Chương 85,86,87

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 85


Tháng 9 năm 1974 chúng tôi rời Vũ Hán và đi về thành phố Trường Sa, thủ đô Hồ Nam, tỉnh quê hương Mao.

Mao chuẩn bị bơi. Ông ta muốn tự điều trị và tin là có thể lấy lại sức lực bằng tập thể dục.

Bác sĩ Vương Thế, Hồ Thư Đông đâm hoảng. Nếu nước bất thình lình rơi vào cổ họng đang liệt một nửa đều có thể dẫn đến ngạt thở. Chân tay ông đã bị teo cơ và yếu đi. Nhưng nhân viên nhóm Một, làm việc lâu với Chủ tịch, biết rằng không ai ngăn được ông. Nếu ai đó thử, Mao sẽ bướng hơn nổi khùng, và người khuyên bị giáng chức. Uông Đông Hưng cấm các bác sĩ xuất hiện trước mắt Mao. Chỉ khi khẩn cấp mới vào thôi.

Mao xuống nước, nhưng ông không bơi nổi. Hình như ông chúi đầu xuống nước khi bắt đầu choáng, mặt ông căng máu. Các vệ sĩ vội kéo ông ra khỏi bể bơi. Ông thử lao xuống thêm một vài lần nữa nhưng kết quả vẫn như thế. Mao không bao giờ bơi nữa.

Đặng Tiểu Bình, thăm Mao ở Trường Sa, báo cáo việc ông quay lại Bộ chính trị, nói là sức khoẻ của lãnh tụ tuyệt vời. Chủ tịch thậm chí đã đi đến bể bơi.

Sau thất bại bơi, Mao trở nên ít đi lại hơn. Hầu như tất cả thời gian ông nằm trên giường, nằm nghiêng bên trái - nếu nằm phía kia thì khó thở. thế là xuất hiện chứng nằm bẹp trên giường. Cho đến tận khi qua đời, Mao vẫn nằm bẹp trên giường. Lại thêm chứng bệnh dị ứng với thuốc ngủ, gây ra những nốt mẩn ngứa ngáy tất cả cơ thể. Chúng tôi phải thay đổi kiểu thuốc ngủ.

Trong hai tháng ở Trường Sa, tôi gặp Mao không thường xuyên. Các bác sĩ khác ông Mao nói chung từ chối gặp. Tôi biết sức khoẻ Mao qua Ngô Từ Tuấn. Nhưng chẳng bao lâu, cô ta lo cho cuộc sống của mình, đi khỏi nhóm Một.

Sự hằn thù của Mao với bác sĩ tăng lên, khi ông biết Chu Ân Lai mổ lần thứ hai. Điều này củng cố lòng tin của Mao phẫu thuật chẳng có gì là mạnh.

- Tôi nói với Chu rằng chẳng cần mổ - Mao lắc đầu - nhưng ông ta cứ muốn. Giờ thì ông ấy lại phải mổ thêm lần nữa. Tôi cảm thấy rằng sẽ phải mổ lần thứ ba, sau đó lại lần thứ tư, và cũng như thế đến đến khi chết. Khi người dân bị bệnh, họ thường phó mặc sự việc và buông trôi muốn đến đâu thì đến. Sau một thời gian nào đấy bệnh trôi đi. Nếu không - hừ thì... Điều này nghĩa là bệnh nan y.

Tình hình chính trị ở Bắc Kinh, như trước đây, không rõ rằng. Cuộc họp lần thứ hai Ban chấp hành trung ương diễn ra đồng thời với đại hội toàn thể nhân dân vào tháng giêng năm 1975. Trong cả hai hội nghị đó người ta giới thiệu bổ nhiệm những người lãnh đạo mới. Đặng Tiểu Bình. Đặng, phó chủ tịch, phó chủ tịch quân ủy trung ương, tổng tham mưu trưởng và ủy viên thường vụ Bộ chính trị, sẽ được thông qua chính thức. Giang Thanh và nhóm bà ta, tuy nhiên, cũng chống. Họ muốn ở chức vụ này phải là Vương Hồng Văn, được bổ nhiệm làm phó chủ tịch hội nghị dại biểu nhân dân toàn Trung quốc. Khi thời gian đến gần, cả hai phe gửi phái viên của mình tới gặp Mao tranh thủ nhận được sự ủng hộ của ông.

Vương Hồng Văn gặp Chủ tịch đại diện cho Giang Thanh và phe bà. Vì Hứa Diệp Phụ chết do ung thư phổi, Trương Ngọc Phượng nhận tất cả trách nhiệm thư ký của ông - đọc văn bản cho Mao và bố trí các cuộc gặp. Bây giờ cô ta đang tính đến chiếm lấy chức vụ thư ký riêng của Mao một cách chính thức. Uông Đông Hưng phản đối sự bổ nhiệm này, nhưng Vương Hồng Văn thì ủng hộ Trương Ngọc Phượng. Vương Hồng Văn thường gặp cô ta, cử một vài nhân viên giúp cô để thực hiện công việc lặt vặt - phục vụ cô chừng nào cô còn ở cạnh Mao. Nhưng trước khi họ tiến hành phân công, Mao thốt lên: Ai mà thọc vào công việc riêng của tôi, thì nhanh chóng mà cút đi.

Vương Hồng Văn vội vàng quay về Bắc Kinh.

Vương Hải Dung và Nency Đăng đến Trường Sa ngày 20 tháng 10 năm 1974 theo yêu cầu của Chu Ân Lai. Vợ Mao lần này buộc thủ tướng tội bán nước. Không lâu trước khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Chu quyết định tăng sức chở của đội thương thuyền Trung quốc bằng cách phát triển công nghiệp đóng tàu quốc gia và mua tàu từ nước ngoài. Khi Trung quốc năm 1974 hạ thuỷ con tàu riêng của mình Phương Thanh, đóng ở Thượng Hải, Giang Thanh vì việc mua tàu nước ngoài, gọi thủ tướng là kẻ phản bội. Khi quay lại Bộ chính trị, Đặng Tiểu Bình ủng hộ Chu, nhưng cuộc tấn công tiếp tục cho tới lúc Mao đứng về phía Chu và Đặng.

Về mặt chính thức Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn cùng nhau chịu trách nhiệm lên danh sách những người được dự kiến bổ nhiệm. Họ cũng cùng nhau đến gặp Mao để trình ông các dự kiến của mình. Về những thủ đoạn chính trị diễn ra sự bổ nhiệm vào các chức vụ, tôi biết không nhiều. Trương Ngọc Phượng biết vẫn còn ít hơn, nhưng cuối cùng việc bổ nhiệm cô ta làm thư ký riêng của Mao đã tăng tính quan trọng của cô. Khi Chu đến, cô ta chặn ông lại phàn nàn về nhiệm vụ con sen của mình cho Mao - giúp ông ăn, uống, tắm rửa, đi ngoài, đặt ông vào giường... Liệu có thể đồng chí làm một cái gì đó cho tôi không? - cô ta yêu cầu. Thủ tướng khá bối rối và bẽn lẽn không dám từ chối sự cố đám ăn sôi của cô ta.

Trong hội nghị Ban chấp hành trung ương tổ chức vào tháng giêng, Đặng được bầu là phó chủ tịch đảng và ủy viên thường vụ Bộ chính trị. Sau đó, trong đại hội nhân dân toàn Trung quốc lần thứ năm, Chu được bàu là thủ tướng Quốc vụ viện, còn Đặng Tiểu Bình trở thành phó thủ tướng thứ nhất. Mao cần Đặng để giúp Chu Ân Lai điều hành công việc thường nhật đất nước. Còn trong đảng, Đặng Tiểu Bình nhận tất cả các việc hiện tại.

Giang Thanh và phe cánh bà bị chiếu tướng.

  Chương 86


Mao không có mặt tại các phiên họp ở Bắc Kinh, vẫn còn nằm lại Trường Sa. Cả Uông Đông Hưng cũng không ở Bắc Kinh. Uông không muốn rắc rối trong cuộc cãi lộn phe phái.

Chúng tôi không sẵn sàng đón nhận tới tình hình xấu sức khoẻ Mao. Tôi tin là nhóm bác sĩ ở Bắc Kinh đã kết thúc việc việc nghiên cứu các phương án điều trị trong trường hợp khẩn cấp, mà tôi tin là chúng tôi sẽ có thể nhanh chóng cầm cự được.

Đầu tháng giêng Hồ Thư Đông, Vương Thế và tôi trở lại Bắc Kinh. Ngoài công việc liêm quan tới bác sĩ. tôi cần gặp một loạt các nhà lãnh đạo cao cấp, đầu tiên là Diệp Kiếm Anh. Chúng tôi cần sự giúp đỡ để khuyên Mao đừng tiếp tục phớt lờ các nhà y học. Trong thời gian ngắn, bệnh tật của Mao cần được thông báo cho tất cả Bộ chính trị.

Nguyên soái Diệp luôn luôn chú ý những vấn đề của tôi đối với Chủ tịch. Và bây giờ chúng tôi không ít thời gian đã trao đổi, nhắc lại những năm, tôi làm việc với Mao, rồi sau đó tôi kể tình trạng sức khoẻ bệnh nhân của tôi và về việc ông từ chối gặp mặt chúng tôi.

Sau cuộc nói chuyện với, Diệp Kiếm Anh động viên. Tuy nhiên quan hệ của tôi với Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự, với họ tôi tôi tiếp xúc hàng ngày, mong được tốt hơn. Khi tôi cố gắng giải thích tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng của Mao, bằng cách dùng biểu đồ mô hình, họ không muốn hiểu tôi. Đặc biệt Trương Diêu Tự cố chấp. Khi biết bệnh của Chủ tịch nan y, ông ta cố gắng nói chung tránh tham gia vào việc phục vụ bác sĩ.

Diệp Kiếm Anh có kế hoạch giúp đỡ, dù ông cũng không hy vọng rằng Mao tự nguyện đồng ý với các đòi hỏi của bác sĩ. Chẳng hạn việc mang đến các thiết bị y tế cần thiết là trong khả năng của ông. Ông nhắc nhở về âm mưu có thể xảy ra từ Giang Thanh. Diệp không quên màn kịch mà bà ta dựng lên năm 1972, và tin rằng bà ta có thể lại nện xuống đầu tôi.

Ngày 20 tháng 1 tôi gặp Chu Ân Lai, ông vẫn còn nằm trong bệnh viện. Sức khoẻ ông trở nên xấu đi.

Chu gày và xanh xao, nhưng từ chối nằ. Ông ngồi ở đi văng, ông theo thói quen vận bộ quần áo thanh nhã. Khi tôi kể là tôi đến Bắc Kinh từ hai tuần trước, nhưng không muốn quấy rầy ông, thì Chu mắng tôi về tính cẩn thận và bắt đầu hỏi về Chủ tịch.

Lúc này Mao đã về tới Hàng Châu. Tôi có kế hoạch ngày hôm sau đến chỗ ông cùng với hai bác sĩ. Nhóm đầu tiên đã lên đường. Khi không có mặt tôi, tất cả đã khuyên Chủ tịch khám sức khoẻ toàn bộ.

Chu biết rằng đục thuỷ tinh thể của Chủ tịch có thể chữa được. Căn bệnh đau thần kinh kích thích ông. Thủ tướng vẫn khó hiểu căn bệnh của lãnh tụ là nan y.

Tôi nhắc lại rất ở Trung quốc, và cả ở phương tây không có thuốc chữa. Chu gợi ý để một thầy lang giỏi y học cổ truyền Trung quốc khám cho Chủ tịch. Tôi nói rằng Mao không tin vào y học cổ truyền, ông không chịu theo các toa thuốc của nó - sắc thuốc và sau đó uống nước cốt được chắt ra. Đúng ra là Mao rất khó ngửi thậm chí từ một lượng nhỏ của nước thuốc.

Chu không tranh luận nữa, ông chỉ đề nghị chuyển tới Chủ tịch lời chúc tốt nhất của ông.

Nhóm bác sĩ lớn nhất của chúng tôi gồm các nhà chuyên môn khác nhau đã sẵn sàng sáng hôm sau đi Hàng Châu.

Việc khám tổng thể Mao mất bốn ngày. Người ta đã hướng dẫn bác sĩ điều trị những nhà lãnh đạo cao cấp không đi ra khỏi khuôn khổ chuyên môn của mình. Các bác sĩ không được phép tư vấn lẫn nhau. Tất cả các kết luận chuyển cho tôi và tôi trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch điều trị. Quy tắc này là quá an toàn khi phải chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp này lại là Mao. Mao mắc nhiều chứng bệnh chồng chéo nhau, và trong trường hợp như thế, quân điểm chung của các bác sĩ có chuyên môn khác nhau đặc biệt cần thiết.

Sau một hồi giải thích, Uông Đông Hưng cuối cùng đồng ý để tất cả các bác sĩ điều trị trao đổi ý kiến và cùng nhau tìm được lời giải.

Mao bị đục thuỷ tinh thể, bệnh teo cơ cục bộ, khuyết tật vành tim, đau phổi, viêm nhiễm đáy cả hai bên phổi, có vết đen trong phổi trái, nằm ỳ mông bên phải, và cuối cùng, hàm lượng ôxy trong máu bị giảm - đó là chứng bệnh thiếu ô-xy. Ông bị sốt và ho. Chúng tôi thống nhất rằng cần phải dùng ống truyền qua mũi để đưa dinh dưỡng và cả để truyền thuốc điều trị, chúng tôi cũng để nghị phẫu thuật để chữa đục thuỷ tinh thể.

Trên cơ sở những kết luận này, tôi viết cho Mao một thư giải thích cả sự chẩn đoán lẫn những phương án điều trị. Tôi đưa thư này cho Trương Diêu Tự chuyển. Mao bị mù, đọc và kể lại những tài liệu cho ông nghe là trách nhiệm của Trương Ngọc Phượng.

Sáng hôm sau Trương Diêu Tự đánh thức tôi vào lúc năm rưỡi. Trương Ngọc Phượng vừa mới mang đến câu trả lời của Mao. Toàn bộ đội hình bác sĩ khẩn trương tập trung trong phòng.

Uông Đông Hưng chờ sẵn chúng tôi. Trương Diêu Tự thông báo rằng Trương Ngọc Phượng chống mọi đề nghị điều trị mà chúng tôi đưa ra. Cô ta có ý kiến riêng để chữa cho Chủ tịch, và Mao ủng hộ cô ta. Trương Ngọc Phượng có kế hoạch điều trị cho Mao bằng tiêm glucoza. Việc tiêm glucoza trong thời gian Cách mạng văn hoá là phương tiện bồi bổ phổ biến ở một loạt những nhà lãnh đạo cao cấp, cũng như sự tiếp máu. Khi Giang Thanh nghe đồn rằng tiếp máu những người trẻ khoẻ - con đường dẫn tới sống lâu, bà ta yêu cầu chọn cho bà một số lính để làm người hiến máu.

Tin đồn về quy trình như thế, có lẽ, đến tai Trương Ngọc Phượng, và cô ta cho rằng glucoza có khả năng không những là thức ăn nuôi cơ thể Chủ tịch, mà còn chữa tất cả bệnh tật của ông. Cô ta nói là việc tiêm nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Tất cả chúng tôi rùng mình. Uông Đông Hưng đòi hỏi sự trả lời của chúng tôi, đồng thời không cho phép chúng tôi trước hết thảo luận với nhau điều đó. Uông đi khắp phòng, hỏi từng người một trong chúng tôi xem có đồng ý với gợi ý của Trương Ngọc Phượng hay không?. Nếu mà tất cả chúng tôi đồng ý, thì bắt đầu tiêm ngay lập tức.

Ngay lúc đó xảy ra một điều hoàn toàn bất ngờ: Các đồng nghiệp của tôi lại đồng ý. Sự lĩnh hội chính trị chứ không phải y học đã chinh phục họ. Thói quen mù quáng tuân theo lãnh đạo đảng tỏ ra là cao hơn trách nhiệm nghề nghiệp.

Tôi được hỏi cuối cùng. Tôi nói rằng việc đưa glucoza và Mao không dẫn đến cái gì tốt hơn, ngoài ra điều này có thể gây ra biến chứng. Tôi lo ngại đến những ảnh hưởng có thể xảy ra khi có mặt một lượng lớn chất lỏng đối với tim Mao vốn đã yếu. Các tạp chất có trong glucoza đôi lúc gây ra những phản ứng không mong muốn, nếu như không đưa thêm vào trong đó các chất steroid để chống lại dị ứng thuốc có thể xảy ra. Chúng tôi sợ làm việc này có thể gây ra biến chứng. Trương Ngọc Phượng chẳng chịu một trách nhiệm nào cả, nếu đột nhiên một cái gì đó xảy ra. Cô ta không phải bác sĩ. Với tư cách là người đứng đầu nhóm y tế và bác sĩ riêng của Mao, tôi không bị lay chuyển.

Trương Diêu Tự nổi cáu. Mao không ưa bác sĩ, nhưng ít nhất ông cũng đồng ý với đề nghị của Trương Ngọc Phượng. Phải làm gì giờ đây, Trương Diêu Tự đơn giản không hiểu.

Tôi buộc Trương Diêu Tự và Trương Ngọc Phượng tội đã làm dách việc. Tất cả chúng tôi biết rằng Mao không thích phác đồ điều trị. Mao có lần từ chối tiếp tôi và các bác sĩ khác, trách nhiệm việc đọc và lý giải kết luận của chúng tôi thuộc về Trương Ngọc Phượng. Nhưng Trương Ngọc Phượng không có quyền để không nghe chúng tôi. Trương Diêu Tự nên cố bắt cô ta thôi việc xúi Mao, để ông nghe theo lời khuyên của chúng tôi. Cô ta là người trung gian duy nhất, sự từ chối hợp tác của cô đang đặt chúng tôi, những bác sĩ, vào hoàn cảnh lố bịch và đơn độc.

Uông Đông Hưng giận tôi. Tôi là người duy nhất chống tiêm glucoza. Ông nhắc tôi về trách nhiệm của tôi trước đảng và doạ rằng tôi sẽ bị rầy rà, nếu tôi vẫn khăng khăng giữ sai lầm của mình.

Nhưng phương pháp điều trị Chủ tịch không phải là vấn đề nguyên tắc của đảng. Chính các bác sĩ, chứ không phải Trương Ngọc Phượng, không phải Uông Đông Hưng, không phải Trương Diêu Tự và không phải đảng bây giờ, là những chuyên gia chính. Thậm chí chính Mao có lần kể rằng bệnh nhân phải nghe bác sĩ.

Chúng tôi đi vào bế tắc. Uông Đông Hưng ra lệnh cho tôi viết lời giải thích gửi cho Mao, vì sao tôi chống tiêm glucoza. Uông muốn để lãnh tụ quyết lời cuối cùng.

Tôi viết bản tường trình. Câu trả lời của Mao đến ngay chiều hôm đó. Chủ tịch quyết định từ chối tiêm glucoza.

Nhưng tình hình của tôi vẫn không có lối thoát. Tôi không làm tất cả mọi người không hài lòng. Bị mất quyền trực tiếp gặp Mao, tôi buộc phải cộng tác với Trương Diêu Tự, Uông Đông Hưng và cả với Trương Ngọc Phượng. Nhưng họ chỉ gây khó khăn cho công việc điều trị thông thường. Chúng tôi hoảng sợ về sự đe doạ của họ, tất cả sẽ kết thúc một cách thảm khốc. Và họ đã điều tra tất cả mọi việc không phải với các cô phục vụ trên tàu hỏa, không phải các cô nhân tình thất học và ngu dân tộc của Mao, mà với chúng tôi, các bác sĩ.

Các bác sĩ trong nhóm rất lo lắng. Họ đồng ý với tôi với tư cách những nhà chuyên môn, nhưng đồng thời trước cái chết họ lại sợ trái ý cấp trên.

Bắt đầu từ năm 1968 Giang Thanh định gắn cho tôi cái mác bọn phản cách mạng, còn năm 1972 - tội gián điệp - âm mưu mánh khóe. Bây giờ bà chỉ cần một lý do để cuối cùng tính sổ với tôi.

Tôi thảo luận tình hình phức tạp với Vương Thế. Ông cho là chúng tôi cần từ chức. Vương hiểu rằng tôi đang bị nguy hiểm.

Vương Thế nói đúng. Bệnh của Mao là nan y, thậm chí ngay cả sự chăm sóc tốt nhất thì kết quả cũng không định trước được. Cái chết là không tránh khỏi. Nhưng tôi không thể từ chức. Tôi là trưởng nhóm, tôi chịu trách nhiệm tất cả. Uông Đông Hưng trong bất cứ trường hợp không buông tôi, và tôi không thể cho phép chính trị đứng trên hiểu biết y học của mình.

Khi tôi hội ý riêng với Uông, ông có vẻ thành thực hơn. Ông xin lỗi là đã cho phép mình dây vào cuộc cãi nhau về glucoza. Tôi tỏ ra là thiếu cương quyết - ông nói, thú nhận rằng vị thế của ông có ảnh hưởng đến các bác sĩ nhát gan. Trong thời gian ấy Uông buộc tôi tội không mềm dẻo. Ông nói là sau tết âm lịch sẽ gọi tôi, các y tá và một số bác sĩ về Bắc Kinh. ở đó chúng tôi có thể chấp nhận quyết định điều trị Chủ tịch như thế nào. Còn Hồ Thư Đông, hai bác sĩ mắt, thần kinh và các bác sĩ phẫu thuật ở lại Hàng Châu. Nếu bệnh đục thuỷ tinh thể của Mao có thể chữa khỏi, thì làm nó đầu tiên. Uông đề nghị tìm những bệnh nhân bị cùng đục thuỷ tinh thể tương ứng với độ tuổi và tình trạng sức khoẻ như và phẫu thuật cho họ đầu tiên. Với kết quả phẫu thuật sau đó có thể đưa cho Chủ tịch xem, để ông quyết định có đồng ý cho mổ hay không. Uông cũng nghĩ rằng tiếp theo sẽ chữa đến chức năng đi lại của Mao. Ông vẫn cho rằng khó mà chữa khỏi được.

Báo cáo chính thức về bệnh Mao, Uông Đông Hưng nói, cần trình Bộ chính trị. Trong số những nhà lãnh đạo cao cấp, nắm thông tin đúng chỉ có Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Báo chí Trung quốc vẫn còn mô tả Chủ tịch hồng hào béo tốt. Dân Trung quốc và ban lãnh đạo chẳng ai biết về bệnh tật của Mao. Báo cáo của Bộ chính trị có thể bảo vệ cả các bác sĩ, cả Uông Đông Hưng. Giang Thanh ngang ngạnh đi vào đường mòn chiến tranh. Mục tiêu của bà là Uông Đông Hưng. Giang Thanh chưa khi nào hỏi Uông về sức khoẻ của Mao. Bà chờ ông qua đời để tìm thấy những kẻ thù mới và tính sổ với họ. Lời buộc tội, có lẽ, nhanh chóng đổ xuống đầu bác sĩ. Nhưng vì Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Uông Đông Hưng là những ủy viên duy nhất Bộ chính trị, được thông báo hoàn toàn về bệnh của, về quá trình điều trị, họ cũng phải dính vào trách nhiệm. Nếu Bộ chính trị giờ đây được nghe báo cáo, thì trách nhiệm sẽ chia đều cho tất cả. Việc không có thuốc chữa, Bộ chính trị cần phải biết điều đó. Việc các nhà lãnh đạo cao cấp chấp thuận quy trình điều trị đã trình ra có thể giúp cả cho Chủ tịch cho các bác sĩ và cho cả người bảo trợ của tôi.

Ngày 8 tháng 2, khi chúng tôi bay về Bắc Kinh, Uông gọi tôi đến chỗ ông. Ông biết rằng tôi rất thù Trương Ngọc Phượng, đặc biệt làm tôi giận là việc can thiệp của cô ta, ý tưởng điên rồ tiêm glucoza.

Uông cố bảo vệ. Những người quanh Mao tất cả đều muốn tránh va chạm với Trương Ngọc Phượng. Chỉ có cô ta mới hiểu được Mao nói gì. Cô ta nhìn môi Chủ tịch để đoán lời ông. Nếu chúng tôi gạt cô ta đi - Uông nói - thì làm thế nào chúng tôi có hiểu Chủ tịch? Trương Ngọc Phượng phải ở lại. Sự gần gũi với chủ tịch trong những ngày tàn của đời ông đã đem lại cho cô ta quyền lực lớn hơn tất cả chúng tôi. Phụ thuộc vào nó là sử dụng quyền lực để làm điều thiện hay điều ác.  

  Chương 87


Phiên họp Bộ chính trị dự định ngày 15 tháng hai năm 1975.

Xhiều hôm trước tôi thăm Chu Ân Lai trong bệnh viện, thông báo ngắn gọn cho ông về những kết quả xét nghiệm Mao và sự bất đồng nảy sinh trong vụ tiêm glucoza. Trạng thái sức khoẻ của chính Chu không quan trọng và tôi cảm thấy rằng ông không có ý định tham gia cuộc họp.

Thật ra Chu Ân Lai muốn tham gia. Giới lãnh đạo đất nước cần phải biết về bệnh tật của Mao. Chu hỏi tôi là đã chuẩn bị bản báo cáo để trình Bộ chính trị chưa, và yêu cầu chuẩn bị đối đáp với những câu hỏi nham hiểm của Giang Thanh. Ông khuyên là tốt nhất đừng lôi chuyện bất đồng trong mỗi quan hệ glucoza. Tình hình cũng quá phức tạp rồi.

Nhóm bác sĩ đến toà nhà hội nghị Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc khoảng sau hai giờ chiều. Bộ chính trị đang họp. Uông Đông Hưng đến chỗ chúng tôi để thảo luận bài phát biểu của chúng tôi. Tôi nói rằng chúng tôi dự kiến bắt đầu bằng bài phát biểu của tôi về tình trạng chung sức khoẻ của Mao. Sau đó Vương Thế sẽ nói về vấn đề tim và phổi của Mao, còn Hoàng Khắc Vân nói về bệnh teo cơ cục bộ. Trương Tiểu Thiết báo cáo về vấn đề đục thuỷ tinh thể, Lý Tuấn Đễ trình bày về chụp điện X-quang, chỉ rõ chi tiết trạng thái tim và phổi. Chúng tôi mang theo giản đồ, phiếu theo dõi, mô hình để làm giáo cụ trực quan. Trong phần kết luận tôi đưa ra quy trình điều trị được các bác sĩ dự kiến.

Uông một lần nữa nhắc đến tầm quan trọng của cuộc họp, nhấn mạnh là mặc dù ốm nặng, nhưng Chu Ân Lai vẫn có mặt, và yêu cầu chúng tôi nói to hơn, vì Đặng Tiểu Bình nghễnh ngãng.

Khi chúng tôi đi vào phòng họp, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh ngồi ở giữa chiếc bàn dài, xung quanh là các ủy viên Bộ chính trị còn lại. Người ta yêu cầu nhóm bác sĩ ngồi ở đầu kia của bàn. Tôi cảm thấy rằng chúng tôi đang đứng trước một thử thách.

Chúng tôi đã thảo luận với nhau về sức khoẻ của Mao thường xuyên tới mức bản báo cáo tiến hành trôi chảy. Chúng tôi trình bày tất cả các hiện tượng y học, báo gồm cả số liệu thóng kê về những bệnh nhân khác mắc bệnh teo cơ cục bộ, để cho các ủy viên Bộ chính trị tự rút ra các kết luận riêng đối với thời hạn sống của Mao. Không ai đề cập thẳng tới cái chết của ông. Khi Hoàng Khắc Vân bắt đầu giải thích sự sơ cứng là gì, hầu như tất cả các ủy viên Bộ chính trị dường như bối rối.

Giang Thanh bắt đầu tung ra câu hỏi:

- Các đồng chí mói rằng bệnh là hiếm. Thế thì Chủ tịch mắc nó như thế nào? Các đồng chí có số liệu không?

Chúng tôi không trả lời nhiều câu hỏi của Giang Thanh. Không ai biết cái gì gây ra bệnh thần kinh liên lạc. Hoàng Khắc Vân kiên nhẫn trả lời bằng cách dẫn ra các bệnh tương tự có thể để mọi người có thể hiểu vấn đề phổ thông hơn. Ông mất gần hai giờ. Khi người nghe không hiểu lời giải thích về liệt thanh quản và cơ liên sườn, Hoàng Khắc Vân so sánh các cơ với thịt lợn băm viên. Diêu Văn Nguyên nhận thấy trong ý đồ đó xúc phạm tới Chủ tịch.

Hoàng Khắc Vân do sợ hãi ngừng giữa chừng, bắt đầu nói lắp bắp và không thể nói tiếp được.

Chu Ân Lai xen vào. Ông cám ơn công lao chúng tôi làm. Sau đó đề nghị thảo luận phương pháp chữa.

Người ta nhường lời cho tôi. Tôi giải thích rằng chúng tôi có thể phẫu thuật chữa đục thuỷ tinh thể ngay bây giờ, nhưng đầu tiên muốn thử quy trình này trên bệnh nhân khác có độ tuổi và tình trạng sức khoẻ gần giống Chủ tịch. Khi tôi nói về ống truyền thức ăn qua mũi, Giang Thanh vặc lại ống truyền thức ăn qua mũi nghĩ là đưa nó vào tận dạ dày. Tôi biết kiểu này rồi, nó rất đau đớn. Không rõ điều này có nghĩa là các đồng chí muốn hành hạ Chủ tịch hay không?

Đặng Tiểu Bình lưu ý rằng một trong các nguyên soái cách mạng già nhất Lưu Bá Thừa sống bằng ông truyền thức ăn một vài năm, và ông quan tâm rằng liệu Mao có đồng ý quy trình này không.

Tôi trả lời rằng Mao không đồng ý.

Đặng yêu cầu đừng ép Mao, và phải kiên nhẫn giải thích tình hình, chờ sự đồng ý của ông. Giống như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp, ông khó tin là không có khả năng chữa bệnh cho Chủ tịch. Khi nghe tất cả những lời giải thích, Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho chúng tôi cố gắng hết sức mình, và đặt cho Uông Đông Hưng trách nhiệm tìm kiếm các thiết bị và thuốc thang cần thiết. Cuối cùng ông nói: Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí.

Chu Ân Lai đế thêm vào những lời này, còn Đặng một lần nữa nhắc lại Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí. Các ủy viên khác Bộ chính trị nói chung không phản ứng gì đến báo cáo của các bác sĩ. Giữ in lặng, họ tách khỏi trách nhiệm vì Mao. Tuy nhiên những lời cám ơn làm chúng tôi yên lòng, và chúng tôi rời toà nhà với một chút vững tâm. Nhưng chúng tôi hiểu rằng điều này vẫn chưa kết thúc. Bất kỳ một ủy viên Bộ chính trị cũng quyết định rằng chúng tôi sẽ làm một cái gì đó không phải như thế, sự cám ơn được thay bằng lời buộc tội.Bất cứ lúc nào mỗi nhiều trong số chúng tôi có thể bị đuổi ra khỏi nhóm vì nghi ngờ thiếu tin tưởng về mặt chính trị.

Ngay sau cuộc họp Bộ chính trị, Giang Thanh và những người bạn của bà là Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên bắt đầu chiến dịch tiếp theo chống Đặng Tiểu Bình và những cự trào cao cấp khác. Lần này thì đối tượng tấn công được chọn là chủ nghĩa kinh nghiệm, nghĩa là ưu thế của thực tiễn thắng lý thuyết. Diêu Văn Nguyên trong bài báo Về cơ sở xã hội của nhóm chống đảng Lâm Bưu đã liệt chủ nghĩa kinh nghiệm vàodanh sách kẻ thù. Đây là sự tấn công vào những người lãnh đạo cao tuổi trong chiến dịch Trường Chinh. Đa số những người này trong quá khứ là nông dân, học hành không cao, nhưng có kinh nghiệm chính trị lớn, sự phục hồi họ giờ đây đã đến hồi cuối cùng (nước đi hoàn toàn). Sự đúng đắn để lãnh đạo được xã nhận bởi độ tuổi và kinh nghiệm cũng như lòng quả cảm và kiên định trong thời gian Trường Chinh. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên trẻ hơn những người thế hệ này đến mười tuổi, nhập cuộc như những trí thức với kinh nghiệm thực hành hạn chế. Từ ngữ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở giới chóp bu ngày càng bí hiểm hơn, và ít dân thường Trung quốc hiểu nổi chiến dịch mới nhằm mục đích gì và cho ai.

Đó là cuộc đấu tranh giữa thế hệ trẻ cán bộ đảng, được cất nhắc sau đợt thanh lọc của Cách mạng văn hoá, và những người cựu trào được phục hồi, giờ đây đang trở lại đến quyền lực. Bóng dáng đầu tiên là Chu Ân Lai bệnh tật và sau đấy Đặng Tiểu Bình, người mới được hồi phục chưa lâu.

Sức khoẻ Mao giờ đây không cho phép ông can thiệp vào những âm mưu liên miên của bà vợ chiếm quyền lực. Nhưng khi biết về cuộc tấn công vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông không ủng hộ.

Vào tháng tư Chủ tịch thông báo rằng chủ nghĩa giáo điều cũng xấu như chủ nghĩa kinh nghiệm, vì rằng cả hai đều xa rời chủ nghĩa Mác lê nin, và do vậy, là chủ nghĩa xét lại. Giang Thanh và phe cánh bà là những người giáo điều, và Mao quyết định trừng phạt họ.

Trong cuộc họp Bộ chính trị ngày ba tháng 5 năm 1975 Mao còn đi xa hơn. Ông mấp máy môi đọc để Trương Ngọc Phượng ghi thành văn bản đưa cho Nency Đăng và Vương Hải Dung. Các đồng chí ghét chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng ghét chủ nghĩa giáo điều - Mao viết, phê bình Giang Thanh và phe cánh bà. Ông nhắc lại cánh Vương Minh, chiếm ưu thế trong đảng trong suốt bốn năm liền, cánh này giương cao ngọn cờ của Quốc tế cộng sản để doạ dẫm đảng cộng sản Trung quốc và gạt ra những người bất đồng. Tất cả các đồng chí cần tin vào chủ nghĩa Mác Lê nin, và tuyệt đối không được tin vào chủ nghĩa xét lại. Hãy thống nhất lại, đừng chia rẽ. Hãy thành thực, đừng xa vào âm mưu và các cuộc vận động ngầm. Đừng tạo ra bè lũ bốn tên... Tôi thấu hiểu, ai phê bình chủ nghĩa kinh nghiệm, thì chính bản thân người đó đứng ở phía chủ nghĩa kinh nghiệm.

Sau sự nhúng tay của Mao, vị thế của Đặng Tiểu Bình trong Bộ chính trị được vững hơn. Uông Đông Hưng nói với tôi là Đặng thường phê bình Giang Thanh và các bạn của bà ta và ông đã thắng trong trận chiến đấu vì chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong thời gian đó Đặng chưa muốn gạt vợ Mao và phe cánh bà ta, dù rằng Giang Thanh luôn luôn muốn tống khứ ông. Uông kinh ngạc rằng Đặng không sử dụng quyền hành của mình.

Đặng và Chu Ân Lai là những người thông minh. Cả hai biết rằng, khi phê bình vợ mình và những người phe cánh bà, Mao chỉ muốn hạn chế quyền lực của họ. Khang Sinh đang ốm bẹp trên giường, khi biết Mao không hài lòng vợ, quyết định, dường như Chủ tịch chuẩn bị gạt bà ta. Cũng như trước đây và trong tất cả thời gian, Khang Sinh bắt đầu tìm kiếm và bóp méo lời buộc tội. Và cuối cùng tin rằng Giang Thanh và Trương Xuân Kiều phản bội đảng từ năm 1930. Khang Sinh gặp Nency Đăng và Vương Hải Dung, những người liên lạc giữa Mao và Bộ chính trị, và yêu cầu họ chuyển điều này cho Chủ tịch. Nhưng chai cô này trước hết gặp Chu Ân Lai. Sau đó họ nói với tôi rằng Chu khuyên họ đừng vội vàng, vì rằng Mao, khi phê bình vợ và những người ủng hộ bà ta, hoàn toàn không muốn tiêu diệt họ. Khang Sinh thay thế hai người phụ nữ này. Mao bắt đầu bảo vệ vợ, ông lập tức từ chối là đã buộc tội của vợ hồi trước. Nency Đăng và Vương Hải Dung bị khép lỗi khích bác. Nhưng họ không nói gì với Mao cả.

Đặng Tiểu Bình tiếp tục tiến quân, tham khảo các chỉ dẫn của Mao: thấm nhuần tư tưởng và chống chủ nghĩa xét lại, tạo ra sự thống nhất và ổn định, phát triển kinh tế. Nhưng sự tấn công từ phía Giang Thanh và những người theo bà và tiếp tục. Mao Viên Tân thường xuyên tham gia trong vai trò người đại diện cho họ, vu khống rằng Đặng Tiểu Bình định bôi nhọ cách mạng văn hoá, rằng Đặng không lần nào nhắc tới những thành tựu của cách mạng văn hoá và hiếm khi phê bình đường lối xét lại của Thiếu Kỳ. Uông Đông Hưng tin là dưới ảnh hưởng xúc xiểm Mao Viên Tân, Đặng bắt đầu làm Chủ tịch lo ngại. Mao là người đa nghi và dễ dàng nghe theo ý kiện khác. Chính vì vậy điều quan trọng đầu tiên mà ông gặp chính là sự pht sinh những bất đồng. Đúng lúc ảnh hưởng của đứa cháu đối với Mao tăng lên, thì Nency Đăng và Vương Hải Dung bị tước quyền tự do tới gặp chủ tịch, vai trò của họ chuyển sang tay Mao Viên Tân. Từ thời điểm này những cuộc đả kích nhằm vào Đặng Tiểu Bình không dừng lại và tình hình chính trị trở nên không thể đoán trước được.

Sau cuộc họp tháng hai của Bộ chính trị, chúng tôi đã mời thêm hai bác sĩ nhãn khoa một nhóm - Điền Dư Chí và Quang Phác Thỏa từ bệnh viện Quang Minh (Bắc Kinh). Cả hai người đều biết cả đông y và tây y. Các bác sĩ mắt của chúng tôi cũng vẫn không thể quyết định chữa đục thuỷ tinh thể cho Mao như thế nào. Các chuyên gia bảo vệ Quang Minh đề nghị mổ theo phương pháp Trung quốc sơ sài nhất, việc mổ chỉ kéo dài một vài phút và được coi là thay thế cho việc bóc đi thuỷ tinh thể bị đục bằng kim đặc biệt. Tôi cũng hơi nghiêng về kỹ thuật xâm nhập ít nhất này, sợ rằng những biến chứng có thể xảy ra và thậm chí choáng. Các bác sĩ mắt, được đào tạo ở phương tây, chúng minh rằng phẫu thuật kiểu ấy không làm mất được thuỷ tinh thể bị đục và sau đấy phải có thêm một cuộc phẫu thuật nữa. Nhưng họ đâu có như tôi, lo tới những tác động của phương pháp này đến tình trạng chung sức khoẻ Mao.

Các bác sĩ mắt đi vào ngõ cụt. Chúng tôi quyết định xin ý kiến Bộ chính trị và kiểm tra phương pháp chữa cho 40 người già bị bệnh đục thuỷ tinh thể đồng thời đau tim. Các bệnh nhân là những người già độc thân sống ở nông thôn. Tất cả những người này muốn được phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể, nhưng lại quá nghèo, tự thân không cho phép làm điều đó. Không ai và không khi nào nói với họ rằng họ là một phần thí nghiệm phục vụ cho Chủ tịch. Chúng tôi xếp họ trong nhà khách cấp cao. Một nửa nhóm bệnh nhân được chữa bằng phương pháp điều trị cổ truyền Trung quốc, nửa nhóm còn lại được phẫu thuật thuỷ tinh thể. Khi kết thúc điều trị, chúng tôi sẽ gửi báo cáo tổng kết cho Mao. Ông sẽ tự quyết định phương pháp nào ông thch.

Mao vẫn ở Hàng Châu dưới sự chăm sóc của của Hồ Thư Đông. Trương Ngọc Phượng cuối cùng đã bẻ gẫy được ông và bác sĩ Hoàng bắt đầu tiêm cho Chủ tịch hàng ngày từ 800 đến 1000 ml dung dịch 5% glucoza, có thêm vào đó steroid. Nhưng ông không biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào, và rất nguy hiểm.

Khi quay trở lại Bắc Kinh vào cuối tháng tư, Mao vẫn còn tiếp glucoza. Tôi khuyên Hồ Thư Đông làm xét nghiệm máu và có kết quả trong tay sẽ khuyên Mao ngừng tiêm vào bên trong. Vương Thế ủng hộ tôi. Cả hai chúng tôi lo sợ những biến chứng có thể xảy ra.

Giữa tháng năm, Trương Ngọc Phượng đọc thoáng qua trong một tạp chí tóm tắt nói là hai bác sĩ Trung quốc đã điều trị thành công bệnh tim cho một nhà lãnh đạo cao cấp Rumani. Cô ta muốn họ về nhóm bác sĩ chúng tôi. Khi Châu Tăng Nhị, giám đốc đại học y khoa Tĩnh Xuyên, và Đào Hoàng liên ở khoa trị liệu bệnh viện Bắc Kinh từ Bucarest, tôi mời họ đến chỗ chúng tôi.

Nhưng nhà lãnh đạo Rumani bị nhiễm trùng nặng ở tim, và bệnh của ông ta điều trị bằng kháng sinh. Bệnh ở Mao hoàn toàn là vấn đề khác. Các thành viên mới của nhóm không thể giúp chúng tôi một cái gì tốt hơn những chuyên gia về bệnh tim, những người đã luôn có ở chỗ chúng tôi. Tuy nhiên Mao muốn gặp họ.

Ngày 10 tháng sáu tôi dẫn họ đến gặp chủ tịch. Khi chúng tôi đi vào phòng, thì Trương Ngọc Phượng và Mao đang cãi nhau về cái gì đó. Nhìn thấy chúng tôi, Mao bắt đầu khoa chân múa tay một cách tức giận, nhưng chúng tôi không thể hiểu được ông. Trương Ngọc Phượng phải giúp.

Hai ngày trước đó, Mao giận cô ta vì lẽ là Trương Ngọc Phượng tự ý bỏ đi làm việc riêng của mình. Đến khi quay về, cô ta nhìn thấy mẩu giấy viết: Trương Ngọc Phượng, cút khỏi đây.

Trương Ngọc Phượng không muốn đi, đã khóc, doạ bỏ nguyền rủa Mao, và sau đó ông sẽ biến thành con chó. Mao không chịu thua Tôi cũng có những điều dở, - ông nói - nhưng Trương Ngọc Phượng còn dở hơn. Cô ta chửi tôi

Lần đầu tiên đến gặp Chủ tịch, các bác sĩ đứng choáng người. Không để ý đến Trương Ngọc Phượng đang vạch tội mình, Mao yêu cầu hai bác sĩ kể về công việc của họ ở Rumani. Các bác sĩ nói là kinh nghiệm của họ không có ích vì ở Mao hoàn toàn là bệnh khác, nhưng Mao lại muốn, họ vào nhóm chúng tôi.

Cả tôi cũng muốn điều này. Càng nhiều bác sĩ chữa cho Chủ tịch, càng ít khả năng là sau này họ buộc tôi chúng tôi là bọn phản cách mạng và kẻ giết người trong áo choàng trắng. Nhưng chúng tôi tiếp tục giữ đoàn kết. Nếu Trương Ngọc Phượng hoặc Giang Thanh biết về những vụ cãi cọ của chúng tôi, chắc hẳn là họ sẽ sử dụng chúng, buộc tội phía này hay phía khác là âm mưu phản cách mạng. Vương Thế hiểu rõ điều này. Chúng tôi với ông luôn luôn cố gắng để quy trình này hay quy trình kia chỉ được điều sau khi thảo luận chi tiết, và tất cả chúng tôi phải thống nhất ý kiến.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro