Chương 76,77,78

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 76


Sau của cái chết Lâm Bưu, sức khoẻ Mao trở nên xấu đi. Ông cũng chưa khỏi bệnh sưng phổi, đeo dẳng từ tháng 11 năm 1970. Khi vụ việc Lâm Bưu đến hồi kết thúc, khi đã tiến hành các vụ bắt bớ và Mao biết rằng đã nằm trong sự an toàn, thì dường như một cái gì đó bắt đầu đè nặng lên ông. Suốt ngày đêm ông nằm trên giường hầu như không nói và không làm một cái gì cả. ông già đi trông thấy - vai còng xuống, đi lại chậm chạp, chân kéo lê. Cơn mất ngủ lại hành hạ ông.

Huyết áp của Mao từ mức bình thường - 130 / 80, nhảy lên đến 180/100. Phần dưới của chân và bàn chân bị trương to ra, được biệt ở mắt cá chân. Bệnh run rảy mãn tính phát triển và ông ho khạc ra một lượng đờm khá lớn. Hơi thở của ông yếu và không sâu. Không có lần thử nào mà tôi lấy, lại có vi trùng bệnh lý, kể cả trong phổi.

Đó là dấu hiệu sức suy giảm đề kháng của cơ thể. Tim to lên, nhịp đập nhanh hơn.

Tôi thuyết phục Mao đồng ý khám tổng thể, bằng X-quang cho các tế bào ở vùng ngực và điện tâm đồ. ông phản đối.

Tôi đề nghị dùng nhân sâm, thuốc bắc Trung quốc mà Chủ tịch vẫn thường dùng nó trước đây. Mao nói rằng đừng bao giờ đả động đến y học dân tộc Trung quốc nữa.

Tôi báo trước cho ông rằng nếu chúng tôi tiến hành kiểm tra bệnh sưng phổi thì ông có nguy cơ bị bệnh tim. Tôi muốn phác đồ tiêm cho ông kháng sinh.

Nhưng Mao từ chối tiêm. Ông đồng ý uống thuốc viên, nhưng cũng chỉ uống tạm thời thôi. Nếu ông cảm thấy đỡ, thì ông ngừng uống, không ai và không cái gì có thể cản ông thay đổi quyết định. Với ông có thể tranh luận bất tận.

Hai tháng sau cái chết của Lâm Bưu, ngày 20 tháng 11 năm 1971, dân chúng Trung quốc phát hoảng, khi xem phóng sự Mao tiếp thủ tướng Bắc Việt Nam - Phạm Văn Đồng.

Tiễn khách ra cửa, Mao đi không vững, như một ông già. Chân của ông, như ngày hôm sau người ta nói, liên tưởng đến cọc bị lung lay

Mỗi lần, khi bệnh tật kéo ông vào giường, Mao nghĩ đến nước cờ chính trị sắp tới. Cách mạng văn hoá do ông khởi xướng hơn năn năm trước đây đã tiêu diệt đảng. Nhiều người nòng cốt cao cấp bị giết. Một số được cứu thoát bằng sự đi đày. Vâng và những ai bị cải tạo, đều bị buộc tội là không trung thành với chủ tịch. Tuy nhiên không ai trong số họ tỏ ra thất tín đến mức như một chiến hữu thân cận của Mao. Nhưng quả là phần đông những người lãnh đạo bị đàn áp đã cảnh cáo ông về sự thất tín Lâm Bưu, người tin vào những người thân cận của mình rằng Mao không thể và được phép điều khiển đảng và đất nước.

Nằm trên giường gần hai tháng, Mao đã sẵn sàng đi tới hoà giải.

Bây giờ ông ta muốn đưa trở lại những người bị ông đàn áp.

  Chương 77


Đám tang Trần Nghị là dấu hiệu đáng ghi nhớ đầu tiên của tôi về sự tồn tại phương án của Mao phục hồi những người bị đày đoạ. Trần Nghị, cựu bộ trưởng bộ ngoại giao, qua đời ngày 6 tháng giêng năm 1972. Ông là con người cởi mở, cống hiến cho đảng, không ngần ngại đánh giá sự quá trớn và sai lầm của Cách mạng văn hoá, chủ nghĩa cuồng tín của hồng vệ binh. Trong đại hội đảng tháng hai năm 1967 phó chủ tịch Tăng Trần Linh và Lý Phú Xuân kịch liệt phê bình Lâm Bưu, Giang Thanh và những người phe cánh họ vì cách mạng văn hoá đã ra khỏi tầm kiểm soát. Lúc đó, cũng trên cuộc họp ủy ban quân sự Diệp Kiếm Anh, Hứa Tương Thanh và Nhĩ Dung Trường cũng phát biểu tương tự tuyên bố của nguyên soái Trần Nghị. Ngày 17 tháng hai năm 1967 Tăng Trần Linh viết một bức thư cho chính phủ, trong đó nói là ông cảm thấy hối hận đã tham gia đấu tranh vì cách mạng, tham gia hồng quân và kết hợp với các lực lượng vũ trang của Mao ở Tân Giang đầu những năm 1930

Bức thư của ông được trao cho Chủ tịch. Tôi không thể hình dung, tất cả cái gì lộn xộn trong trong đầu Tăng Trần Linh ra sao - Mao viết lề thư - Điều này đối với tôi hoàn toàn bất ngờ.

Sau đó Mao mời một số người trong Tiểu ban Cách mạng văn hoá, để cùng nhau đáp lời. Mao tán thành với Lâm Bưu, buộc tội Tăng Trần Linh, Trần Nghị và những người đứng ở phía họ là âm mưu phục hồi nền quân chủ và kéo lùi cách mạng văn hoá.

Hành động của Lâm Bưu và Giang Thanh, như vậy, đã được tán thành, họ nhận được quyết định mở chiến dịch toàn dân chống lại những người phê bình họ. Người ta đuổi Trần Nghị khỏi phòng làm việc. Sự trả thù cũng nhắm vào các ủy viên Bộ chính trị và hội đồng quân sự đến nỗi cả hai cơ quan này tê liệt luôn. Tiểu nhóm cách mạng trung ương Cách mạng văn hoá thực tế nhận được sự im lặng của Bộ chính trị.

Trần Nghị chết trong tình trạng thất thế.

Đám tang ông được ấn định lúc ba giờ ngày 10 tháng giêng ở nghĩa trang Bắc Bảo Sơn, nơi đã chôn nhiều lãnh tụ cách mạng. Sự có mặt của Mao đã nằm ngoài dự kiến. Ông và người chiến hữu cũ của ông chưa bao giờ sống trong hoà bình. Trong buổi lễ, thay cho Mao, Chu Ân Lai phải là người chủ trì. Người ta trao cho Diệp Kiếm Anh đọc điếu văn. Diệp đã gửi tóm tắt cho Chủ tịch để làm tin. Họ đã được làm trong khuôn khổ con đường chính thức. Trần Nghị được coi là con người có công và có cả sai lầm.

Mao xoá từ nói về sai lầm và bằng cách như thế đã hồi phục Trần Nghị.

Trong ngày chôn Trần Nghị, Mao, khi tỉnh giấc, đột nhiên quyết định tham gia tang lễ. Ông thậm chí không kịp mặc quần áo. Mặc bộ đồ lụa và đi giầy da, ông cũng tuyên bố rằng nhanh chóng phải đi. Chúng tôi nói trên đường gió thổi mạnh, trời lạnh, Mao phẩy tay.

Chúng tôi vẫn kịp khoác cho ông áo choàng ấm và mũ. Trên đoạn đường ngắn tới xe. Mao phải vật lộn với gió thổi vào mặt.

Chúng tôi có mặt ở nơi tổ chức lễ tang sớm hơn số đông những người được mời. Vợ goá của người quá cố Trương Thanh cùng con cái đã ở đó từ trước. Khi bà đi vào phòng truy điệu, Mao đứng dậy, có người đi kèm đỡ, tiến đến bà nắm lấy tay bà.

Bà vợ goá nức nở. Mao mắt nhay nháy. Trần Nghị đã là một đồng chí tốt -Mao an ủi.

Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Chu Đức tới. Tôi nghe thấy sau lưng vang lên tiếng ai đó Chủ tịch khóc!, và sau điều này thì phòng tràn ngập tiếng thút thít.

Nhưng Chủ tịch không khóc. Ông chỉ đơn giản nhấp nháy mắt, cố kìm để không trào nước mắt ra.

Ông cũng vẫn là một kịch sĩ tài ba.

Trong lễ tang có mặt cả thái tử Campuchia lưu vong Norodom Sihanu. Khi nói chuyện với ông, Mao đã nói về ý định hợp tác với những người lãnh đạo bị lưu đầy.

Sau đó Mao đề cập tới sự kiện tháng hai, nói là đó là nỗ lực của Trần Nghị và những người cựu trào trung thành với lãnh tụ nhằm chống lại Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, Vương Lý, Quang Phương và Từ Bích Nhưỡng - những người cực đoan làm hại Cách mạng văn hoá.

Sau đám tang Trần Nghị bắt đầu làn sóng phục hồi cho những người oan ức. Một trong những người đầu tiên được phục hồi là Dương Thành Vũ, cựu tổng tham mưu trưởng. Người ta phục hồi ông ta cùng với cùng với Dư Lĩnh Diệm, chính ủy không quân trước đây và Phó Trung Bích, cựu tư lệnh cận vệ Bắc Kinh. Lâm Bưu đã bắt họ ngày 24 tháng ba năm 1968. Lời buộc tội Lâm Bưu chống họ là giả - Mao nói. Ông viết viết vài dòng cho Dương Thành Vũ và yêu cầu Uông Đông Hưng chuyển thư. Dương Thành Vũ, tôi hiểu đồng chí - viết Mao - Đã có sai lầm trong quan hệ với đồng chí, Dư và Phó.

Cuộc trở về tiếp theo là La Thụy Khanh. Lâm Bưu cũng giả mạo buộc tội La Thụy Khanh - Mao thú nhận - Tôi nghe Lâm Bưu và đuổi La Thụy Khanh. Tôi thiếu cẩn thận, hấp tấp nghe lời xúc xiểm của ông ta. Vì thế hôm nay tôi buộc phải tự phê bình bản thân.

Mao chưa bao giờ thú nhận rằng Cách mạng văn hoá là sai lầm. Nhưng sự phản bội của Lâm Bưu làn ông tin vào sự cần thiết thay đổi chiến lược.

Mao trao việc phục hồi cho những người lãnh đạo bị đày ải cho Chu Ân Lai.

  Chương 78


Quay về từ đám tang Trần Nghị, Mao thấy người yếu đi. Phòng tang lễ ở Bắc Bảo Sơn lạnh lẽo, Mao đứng suốt buổi lễ tang, chân ông run lên, ông ho liên tục. Chưa bao giờ tôi thấy Chủ tịch yếu đến như vậy.

Mao bị rét - bệnh viêm phổi quay lại. Nhưng ông lại từ chối dùng kháng sinh. Ông như thường lệ, không muốn tiêm, chỉ uống thuốc viên.

Nhưng thuốc viên không đem hiệu quả mong đợi, và Mao trở nên hoàn toàn gày. Chân sưng lên, phổi có nước. Các cơn ho trở nên nặng hơn, đang tiếp diễn.

Cần phải khám tổng thể cho Mao, lập nhóm hội chẩn các chuyên gia.

- Đồng chí, có lẽ, muốn đẩy trách nhiệm sang người khác - Mao giận dữ chỉ trích đề nghị của tôi.

Năm ngày sau ông hoàn toàn ngừng uống kháng sinh, tuyên bố Họ là những người vô tích sự. Sự ốm yếu quật ngã ông, buộc ông phải nằm bẹp tất cả thời gian trên giường. giấc ngủ không sâu, đầu óc lẫn lộn.

Khoảng nửa đêm 18 tháng hai năm 1972, y tá Ngô Từ Tuấn chạy đến tìm tôi, trong trạng thái cực kỳ bối rối. Cô ta không thể không thể mò mầm được mạch đập của Mao. Tôi chạy đến ông. Mạch đập thì có nhưng là 140 nhịp một phút. Tôi báo Uông Đông Hưng và Chu Ân Lai, để họ có thể khuyên Mao cho phép bác sĩ khám cho ông. Cần xác định nơi khu trú bệnh. Mao như trước đây phản đối hội chẩn. Tôi trả lời rằng không có sự can thiệp khẩn cấp của y tế ông không thích.

Mao yếu và ông thở nặng nề đến nỗi ông không thể thậm chí ho được.

Cuối cùng Mao đã đầu hàng. Một đội bác sĩ tiến hành khám toàn bộ thể lực ông và bỏ điện tâm đồ. Hoá ra là ông bị suy tim.

Do điều này tim không ở trạng thái không bơm đủ máu, não Mao không đủ ôxy, nguyên nhân của những cơn mất ngủ thường xuyên.

Điện tâm đồ cũng cho thấy cả loạn nhịp tim.

Mao bị kiệt sức và rất đau đớn. lúc nào ông cũng cáu gắt. Khi Đỗ Mạnh Thường cố gắng giải thích trạng thái của Chủ tịch bằng thuật ngữ y học cổ truyền Trung quốc, ông cắt ngang: Được rồi! được rồi! Anh cứ đi tiếp đi và thảo luận điều này ở chỗ khác. Khi chúng tôi đi đến cửa, ông quay lại tôi Y học cổ truyền chẳng làm được cái gì cả cho tôi - Mao thì thào - Cho mấy ông này biến đi hộ tôi.

Bác sĩ Đỗ Mạnh Thường, một nhà khoa học và thực hành rất nổi tiếng và được kính trọng đã ngoài 70 tuổi. Chúng tôi không thể mời ông đi một cách tự nhiên. Tham khảo ý kiến, chúng tôi quyết định là Uông Đông Hưng sẽ nghe chẩn đoán của bác sĩ, sau đó tham khảo ý kiến với Đỗ.

Vương Thế, Hồ Thư Đông và tôi chịu trách nhiệm về pháp đồ Mao chỉ định. Chúng tôi quyết định tiến hành tiến hành một khoá chữa bệnh bằng penecyline cùng với thuốc lợi tiểu để kích thích tim và làm sạch cơ thể.

Mao đồng ý tất cả, trừ tiêm. Các anh không phải thử ngay lập tức - ông nói - quả là nếu vấn đề về sức khoẻ của tôi vẫn tiếp diễn, thì các anh chẳng còn cái gì còn lại để dự trữ nữa đâu.

Mao vẫn còn không chịu chấp nhận y học hiện đại một cách nghiêm túc. Ông tán thành Khang Sinh, người mà khi ốm từ chối uống thuốc được mới bào chế. Ông ta muốn được điều trị cũng như thế. Nhưng chẳng bao lâu Khang Sinh trở thành ốm lâm sàng. Khang Sinh ngồi bất động trên đi-văng trong buồng mình ở Đào Dư Thái, không nói được lời nào. Bệnh của ông ta khác hẳn bệnh của Mao. Nhưng bác sĩ Quang, theo dõi bệnh ông ta, thông báo cho tôi rằng thuốc duy nhất mà Khang Sinh tin lại là kháng sinh. Sau khi nghe bác sĩ Quang, tôi cố gắng khuyên Mao tiếp tục điều trị bằng kháng sinh, ông uống cả thuốc khác. Nhưng Mao cự lại theo ý mình: Tôi không cần tất cả các loại thuốc này.

Ông ngừng uống thuốc sau lần uống đầu tiên.

Kháng sinh không ảnh hưởng đến sự suy tim của Mao. Phân tích máu cho thấy hàm lượng oxy trong máu giảm nghiêm trọng và hàm lượng này còn nhỏ hơn cả người khoẻ đã chết. Tính mạng của Chủ tịch đang nguy hiểm.

Ngày 21 tháng giêng tôi lại nói chuyện với Chu Ân Lai, đề nghị ông khuyên hợp tác với các bác sĩ. Tôi nhấn mạnh rằng tình hình đang nguy hiểm thêm và thêm rằng Mao yêu cầu không nói cho Giang Thanh biết điều này.

Chu đồng ý.

Nhưng buổi chiều, Chu đến chỗ Chủ tịch cùng với Giang Thanh. Thấy họ, tôi giận điên người. Chu lại không giữ lời. Chủ tịch ốm nặng - Chu bắt đầu giải thích, khi Giang Thanh đi ra - Nếu với ông một cái gì đó xảy ra thì tôi lúc ấy biết ăn nói thế nào với bà ấy? Bà ta - ủy viên Bộ chính trị và vợ Chủ tịch. Ngoài ra, chúng ta còn là đồng chí với nhau về mặt đảng. Sao tôi không thông báo cho bà ấy?

Vương Thế, Hồ Thư Đông và tôi kể cho Giang Thanh và Chu Ân Lai nghe về sức khoẻ Mao. Tôi nhấn mạnh rằng, nếu bắt đầu thực hiện tất cả các lời khuyên của bác sĩ, thì tính mạng Mao sẽ rất nguy hiểm. Chu hỏi tỷ mỷ chúng tôi về điều trị.

- Chẳng lẽ Chủ tịch mấy ngày trước đây không khoẻ hay sao, lúc ở Bắc Bảo Sơn? - Giang Thanh hỏi, che dấu sự giận dữ - Chủ tịch đã trong trạng thái sức khoẻ tốt suốt một năm qua. Thể lực ông khoẻ, và chẳng xảy ra cái gì với ông cả. Anh hãy vất cái thói làm người hoảng lên đi.

Nhưng Chu Ân Lai biết rằng Mao ốm nặng. ông theo dõi sức khoẻ Mao bắt đầu từ ngày Lâm Bưu chết.

Chu đề nghị tôi dẫn ông cùng với Giang Thanh đến gặp chủ tịch, để nói chuyện với ông. Những bài giảng về y học của tôi có thể hữu ích, ông nói, khi chúng tôi bắt đầu khuyên ông đồng ý khoá điều trị

Tôi đến đầu tiên. Trong áo choàng hở, Mao ngồi ở đi-văng, đầu ngả về phía sau, mắt nhắm nghiền, bọt với tiếng khí lép bép sùi ra từ miệng khép chưa kín, ngực trần phập phồng theo nhịp thở. Tay và chân bất động trông như bị tê liệt, ông bị xanh xao.

- Chủ tịch - tôi nói khẽ, khi đứng bên cạnh bên cạnh đi văng - Thủ tướng và đồng chí Giang Thanh muốn thăm đồng chí.

Chúng tôi kéo ghế gần với con bệnh.

Mao vẫn tiếp tục ho. Tôi kéo chiếc ống nhổ, còn Giang Thanh đưa cho Mao khăn mùi xoa của mình. ông gạt tay vợ và hướng về chiếc ổng nhổ.

Giang Thanh sống quá lâu cách xa Mao đến nỗi quên cả thói quen của chồng. Ông luôn luôn sử dụng ống nhổ.

- Các anh tất cả ở đây làm cái gì thế?! - Mao bực tức. Chu liếc nhanh sang Giang Thanh, đang im lặng ngồi trên ghế.

- Chúng tôi vừa mới thảo luận về sức khoẻ của Chủ tịch - Chu bắt đầu - và muốn nói chuyện với đồng chí.

- Chẳng có cài gì ở đây để mà nói cả - Mao hậm hực - Đồng chí không phải bác sĩ và không hình dung được gì mà nói. Đồng chí cần nghe lời bác sĩ.

Liếc sang Giang Thanh, Chu tiếp tục:

- Hoàn toàn chưa lâu ba người......

- Ai thế? - Mao cắt lời.

- Lý Chí Thỏa, Vương Thế, Hồ Thư Đông. Họ đã kể cho đồng chí Giang Thanh và tôi về tình trạng sức khoẻ của Chủ tịch.

Trước thời điểm này, Mao ngồi nhưng mắt còn nhắm. Bây giờ ông nhìn chăm chăm vào khách.

- ừ, thế họ nói cái gì?

-Nói rằng Chủ tịch bị cảm lạnh - Chu lải nhải - và cái đó dẫn đến phát triển viêm phổi. Viêm phổi tiếp theo dẫn đến đau tim. Chúng tôi nghĩ rằng cần tăng cường quá trình điều trị cho Chủ tịch - Chu quay về phía tôi - Xin mời, đồng chí hãy giải thích cho Chủ tịch một lần nữa, đây là bệnh gì và đồng chí dùng gì để điều trị.

Mao không để tôi mở miệng.

- Đây là thuốc mà anh đưa cho tôi phải không? Tôi mất cảm giác ngon miệng là vì cái này. Và từ nhiều mũi tiêm của anh mà lưng tôi đau cực kỳ và da rách bươm ra.

Giang Thanh không bỏ lỡ cơ hội.

- Năm 1968 Lý Chí Thỏa định đầu độc tôi bằng thuốc của mình, ông đã ngạc nhiên vì sao anh ta định đầu độc tôi chứ không phải ông. Ông khi đó đã hỏi tôi: Có thể, anh ta đầu độc tôi đơn giản hơn bà. Ông còn nhớ chứ? Giờ đây mọi việc rõ rành ra rồi đấy. Anh ta cố gắng làm hại ông.

- Thế à? Bà vừa mới làm một tuyên bố nghiêm túc, đúng không? - Mao nói một cách cay độc, quay sang phía tôi.

Tôi cảm thấy miệng tôi cứng lại. Giang Thanh buộc tôi tội mưu sát, còn Mao đồng ý với bà ta.

- Ra khỏi đây đi - Giang Thanh rít qua kẽ răng - Anh sẽ chẳng có thể tiếp tục cái trò bẩn thỉu của mình nữa đâu.

Bất ngờ tôi thấy thanh thản. Sự sợ hãi tan biến. Chẳng còn cái gì có ý nghĩa nữa. Tôi đứng dậy. Cái gì chờ tôi? Bị bắt, xử tử... Kệ thây mọi chuyện. Không thể kiên nhẫn chịu cuộc tra tấn như thế này mãi được nữa....

Tôi từ từ ra cửa, vì lẽ gì đấy tôi không bỏ qua cái liếc nhìn từ Chu Ân Lai. Ông cố giữ sự nén nhịn, nhưng máu dồn lên mặt và tay run run.

Mao bắt đầu nói đúng lúc tôi đi đến cửa.

- Đứng lại - ông nói, đầu ngửng lên - Nếu ở Giang Thanh có một điều gì đó chống lại anh, thì điều này phải được nói công khai - Sau đó ông quay sang phía Giang Thanh: - Những chuyện nói sau lưng chẳng đáng giá gì.

Tôi cảm thấy hòn đá trên lưng mình biến mất, hòn đas ấy cuối cùng rơi xuống đất an toàn. Tôi biết rằng nếu tôi có thể được bảo vệ, thì tôi giữ được thắng lợi thật sự.

Chu, theo tôi nghĩ, cũng thở khoan khoái.

Tôi bắt đầu giải thích cho Mao rằng theo tôi, có cái gì đó không đúng trong lời của ông. Nguyên nhân ăn mất ngon, tôi nói, là do vận chuyển máu bị chậm bởi timn bị yếu.

- Thể xác của đồng chí còn tốt, có lẽ, do một số cơ quan nội tạng chẳng hạn dạ dày và hệ tiêu hoá bị thiếu oxy và cũng bị sưng lên. Tất cả điều này xảy ra vì rằng đồng chí không chịu uống thuốc, cái đó đưa đến máu tuần hoàn chậm không đủ đi khắp cơ thể. Đấy từ dó sinh ra cảm giác đau và ngứa ngáy...

Nhưng Mao không nghe. Ông lắc đầu, tay ông khua tròn trên di văng.

- Giang Thanh, cọng hoa sen, mà bà gửi cho tôi, người ta đã đun lên, tôi đã uống cả bã. Nhưng sau đó nó làm tôi bị nôn. Y học cổ truyền Trung quốc đấy - chẳng tốt gì cả.

Tôi suýt nữa bật cười khi nghe Mao chì chiết bà vợ như thế nào. Giang Thanh ngồi, mặt cau có, thở nặng nhọc, bóp trán bằng mùi xoa.

Mao ngả đầu lên đi văng

- Tôi cảm thấy là bất cứ điều trị nào, xuất phát từ người không phải là bà, sẽ đạt kết quả tốt - ông nói.

Sau đó quay sang phía tôi:

- Hãy ngừng tất cả các biệ pháp chữa đi. Ai còn muốn tôi được điều trị tiếp, hãy cút khỏi đây đi.

Tôi choáng váng. Mao bị bệnh. Không điều trị thì chết. Ông cần phải được thoát ra.

Mao quay lại Chu Ân Lai.

- Tôi khá yếu. Tôi không nghĩ là có thể sống lâu hơn. Tất cả giờ đây phụ thuộc vào anh...

Chu Ân Lai hoảng.

- ồ! Không! Bệnh tật của đồng chí đâu có nặng đến thế - Chu bối rối.

Mao lắc đầu một cách yếu ớt.

- Không. Tôi không điều trị đâu. Các đồng chí sẽ chăm lo tất cả mọi thứ sau khi tôi chết - giọng Mao mệt mỏi - Chúng tôi sẽ xem điều này như là mong muốn của tôi.

Giang Thanh choáng người. Mắt bà mở to, tay nắm chặt. Bà đang giận điên người.

Chu lại gần Mao và đờ người. Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc nhường quyền điều hành đất nước đảng chính phủ và quân đội cho thủ tướng và đã làm điều này trước vợ mình, người muốn chính mình phải làm điều này.

Tôi vẫn run rảy từ những sự việc xảy ra đối với tôi. Tôi đã nhận thấy tín hiệu trong lời Mao. Bây giờ tôi cảm thấy rằng chính ở phút này lần đầu tiên ông đã nhận ra cái chết của mình.

- Hết - cuối cùng Mao nói - Việc đã được quyết. Mọi người được tự do, có thể đi được rồi đấy.

Ngay lúc chúng tôi đi vừa tới tạm gác, Giang Thanh quẳng chiếc mũ lưỡi trai quân đội xuống đất.

- ở đây đang có một âm mưu đảo chính - Bà ta phun ra một cách rõ rằng - Tôi sẽ kiểm tra cẩn thận điều này, sau đó quay sang Chu Ân Lai - Triệu tập ngay Bộ chính trị! - Sôi tiết vì phẫn nộ, bà bỏ đi.

Tôi có thể đoán ai mà Giang Thanh cho là gián điệp, dù rằng một người tin chắc rằng đúng, đó là trong số đó có cả tôi. Đồng thời, có thể, gián điệp chủ chốt bà ta cho rằng chính là Uông Đông Hưng.

- Đồng chí Uông Đông Hưng - Chu Ân Lai nói với người phụ trách công việc an ninh - Thông báo cho tất cả các ủy viên ủy viên Bộ chính trị, hiện đang có mặt ở Bắc Kinh. Chúng tôi cần triệu tập ngay.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro