3 - Tình Sầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sáu ngày tiếp theo của Đông Doanh là cả một vấn đề, hôm nay chỉ mới mười chín Dương lịch, Đông Doanh vừa nhai trong miệng hai miếng khoai mì mà thực quản không muốn tiếp nhận thức ăn xuống dạ dày, nó bắt cái hàm anh cứ nhai cứ nhai đến nổi miếng khoai mì đã nhừ rồi cũng không nuốt nổi.

Dù cho sáu ngày tiếp đến cứ diễn ra, thì tới hôm phải trả tiền nợ cũng mới là ngày hai lăm Dương lịch, ngày đó ai đâu mà phát lương cho anh, rồi lấy đâu ra tiền anh trả nợ cho Quang Phong.

Đông Doanh nhai hết củ khoai mì cho nhanh, rót một ly nướt uống vào để trôi đi miếng khoai mì đã nhai vào bụng, mới sớm ra trong lòng đã không yên thì cả ngày phải làm sao để nó yên, hơn nữa hôm nay là ngày nghỉ cuối tuần của anh.

Anh bắt đầu tính tới cái chuyện tìm thêm công việc nào đó để làm vào mấy buổi chiều rảnh rỗi, bóc vác hay chở thuê gì cũng được, miễn là anh có thể tìm được thêm một chút tiền để trả nợ, có cực thì cũng phải chịu. Vậy nên anh đã khóa cửa nhà với đóng cửa sổ cho chắc, lại mình và chiếc xe đạp đi ra chợ hỏi thăm xem sao.

Đông Doanh đã từng đạp xe ra chợ vào sớm Chủ Nhật nhưng chưa bao giờ anh chạy vội vã như ngày hôm nay, anh cũng muốn tranh thủ chút thời gian, nếu tìm được việc thì anh xin làm luôn hôm nay, gắng tranh thủ được chừng nào hay chừng nấy. Mồ hôi tuông dài trên trán, anh cũng chẳng hay mình chạy xe được bao lâu, cái nắng bắt đầu chuyển trời trưa nên nóng hẳn, cùng với sức lực đạp xe của Đông Doanh từ sớm, chiếc lưng trần mau chóng vừa đón nhận cái nóng của nắng vừa cảm nhận được cái ẩm của mồ hôi.

Đông Doanh thở hì hục, bây giờ anh công nhận rằng lấy sức ra đạp xe thì cũng cực thật nhưng thà vậy còn hơn bước xuống dẫn bộ. Anh cũng gắng chạy thêm một đoạn nữa, chân thì đạp, mắt thì trông xa cảnh vật trên đường, chạy qua khỏi một con đường cua nhỏ đã thấy mái lá để bản quán bán cà phê bên đường. Anh thấy mà mừng, liền chạy đến đó định bụng dừng chân cho qua giấc trưa một chút rồi đi tiếp.

Tấp chiếc xe vào dưới mái hiên, quán cà phê không lớn nhưng nhìn vào là biết chỗ kinh doanh buôn bán của một gia đình. Bàn ghế và cả võng cũng đủ đầy, khách vào nghĩ không quá đông, chủ yếu là mấy bác kéo xe đi xa ghé vào nghỉ trưa. Đông Doanh tìm cho mình một nơi mát mẻ, không quá nhiều người nằm nghỉ ngơi vì hai lí do, một là anh không thích hơi người ngột ngạc, hai là tránh làm phiền. Thêm nữa việc vừa nằm vừa nhìn ra chiếc xe đạp, nói gì đừng giỡn chứ xe đạp ở quê thời giờ bị lấy trộm như chơi, nhất là mấy chiếc Mạc-tin yên cao như chiếc mà Đông Doanh chạy.

Anh vừa ngồi xuống thì đã có một cô bé đem khăn ướt lạnh tới, nhìn mặt mũi với tướng đi cũng tầm tuổi mười bốn mười lăm. Nó lúng túng nhìn anh, thật ra là nó không biết gọi Đông Doanh bằng anh hay bằng chú, nên anh mới nói trước cho nó còn mau mau vô làm nước, chứ anh để ý ở trong quầy đã có một người phụ nữ mang sắc mặt khó coi cứ nhìn về hướng con bé.

- Cho anh một ly cà phê sữa đá là được rồi.

- Dạ.

Cô bé gật đầu rồi chạy vào trong, vừa chạy vô vừa nói gì đó với người phụ nữ, mà người phụ nữ đó chống nạnh nói gì đó với nó. Người ta nói gì sao anh biết được, nhưng mà anh nhìn qua việc trước mắt thì lại đoán mò. Một, cô bé này là con cháu gủa người phụ nữ ấy hôm nay ra phụ giúp gia đình bán buôn, hai là cô bé là người làm thuê việc ở đây, vì tính chất công việc chưa quen nên mới bị la rầy.

Ở quê này không giống như ở Sài Gòn đâu, ở tuổi mười bốn mười lăm mới bắt đầu đi tìm việc làm vươn trải cuộc sống đã coi là độ tuổi quá trễ, gần căn nhà thuê của anh còn có thằng bé chỉ mới mười tuổi, mà sáng nó phải ra đồng với mẹ còn tối phải đi vác gạo với cha rồi. Vậy nên, do cuộc sống của họ cực khổ nên họ bắt buộc phải lao động vất vả từ nhỏ, chứ những điều đó không phải là nền tảng hoặc là tư tưởng để các bật phụ huynh đem ra để dạy dỗ con mình. Anh là một người thầy giảng dạy, gặp qua biết bao đứa học sinh nhỏ, nghe chúng kể chuyện về bản thân và nói ra cảm nhận của chúng như thế nào nên đa phần những chuyện này anh đều hiểu.

Ngồi một hồi thì cô bé lúc nãy cũng bưng nước ra, dù là bưng bằng hai tay dưng cái cách đặt ly xuống bàn thật nhẹ cũng đầy sự rung rẩy. Đông Doanh thấy vậy liền bắt chuyện ngay cho cô bé đỡ phải sợ hãi hay lo lắng.

- Em bị la hả?

Cô bé gật đầu, mặt cứ cúi xuống không dám nói cũng không dám nhìn.

- Sao lại bị la? Anh lại nói chuyện với người đó nha?

Anh hướng mắt nhìn cô bé xong lại hướng mắt ra xa về phía người phụ nữ. Cô bé bỗng dưng bước lùi lại, miệng nói nhỏ tiếng, đôi tay chập lại ở phía trước nói:

- Dạ thôi, anh mà lại nói chuyện với mẹ em, mẹ quánh đòn em cho coi.

- Sao lại quánh đòn em?

- Em vụng về lắm, hay làm bể ly, nên mẹ la em.

Đông Doanh phì cười. Cô bé thấy anh cười như thế thì ngước mặt lên nhìn anh. Thì ra Đông Doanh là người mang đến cho người khác cái cảm giác dịu dàng và ân cần chỉ bằng một tiếng cười nhỏ, một đứa trẻ ngây dại là học trò của anh còn thích anh nữa huống hồ chi là cô bé ở trước mặt hay là Minh Khanh. Đông Doanh cũng công nhận, những lúc anh để tâm trạng thoải mái thì ai ai anh cũng dễ gần dễ nói chuyện và kể cả họ khi tiếp xúc với anh cũng thấy dễ chịu, còn những lúc anh phải cau mày thì cũng chưa rõ, bởi anh ít khi phải nóng giận với ai, thằng Quang Phong hẳn là người đầu tiên khiến anh tức đến rung cả người.

- Em chạy vô phụ mẹ coi quán đi, chứ không thôi mẹ lại la.

Cô bé gật đầu, mang đôi dép sỏ ngón màu hồng chạy nhanh vô trong, ai cần gì kêu gì thì nó lại chạy lui chạy tới nhìn cũng thương.

Anh đưa ly cà phê lên, uống một miếng cho mát cổ họng, nào đâu lại nghe được bên tai những lời nói không mấy hay ho. Đáng lẽ anh cũng không để tâm làm gì, chỉ tại trong câu nói của họ có vài điều khiến anh cảm thấy thú vị.

Thú vị là tại vì họ không biết gì về anh, nhưng lại phán như thần biết thật.

Anh nghe người ta câu trước khen anh mười lời ăn mặc sạch sẻ, dáng vẻ đẹp trai, nhìn vào là biết người có học thức cao. Đông Doanh không vội mỉm cười vì sự khen ngợi của họ mà anh nắm chặt hai chữ cảm ơn trong lòng vì anh lỡ nghe hết câu sau. Họ nói anh thấy gái mới lớn nhà lành, hiền ngoan ngây dại liền giả bộ ra dáng đàn ông tử tế, chứ trong bụng anh đã ủ sẵn bao nhiêu là kế. Họ nói anh chỉ là một con sói đội lốp nai, nói anh trăm lời xấu xa hết mức có thể...

Nhưng họ nào có ngờ, đối với Đông Doanh mà nói, tất cả con gái trên thế giới này dù có giàu sang, xinh đẹp, tài giỏi đến mấy thì anh cũng chả ngó ngàng tới. Bởi vì anh không có chút rung động nào đối với phụ nữ. Chuyện này vốn chả có gì là sai trái, nhưng mặt thật của nó là việc anh có quan tâm, hỏi thăm hay ân cần với tất cả cô gái hay phụ nữ thì y như rằng anh đang có ý xàm bậy? Họ đáng thương, họ tội nghiệp thì anh giúp đỡ, cớ sao lại thành ra trái ngược như thế?

Anh cũng chẳng phải nghe nhiều làm gì, anh chỉ ước sao có một âm thanh ồn ào nào đó đẩy những lời nói khó lọt lỗ tai này xa khỏi anh càng nhanh càng tốt.

Chẳng biết hiện tại là mấy giờ Đông Doanh cũng không rõ, thường ngay anh hay đeo trên tay chiếc đồng hồ kiểu Pháp cũ kỹ mà ba đã cho anh lúc nhỏ, mọi khi anh hay để trên bàn làm việc của mình, không ngồi vào bàn thì đôi khi anh cũng quên mất sự hiện diện của nó.

Ly cà phê cũng tan hết đá, chỉ còn lại một khoảng dưới đáy ly, Đông Doanh nhìn ra trời cũng đã dịu nắng, trả tiền ly cà phê rồi rời đi.

Anh lại đạp vòng về nhà theo con đường cũ, chiều đến thì dòng người lại đông đúc, giờ này mấy anh mấy bác trai tráng vội vàng nhiều hơn, anh mang hy vọng rằng mình có thể hỏi thăm một người nào đó tìm việc xem sao thay vì phải tìm nơi cần người.

Đông Doanh chạy một đoạn thì thấy nặng chân đạp, cảm giác bánh xe ma sát trên đường đất ngày một chênh vênh, anh sinh nghi.

Bánh xe bị lủng.

Đông Doanh dừng xuống xem thử, thì có vết lủng thật, chắc khi nãy bánh xe lăn chạm vào góc đá nhọn nên mới thành ra như thế này.

Anh nhìn ngó xung quanh đường xem có người nào nhờ giúp không, chứ hai bên đường là đồng là ruộng, biết chỗ nào mà ghé vào bơm bánh xe, trước khi tìm ai giúp thì anh đành dẫn bộ đi một đoạn xem sao, biết đâu đi qua khỏi cánh đồng này lại có nơi giúp đỡ.

Đường đi cũng rộng, hai chiếc ba bánh đi ngược chiều vào cũng lọt, mùa lúa ở đây chỉ mới nhú xanh, chiều cũng ít ai ra thăm, để lúa lớn tầm năm bữa đến một tuần thì ra thăm xem sâu bệnh ít nhiều, để triệt. Giờ chiều này chỉ thấy cánh cò trắng lượn rồi bay, có cò trông nhờ đám ruộng cũng đỡ. Anh đi ở trước, dưng ở sau lại có tiếng cười đùa nô nức của trẻ con, anh quay lại nhìn bọn trẻ đáng chạy đến. Một đám khoảng chừng đâu sáu bảy đứa toàn là mấy nhóc con trai chạy đùa, đứa chạy trước thì có giọng nói to, tay cầm con diều giơ lên cao, nhìn ra dáng như chỉ huy trong nhóm. Đứa tiếp sau cũng cầm một con diều, cười tít cả mắt chạy theo, những đứa còn lại thì chạy ở sau la í ới, vậy mà trong đám trẻ nhỏ này, anh lại để ý đến một đứa có làng da hơi ngâm, thằng bé này toát lên vẻ ngỗ nghịch nhưng trông lại rất thông minh. Mặt đứa nào đứa nấy đều đáng yêu, chúng chạy qua anh một cách vội vàng, xa anh từng chút.

Đông Doanh cứ dắt bộ dài đường, anh có thể thấy mọi thứ xung quanh diễn ra chậm như thế nào, thấy được thiên nhiên được Chúa trời tạo ra đẹp đẻ nhường nào dưng mặt trời lại không thể đợi anh tản bộ về nhà như vậy. Mặt trời còn phải lặn để nghỉ ngơi, nó nghỉ ngơi rồi thì con người cũng mới được nghỉ ngơi.

Việc dắt xe đạp đi tản bộ như này vừa mất sức lại vừa mất thời gian, vòng vòng đây cũng không có nhà ai để hỏi xin giúp đỡ, biết là dắt xe đi về nhà thì kiểu gì đến chập tối cũng về tới, nhưng cái Đông Doanh cần chính là khoảng thời gian còn lại cuối ngày chủ nhật.

Đông Doanh dừng bên bụi cây bên đường, xui đạp phải ổ kiến lửa, ai biểu anh phá nhà của tụi nó là chi để rồi tụi nó kéo đàn kéo đống bò lên chân, trút giận cắn anh mấy cái. Kiến lửa mà cắn thì ôi thôi, tối về sưng tấy mai về thành mủ. Anh lấy tay phủi bừa cho kiến nó đi, dáng vẻ của anh lúc này trông rất ngố và bởi cũng chính vì hành động đó của anh đã được một người chạy xe lôi chú ý đến.

Vì là xe tự chế từ những động cơ cũ nên anh thanh phát ra khi chạy máy khá là ồn, thêm cả việc khung sắc lắc lưng ở sau xe kêu rắc rắc mỗi lần bánh xe lăn qua đất đá. Đông Doanh nghe thấy tiếng ồn ào đó liền ngước đầu lên nhìn, tự cho mình gặp may, anh giơ tay lên cao mong người ta chú ý đến giúp.

Đúng là chiếc xe đến gần anh, có dừng lại, người trên xe cũng bước xuống hỏi xem Đông Doanh thế nào. Nào ngờ, khi người nọ vừa vỗ vào vai Đông Doanh, còn anh thì quay đầu lại nhìn, trong giây ngỡ ngàng đó, họ nhận ra nhau.

- Ủa, cậu Doanh sao?

- Anh Hạo đó à?

Họ ôm chầm lấy nhau, vỗ vào lưng nhau cái mừng cái cảm. Một người từng gặp khó khăn ở đất lạ xa nhà, một người dẫu không quen đối phương trong lần đầu gặp gỡ những sẵn lòng giúp đỡ nhiệt tình. Trong cuộc đời Đông Doanh, hẳn là luôn nhớ đến người tháng đó ở bến đò Vĩnh Long tên Hạo.

- Lâu quá mới gặp lại chú em, đi đâu mà đứng đây đây?

- Tôi đi qua xóm trên hỏi việc mần thêm, đi từ sớm tới giờ thì xe đạp lủng bánh, may gặp được anh.

Anh Hạo nghiêng đầu nhìn chiếc xe sắt dựng kế bên, ngõ ý giúp đỡ, cũng hết cách, Đông Doanh xin nhờ vả vào gã một lần nữa. Bởi lẽ khi xưa gặp Anh Hạo ở bến đò Vĩnh Long, gã đã giúp Đông Doanh một lần, ơn ngày đó còn chưa đáp, vậy mà giờ đây Anh Hạo lại giúp anh thêm lần nữa. Đông Doanh cũng không biết như thế nào, còn chuyện gã giúp anh việc gì ở bến đò ngày đó, có dịp thì anh nhớ lại sau, chuyện dài cũng ngại mà kể.

Anh Hạo có tướng tá cao to nên vác một phát đã nâng được chiếc xe đạp của Đông Doanh lên khung sắt sau xe mình.

- Nhà chú gần đây không, tôi chở về tiện biết nhà để mốt qua chơi.

- Tôi ở nhà thuê, ở gần nhợ Kinh Tư.

Đông Doanh nói rồi trèo lên khung sắt sau xe, nghe Anh Hạo nói đường từ đây về nhà cũng không có tiệm sửa xe nào mở cửa vào buổi chiều, nên ngỏ lời mời anh sang chơi cho biết nhà qua lại, mốt còn nhờ việc lúc khó khăn hay có việc cần chia sẻ thì còn biết chỗ mà qua, tiện nhà Anh Hạo có dụng cụ sửa chửa đầy đủ, đến chiếc xe lôi còn tự chế được, nói chi đến việc vá và bơm lại bánh xe đạp.

Anh Hạo đạp cái cần bên phải, đập chừng ba cái xe mới nổ máy, tiếng nổ lớn kêu cành cạnh, cũng bởi vì động cơ và bộ máy của nó đều được gắn tù bộ phận bên trong khoang ghe khoang đò nên tiếng nổ ra nghe như một chiếc chiếc ghe trên cạn di chuyển bằng bánh. Đường đi không mấy được bằng phẳng, ngồi trên xe sắc cứ như trên xe ngựa, dằn lên dằn xuống cũng chống mặt, nhất là mỗi lúc xuống dốc cầu, khung sau xe tưng lên chỉ khiến Đông Doanh ngã nhào tứ hướng. Ngồi ở sau lắc lư như con lật đật, nghĩ lại như vầy còn tốt hơn việc anh phải dẫn bộ xe về đến nhà.

Đông Doanh nhìn đồng ruộng và bầu trời rải cánh cò xa khỏi tầm mắt mình, chỉ còn tán dừa và bụi chuối hai bên đường, đường mòn giờ đây cũng hẹp hơn con đường ban đầu, ngước lên bầu trời mà nhìn cứ như lớp da lộ ra sau mảnh vải màu canh của tán cây bị rách vài lổ.

Xe cứ lăng bánh, người chạy xe ngồi trước, người được chở ngồi sau, lâu ngày không gặp mà không ai nói tiếng nào, chỉ biết lặng thinh nghe cây cỏ tám chuyện cho hết đường. Đến khúc co quẹo nhỏ cặp với ngôi nhà nhỏ, tầm mắt của Đông Doanh luôn ngước lên cao, vậy nên khi vừa trông thấy mái ngói mầu đỏ còn mới và cành phượng sắp đến mùa trổ hoa, anh liền nghĩa đến một nơi quen thuộc.

Tuy chỉ là mái ngói đỏ ló dạng một góc bên tán cây cao, nhưng anh lại thấy rất rõ màu sơn đỏ mới toanh dưới cái nắng dịu trời chiều chập chững tối.

Trời dần dần hạ nắng, không còn chói chang hay gay gắt, tiếng máy xe lôi cũng chầm chậm nhỏ tiếng và dừng hẳn. Đông Doanh bước xuống xe đón gió chiều, Anh Hạo múc một ráo nước mưa trong lu ngoài sân đưa cho Đông Doanh rửa tay rửa mặt cho mát rồi mời vào nhà chơi.

Nhà Anh Hạo bốn vách tường là như thể dựng lên cho củng cố để lộp mái lên, có cái che nắng gắt che mưa dầm, trong nhà không có gì ngoài chiếc đèn dầu treo trên vách, nhìn kỹ lắm mới thấy một góc vách móc toàn sợi gai sợi sắt bẻ cong chắc chắn làm móc treo quần áo, ngoài ra trong nhà còn có một chiếc vải dù rách vá nhiều lần, hỏi ra thì trả lời, ban ngày Anh Hạo mắc võng ngủ ngoài bờ sông cho mát nhưng ít có cái trưa nào gã về nhà nằm ngủ bởi lẽ gã đi mần công cho người ta suốt cả ngày, có khi hết hàng hóa sớm, chiều không có chuyến ghe vác hàng gã mới ở nhà ngủ một giấc tới khi hoàng hôn buông. Còn ba đêm lại ôm võng vào nhà treo nằm ngủ, Đông Doanh thấy vậy cũng định hỏi sao gã không đi tìm đốn cây về đóng làm giường nằm cho khỏe lưng, thì gã nói gã có nằm xuống giường thì cũng chẳng ngủ được, gã quen ngủ cong lưng trên võng rồi.

Xưa Anh Hạo đi theo ghe của một buôn lái chuyên chở các mặt hàng lương thực, thực phẩm lên Sài Gòn nên cuộc sống của gã cũng cơ cực với đôi vai trĩu nặng việc khiêng vác, sớm vác hàng lên ghe, chiều vác hàng xuống bến, tối lại vòng về sông Cửu Long cho kịp hàng đi, mỗi lần như vậy thì chủ ghe sẽ được ăn lương ở hai bên đầu nhận và chuyển hàng hóa, còn Anh Hạo lại sống vào việc hưởng hai phần mười tiền ăn công của chủ ghe, mà hể gặp thương lái nào tốt tính thì người ta cho riêng tiền công vác, không thì thôi.

Công việc làm được quanh nằm suốt tháng kéo dài chừng năm năm, gã ở trên tàu lênh đênh sông nước quen thân từ nhỏ, nên làm gì còn gia đình, mà gã cũng khó lòng chịu cảnh tìm người ở cạnh nương tựa, vì gã nghĩ một người nghèo khó, làm công tay chân vất vả, đồng bạc kiếm mỗi ngày không là bao thì ai mà chịu thương.

Anh Hạo rót cho Đông Doanh ca nước, nhà gã không có gì giàu bằng nước mưa đâu, đối với gã nước mưa là thứ thần thánh của đất trời ban tặng duy nhất cho gã, nhà gã nghèo lấy đâu tiền mua máy bơm sài nước sạch, tắm giặt toàn ra sài nước sông, nước uống trong nhà thì hứng nước mưa trữ trong mấy cái lu sau nhà sau đó đun sôi. Chỉ vậy thôi mà gã cười khà khà kêu rằng sống tồi tàn qua ngày như vậy mà gã đã sống đến chừng này tuổi rồi, gã vỗ vai kêu Đông Doanh đừng lo.

Nói chuyện một hồi lâu, từ chuyện gặp nhau ngày đầu ở bến tàu, hỏi thăm nhau vài câu Anh Hạo mới nhớ việc gã chưa sửa xe cho Đông Doanh, nên gã đứng dậy vác xe xuống sửa cho kịp trời chiều.

Nhìn tay chân Anh Hạo nhanh nhẹn, tháo lấp xe cực kì giỏi, Đông Doanh ngồi xổm ở bên cạnh cũng không mấy làm bất ngờ. Vốn dĩ gã giỏi mấy việc chân tay.

- Xe lôi đằng kia, là anh tự chế phải không?

- Sao chú nhìn ra hay thế?

- Trên Sài Gòn cũng có xe lôi, nó khác với cái của anh lắm, nên tôi đoán thử.

Trước, Anh Hạo có cái biệt danh là Hạo Ghe, bỡi lẽ vì công việc gắng liền với hình ảnh chiếc ghe chạy dọc trên sông quanh năm nên gã mới được gọi bằng cái tên đó. Mãi sau này, khi chủ ghe có dịp nghỉ ngày về nhà thăm vợ con, ông ta thấy thương vợ thương con vắng thiếu tình chồng tình cha, mũi lòng quyết thôi việc chạy ghe, về nhà làm nông cạnh vợ con cho tròn hai chữ gia đình. Thế là sau vụ lúa đông xuân, nông dân nhận lại tiền bán gạo thóc kha khá, mừng cho cái tết đủ đầy, ai có chút dư dã cũng giữ về làm vốn đặng sau tết có cái dành làm ăn. Những ngày đó tiền làm công nhiều biết bao nhiêu, cuối ngay chủ ghe còn đãi gã một bữa ăn, dẫu chi có hai người nhưng muôn chuyện để nói. Rồi chủ ghe lấy trong túi ra một ít tiền, tuy không nhiều nhưng cũng dặn gã mai này tìm công việc khác làm cho tử tế, chỉ mong có ngày gặp lại, sẽ cùng làm người đồng hành như bao thời gian qua một lần nữa.

Anh Hạo biết ơn lắm chứ, dẫu trong cơn say men rượu gã nhớ rất rõ cảnh gã quỳ bên chân người ta, nói lời càm ơn chân thật nhất để sáng hôm sau tỉnh dậy mà từ biệt. Nào ngờ sáng ra chủ ghe thuê giúp gã một chuyến xe về nhà, ngoài gã ra còn có một ít máy móc đã qua sử dụng nhưng vẫn còn dùng được, biết được khả năng sửa máy móc của Anh Hạo, chủ ghe có vỗ vai khích lệ gã, sử dụng được gì thì giữ, không thì bán lại cũng có chút tiền.

Nên sau khi về nhà, Anh Hạo đã học được cách sử dụng máy móc thành thạo hơn sau hai tháng đi sửa máy cho người ta, sau đó cũng có ít tiền mua lại khung xe máy cũ, rồi về nhà lấp khung gáp máy, là xong.

Anh Hạo nghe Đông Doanh nói anh là người Sài Gòn mà gã háo hức lắm, gã chưa biết đất Sài Gòn ra làm sao, cũng tò mò ở đó như thế nào.

- Khi nào chú lên Sài Gòn, chú cho tôi theo, đặng cho tôi biết đất Sài Gòn với người ta.

Đông Doanh nhe răng cười lớn, gật đầu đồng ý:

- Được chứ, khi nào đi tôi sẽ sang nói với anh, đặng anh chuẩn bị.

Nước nổi, dâng cao lên tới mặt bờ, mỗi lần có chiếc đò hay ghe nào chạy qua, đều để lại trên mặt sông những gợn sóng bấp bênh, đưa đám lục bình nhấp nhô lên xuống, rồi khi con sóng gặp bờ lại va mạnh vào té nước tung tóe.

Đông Doanh dắt xe đạp ra đường mòn, sờ hai bên túi tìm ít ngàn gửi gắm cho Anh Hạo, nhưng gã sớm biết được lòng ý của Đông Doanh nên đã xua tay xin từ chối. Biết chẳng đẩy đưa gì được là bao, nên Đông Doanh thôi lòng ý, biết là mang nợ Anh Hạo hoài khó xử, nhưng mà để gã nhíu mày thì còn khó xử hơn, thôi thì Đông Doanh xin phép về, rài đây mai đó hứa sẽ giúp cho Anh Hạo để cảm tạ.

Đông Doanh rời đi, đạp về con đường cũ ban chiều rồi cứ thế mà về nhà, anh quên mất luôn cái việc vốn dĩ sẽ có được trong ngày hôm nay. Anh đạp xe về nhà trong ngao ngán, khi nãy lo hỏi chuyện với Anh Hạo mà anh quên hỏi thăm gã việc làm quanh đây. Hạn trả nợ thì ngày càng gần, mà Đông Doanh cứ thấy mình như người thảnh thơi, anh rõ không sợ Quang Phong đến tìm, mà sợ hắn làm việc bậy với mẹ. Anh chỉ còn mẹ là người thân duy nhất.

Trước giờ, việc anh đi mượn nợ, anh chưa bao giờ kể mẹ nghe, vì anh sợ mẹ lo, sợ mẹ cuống cuồng đòi xuống Vĩnh Long gặp anh, bỡi đường xá xa xôi, nên anh cũng không muốn mẹ phải bận lòng. Nhưng hết cách rồi, anh định về nhà gọi hỏi thăm mẹ, xin lỗi bà vì cuộc cãi vả lần trước,  kể rõ ngọn ngành cho bàn nghe việc tiền nợ.

Bụng anh cũng định nhờ mẹ vay mượn ai đó ít ỏi, đến khi nào có lương thì anh trả lại. Chứ bây giờ anh có đi tìm việc suốt cả ngày hoài mà không có kết quả gì thì bằng thôi, để anh chuyên tâm làm thầy giáo còn tốt hơn.

Giá như anh suy nghĩ sâu xa hơn, giá như anh có thể biết rõ được lòng người thì giờ đây anh đâu phải khổ như vầy.

Nhưng đời người mà, phải có lúc bấp bênh giữa cái hạnh phúc và khó khăn mới thấy được bản thân có và đã có những gì.

Đêm về ngồi bên bàn làm việc, nhìn tán cây ngoài cửa sổ đung đưa theo gió trời lành lạnh của cơn mưa sắp ập đến, Đông Doanh ngồi chống cầm thở dài trên cuốn vở mới toanh chưa viết được chữ nào.

Đông Doanh bắt đầu suy nghĩ về tương lai cho mình mà không cần nhờ vả đến mẹ.

Anh tính đến việc nhờ mẹ hỏi mượn tiền cho mình để mình trả cho Quang Phong, xong cái nợ này rồi thì tới ngày nhận lương thì lại trả cho xong cái nợ anh nhờ hỏi mẹ. Xong nợ nần anh quyết tâm tập trung vào giáo trình của bản thân.

Anh thấy mấy anh chị đồng nghiệp trong trường rất tập trung vào việc giáo trình gì đó, ban đầu anh không rõ nhưng có hỏi Minh Khanh thì biết, cái giáo trình đó là tài liệu giảng dậy được biên soạn bằng tay, đối với những giáo viên dạy ở các trường học nhỏ trên các huyện, xã trong một tỉnh như anh rất cần thiết, vì nó sẽ giúp anh có được tài liệu giảng dạy chính thức khi trở thành giáo viên ở tỉnh hoặc thậm chí ở Sài Gòn.

Vậy nên Đông Doanh mới nghĩ ra một tham vọng, anh vốn tốt nghiệp ở trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, vậy tại sao anh lại không thử sức mình một lần, biết đâu chừng mai này sẽ trở thành một thầy giáo giảng dậy tốt ở một trường học nào đó trên Sài Gòn.

Đông Doanh muốn, bằng cấp mình ở đâu thì sẽ sử dụng nó ở đó, cho xứng cho đáng.

Nếu thành công, anh sẽ quay lại Sài Gòn, công việc ổn định rồi thì sẽ sửa lại nhà cho mẹ, lập gia đình và sẽ làm thật tốt cái nghề thầy giáo mà cha anh vốn kì vọng vaò anh cho hết cuộc đời.

Mưa ngoài trời rơi nặng hạt, nhảy xuống lớp tôn mái nhà tiếng lộp độp, Đông Doanh đóng chặt cửa sổ rồi đi vào trong giường nằm trải lưng, đối với anh hôm nay là quá đủ. Anh quyết định được tất cả mọi thứ trong đầu, chỉ mong mọi việc đi theo suôn sẻ như những gì anh muốn.

Còn giờ thì anh nhắm mắt lại, để kết thúc cái ngày nghỉ cuối tuần vốn có này để khi sớm mai thức dậy anh lại bắt đầu nhưng công việc hằng ngày có chút quyết tâm của mình. Những việc xảy ra trước ngày hôm nay hãy quên đi những điều cần quên, để mai nay nếu có thay đổi to lớn, thì nó cũng khiến Đông Doanh nhớ lại khởi nguồn của sự quyết tâm dẫn đến thành công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro