Từ bỏ hay tiếp tục?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Qua tôi bảo với cậu bạn, viết xong cuốn hồi ký này tôi không viết nữa?!

Một người đã cầm bút lên rồi, buông xuống có dễ không?

Tình yêu dành cho văn học nó không giống bất kỳ thứ tình yêu nào khác trên đời.

Nó giống tình yêu trong những câu chuyện cổ tích thần tiên.

Nếu những cô công chúa hay cô bé lọ lem chịu đựng tất cả khó khăn, vất vả để chờ chàng hoàng tử tới vào một ngày không xa và rồi bị những điều xấu xa khiến chia ly, cách trở nhưng họ vẫn vượt qua, thì tình yêu những tác giả dành cho văn học, dành cho nghề viết văn cực nhọc cũng vậy: Không chùn bước trước khó khăn.

Mười hai năm để có thể viết lên một câu chuyện quả là một quãng thời gian không hề ngắn cho cuộc đời một con người ngoài độ tuổi 30 như tôi.

Mười hai năm chất đầy gánh nặng trong lòng, giờ mới được trút ra mà vẫn thấy khó khăn quá đỗi.

Tôi đã cố gắng học viết văn trong vòng 12 năm trời, rồi khi đủ tự tin để cho rằng mình đạt được rồi, tôi quyết định từ bỏ với lý do: Tôi không viết thứ gì hay ho cho được. Truyện buồn vậy làm ảnh hưởng đến tâm trạng người khác ấy. Truyện chẳng mấy giá trị ngoài việc ca ngợi lòng chung thủy một cách mù quáng, những mối quan hệ không đáng để mổ xẻ giữa người thân với nhau. Sau đó nghĩ lại buồn.

Lòng đau!

Nước mắt chảy, không phân biệt ngày đêm.

Khi viết lúc nào tôi cũng phải cố gắng giảm tải những cảm xúc đè nặng. Nếu không, người khác cũng vì tôi mà đè nặng, ám ảnh.

Mấy chương đầu trong tập hồi ký tôi viết nhanh trong khi quãng thời gian đó trôi chậm chạp, nặng nề lắm. Nếu kể lại mà cũng với giai điệu ấy thì còn đè nặng hơn.

Viết về Bố tôi cũng không quá đi sâu vào nỗi khổ, cảm xúc của bản thân. Như thế thành văn kể lê thê quá.

Tình cảm dành cho Bố mình nên gói gém ở trong lòng còn cho độc giả tự cảm nhận theo góc nhìn của họ. Không được bắt độc giả phải tỏ ra thương cảm bằng những cảm xúc cá nhân. Như thế không công bằng với họ.

Sau khi lắng nghe sự góp ý của một số người, tôi đổi cách viết và phát hiện ra một điều khác biệt, đa phần mọi tác giả viết đều kể đều đều, cảnh lồng phù hợp, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật rất tốt. Nhưng tôi lại chọn một lối đi khác. Đoạn đầu kể với tiết tấu nhanh (ngược với nội tình bên trong câu chuyện), đưa độc giả đến điều họ muốn khám phá hoặc cần thúc đẩy tiến trình khám phá của độc giả nhanh hơn tác giả. Trên chuyến hành trình đó vẫn có những khó khăn trắc trở mà tác giả cần phải vượt qua cùng nhân vật chính.

Đến giờ tôi mới hiểu, nhân vật chính không hề cô độc vì luôn có tác giả bên cạnh.

Chỉ có tác giả cô độc vì không có ai ở bên.

Ngoài việc phải mệt nhọc suy nghĩ để viết, tác giả cũng phải đi qua những cảm xúc giống hệt nhân vật chính. Rồi lại phải nghĩ đến độc giả... Có quá nhiều thứ phải suy nghĩ.

Tôi vốn chỉ định viết câu chuyện này xong thôi.

Tôi vốn đã nhiều lần từ bỏ công việc viết văn rồi.

Xong, nó vẫn luôn đi bên cạnh cuộc đời tôi, từ nhỏ cho đến giờ.

Có những ngày đêm tôi lao đầu vào viết.

Có những khi tôi dấu Bố cuốn sách văn dưới đầu giường.

Có lần Bố bắt được, mắng tôi và cấm tiệt.

Một đứa con gái phải sống với những tổn thương từ chính cha mẹ mình mang tới, với một trái tim luôn âm ỉ máu chảy, thì liệu sẽ phải viết về Bố - Mẹ mình như thế nào mới phải, để không ai nói được là Bố, Mẹ vất vả thế mà viết chẳng hề có mấy cảm xúc ư?

Thôi thì cứ ừ cho qua chuyện.

Đám tang Bà nội, rồi đến cảnh mẹ con cãi vã, người thân xa lánh, ruồng bỏ...

Còn bao nỗi đau mà tôi sẽ phải trải qua cùng nhân vật chính của tôi mà cũng chính là tôi đây?

Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thể đi qua được những tháng ngày như thế!

Buồn, nhưng vẫn phải kể. Đó là sứ mệnh rồi

Cố gắng, chắc mọi chuyện sẽ ổn thôi!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro