địa phương đã ăn hối lộ. Cán bộ ở thành phố về nông thôn. một mặt để có thể cảm thông với điều kiện sống khắc nghiệt ở đó. Mặt khác, với tư cách là những thanh tra rừ nơi khác đến, họ có thể phát hiện ra những thủ thuật gian trá trong công tác kế toán, phân phối lương thực, phân chia sở hữu và trả lương cho các thành viên của công xã.

Lý Liên được cử đi trong một đoàn công tác đầu tiên về nông thôn. Vì thế, lập tức chiến dịch này ảnh hưởng đến tôi. Sau khi Lý Liên đi, còn lại mình tôi với hai con trai: John đang đi học lớp đệ nhất của trường trung học, Erward vẫn đi nhà trẻ. Một mình tôi không thể nào chăm sóc được hai đứa bé, bởi vì lúc nào tôi cũng phải túc trực bên Mao. Nếu Mao quyết định đi công du. thì không biết sẽ ra sao đây? Việc người ta cử Lý Liên, con gái của một đại địa chủ, về nông thôn để giáo dục xã hội chủ nghĩa liệu có hàm ý gì không? Cô không phải là đảng viên cộng sản, thậm chí những người trong gia đình cô còn bị coi là kẻ thù giai cấp. Có ích lợi gì khi cô đi thanh tra và giáo dục những kẻ thù giai cấp khác?

Vậy mà khi tôi tìm cách trì hoãn quyết định này, ông viện trưởng Viện nghiên cứu Tây á và châu Phi thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung quốc, nơi Lý Liên làm việc với tư cách là người nghiên cứu, đã giải thích với tôi rằng, Lý Liên được cử về nông thôn chính vì lý lịch gia đình xấu. Nếu cô được chứng kiến những người như cô bị giáo dục như thế nào, có lẽ cô sẽ có thể tự sửa đổi được nhận thức của mình.

Cuối tháng 9 năm 1963, Lý Liên đi công tác. Tôi phàn nàn với Uông Đông Hưng: Cấp trên đòi hỏi chúng tôi ngày đêm phải làm việc hết mình, nhưng họ chẳng màng đến những vấn đề cá nhân của chúng tôi. Đó đâu phải là cách đối xử của cấp trên đối với cấp dưới. Uông Đông Hưng đã đề nghị với ban y tế trung ương về việc này và ngầm cho thủ trưởng của Lý Liên biết tôi là bác sĩ riêng của Mao. Lập tức Lý Liên được trở về.

Cả Lưu Thiếu Kỳ cũng gặp rắc rối với chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa. Ông đã sửa đổi nghị quyết về các vấn đề nông thôn của Mao và đưa ra những lý luận riêng với một bản dự thảo phương hướng thực hiện một số biện pháp đặc biệt liên quan đến phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Trong hội nghị trung ương đảng vào tháng 9 nam 1963, những đề nghị của Lưu được đưa ra thảo luận. Mao cảm thấy bị xúc phạm. Ông lên án Lưu đã phá hoại những nỗ lực phát động đấu tranh giai cấp của ông. Nhưng theo tôi, Mao khó chịu với nội dung của bản dự thảo được thảo luận trong tháng 9 của Lưu sau này được gọi là Dự thảo 10 điểm thứ hai thì ít mà ông cảm thấy chối với việc Lưu thường tung ra những đề nghị mới làm cho ông bực mình nhiều hơn. Lúc nào Mao cũng cho ông có lý.

Nỗi bực tức của Mao đối với Lưu Thiếu Kỳ tăng lên, khi Lưu cử Vương Quang Mỹ phụ trách một nhóm công tác về công xã Đào viên vào năm 1964 để xem xét tình hình ở đó. Việc Vương Quang Mỹ về nông thôn hoàn toàn không có gì khác với những cán bộ được điều từ Bắc Kinh. Tuy nhiên. về việc này Mao lại cáu bẳn rằng người ta đã đề cao chuyến đi của bà, rằng việc bà báo cáo những gì bà đã mắt thấy lại nghe trong một cuộc họp lớn của các cán bộ cao cấp sau khi bà trở về là nhằm mục đích đưa đội công tác của bà trở thành một hình mẫu cho các dội công tác sau này. Mao nghi ngờ Lưu đã chuyển giao quyền lực cho vợ ông. Mao không hề thấy dễ chịu rằng, hai người đã qua mặt ông. Lúc đó tôi có cảm giác, mục tiêu công kích của Mao là nhằm vào những người như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, Mao hiện đang tiếp tục công việc tảo thanh những cán bộ cấp dưới và ông tạm thời chưa động đến những cán bộ lãnh đạo.

Trong khi Mao chỉ trích Lưu, vì Lưu đã dành cho vợ ông một vai trò chính trị tích cực, thì mỉa mai thay, Mao cũng giao cho Giang Thanh những nhiệm vụ chính trị.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro