4 - Tình Sầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xã Kinh Tư, khung cảnh cứ như mọi ngày, bình minh lên, lúa nghiên đầu, con sông thì gợn sóng.Chỉ có dòng người qua lại trong khung cảnh là thay đổi.

Nếu hôm qua có hai bác vác gỗ đi ngang, thì hôm nay chả thấy đâu. Nếu hôm qua có chị ẫm con đi chợ thì nay cũng không thấy chị. Mọi ngày ngoài ngõ lớn ra ngõ nhỏ đều vắng bóng hình dáng của mấy đứa con nít, bởi sáng ra chúng đã nhanh chân theo ông theo bà, theo cha theo mẹ để đến trường kịp giờ cho họ còn ra đồng ra ruộng. Dù có là ngày cuối tuần chúng cũng ít khi ra khỏi nhà, có đứa mới sáng đã ra trước nhà ngồi vào bàn nhậu của cha để ngồi nắn nót từng con chữ, có đứa thích ngủ thì nằm ngáy trong mùng, có đứa thì chỉ mới năm tuổi mà tay phải ẫm đứa em nhỏ chỉ mới tuổi thôi nôi trên tay đi dạo trước nhà dỗ nó nín khóc.

Vậy mà hôm nay, trên mảnh đất khô cằng mọc đầy cỏ dại, cỏ cũng chẳng còn xanh tươi dưng mặt của bọn trẻ thì tươi hơn sức sống. Một dám trẻ nối đuôi một đám trẻ, chẳng ai ở không để đếm chính xác là có bao nhiêu đứa, chúng chạy theo nhau ùa về phía trước hướng ra đường lộ lớn.

Có lẽ cha mẹ và trường lớp đã dạy cho chúng rất nhiều điều, mặc dù cong chân lên chạy để kịp ra xem chiếc xe hơi sắp chạy ngang qua con đường chính trong xã song đi đến đâu, chúng cũng cúi đầu chào nguời lớn bên đường đến đó.

Chúng xếp dừng lại bên đường, xếp hàng tạo thành một khoảng cách nhất định, có đứa thì ngồi xổm xuống để đứa đứng sau có tầm nhìn dễ quan sát, có đứa thì ẫm em trên tay, có đứa thì cõng em nhỏ trên lưng.

Gọi là xe hơi nhưng nó cũng có tên cho riêng mình, ở Sài Gòn người ta biết tới nó là một kiểu xe của Pháp có bốn phanh ở phía trước đến từ hãng Citroen, chẳng biết người ta phát âm từ này như thế nào, ở miền Tây mà thấy được chiếc xe bốn bánh như này cứ gọi ngay là xe hơi cho nhanh.

Vào cái thời gần như kết thúc thế kỉ hai mươi mà vẫn còn giữ lại cái nét gì đó của những năm sáu mươi, bảy mươi là thật đáng giá.

Bọn trẻ nhìn xe lăng bánh đi qua tầm mắt mình, chậm rãi. Miệng đứa nào đứa nấy há hốc, chúng cười reo, đưa tay chỉ chỏ vui mừng, trẻ con mà, thấy cái gì là lạ sao mà lại chẳng thích.

Xe lăng xa, lũ trẻ cũng tản về nhà, chúng ấp ủ trong mình câu chuyện ngây thơ để giành đó, tối về trước bữa cơm kể cho cha cho mẹ nghe.

Đường chính đi vào trong xã gập ghềnh và nhiều sỏi đá, hể mà mưa xuống thì còn ác nghiệt hơn, bùn lầy và ẩm ước, chiều đi ruộng về nhà không may thì té ngã sóng soài. Người ngồi trong xe tất nhiên sẽ không lo gì về vấn đề việc mình đi qua con đường lầy lội ở phía trước làm sao, chỉ là hơi khó chịu vì xe lắc lư một chút thôi.

Chiếc xe dừng lại bên hàng rào cao xây bằng gạch, phủ lên đó một màu xanh của lá pha chút điểm tía của hoa giấy. Người ngồi trong xe không vội bước xuống, đợi có người bên trong cửa hô hoán, hai ba tiếng cót két từ chiếc cổng sắt lớn mở ra đủ rộng cho xe chạy vào.

Người tài xế chạy xe vào giữa khoảng sân rộng, ngôi nhà được xây cổ kính ẩn mình trong vách ngăn cao hai mét dần được lộ diện trước tầm mắt. Có thể nói một lời chắc nịt rằng, đây là ngôi nhà to nhất cũng giàu có nhất xã Kinh Tư này.

Xưa, mảnh đất rộng lớn đó từng là nhà của ông Hội Đồng huyện, do ăn chơi thua lỗ, kinh doanh cũng mất trắng, vợ con thì cỡ mười người cũng dần bỏ đi mất xứ, để lại một mình ông ở lại với số nợ to khủng đến nổi phải bán cả đất cả nhà.

Bọn Pháp năm đó còn lộng hành trên đất Việt Nam, chúng cũng tính chuyện biết bao điều ác nghiệt. Chúng giết chủ nợ của ông Hội Đồng, đưa mình vào vị trí thay thế để có thể nắm bắt được mảnh đất có vị trí thuận lợi mà ông Hội Đồng huyện không hề hay biết. Cho đến khi ông tính bỏ chốn thì lại bị Pháp bắng giết.

Sở hữu mảnh đất nhà ông Hội Đồng không được bao lâu thì Pháp rút lui, Mỹ tiến vào, nhưng Mỹ nào quan trọng đến mảnh đất riêng. Chúng tập trung vào đánh dân ta với cái bộ não hạn hẹp. Chúng nghĩ rằng, nếu thắng dân ta thì dù cho có mảnh đất nào trên Việt Nam, ở vị trí nào đi nữa thì cũng thuộc về chúng.

Năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, mảnh đất nhà ông Hội Đồng cũng chỉ là đống tro tàn, chẳng có Pháp và cũng chẳng có Mỹ, chẳng ai sở hữu. Hàng rào thì đỗ nát, cây thì trụi lá, nhà thì đổ nát một khoảng, như nhà hoang.

Người dân cũng mặc nó, chẳng ai đến ngó nhìn, bỡi vẻ hoang sơ của nó khiến người ta sợ đánh lạnh xương sống.

Cho đến thời điểm cách đây hơn hai mươi năm, mảnh đất này mới có chuyển biến, xã Kinh Tư cũng trở nên thay đổi theo thời gian.

Cho đến hiện tại, người ta hay gọi ngôi nhà to lớn này bằng cái tên Kinh Đình Thy.

Tài xế mở cửa sau, lễ phép mời người phụ nữ ngồi trong bước xuống xe, mang trong mình chiếc áo dài màu tối cách điệu hoa văn ờr tà áo, cùng chiếc khăn lụa quấn trên cỗ, người phụ nữa ở tuổi trung niên có vóc dáng nhỏ gọn chậm rãi bước xuống xe. Gia chủ đâu thì không thấy, chỉ thấy có một cô bé đầu thắt hai bên tóc cuối đầu chào bà.

- Dạ, con thưa bà.

Người phụ nữ nhìn cô bé đứng trước mặt mình cười đến tít cả mắt. Dáng điệu người này nhẹ nhàng, giọng nói thì thanh lắm, vẻ mang hẳn nét của người Sài Gòn.

- Thơ đó hả con?

- Dạ, lâu quá bà mới gặp lại mà bà vẫn còn nhận ra con.

- Sao lại không nhận ra, hồi đó con đi theo bà Thy lên Sài Gòn suốt nên bà nhớ lắm. À năm nay con bao nhiêu tuổi rồi?

- Dạ thưa bà, con ham* hai.

(*) Ở miền Tây, cứ là hàng hai mươi từ hai mươi mốt đến hai mươi chín, người ta sẽ đọc gọp hai mươi là ham, ví dụ, ham hai, ham ba. Tại sao ở chương hai Đông Doanh không thưa là ham tư mà là hai mươi tư vì anh ở gốc Sài Gòn quen việc nói rành rõ con chứ, tất nhiên điều này ở thực tế không hoàn toàn đúng nhưng đó cũng là một trong những điều mình xây dựng nhân vật Đông Doanh ở fanfic này.

- Còn nhỏ vậy sao, đẹp gái quá trời quá đất.

Được khen, Thơ nó thích lắm.

Con bé Thơ vốn là người ở nhỏ nhất trong nhà, tuy vậy mà phải nói là rất giỏi. Từ việc việc nhà cho đến việc làm hậu cận của bà chủ, thì việc gì nó cũng làm cho tốt, vậy nên hỏi việc gì nó cũng thưa ra ý kiến tốt lẽ phải, nhờ việc chi nó cũng làm nhanh gọn lẹ. Thế người đời ngoài kia mới nói, một người như Thơ cứ sống mãi trong cái ô vuông bao kín bằng bốn bức tường gạch gia đình Kinh Đình Thy thì quá là phí phạm.

Con bé có nét ngoài xinh đẹp, dịu dàng và thùy mị, ăn nói thì có dạ có thưa lễ phép thêm tài giỏi giang, giá như Thơ sinh ra trong một gia đình giàu có thì có phải tốt hơn không. Nếu bằng không, chỉ cần cho nó mặc lên mình một tấm lụa màu đào, tô thêm phấn và son, tóc chải dài tới chấm lưng là ra dáng tiểu thư nhà quyền quý liền.

Thơ cũng từng có ao ước như thế, mỗi lần đi chợ trên huyện với bà, lướt mắt thấy mấy cô con gái nhà giàu có xinh đẹp đi dạo chợ mà thích, là con gái lại ở độ tuổi hai mươi, ai mà không muốn mình trở nên xinh đẹp để được người khác chú ý. Đối với con Thơ mà nói, nó không muốn làm điểm nhấn trong mắt người khác, càng không muốn ai chú ý, nó chỉ muốn là bản thân trong bộ dạng xinh đẹp thôi.

Nó quay về với thực tại, màu áo trên người vẫn là màu nâu của đất đồng đất ruộng, tóc thắt gọn hai bên vai bằng sơi thun màu vàng.

Khách đến nhà thì nó phải tiếp đón, bụng định mời khách vào nhà uống chút nước nhưng vì gia chủ vắng nhà, người phụ nữ xin nhờ con Thơ nói lại giúp một tiếng việc xin đi nhờ xe một đoạn nữa, vì bà nói bà còn đến tìm nhà thăm con trai đến chiều mát rồi bà quay lại. Con Thơ nghe xong cũng gật đầu vâng dạ xin giữ dùm bà chiếc túi đồ sẵn lên dọn cho bà một phòng cho sạch sẽ đặng tối bà còn nghĩ ngơi.

Đi ngang ngói đỏ của trường học trong xã Kinh Tư vào giờ lên lớp, nghe bên tai vang vang giọng của mấy đứa nhỏ đồng thanh đánh vần mà xao xuyến khiến người nghe cũng nhớ lại khi nhỏ đến lớp như thế nào. Với tụi nhỏ bây giờ đang sống trong xã hội phát triển theo năm tháng chứ đâu phải như thời ông bà xưa sống trốn chui trốn lủi thời chinh chiến. Lũ trẻ bây giờ đi học mang cả đồng phục, sách vở được soạn đầy đủ đặc biệt là sử dụng giấy trắng viết chì, được ngồi trong một căn phòng rộng lớn dựng bằng gạch che mưa che nắng. Đâu nào như thời ông bà, vào thời chiến tranh loạn lạc, đi học chữ mà cứ như đi ăn trộm ăn cướp vì phải lén la lén lúc đến lớp trước sự bao vây của giặc, xưa đi học có giấy trắng viết là mừng hết lớn. Thời nghèo nàn đến cái ăn cái mặc còn không có thì lấy đâu ra gạch mà xây lớp học, chỉ dám lấy lá dừa kết vách kết mái làm thành cái chòi nho nhỏ học. Ban ngày thì có ánh sáng rọi qua khe lá, mượn làm ánh sáng để học chứ đêm đến thì cách hai người thì lại có một cái đèn dầu mang theo từ nhà đến lớp mà dùng. Chưa hết, vào những ngày mây thưa nắng gắt thì không khó khăn gì mấy, còn một khi đã mưa thì chỉ có về nhà hẹn hôm sau học tiếp hoặc ngồi học tiếp bên cái cảnh dột lá mà thôi.

Bởi nên những gì tốt nhất sau này ông bà hay cha mẹ đều muốn đề cho con cháu mình nhận lấy, dẫu sao chừng ấy thời gian chiến tranh cũng lấy đi phần nào cái tuổi xuân hao mòn của con người, giờ có muốn trở lại ở cái tuổi đôi mươi để sống trong đất nước hòa bình như hôm nay thì chỉ có tiên mới làm được.

Đông Doanh ngồi đọc chăm chút từng con chữ trong giáo trình của mình rồi so sánh với giáo trình của thầy cô đi trước, nói thiệt thì công sức của anh bỏ ra hiện tại chỉ bằng một phần mười thành công của họ. Anh đóng cuốn giáo trình của mình lại thật mạnh, tựa người về sau rồi thở dài một tiếng thật lớn khiến Minh Khanh đang ngồi bên cạnh chú ý nhìn.

- Anh định bỏ cuộc hả?

Hôm nay Minh Khanh có tiết đứng lớp vào buổi chiều nên sáng rảnh thời gian sang nhà Đông Doanh xem anh làm bài giáo trình, tiện chiều anh cũng có tiết nên nhờ anh chở đến trường. Một công đôi ba chuyện.

- Đâu có, chỉ là thấy hơi mệt. Thức cả đêm để mần cho nó xong giờ nhìn lại...không có đâu vô đâu hết.

- Anh đưa giáo trình của anh qua đây em coi.

Minh Khanh cũng từng có suy nghĩ sẽ viết một bản giáo trình cho riêng mình nhưng trình độ giảng dạy của cậu còn quá kém với lại kinh nghiệm giảng dạy chỉ mới sáu tháng thì liệu người ta có thật sự nhìn nhận và đánh giá cao về cậu dù cho bài giáo trình của cậu có hay đến đâu. Vậy nên, hiện tại cậu chỉ có thể giúp Đông Doanh một chút bằng việc đọc qua những bản giáo trình của các giáo viên đi trước, tìm hiểu đôi chút về nó, nếu Đông Doanh thành công may ra cậu có thể nhờ anh giúp đỡ.

Minh Khanh vốn rất giỏi trong việc nhìn nhận vấn đề, đọc qua bài giáo trình của Đông Doanh rồi nhìn qua sáu trang đầu tiên trong giáo trình khác, cậu đã nhìn ra rõ vấn đề cần giải đáp.

- Anh Doanh, ngồi thẳng lưng dậy đi anh.

Minh Khanh đến vỗ vai Đông Doanh, cậu kéo ghế ngồi cạnh, mở ra hai ba cuốn giáo trình trải dài ra bàn, tay cầm bút chì, nhìn chẳng khác gì thầy giáo trẻ dậy chữ cho học sinh lớn tuổi hơn mình.

- Anh thấy sự khác biệt trước mắt là cái chi không?

Đông Doanh lắc đầu, anh vươn vai một cái thật dài, mắt còn không thèm nhìn vô bài giáo trình, anh mặc cho Minh Khanh chỉ tay vào những dòng chữ dài ngoằn trên trang giấy, cũng chẳng thèm nghe cậu nói, càng khiến Minh Khanh khó chịu hơn khi mười lần cậu hỏi anh, anh đều không thèm trả lời hết mười lần.

Minh Khanh nhìn Đông Doanh đến nghiên cả tròng mắt thì anh mới chịu ngồi lại cho ngay nhưng cái lưng còn làm biếng ngồi thẳng. Minh Khanh gấp gọn hai cuốn giáo trình trước mắt lại, quay cả người sang nhìn anh với đôi mắt cực kỳ nghiêm túc. Chưa bao giờ anh thấy cậu như thế dù là trong công việc giảng dạy hay trong những cuộc hợp báo cáo cuối tháng.

- Em qua đây là để giúp anh mần lại bài giáo trình, nếu anh mệt quá thì thôi...em xin phép về.

Nói rồi mặt Minh Khanh rõ vẻ không vui, cậu đứng dậy cầm lấy áo khoác rồi bước thật nhanh ra khỏi cửa, Đông Doanh phớt lờ cậu như vậy thật sự khiến cậu rất buổn, nó như viên sắt nặng một trăm ký rơi thẳng xuống tim cậu, không đau, chỉ là hơi nặng nề rồi nhanh chóng trở thành nổi buồn. Minh Khanh nhắm chặt mắt bước đi, trong lòng vẫn mong anh có thể nhanh chân đuổi theo, nói thật rõ hai tiếng xin lỗi thì may ra cậu còn suy nghĩ lại.

Cậu quay lưng lại với anh, mắt không thấy nhưng tai thì nghe rất rõ tiếng kéo ghế phát ra từ trong nhà, nghe được tiếng dép của anh vừa bước khỏi ngưỡng cửa lại không nghe thấy Đông Doanh gọi tên mình.

Cậu cố tình đi chậm từng bước chân, cho anh một cơ hội, cũng không cảm thấy anh đang đuổi theo. Sau đó bên tai cậu truyền tới một giọng nói của một người phụ nữ, người ấy gọi tên Đông Doanh.

Cậu vội vàng quay lại nhìn, người phụ nữ đó đi ngang cậu từ lúc nào mà cậu không hay, cậu nhìn người phụ nữ đi đến trước cửa nhà Đông Doanh còn anh thì vẫn còn đứng dưới hiên.

Anh có khách, cũng không để lòng đuổi theo cậu, cậu buồn lòng quay lưng ra về.

Đông Doanh đứng dưới hiên, đôi mắt đảo đến hai vị trí, một là bóng lưng Minh Khanh đang rời đi, hai là mẹ cậu đang đứng trước mặt, Đông Doanh bây giờ mà nói chỉ dám chọn mẹ mà ở lại.

- Mẹ xuống sao không báo cho con, đặng con đi đón.

Đông Doanh mời mẹ vào nhà, anh nhanh tay dọn hết đống giấy ờ giáo trình nằm lộn xộn trên bàn trà cho gọn qua bàn làm việc, vì bàn trà rộng hơn bàn làm việc của anh nên thỉnh thoảng không có khách ghé chơi vào buổi trưa anh hay dùng bàn trà để làm việc vào những ngày bận rộn, tận dụng luôn ánh sáng tự nhiên hắt vào từ ngoài cửa.

Anh cầm bình trà ra sau nhà, dưới gian bếp nhỏ xíu được dựng bằng vách lá, bụi bậm và ngộp ngạt, ngược lại đây là nơi có nhiều ánh sáng nhất nhà, ngước đầu lên mới thấy mái lá thì chi chít lỗ nhỏ để ánh nắng lọt vào. Vào những ngày khô thì nắng ấm như thế chứ vào những ngày mưa thì dột ướt lầy cả nền đất.

Mẹ anh đi theo ở phía sau, bà cũng muốn xem thử cái căn nhà chật chội mà thằng con trai yêu quý nhất của bà thuê để sống mỗi ngày nó ra sao. Bà nhìn cái ấm nước cũ kỹ vừa bám màu rỉ sét vừa bám màu cháy than đen sì đang nằm trên cái bếp củi dừa dựng bằng bốn tấm gạch. Kế bên bếp cũng không có gì ngoài hai bao củi dừa khô nằm dựa nghiêng dọc vào vách đến cảm thán. Ngồi quay mặt vào bếp thì sau lưng có hai cái kệ gỗ dày, đóng vừa tầm chắc chắn. Kệ phía dưới để nào nồi nào chảo, nào ly, chén và hộp đũa nhựa. Kệ phía trên thì có ít nhất năm chiếc hủ nhựa, bà không nhìn kỹ con trai mình chú thích là gì trên từng thân hủ, chỉ thấy gần nhất mắt nhất là hủ trà khô.

Bà chấp tay ra sau lưng, ngó nhìn ra sau nhà, nơi có bốn năm lu nước mưa, không giống như ở Sài Gòn có nhà tắm và bếp có cả bồn để rửa rau rửa chén, ở miền Tây người ta hay dành ở sau hoặc bên hông nhà một khoảng rộng hình vuông, xây lên một miếng gạch xung quanh để ngăn nước tràn ra ngoài đất gây trơn trượt, lấy một góc gần nhất phía ra con mương một lỗ nhỏ, nối với đường ống để nước chảy ra. Cách gọi quen thuộc mà người ta hay gọi chỗ này là sàn nước. Chắc mọi người sẽ thắc mắc là nếu dùng sàn nước để giặt giủ hay rửa rau rửa chén thì không sao nhưng mà để tắm thì có hơi bất tiện. Tất nhiên là chẳng ai muốn mình tắm mà đê thiên hạ để mắt đến đâu, có nhà thì dựng bằng bốn tấm vách lá cao qua khỏi đầu, có nhà thì ra chợ mua cái màn dài mét tám rộng ba bốn mét về đo rồi làm cây kẻm làm sao cho vuông đặng treo tấm vải lên làm chiếc màn. Đông Doanh thì làm theo cách thứ hai.

Ở Sài Gòn quen với cảnh đầy đủ, có gì ra nấy nên dù con trai có hai mươi tư tuổi rồi cũng khiến bà phải lo, mỗi lần Đông Doanh gọi về nhà bà thường hay hỏi anh ăn ở có ổn không, cứ nghe anh nói dạ dạ chứ có biết thứ gì.

- Rồi mẹ vô đây bằng chi?

Đông Doanh chùi bàn tay dính lọ vào hai bên ống quần, cầm bình trà nóng hổi tỏa khói lên gian nhà trên.

- Đi bằng xe.

- Xe? Rồi xe đâu mà mẹ đi?

- Xe nhà ông Đình bà Thy chớ ai.

Đông Doanh nghe xong tròn cả mắt, anh nhìn về hướng mẹ, chú ý sắc mặt bà bình thản đến lạ, anh bắt đầu nghĩ thầm trong bụng vài câu rồi thở một hơi thật dài.

Bà cũng yên lặng, không nói cho anh bất cứ điều gì, lặng lẽ ngồi vào bàn trà, nhìn ly trà nhỏ bé do chính thằng con trai của mình pha mà có chút suy tư. Vừa mới uống ly đầu tiên là bà đã không muốn Đông Doanh rót đến cho mình ly thứ hai, bà không thích cái vị nhạt nhòa với vị đắng tê cả đầu lưỡi của thứ trà bán lẻ ngoài chợ ở quê này cho lắm, cảm nhận cứ như trà đã hết hạn.

- Nay con có đi dạy không?

- Có chớ mẹ, tí nữa con đi.

- Ờ mà mẹ nói nghe, tối nay con khỏi lo chỗ ở cho mẹ, đang nợ nần rồi mất công, tí mẹ qua nhà một người bạn học ở nhờ là được, mẹ xuống đây ít nhất ba bốn hôm, đi hỏi thăm người ta tiện nhờ hỏi mượn tiền cho con. Khi nào có tiền mẹ chạy qua đưa nghen không.

Anh nghe mẹ nói như vậy cũng có phần nào yên tâm, chứ nhìn vào cái buồng ở trong mà xem, một mình anh ngủ mà còn phải trở mình suốt đêm huống chi là việc anh muốn mẹ có một nơi nghỉ lưng thật tốt vào mỗi tối. Chiếc giường bên trong vốn có kích thước đủ rộng để hai người nằm nhưng anh đã quen ngủ một mình từ lâu, với lại trai đã hai mươi mấy tuổi đầu mà ngủ với mẹ cứ khiến anh thấy hơi ngài ngại.

Thoáng nhìn mẹ, Đông Doanh lại thấy bà thay đổi rất nhiều, có lúc thì ân cần dịu dàng như chính bà từ trước đến nay nhưng lại có khi cáu gắt, chu toàn y như cha.

Bởi lẽ bây giờ bà chỉ còn có anh là đứa con trai duy nhất, là đứa có thể dành cho bà mọi điều quan tâm nhất mà bà cần.

Gia đình anh đáng lí ra phải có tất cả là bốn người, ngoài cha mẹ ra thì Đông Doanh còn có một người anh trai ruột. Đối với Đông Doanh mà nói, hình ảnh của anh Hai mờ nhạt lắm, cứ mỗi lần nhắc đến thì anh lại nhớ đến những chi tiết nhỏ nhất trong ký ức mình. Nghe mẹ kể, trước khi cha mất anh Hai đã bỏ nhà đi biệt xứ, đi đâu và làm gì chẳng ai rõ, cha anh gắng nhờ người quen hỏi thăm xa xa khỏi quận cũng không có ai hồi đáp về tin tức gì. Đến khi cha mất thì anh Hai có gửi thư xin lỗi, như một điều thần kì nào đó xuất hiện. Trên thư ngày đó không có địa chỉ người gửi, chỉ có tên và số điện thoại bàn. Bên trong thư còn có ít tiền anh Hai gửi về để cả nhà lo đám cho cha.

Cứ thế sau đó là chẳng bao giờ thấy anh Hai gửi thư nữa, hình ảnh và ký ức của người nọ cũng dần tan biến trong ký ức của hai mẹ con Đông Doanh. Dần rồi gia đình chỉ còn lại hai mẹ con, mà Đông Doanh lại đi làm nhà giáo ở tận Vĩnh Long để mẹ một mình trong căn nhà nhỏ trên Sài Gòn, mỗi ngày ra vào trước sân, nhìn đâu cũng là bốn bức tường quen thuộc, buồn buồn giữa trưa chỉ nằm võng đun đưa nghe cải lương, chiều đến khi hoàng hôn buông tan màu nắng thì đóng cửa nghỉ ngơi sớm, sống ở Sài Gòn đất khách nhộn nhịp mà bà cứ ngỡ mình sống ở đất quê hiu quạnh.

Vậy nên bà trông ngóng có thêm người trong gia đình lắm, đặng sáng hay chiều gì cũng có người cũng ra vào cho đỡ tủi cái thân già. Đôi khi bà cũng muốn hối thúc anh lập gia đình, mà hể nói ra thì bà sợ Đông Doanh lại khó chịu đâm ra giận dần rồi sinh cái tật không chịu cưới ai, làm mẹ, sao mà không hiểu ý con mình.

Trên xe quay về căn nhà to lớn của gia đình Kinh Đình Thy bà cứ nghĩ hoài một việc. Nghĩ thì thấy vừa dễ vừa khó, tự cho nó rơi vào sát xuất năm mươi trên năm mươi, suy mãi thấy cũng có cái lợi nhưng còn tùy vào quyết định của Đông Doanh.

Bà quay lại nhà ông Đình bà Thy cũng vào chập chiều hết nắng, hai chân cũng mỏi lưng cũng cong, lần này bước xuống xe khác với khi sáng, không chỉ có con Thơ mà còn có bà Thy ra đón tiếp nhiệt tình.

- Chị Tú.

Nghe bà Thy gọi tên mình sau bao nhiều năm gặp lại, bà Tú vui đến mức cười cong khóe môi.

- Lâu quá rồi mới thấy chị xuống đây chơi, chắc cũng hơn chục năm hả chị Tú?

- Hơn chớ, từ cái hồi thằng Hựu nó thôi nôi tới giờ.

- Úi cha, vậy là hơn hai mươi năm rồi. À, thôi em mời chị vào nhà chơi rồi mình nói chuyện tiếp.

Con Thơ nghe vậy liền chạy thật nhanh vào sau bếp, nó nhớ lời bà Thy dặn khi nãy nên tìm hộp trà màu đỏ được cất cẩn thận trong tủ ra pha để tiếp bà Tú xuống chơi. Ở nhà Kinh Đình Thy này bao nhiêu năm là nó bấy nhiêu tuổi, nên việc gì trong nhà nó cũng rõ, đến hộp trà trên tay nó cầm cũng được bà cho phép uống thử qua.

Bà Tú bước vào gian khách, ngước mắt nhìn mọi thứ xung quanh, bao nhiêu năm qua, trong trí nhớ của bà rằng mọi thứ vẫn không thay đổi nhiều chỉ hơi ngạc nhiên vì những nơi cỗ kính trong nhà vẫn giữ được nét mới mẻ đến lạ, không có dấu hiệu mục nát, cứ như nó được thay mới mỗi ngày.

- Sáng nay em lên huyện có việc về trễ nên không có ra đón chị cho đàng hoàng được, chị Tú đừng có giận em nghen.

- Trời đất, giận hờn gì, nghe tin tôi xuống đây anh chị lo xe cộ chỗ ở cho tôi là tôi cảm ơn không hết, hơi nào mà giận chị.

- Nghe chị nói vậy là tôi vui rồi.

Tiếng cười nói vui vẻ cứ thế mà tan vào làn khói nhẹ nhàng thơm mùi trà hoa cúc thượng hạn, tạo nên một không gian vừa trầm ấm vừa rạo rực trong lòng. Ngày ngày cứ đi đi lại lại bận rộn vậy chứ có khách đến thăm là bà Thy đón tiếp nhiệt tình lắm, đã vậy bây giờ ngồi trước mặt bà đây chính là bạn học thời xưa với bà, là vị khách mà bà mãi mãi quý trọng.

Con Thơ rót ra hai ly trà, hai mươi năm qua nó đã được bà Thy dạy rất nhiều thứ và điều đầu tiên mà nó học được ở việc tiếp đãi khách là luôn luôn rót và mời trà cho khách trước rồi mới đến người trong nhà theo gia vế từ nhỏ đến lớn, xong việc nếu không được nhờ ở lại thì lui về sau nhà. Cứ thế mà con Thơ đã làm thành thạo mọi thứ trong nhà rất lâu, vì tuổi còn nhỏ nên bà Thy cũng không giám để nó làm quản gia trong nhà, ngược lại bà còn muốn tìm cho nó một bến đỗ tốt, để nó có thể cho mình một cái cuộc sống tự do theo ý muốn của nó hơn là việc chỉ làm người ăn kẻ ở trong nhà.

Bà Thy đối với ai cũng tốt, nhưng người được giúp sẽ nhận được những điều tốt hơn nếu họ thật sự có được một trái tim trung thực, cách nhìn người của bà Thy là chưa bao giờ là sai, từ việc giúp người khác bà cũng phải tính toán cho kỹ. Nói là tính toán ở đây bỡi lẽ bà luôn muốn những gì mình làm đều phải thật hoàn hảo.

Một trời một vực, không phải có ý chê bai, cũng không phải có ý so đo xấu tính gì, chỉ là khi nãy ở nhà con trai, bà Tú được nó mời cho ly trà chẳng mấy ngon miệng vậy mà bây giờ lại được ngồi vào bộ ghế nệm êm sang trọng, được mời thưởng thức loại trà hảo hạn, ở trong căn nhà giàu có, thật sự khác biệt như vậy.

Bà Thy bưng tách trà lên thổi đi hơi khói còn chút tỏa trên miệng ly, thấy mặt trên của trà nguội hẳn, bà liền nhăm nhi một chút. 

- Em đang tính hết tuần lên Sài Gòn mấy bữa coi việc sẵn ghé nhà chị chơi như mọi lần. Ai dè đâu chị xuống đây sớm hơn em lên trển nữa.

Bà Thy thấy vậy thì cứ nhìn tách trà còn nằm yên trên bàn, bà không vội nếm thử nó, cứ để chút nữa nó còn ấm rồi uống nó vẫn thơm.

- Cũng tại vô tình tôi gặp được anh Đình đấy chớ.

- Chị gặp ảnh ở đâu?

- Ở đường Thống Nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro