Chương 12 :

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Dì Ngọc chạy thình thịch vào quầy tiếp tân, ngồi xuống, hai tay đè lên ngực. Dì thở hồng hộc như con trâu rừng vửa chạy một chục vòng quanh gốc cây to. Ôi trời ơi! Kinh khủng quá! Mình phải báo cho cha mẹ tụi nó biết mới được!

Nhưng rồi khi đã thở đều, dì Ngọc bắt đầu bình tâm suy nghĩ lại. Chắc không phải rồi chiếc gương ma quỷ nuốt trọng tụi nó đâu. Mỗi ngày tụi nó lên lên, xuống xuống ba trăm sáu mươi dạo. Làm gì có chuyện bị chiếc gương nuốt trọng?

Có thể chiếc gương là một cánh cửa bí mật để vào một kho cất giấu châu báu. A, hèn gì tụi nhóc bảo vệ và canh chừng chiếc gương cũ xì đó kỹ quá! Hèn gì thằng Phan nói lăng nhăng về tấm bản đồ gì gì đó. Đúng rồi! Chiếc gương là lối dẫn vào một kho báu! Tụi nó thường xuyên đi thăm kho báu!
Nếu thụi nó qua cánh cửa bí mất được, thì mình qua cánh cửa bí mật được.

Thử một cái cũng chẳng thằng Tây nào chết. Có gan làm giàu mà.

Dì Ngọc đứng lên dì nắm chặt hai bàn tay với vẻ quyết tâm và hùng dũng bước lên cầu thang. Dì đi một mạch qua dãy hành lang trống, và đứng lại ngay dưới chân cầu thang gỗ cho đỡ hồi hộp.

Cánh cửa nơi gác xép vẫn mở toang. Khoảng không gian bên trong gác xép vẫn sáng trưng, vìa ánh nắng chói chang từ ngoài cửa sổ chiếu vào.

Không có gì đáng sợ.

Dì Ngọc nhón chân đi lên cầu thang gỗ. Rồi rụt rè, nhưng dứt khoát, dì đi thẳng tới trước tấm gương. Thoạt đầu, tấm gương soi rõ hình dáng dì Ngọc trong lúc dì bận rộn loay hoay tìm kiếm một cái nút bấm bí mật nào đó. Bỗng nhiên tấm gương lung linh,nhòe đi, rồi sau đó rõ dần trở lại và trong tấm gương là một khung cảnh rất lạ.

A, kho báu kia rồi!

Dì Ngọc giơ tay lên,chạm thử vào mặt gương. bàn tay dì không gặp vật cản, mà xuyên thấu qua bên kia mặt gương luôn. Một lực hút không thể cưỡng lại được lôi kéo dì nhào người tới phí trước. Dì hét lên một tiếng hoảng sợ.

Dì Ngọc thấy mình đang ở trong một căn phòng, vừa giống và vừa không giống với căn phòng dì vừa đứng lúc nãy. Dì ngơ ngác quay người nhìn ngó tứ phía. Cách trình bày của căn phòng rất quê mùa. Trong phòng toàn là đồ đạc cũ kỹ cách đây cả ngàn năm.

Dì Ngọc thấy một hình ảnh quen quen để đầy trên cái bàn gỗ trước cửa sổ. Dì lại gần. Ủa, mấy cuốn truyện tranh Đôrêmon đây mà. Dì lật vào trang trong, thấy đề tên Trần Thị Phương Thùy. Sao kỳ dzậy ? Sao mình không hiểu gì hết dậy? Mớ truyện tranh của con nhỏ Thùy lại nằm ở đây, nghĩa là sao?

Dì Ngọc nhìn quanh căn phòng một lần nữa. Cái giường tre. Hai cây đèn hột vịt treo trên đinh. Vài bộ áo dài cũ kỹ máng sau tấm màn che. Chiếc gương. Cây lược thô sơ nằm ngay bên cạnh chiếc gương. Bộ bàn ghế gỗ xấu cũ kỹ. Đây là một phòng ngủ hẳn hòi, chẳng có vẻ gì là kho báu cả!

Mấy đứa cháu nhỏ của mình đâu? Dì Ngọc thầm hỏi và đi tới cửa sổ nhìn xuống. Bớ trời, một khung cảnh của làng quê Việt Nam năm một ngàn chín trăm... hồi đó! Một phụ nữa mặc cái áo dài vải tám ngắn ngủn đang đi trên con đường đất bên dưới. Đầu ba ta đội cái nón lá cời và hai cánh tay đánh tùng xa. Chu choa,sao bà ta giống hệt người phụ nữ trong tấm hình đăng báo dịp kỷ niệm "Thành phố Hồ Chí Minh ba trăm năm" quá vậy nè!

Dì Ngọc đã hiểu ra: Dì vỗ tay cái ''đét'' một cái và ngao ngán rằng: chiếc gương thời gian đã đưa mình về qua khứ! Một quá khứ xa vời vô tận. Một quá khứ lạc hậu với những món đồ thời xưa lơ xưa lắc...

Chợt dì Ngọc sáng mắt lên . A! Đồ cổ! Phải rồi nhỉ chỉ ở trong thế giới này mới có những báu vật đồ cổ thực sự! Đó là nỗi khao khát, là niềm đam mê của dì. Vậy mà còn không biết động tay động chân nữa.

Dì Ngọc đi tới khung cửa dẫn xuống cầu thang bên dưới, nép mình lắng nghe động tĩnh.Thỉnh thoảng có vài tiếng nói của đàn ông lẫn đàn bà vang lên. Thứ tiếng gì khó hiểu quá.Chẳng biết trong thời đại nguyên thủy này, người ta nói tiếng Việt hay nói tiếng Chàm?

Theo thói quen dì Ngọc vuốt mái tóc tém cho cho thật sát vào trong ót trước khi ra mắt người lạ, nhưng dì chột dạ, khựng tay lại. Lần này có lẽ mình đừng nên ra mắt bát cứa ai là hơn. Lỡ họ cầm cái vồ to tướng bằng gốc cây, họ rượt mình chạy lăng quăng, rồi họ giáng cho mình một cái chắc mình khỏi sống luôn. Tốt nhất là mình dọ thám tình hình trước.

Dì Ngọc nhẹ chân bước xuống những bậc thang gỗ. Chà, hổng biết mấy bậc thang này còn tốt không? Hay là mục nát hết ráo rồi. Dì Ngọc tới xuống bậc thang cuối cùng. Một tấm phên bằng tre nứa ngăn phòng trong với phòng ngoài. Nơi dì đang đứng là phòng trong. Ở ngoài kia có vài người đang nói chuyện. Dì Ngọc nép sau tấm phên nứa, lắng nghe. Tiếng đàn bà hỏi:

-Có mua thêm chi nữa không ? Nhà mi còn đường, còn đậu không?


Tiếng thanh niên trả lời:

- Còn một ít. Mẹ cháu định vài ngày nữa sẽ trả tiền cho o luôn.


Tiếng đàn bà:


- Chừng mô trả cũng được.


Dì Ngọc lắc đầu. Thua. Thứ tiếng nói gì kỳ cục. Có chữ hiểu được, có chữ chẳng hiểu gì ráo. Người đàn bà nói một câu dài ngoằng mà dì chỉ nghe ai chữ ''đường, đậu''. Vậy chắc đây là một quán chạp phô rồi, chắc bà chủ không để ý tới mọi chuyện ở phòng trong đâu.

Dì Ngọc liếc thấy cánh cửa hậu, bèn đi tuốt ra sau. Ra ngoài rồi, dì nhẹ tay khép cửa lại và ngó quanh. Khung cảnh phảng phất một nét quen thuộc của Nhà nghỉ Thiên Nhiên. Ơ thì đây chính là Nhà nghỉ thiên nhiên thời nguyên thủy chứ gì nữa. Dì gục gật đầu, tự khen mình thông minh quá xá!

Vừa nhìn dáo dác, dì Ngọc vừa lên kế hoạch chôm chỉa đồ cổ của dân chúng sống quanh vùng này. Ở mỗi nhà, dì sẽ chôm vài cái chén thôi, không cần nhiều. Nè, nội mấy cái chén đời vua Đồng khánh mà còn bán được một lượng vàng, thử hỏi mấy cái chén đời vua Hùng Vương còn vô giá tới chừng nào? Kỳ này chắc mẩm dì sẽ hốt vào túi cả một tủ sắt đầy vàng luôn. Khỏi cần tới đám kho báu của đám cháu nhỏ.

Dì Ngọc đi xăm xăm ra con đường đất. Dì nhìn sang trái, rồi nhìn sang phải. Cảnh vật như còn đang thiếp ngủ dưới cái nắng oi bức của tháng sáu. Nhà cửa hơi thưa thớt, xa xa mới có một căn nhà nhô cái mái tranh lên khỏi hàng cây xanh ngắt. Người ta đâu mất tiêu hết rồi, sao chẳng thấy một mống nào thấp thoáng vậy?

Dì Ngọc theo hướng tay phải, rồi tấp đại vào một căn nhà gần nhất. Một thằng nhỏ khoảng mười tuổi - đang đứng tè nơi hàng rào dâm bụt - nó nhìn thấy dì Ngọc xăm xăm bước vô nhà nó. Nó ré lên một tiếng kinh hoàng :

- A! Ma quỷ! Lê dương(*)! Ma quỷ! Lê dương!


(*) Lính Lê dương: lính đánh thuê cho Pháp

Thằng nhỏ bỏ chạy, nhưng có lẽ vẫn còn mắc tè nên nước cứ chảy ròng ròng trên mặt đất.

Tiếng hét của nó lanh lảnh vang vọng khắp cả khung cảnh im ắng:

- Ma quỷ! Lê dương!

Dì Ngọc đứng trơ ra đó nhìn theo thằng nhỏ. Chắc nó kêu dì là "ma quỷ" vì cái đầu nhuộm mười mấy màu rực rỡ của dì.

Thôi cũng được đi. Không chấp bọn người "nguyên thủy ". Nhưng còn "Lê dương" là cái gì? Từ hồi nào tới giờ, dì không biết con vật nào mang tên "Lê dương" đó nghe. Có phải "dương" là ... "dê" không? Hình như vậy. Trời đất, bộ mặt mình đẹp gái như dzầy mà thằng nhỏ dám kêu mình là con dê. Tức chết đi được. Thôi, vô nhà nó lấy mấy cái chén cho đỡ tức.

Dì Ngọc thấy cửa trước đóng kín, bèn đi vòng ra đằng sau nhà. Dì đá đá chiếc dép có mũi nhọn hoắt vào cái lu nước xỉn màu đặt nghiêng bên sàn rửa chén.

Dì Ngọc lẩm bẩm:


- Cái lu nước của người "nguyên thủy". Coi xấu xấu vậy chớ đó là hàng hiếm đó nghe. Nhưng nặng quá. Không thèm.

Cửa sau mở toang. Dì Ngọc thò đầu nhìn vào trong xem xét. Bếp núc gì mà lạnh tanh, ghê rợn dễ sợ. Không biết họ để mấy cái vồ to tướng bằng rễ cây ở đâu. Nếu họ bắt được mình, họ có lấy vồ đập chết mình không. Chỉ cần họ khỏ nhẹ lên đầu mình là mình chấn thương sọ não ngay... À, cái rổ đựng chén kia rồi. Kho vàng của mình kia rồi. Ôi, những cái chén đất có giá trị hàng ngàn năm!

Dì Ngọc đang mân mê xem xét một cái chén đựng trong rổ thì nghe xôn xao chộn rộn ở bên ngoài. Tiếng người la hét ầm ĩ. Tiếng chân chạy lịch bịch ngoài đường đất. Âm thanh kinh hoàng đó càn tới gần, ồn ào muốn đinh tai và nhức óc. Dì Ngọc lẩm bẩm một mình:

- Chuyện gì vậy cà? Sao cái làng của người "nguyên thủy" này kỳ cục quá. Lúc thì hổng có một bóng người, lúc thì kéo nhau tới rần rần thấy mà ớn. Chẳng lẽ họ biểu tình? Đả đảo? Mà họ phản đối ai mới được? Để mình ra coi thử coi. Chắc họ thấy mái tóc nhiều màu của mình, họ sợ lắm, chắc họ không dám làm gì mình đâu...

Dì Ngọc thả cái chén xuống rổ, khẽ khàng đi tới cửa sau, nhìn ra ngoài. Vừa nhìn thấy cảnh tượng trước mặt, dì giật mình, mặt mũi xanh dờn. Trời đất ơi, mấy chục người cầm tầm vông, giáo mác, mặt đằng đằng sát khí đang dàn hàng ngang đứng trước cánh cửa bếp! Những tiếng hô nhịp nhàng rầm rập vang lên khi họ thấy dì Ngọc ló mặt ra:

- Ma quỷ! Lê dương! Đi đi! Ma quỷ! Lê dương! Đi đi!

Dì Ngọc thụt lùi vô trong thật nhanh. Thì ra họ sợ mình, họ tưởng mình là ma quỷ, họ muốn đuổi mình đi. Bây giờ làm sao đây? Tiếng hò bên ngoài càng lúc càng hối thúc:

- Ma quỷ! Lê dương! Đi đi! Ma quỷ! Lê dương! Đi đi!

Ô kê thôi, muốn đuổi bà đi thì bà sẵn sàng đi. Miễn các người đừng có cầm vồ rượt theo bà là được.

Dì Ngọc hất mặt lên trời, cong tớn cái môi dưới, và đàng hoàng bước ra ngoài. Dì đi tới đâu, hàng người tự động dãn ra tới đó. Nhiều người che mặt vì sợ. Nhiều người im bặt vì không còn sức lực để hô. Âm thanh hung hãn lúc nãy, bây giờ chỉ còn những tiếng rời rạc và run rẩy. Dì đi ngang qua chỗ nào, những người chỗ đó đứng sát vào nhau, dúm dó vào nhau, mặt mày xanh lè xanh lét.

Dì Ngọc hãnh diện nghĩ bụng: Hên thiệt là hên! Công dụng của mái tóc nhuộm đủ màu này của mình thật là tuyệt vời! Cả một làng nguyên thủy mấy chục người đều tưởng mình là... ma quỷ. Nếu không, họ dám "quýnh" mình tiêu tùng luôn!

Dì Ngọc an toàn trở về tiệm chạp phô của thầy me Sông Hương. Hàng quán vắng tanh vắng ngắt. Chắc bà chủ còn đang đứng rúm ró ở đâu đó bàn tán về "ma quỷ lê dương" xuất hiện. Càng tốt. Dì Ngọc leo nhanh lên gác xép và chui ngay vào tấm gương không một chút lưu luyến.

Ngồi vào quầy tiếp tân, dì Ngọc nhìn vào đồng hồ mới thấy hai giờ mấy phút. Chà, một chuyến phiêu lưu vượt thời gian, cả đi lẫn về, chỉ có một tiếng đồng hồ. Hèn gì, mấy đứa nhỏ khoái trá, rảnh một chút nào là chui qua tấm gương. Nhưng... tại sao tụi nó không bị đám người "nguyên thủy" đánh đuổi? Chắc có lẽ tụi nó hóa trang cho giống hệt đám người nghèo nàn lạc hậu đó. Dì Ngọc búng tay "tróc tróc". Hay lắm. Một ý kiến thật hay.

Ông Đặng, bà Phương đã rời khỏi phòng riêng và đang chuẩn bị mọi việc tiếp tục phục vụ đoàn khách. Bà Phương vào phòng tiếp tân đứng, mở ngăn kéo, lấy sổ sách ra coi một lát rồi nói với dì Ngọc:

- Đoàn khách này đăng ký bữa điểm tâm cuối cùng vào sáng mai với món bánh bao ngọt thịt heo quay. Lát nữa tui phải đi Bình Dương mua hai món đó. Ở đây làm gì có.
Dì Ngọc hớn hở la lên:

- Thôi. Mày khỏi đi. Để tao đi giùm cho.

Bà Phương nhìn người chị họ với nghi ngờ:

- Chị đi? Mà chị đi đâu?

Dì Ngọc cười cười, tay vuốt vuốt cánh tay bà Phương:

- Đi Bình Dương chớ đâu? Tao sẽ mua bánh bao ngọt và thịt heo quay cho mày. Yên tâm. Bánh bao ông Cả Cần đàng hoàng. Thịt heo quay quận 8 đàng hoàng.

Bà Phương rụt cánh tay lại, giấu sau lưng:

- Ở Bình Dương làm gì có bánh bao ông Cả Cần với thịt heo quay quận 8? Chị nói thiệt cho tui nghe coi. Chị định đi đâu? Nói đi.

Dì Ngọc làm mặt giận hờn:

- Lúc này mày lên chân với tao quá. Mày làm khó tao quá. Tao đi mua bánh bao và thịt heo quay cho mày, nhân tiện ...tao đi nhuộm tóc luôn!

Bà Phương bật cười, đập tay xuống bàn đánh cái "chát" một cái:

- Trời ơi là trời! Cái đầu của chị đã nhuộm mười mấy màu rồi còn chưa đủ hay sao, bây giờ còn đòi đi nhuộm nữa! Đâu còn màu nào khác cho chị nhuộm?

Dì Ngọc giơ ngón tay trỏ lên, làm một điệu bộ kịch tính:

- Vẫn còn. Đó là màu đen. Tau sẽ nhuộm lại màu đen cho toàn bộ mái tóc của tao. Sắc đẹp của tao chỉ hợp với màu đen mà thôi.

Bà Phương lắc đầu cười nhẹ, rồi chép miệng căn dặn:

- Thua chị luôn. Thôi được. Muốn đi Bình Dương thì cứ việc đi. Tui cảm ơn chị là đằng khác. Nè, chị mua luôn phần cho gia đình, tức là thêm sáu cái bánh bao nữa. Tổng cộng là mười bảy cái bánh bao. Còn thịt heo quay, chị mua hai ký đùi là được. Nhớ lựa khúc da mỏng nghen!


Dì Ngọc đứng lên:

- Tao rành chuyện chợ búa quá mà Phương. Lúc dì Tươi, má mày đó, sinh thằng Út, tao là đứa lãnh nhiệm vụ chợ búa, cơm nước cho nhà mày chớ ai dzô đây?

Tới phiên bà Phương vuốt vuốt lại cánh tay dì Ngọc:

- Được rồi. Thôi đừng tự ái "dồn cục" nữa. Chuẩn bị đi đi.

Đi được mấy bước, dì Ngọc còn quay lại, cười toe toét:

- Phương, rồi mày sẽ thấy. Mái tóc của tao sẽ đen nhánh như mái tóc của người "nguyên thủy".


Bà Phương nói với theo sau lưng dì:

- Người "nguyên thủy" thì được. Ma quỷ thì không!

- Ui là trời! Cái gương của mình vậy là nó biến thành dụng cụ để ăn cắp à.

- Mà thôi không sao, dù gì trong tương lai bà ấy cũng sẽ thay đổi thôi. Cứ chờ xem trước vậy.

Dưới một tán cây trong rừng, một cô bé xinh xắn đang nhìn vào một chiếc gương nhỏ rồi than thở . . .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#đn