Chương 88,89,90

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 88


Đến cuối tháng sáu các cuộc phẫu thuật bệnh nhân đục thuỷ tinh thể đã được hoàn thành. Kết quả đã được tổng kết gửi tới Mao. Ông chọn phương pháp cổ truyền Trung quốc, cho là phương pháp này không nguy hiểm, không đau đớn và nhanh gọn.

Điền Dư Chí và Quang Phác Thỏa được giao việc phẫu thuật. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đến để quan sát quá trình phẫu thuật.

Mao căng thẳng, và các bác sĩ giải thích tỷ mỷ họ sẽ làmm cái gì và sẽ làm thế nào. Cuối cùng Chủ tịch bớt lo và thậm chí còn nói đùa kể rằng đời nhà Nguyên (1279-1368) nhà thơ Thư Đông viết: Tôi ngoảnh về hướng đông nam đến Vũ (tỉnh Giang Tô) và Châu (tỉnh Hồ Bắc), và không nhìn thấy gì cả. Sau cuộc phẫu thuật này, Mao nói, mắt ông sẽ nhìn thấy.

Phẫu thuật mắt bên phải của Mao kéo dài hai mươi phút. Chủ tịch kể rằng nếu mọi việc ổn thỏa, sau hai tháng nữa ông sẽ đề nghị các nhà phẫu thuật cũng làm như thế cho nốt mắt bên trái.

Sau mười ngày, thì tháo băng. Mao ngạc nhiên. Tôi lại có thể trông tháy bầu trời và mặt trời - Ông nhắc đi nhắc lại - nhưng không rõ lắm. Các bác sĩ giải thích rằng họ chỉ làm sáng lại phía thuỷ tinh thể bị mờ, nhưng họ vẫn chưa làm gì cả để phục hồi thị lực. Tạm thời có thể dùng kính. Chẳng bao lâu Mao có thể tự đọc những văn bản chính thức.

Tới giữa tháng 10 năm 1975, tình hình chính trị lại nguy ngập thêm. Nhóm Giang Thanh không dịu đi. Như Uông Đông Hưng dự đoán, họ muốn không những chỉ hất cẳng Đặng Tiểu Bình, mà còn xử tội ông ta nữa. Không ai biết Chủ tịch nghĩ gì về lý do này. Chúng tôi chỉ thấy rằng Mao lo âu và cáu kỉnh. Ông không muốn thậm chí nghe về cuộc phẫu thuật thứ hai đục thuỷ tinh thể, về điều trị hệ thống thần kinh.

Cuốii tháng mười sức khoẻ Mao xấu đi. Ông bắt đầu khạc ra nhiều đờm, thở khó khăn, lượng nước tiểu giảm đột ngột, trực tiếp gây ra tổn thương công việc của phổi, tim và thận. Ông vẫn không cho tôi gặp, về trạng thái sức khoẻ của ông tôi chỉ biết được qua y tá. Giờ đây và tôi cũng đi đến kết luận về sự cần thiết cần thiết phải tiêm glucoza.

Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucoza, bối rối nhất. Ông muốn ra khỏi nhóm, nhưng người ta không giải quyết. Một buổi chiều, khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền chăn. Lửa bốc lên, và Hồ bị bỏng nặng. Người tachở ông vào bệnh viện Bắc Kinh, ông nàm ở đó cho đến khi Mao qua đời, thoát một cách tốt đẹp trách nhiệm điều trị của Chủ tịch.

Sau cuộc ra đi độc đáo như thế Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương Ngọc Phượng cho rằng các bác sĩ là vô tích sự, còn Trương Diêu Tự không làm gì cả để chống ý kiến cô ta. Chỉ có sự can thiệp Uông Đông Hưng mới quyết định được vấn đề.

Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem phim Đài Loan và Hồng Kông trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được mời đến xem phim và đôi khi cũng có phiền toái. Trương Diêu Tự muốn tất cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ đêm, và thường gần của Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào cả.

Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng tám, phó bí thư ủy ban cách mạng đại học tổng hợp Thanh Hoa Lưu Bình viết một bức thư cho Mao, phê bình Chí Cương bí thư ủy ban và phó bí thư khác là Tạ Thanh Nhị về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống.

Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói là cả hai người này kiên định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được sử dụng để giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải là trường hợp duy nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng cách mạng văn hoá.

Tháng mười Mao bắt đầu thăm đứa cháu. Chủ tịch quan tâm đến ý kiến của người cháu về Đặng Tiểu Bình. Nội dung cuộc nói chuyện đề cập chỉ tới những người lãnh đạo cao cấp của đảng, dù rằng một cái gì đó đụng chạm cả đến tôi. Mao Viên Tân phê phán các quan chức đảng đã thoái hoá cách mạng phục vụ lợi ích riêng - nhà cửa tốt, xe hơi và lái xe riêng, cần vụ và lương bổng cao và xác nhận rằng bên trong đảng đang mọc lên một tầng lớp tư sản mới. Họ phải trở thành mục tiêu đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới. Mao chấp nhận quan điểm của Viên Tân đối với cách mạng văn hoá, nhận xét rằng phong trào này đã phá huỷ tất cả trong một lúc và biến thành nội chiến.

Mao phê bình Đặng Tiểu Bình vì sự lơ đãng đấu tranh giai cấp và vì lời của Đặng là mèo nào cũng toót nếu bắt được chuột, không quan trọng mèo đen hay mèo trắng. Mao nói rằng Đặng là một trong những đảng viên đã tạo ra tầng lớp tư sản mới trong đảng. Đặng từ chối thi hành các chỉ thị và báo cáo cho những người già, không tham khảo với Bộ chính trị, Quốc vụ viện và thậm chí với Mao. Đặng cho rằng chiến dịch chính trị nhằm chống các cán bộ đảng nhiều tuổi. Ông xác nhận rằng Cách mạng văn hoá làm hại sinh viên, bắt họ bỏ học; Mao buộc tội Đặng đã phớt lờ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Mao không tin là có phải Đặng không có ý gắng sổ toẹt thành tựu Cách mạng văn hoá.

Mao cho là vấn đề chính - phong cách xấu xa trong lãnh đạo của Đặng. Nhưng ông vẫn còn hy vọng là Đặng có thể thay đổi. Mao dù sao chăng nữa không muốn loại bỏ Đặng.

Lại thêm một chiến dịch - chống phái hữu và chống sự những phán xử Cách mạng văn hoá. Mục tiêu chính lại là Đặng Tiểu Bình.

Tới lúc này thì Mao yếu đến mức không thể đứng được. Liệt phần phải cơ thể đã rõ ràng. Muốn thở, ông cần ô-xy. Mao không chịu ăn qua đường mũi, và trọng lượng cơ thể ông tiếp tục tụt đi. Ngoại hình thay đổi trông thấy. Chỉ còn có mớ tóc đen vẫn như trước kia.

Cơ thể Mao thiếu dinh dưỡng, và nhóm bác sĩ đồng ý giải pháp tiêm amino-axit nhập từ Mỹ và Nhật bản. Trương Ngọc Phượng phản đối: Các bác sĩ luôn bắt bệnh nhân phải uống tất cả các loại thuốc. Vì sao họ lại không thử nó trước tiên vào bản thân mình?

Vương Thế và Đào Hoàng Liên choáng người. Họ đã cống hiến đời mình cho nghề bác sĩ, đã điều trị cho các nhà lãnh đạo cao cấp, nhưng không ai và chưa bao giờ lại bắt họ phải thử thuốc trên thân thể mình. Họ đã nói đùa rằng, cứ theo suy luận này liệu người ta có bắt họ chịu bị phẫu thuật trong trường hợp nếu bệnh nhân mới đòi hỏi phẫu thuật.

Chương 89


Chu Ân Lai từ trần. Mao chưa lần nào thăm Chu ở bệnh viện, chính ông rất ốm. Nhưng cuối tháng 11 năm 1975 Mao chỉ thị tôi đến thăm Chu. Thủ tướng vẫn nằm ở bệnh viện số 305. Đầu tiên tôi gặp các bác sĩ của ông. ở Chu Ân Lai, đang phát triển bệnh ung thư đường tiết niệu, ruột già và phổi. Điều đáng ngạc nhiên là sự hình thành ung thư độc lập với nhau, nhưng không phát sinh do di căn.

Chu trông sạch sẽ và da nhăn nheo, nhưng vẫn còn giữ lại vẻ đẹp. Mái tóc đen chải cẩn thận của ông đã ngả màu tro. Chu không nằm bẹp trên giường. Tôi gặp ông trong phòng tiếp khách của bệnh viện. Ông vẻ buồn rầu.

Tôi nói với thủ tướng rằng Chủ tịch lo ngại về sức khoẻ của ông. Chu ngạc nhiên về sự chăm sóc của Mao và quay sang hỏi xem chúng tôi đã tìm được thuốc chữa bệnh teo cơ cục bộ. Tôi kể ngắn gọn về sức khoẻ của Chủ tịch, nhưng không trả lời câu hỏi. Chu đề nghị tôi chuyển đến Mao lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất. Xảy ra như thế, thì chính tôi không thể làm được điều này - ông nói - hãy gìn giữ Chủ tịch.

Chu yếu đến nỗi thậm chí không có thể giơ tay để bắt khi từ biệt. Lúc ấy khoảng bảy giờ chiều ngày 29 tháng 11. Đấy là lần cuối cùng tôi thấy Chu.

Chu Ân Lai qua đời ngày 8 tháng giêng năm 1976.

ở nhóm Một sự kiện này không gây ra phản ứng lớn. Thậm chí Uông Đông Hưng cũng im lặng. Tất cả chúng tôi biết Chu sắp chết, và đã chuẩn bị đón nhận điều này. Làm chúng tôi lo ngại nhiều hơn là cuộc đấu đá đang tiếp diễn để giành quyền lực. Giang Thanh và phe cánh bà đã chiến thắng. Những cuộc đả kích Đặng Tiểu Bình trở nên liên tiếp. Về hình thức là giũ ông ở chức vụ này, nhưng không giao việc cho ông. Bản thân Mao cũng sắp qua đời.

Những bác sĩ trong nhóm bác sĩ riieng của Mao đã điều trị cả Chu Ân Lai, họ muốn đền bệnh viện để trả món nợ cuối cùng cho người quá cố. Khi tôi đề đạt đề nghị của họ cho Trương Diêu Tự, ông từ chối thẳng thừng. Các bác sĩ không được phép kéo đến chỗ Chu, không được đeo băng tang đen. Tôi cố gắng thay đổi quyết định, nhưng Trương Diêu Tự nói rằng ông thực hiện mệnh lệnh, không quan tâm tới nguyên nhân người ta đưa ra. ông doạ rằng các bác sĩ sẽ bị làm phiền nếu họ lại bắt đầu phát biểu lời vĩnh biệt với Chu.

nhóm Một sống một cuộc sống bình thường. Mọi người vẫn chiều chiều xem phim tạ bể bơi cũ. Tết âm lịch sắp đến nơi, và Trương Ngọc Phượng muốn ngày tết có một cái gì đó đáng chú ý. Cô ta đề nghị Trương Diêu Tự làm một cây pháo bông ngoài tư dinh Mao. Trương rất lấy làm hạnh phúc được phục vụ cô ta. Nhưng khi những tiếng nổ bắt đầu, thì những cảnh vệ và lính ce bộ phận bảo vệ trung ương chạy ào tới. Trương Diêu Tự không thể giải thích minh bạch cho cơ quan anh ninh vì sao ông lại cho phép đốt pháo bông.

Đám đông tụ tập những người hiếu kỳ tụ tập, bị thu hút bởi tiếng nổ và ngọn lửa sáng rực. Rồi chẳng mấy chốc lan ra tin đồn Mao chào mừng cái chết của Chu như thế đấy.

Mọi người quan tâm ai sẽ thế chỗ của Chu. Nhìn thấy ngay là phe Giang Thanh đang có sức nhiều sức mạnh, những người tin là thủ tướng mới sẽ là Vương Hồng Văn. Nhưng, với tất cả sự ngạc nhiên, Mao tiến cử Hoa Quốc Phong chức vụ thủ tướng và phó chủ tịch đảng. Bộ chính trị họp ngày 21 và 28 tháng giêng thông qua sự bổ nhiệm Hoa.

Giống như mọi người, tôi choáng váng. Tôi nghĩ rằng đây là một thủ đoạn ranh mãnh. Sự bổ nhiệm trở thành lăng nhục Giang Thanh và những người ủng hộ bà. Các quan chức cao cấp chia làm hai phái - phái già và phái những người cực đoan trẻ hơn, những người mà Mao buộc tội theo chủ nghĩa giáo điều. Mao không muốn thăng cấp bất cứ ai trong số họ. Mao đã chọn một người làm thủ tướng, người không thuộc bên nào cả. Về Hoa Quốc Phong, từng có lúc lãnh đạo huyện Hướng Đan tỉnh quê hương Mao, sau đó được đề bạt thành bí thư thứ nhất đảng bộ Hồ Nam, trước đó ít người nghe thấy. Ông trong số những người gọi là cán bộ năm 38, những người tham gia phong trào cách mạng ngay sau lúc bắt đầu chiến tranh giải phóng chống Nhật bản. Là một người lãnh đạo tự tin và có kinh nghiệm, Hoa Quốc Phong tỏ ra là một con người khiêm tốn và nhân hậu. Uông Đông Hưng tỏ ra hài lòng về sự lựa chọn của Mao. Và Uông cũng đoán trước rằng Hoa Quốc Phong sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu mới Giang Thanh và những người ủng hộ bà.

Nhưng ông đã lầm. Thay vì điều này người ta tăng ta tăng sức ép lên Đặng Tiểu Bình. Đầu tháng ba trong đảng lan truyền một văn bản ghi lại cuộc nói chuyện giữa Mao và người cháu, trong đó người cháu phản ứng kịch liệt về Đặng Tiểu Bình.

Tôi có cảm tình với Đặng. Ông là nhà điều hành sắc sảo, có năng lực, có lẽ, là người duy nhất đưa đất nước tới giàu có khi không có mặt Mao và Chu Ân Lai.

Những người trong dân chúng xem Mao phê bình là không đúng. Người ta nhắc lại rằng Chu Ân Lai không được xót thương đúng mức. Ngày 4 tháng 4 cần phải tổ chức một cuộc mít tinh tưởng niệm người đã khuất. Bắt đầu từ giữa tháng ba, người dân Bắc Kinh tụ tập ở tượng đài những người anh hùng trên quảng trường Thiên An Môn và đeo băng tang tưởng nhớ Chu. Phong trào phát sinh một cách kín đáo, đám đông tăng dần lên từng ngày. Đất nước chưa thấy sự biểu lộ tình cảm bởi nhân dân từ khi những người cộng sản vào năm 1949 giành được quyền lực.

Tôi gắn bó với phong trào và cảm nhận lòng dũng cảm của người Bắc Kinh. Tất cả chúng tôi hiểu rằng những người biểu tình muốn bày tỏ một cái gì đó lớn hơn đối với đám tang của Chu. Bằng điều này, mọi người biểu thị sự khó chịu đối với Giang Thanh và phe cánh cực đoan của bà và bày tỏ sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Tôi cũng muốn đến quảng trường, nhưng Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự khuyên tôi tránh xa việc này ra. ở đó chắc chắn sẽ có nhiều mật vụ, và sẽ xuất hiện ảnh tôi trong phiếu theo dõi của họ, còn lâu mới được giải oan. Thậm chí nếu tôi muốn đi đến đó theo công việc, cũng cần phù hiệu đặc biệt trên xe hơi.

Cuối tháng ba, tôi dù vậy vẫn đến quảng trường, đầu vẫn nghĩ việc đến bệnh viện, tham khảo bác sĩ về sức khoẻ Mao. Quảng trường đã đầy kín hàng chục nghìn đang hát, phát biểu và đọc thơ. Hàng nghìn lá cờ tung bay trước gió. Băng tang phủ đầy mọi con đường từ tượng đài những người anh hùng ở trung tâm quảng trường đến đại lộ Trường An,ngay từ cổng nhà thờ Chúa Trời. Cảnh tượng thật là ấn tượng và khí thế. Người lái xe của tôi cám ơn số phận vì có thể được trở thành người chứng kiến sự kiện như thế. Anh ta cũng như tôi đã bị cấp trên cảnh cáo không được đến quảng trường. Anh ta bị chặn từ xa, nhưng tôi quyết định rằng tốt nhất là đi ra. Về sau, tôi hiểu rằng số xe của tôi đã bị ghi. Cảnh sát không tiến hành điều tra, vì rằng xe thuộc cục bảo vệ trung ương.

Ngày tiếp ngày, trên quảng trường lại tụ tập đám đông - trong ngày tang lễ. Giang Thanh và các đồ đệ của bà bị tấn công một cách độc đáo. Chiều 4 tháng 4 trong ngày Thanh minh đám đông lên đến cả trăm nghìn người. Bộ chính trị cấp tốc họp. Mao vắng mặt trong phiên họp. Cháu của ông là người liên lạc. Lời giải thích nhanh chóng được tìm thấy: cuộc biểu tình hoà bình- đó là phần đầu của sự tham gia sớm hơn của bọn phản cách mạng. Khi Mao Viên Tân trình văn bản cuộc họp, Chủ tịch đồng ý với cách giải quyết của họ. Ngay đêm hôm đó người ta ra lệnh thu hết băng tang, cờ và các khẩu hiệu từ quảng trường và bắt đầu bắt bọn phản cách mạng.

Ngày hôm sau, ngày 5 tháng tư, tình hình trở nên trầm trọng. Những người biểu tình tức giận đã đánh nhau với cảnh sát và quân đội. Quân tiếp viện được đưa tới, và tới 10 giờ đêm thì mười nghìn cảnh sát và năm tiểu đoàn lực lượng an ninh an ninh đã phong tỏa quảng trường, đánh đập và bắt những người bỉeu tình.

Giang Thanh ngồi cả ngày trong toà nhà Quốc vụ viện ở phía tây quảng trường, quan sát đám đông bằng ống nhòm. Cũng chiều hôm đó, tôitrong phòng khách, lúc 11 giờ Giang Thanh có mặt để thông báo cho Mao sự trấn áp thành công bọn phản cách mạng - thắng lợi lớn của phe bà. Tôi không hiểu họ nói cái gì. Nhưng tôi cảm thấy rằng cuộc biểu tình Thiên An Môn là một phong trào tự phát độc đáo, không phải là sự tham gia của một nhúm nhỏ bọn phản cách mạng như Giang Thanh và phe bà ta tuyên bố. Mao luôn luôn nói rằng sức mạnh không được sử dụng để chống lại quần chúng. Bây giờ quần chúng lại trở thành những người chống đối những người cộng sản.

Giang Thanh rời phòng làm việc Mao một cách đắc chí và mời chúng tôi đến chỗ bà ăn mừng sự kiện bằng lạc, rượu mùi và thịt lợn rán. Chúng ta đã chiến thắng - bà ta nói, mời bánh - Hãy cạn chén! Tôi trở thành cái dùi cui để giáng đòn. Đây là một cảnh khó chịu nhốm bẩn tinh thần tôi.

Bộ chính trị họp một lần nữa một lần nữa sangs 6 tháng tư, sau việc bắt bớ hàng loạt,

Hàng nghìn cảnh sát được lệnh tuần tra quảng trường và các khu vực lân cận, hàng chục tiểu đoàn quân đội đặt trong tình trạng báo động. Và Mao Viên Tân đưa quyết định này cho ông bác của mình, Mao lại tán thành nó.

Hôm sau Mao Viên Tân trao cho Mao Trạch Đông một bài trong tời Nhân dân nhật báo với sự lên án bọn gây rối loạn phản cách mạng. Khi đó có mặt Uông Đông Hưng. Mao cho là sự kiện là do bọn phản cách mạng khiêu khích. Việc mất trật tự xảy ra trên quảng trường Thiên An Môn, giữa thủ đô đất nước. Nhà cửa và xe cộ bị đốt, đụng độ tăng lên. Mao tuyên bố Đặng Tiểu Bình phải chịu trách nhiệm vì tất cả điều này. Ông bị đuổi khỏi tất cả các chức vụ. Ông chỉ còn lại là một đảng viên.

Bộ chính trị họp theo đề nghị của Mao. Đài phát thanh truyền thông báo chính thức. Đặng Tiểu Bình lại bị phế truất, Hoa Quốc Phong vững vàng ngồi vào ghế Chu Ân Lai.

Chiều hôm ấy, Uông Đông Hưng chủ trì cuộc mít tinh của nhóm Một và nhóm bác sĩ. Ông loan báo nghị quyết của Bộ chính trị và phân phát một tài liệu phát động chiến dịch phê phán Đặng Tiểu Bình và các chông lại các thế lực của nó mưu toan phủ nhận phán quyết Cách mạng văn hoá. Khi cuộc mít tinh kết thúc, Uông đề nghị tôi, Trương Diêu Tự và một vài sĩ quan an ninh ở lại. Ông khuyên chúng tôi nên thận trọng và giữ mồm giữ miệng, Uông trao tôi nhiệm vụ truyền đạt điều này cho các bác sĩ còn lại của nhóm. Uông là người cùng chí hướng với Đặng Tiểu Bình, và nguy hiểm cũng đang đe doạ ông ta. Tôi xem lời khuyên này như một cố gắng ngăn chúng tôi đừng lan truyền về mối quan hệ của ông với những nhà lãnh đạo cũ.

Các bác sĩ, tuy nhiên, không bàn tán về chính trị. Họ có đầy việc chăm sóc với Mao. Ông luôn phớt lờ cố gắng của chúng tôi khám cho ông. Bằng chứng duy nhất trạng thái sức khoẻ của ông là xét nghiệm nước tiểu. Nhưng làm một cái gì đó, về thực chất, chúng tôi đã không thể.

  Chương 90


Đào Hoàng Liên trực cùng tôi ngày 11 tháng 5 năm 1976, khi Dư Dương Tú, một cô y tá kinh nghiệm nhất và tốt nhất của chúng tôi phóng đến, mặt hoảng hốt, thở hổn hển. Chúng tôi chạy ngay tới chỗ chủ tịch, ngờ rằng ông lại gặp cơn đau tim. Trương Ngọc Phượng ngăn chúng tôi lại. Nhưng chúng tôi không chờ cô ta cho phép.

Mao vẫn còn tỉnh, nhưng lờ đờ và không phản đối khi các bác sĩ bắt tay vào việc. Kéo điện tâm đồ, chúng tôi bắt đầu quy trình cấp cứu. Mao bị nhồi máu cơ tim - một phần nhỏ của cơ tim của ông đã bị hỏng do thiếu ô xy. Vẫn còn xuất hiện loạn nhịp. Các y tá Mường Thanh Nhung và Lý Liên Thi nói bệnh lên cơn ngay sau cuộc gặp thủ tướng Lào Cay-xỏn Phom-vi-hản, đúng lúc có cuộc cãi cọ với Trương Ngọc Phượng.

Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ngay lập tức được thông báo về sự việc. Trong lúc họ tren đường tới tư dinh Mao, chúng tôi tiến hành cấp cứu Mao. Tình trạng của Mao là nguy kịch. Ba ủy viên Bộ chính trị thống nhất là ông cần một sự yên tĩnh hoàn toàn. Bộ ngoại giao cần thông báo cho các đại sứ quán Trung quốc trên toàn thế giới rằng Mao sẽ không tiếp khách nước ngoài nữa.

Chúng tôi tức Trương Ngọc Phượng, việc cãi cọ của cô ta với Mao làm tăng bệnh tim. Hoa Quốc Phong nhắc nhở cô ta rằng Chủ tịch rất già và ốm đau, và khuyên cô nên mềm mỏng. Trương Ngọc Phượng tức giận. Vương Hồng Văn cố gắng động viên cô. Cô Hữu Phong ơi, làm ơn chăm sóc tốt Chủ tịch, chúng tôi sẽ cám ơn cô- ông nói.

Theo quyết định của Hoa Quốc Phong, bốn ủy viên Bộ chính trị - ông, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng - phải lãnh đạo nhóm bác sĩ. Họ ra lệnh cho chúng tôi thông báo cho Hoa Quốc Phong trong bất kỳ trường hợp nguy kịch nào. Trương Xuân Kiều đề nghị không chuyển cho Mao các văn kiện của Bộ chính trị. Dù rằng sức khoẻ đã yếu đi, Mao vẫn nhận và xem qua tất cả các đề án giải quyết, người ta cần sự đồng y của ông để xác nhận chúng.. Hoa Quốc Phong và Vương Hồng Văn đồng ý ngừng chuyển tài liệu. Chủ tịch cần yên tĩnh. Lần đầu tiên Mao bị yếu mất sự kiểm soát đối với Bộ chính trị. Quyền lực của ông bị giảm đi. Phái Giang Thanh trở nên chiếm ưu thế.

Chúng tôi chặn đứng ngay được sự phát triển của nguy kịch ở Mao ngay lập tức sau khi căn bệnh tấn công, nhưng tình trạng của ông tiếp tục xấu đi. Nhịp tim không hồi phục được, lượng nước tiểu hàng ngày giảm xuống còn nửa lít. Chứng liệt cổ họng phát triển tới mức ông hầu như không thể nuốt được nữa. Người ta tiếp tục nuôi ông bằng nước thịt bò và gà hầm kỹ, nhưng vào dạ dày chỉ một phần nhỏ.

Ngày 15 tháng 5, người ta goị nhóm bác sĩ tới phiên họp khẩn cấp của thường vụ Bộ chính trị, chịu trách nhiệm về công việc của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng Mao không nhận đủ nước và thức ăn, đề nghị cho ăn qua đường mũi.

Vương Hồng Văn hỏi là liệu Mao nhận Mao glucoza được không. Mao có thể được tiếp nó, nhưng chúng tôi không thể đưa một lượng đủ, để mà không gây ra tim làm việc quá tải. Trương Xuân Kiều nhắc rằng, Mao không chịu cho nuôi qua đường mũi. Có thể thử thuyết phục ông, và người duy nhất có thể làm điều này - Trương Ngọc Phượng.

Trương Ngọc Phượng từ chối đến họp, nói là rất bần chăm sóc Chủ tịch, và nói cô không phải bác sĩ. Các ủy viên Bộ chính trị bối rối. Cuối cùng Vương Hồng Văn hứa nói chuyện với cô ta.

Cuối cuộc họp, Hoa Quốc Phong muốn xem xem xét việc nuôi qua đường mũi và đề nghị giải thích thiết bị của nó. Ông nghĩ rằng nếu bốn ủy viên Bộ chính trị, lo về sức khoẻ Mao, thử áp dụng vào chính bản thân mình, thì họ sẽ dễ khuyên Chủ tịch sử dụng chúng. Hoa, Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng và Trương Xuân Kiều quyết định đi đến ngày hôm sau. Tất cả mọi người nhóm Một thử ống cho bản thân, để sau đó làm thuyết phục Mao.

Vừa kết thúc cuộc họp, Vương Hồng Văn tìm tôi. Ông ta tìm được một thuốc mới cho Mao - đó là ngọc trai biển. Vương Hồng Văn có vài viên ngọc trai biển cực kỳ tốt từ Thượng Hải và muốn tôi dùng cho Mao.

Tôi đờ người ra. Thông thường chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên các bệnh nhân khác, để xác định phương pháp điều trị nào tốt hơn cả được dùng cho Mao. Tôi đề nghị tổ chức những nhóm ở Thượng Hải và Bắc Kinh và kiểm tra ảnh hưởng của ngọc trai tự nhiên đối với người bệnh. Uông Đông Hưng chỉ trích là tôi không tin Vương Hồng Văn, phó chủ tịch đảng.

Nhưng tôi không áp dụng kinh nghiệm đẻ điều trị Mao bằng ngọc trai.

Trong số bốn ủy viên Bộ chính trị, phải thử ống truyền thức ăn qua mũi, chỉ có mỗi Hoa Quốc Phong làm. Uông Đông Hưng từng dùng nó khi điều trị chảy máu dạ dày. Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều nói là rất bận.

Hoa Quốc Phong thấy quy trình có vài đường bất tiện. ông cảm thấy buồn nôn, bởi vì ống đi qua lỗ mũi và cổ họng, kích thích nó, nhưng không đau. Trương Ngọc Phượng là người duy nhất trong nhóm Một không thử quy trình này vào bản thân Tôi không phải bệnh nhân - cô ta nói - cớ gì mà tôi phải tham gia việc này nó chẳng giúp gì được tôi cả? Ngoài ra, thậm chí tôi đồng ý, Chủ tịch vẫn có thể từ chối cơ mà.

Trương Ngọc Phượng té ra nói đúng. Mao không đồng ý. Ông không cho phép làm khám cho ông, chỉ đồng ý cho đo nhịp tim thôi.

Chiều 30 tháng năm Mao bỗng nhiên lại đổ mồ hôi và ngất. Cứu ông, chúng tôi dùng ông truyền qua mũi. Nhưng trước khi chúng tôi kịp bắt đầu ghi điện tim, Mao tỉnh lại được và tức thời dứt ống ra. Khi một bác sĩ ngăn ông, Mao giơ nắm đấm, sau đó ra lệnh tất cả chúng tôi ra khỏi buồng.

Tôi ở lại. Chúng tôi vẫn không hiểu vì sao ông bị ngất. Có lẽ, là do hoặc là máu không được cấp đủ, hoặc là chứng đau cơ tim. Phải phân tích máu. Mao cuối cùng chiếu cố cho phép trích tai ông và lấy chỉ một giọt máu thôi - rõ ràng không đủ để xét nghiệm toàn bộ. Chúng tôi xác định chỉ hàm lượng đường trong máu, nhưng nó thấp.

Tôi đề nghị ghi điện tâm đồ. Chúng tôi thấy rằng ông sẽ bị những trận đau tim tiếp. Sau các cuộc thương thuyết lâu, Mao cho phép đặt điện cực lên ngực ông. Chúng tôi nối nó với máy ghi được điều khiển bằng vô tuyến đặt ở phòng tiếp khách. Ba bác sĩ điện tim thay ca nhau theo dõi sự làm việc của tim Mao, sẵn sàng can thiệp ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của sự nguy hiểm.

Các phim đấm đá vẫn tiếp tục chiếu. Tôi chứng minh là việc xem phim, đôi khi đến hai - ba giờ sáng, ảnh hưởng đến Mao và không chỉ vì ông phải đứng lên khỏi giường. Tôi cảm thấy rằng một số phim làm ông phải chịu đựng nhiều hơn sức ông có được để không bị tổn hại đến sức khoẻ - chẳng hạn, các ảnh bạo lực trong phim về xự xâm lược của Nhật bản. Đúng thế, sự chịu đựng của Mao tích tụ dần gây ra phụ tải đối với tim.

Trương Ngọc Phượng muốn Mao xem phim. Giang Thanh thì lại không muốn, nhưng không phải do nguyên nhân tôi đã nói. Giang Thanh cho là ánh sáng mạnh chiếu vào mắt Mao, vì thế ông nhanh mù. Bà đề nghị chồng ngừng xem phim.

Uông Đông Hưng thì ủng hộ phim, ngoài việc cho rằng dường như phim tác động tốt đến Mao, ông ta còn muốn phủ nhận Giang Thanh. Uông yêu cầu chúng tôi, với tư cách bác sĩ một lời khuyên bằng văn bản về việc xem phim. Chủ tịch bị đau ốm, ông nói, và Chủ tịch cần phải giải trí. Có thật là không thể cho phép ông ta xem phim được không?

Khi tôi báo cáo rằng theo quan điểm chung của bác sĩ, Mao cần phải nghỉ và rằng phim ảnh làm cho bệnh ông nặng thêm, tim có thể lại gây sự, thì Uông Đông Hưng giận dữ. Vương Thế thậm chí còn là rằng tôi và Uông ẩu đả. Về sau ông đề nghị tôi đừng chọc tức Uông. Chúng tôi cần sự ủng hộ của ông ta để làm công việc của mình. Mao và Trương Ngọc Phượng tiếp tục xem phim.

Mao vẫn lo lắng về bệnh tật. Nằm trên gường, ông nói rằng ông bị nóng. Người ta chuyển ông sang đi văng. Nhưng ngồi ở đó một lúc, ông lại đòi đưa ông lại về giường. Giang Thanh đề nghị đóng một cái giường thứ hai để Mao có thể chuyển từ giường này sang giường kia. Chúng tôi đã làm điều này, nhưng Mao quá yếu và không có người dắt thì không thể đi được. Còn tôi luôn luôn lo lắng, ví thử ông ngã và gãy tay hoặc chân thì sao.

Ngày 26 tháng sáu Mao lại bồn chồn và cáu kỉnh hơn bình thường. Tôi ngờ rằng sắp xảy ra căn bệnh xấu hơn. Chiều đó chúng tôi cùng với Đào Hoàng Liên thuyết phục Trương Ngọc Phượng để cô ta cố gắng giữ cho lãnh tụ được yên. Ông vẫn loạn nhịp tim, và và tim ông đẩy máu bị yếu. Chúng tôi lo sợ cơn đau tim lần thứ hai. Trương Ngọc Phượng không nghe lời chúng tôi: nói rằng Chủ tịch vẫn cư xử như mọi lần thôi. Chẳng có gì xảy ra cả - cô ta nói một cách tự tin - Tôi tôi không nghĩ là tất cả lại nghiêm trọng đến thế.

Lúc bảy gờ chiều Mao, khi uống thuốc ngủ, nằm trên giường. Nhưng vẫn có một cái gì đó làm ông lo lắng. Ông sang chiếc giường thứ hai, sau đó sang đi văng. Sau mười phút ông lại quay về giường. Và tại thời điểm này chiếc máy đo theo dõi làm việc của tim hiện trên màn hình sau tường bên ghi nhận được những cơn đau tim tiếp theo.

Đào Hoàng Liên và tôi chạy vội đến chỗ Mao. Lát sau Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng tới. Tất cả các bác sĩ cũng tập hợp. Cơn đau này nặnh hơn cơn đau trước, tấn công vào khu vực rộng của tim. Chúng tôi làm việc đến bốn giờ sáng cho tới khi áp huyết Mao cuối cùng đạt được ổn định. Chúng tôi lại đặt ống truyền qua mũi, và lần này Mao không rứt nó ra.

Chúng tôi tăng lượng nhân viên y tế trong mỗi một ca và lập bảng chế độ trực ban. Tám y tá, năm bác sĩ, kể cả một bác sĩ kiểm tra điệ tâm đồ, thường xuyên bên cạnh phòng Mao. Bốn ủy viên Bộ chính trị chia thành hai ca. Hoa Quốc Phong và Trương Xuân Kiều trực từ trưa chiều đến nửa đêm. Vương Hồng Văn và Uông Đông Hưng - trực thời gian còn lại. Tôi theo dõi tất cả các ca trực và thông báo cho các ủy viên Bộ chính trị trong nhóm trực về sức khoẻ Mao trong mười hai giờ trước đó.

Giang Thanh đến Trung Nam Hải. Nhưng không gánh vác việc chăm sóc người ốm. Bà chỉ thỉnh thoảng đảo qua liếc nhìn ông chồng.

Trương Ngọc Phượng hay sai phái các y tá, vì họ luôn nằm trong tầm mắt cô. Trương Diêu Tự ủng hộ cô ta. Tôi phản đối. Các y tá phải thực hiện các mệnh lệnh của bác sĩ không có sự can thiệp của người ngoài. Tôi dã thuyết phục Trương Diêu Tự không dung túng những thói vẽ chuyện của Trương Ngọc Phượng.

Chúng tôi thường xuyên cãi nhau với Trương Diêu Tự. ông ta buộc tôi tội không phục tùng tổ chức - có một lần ông tuyên bố rằng, chỉ vì sợ Chủ tịch, người mà ông sợ nhất, mà ông chưa tính sổ với tôi. Tôi cũng nhắc lại là những quy định về an ninh, có hiệu lực trong thời gian mười năm, cấm tôi thi hành các mệnh lệnh của ông ta. Chúng tôi chửi nhau với ông cho tới khi Mao chết, và sự nguy hiểm đối với tôi sẽ tăng lên khimà Chủ tịch chết, Trương Diêu Tự sẽ tìm cách trả thù tôi.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro