Những quy định tưởng chừng như vặt vãnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lúc đầu, tôi có ý định đặt chương này với tên gọi: Những cái tưởng chừng như vặt vãnh. Nhưng nghe hơi giống truyện của Pauxtopxki. Không được đặt tên giống hệt. Tôi nghĩ điều này cần thiết cho những người viết lách. Sau khi suy nghĩ kỹ thì tôi quyết định đặt cho nó cái tên: Những quy định tưởng chừng như vặt vãnh.

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin phép đề cập đến dấu câu. Bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến các nhà văn hay tác giả viết truyện đủ đau đầu, nhức óc rồi. Bài viết này cũng xin phép không đi vào những quy định chi tiết bởi có thể một lúc nào đó nó sẽ bị thay đổi.

Có những loại dấu câu nào? Chúng có quan trọng không?

Các bạn cứ hình dung khi các bạn viết truyện, các bạn hay phải thêm mắm muối, gia vị cho câu chuyện bớt nhạt, thì dấu câu có tác dụng làm rõ nghĩa của câu, tăng tính biểu cảm, giúp người đọc tránh hiểu nhầm ý tác giả...

Đó là cách hiểu nôm na nhưng chúng ta cứ tạm thời chấp nhận vậy cái đã.

Bây giờ chúng ta đi vào cụ thể của những dấu câu chúng ta hay dùng hàng ngày trong công việc viết lách.

Thực ra, tôi viết bài viết này như một cách tự học, học xong chia sẻ lại. Các bạn yên tâm, nghề của tôi là đọc Luật nên Luật cần phải nắm chính xác từ số đến cơ quan quy định, ngày ban hành, ngày hiệu lực...

Thế nên các bạn cứ yên tâm là bài viết này được tôi kiểm chứng rất kỹ trươca khi viết ra. Nó một phần còn do tinh cách rất cẩn thận từ bản thân tôi. Ngoại trừ văn, tôi thấy mình hơi cẩu thả.

1. Dấu chấm (.)

Dùng khi kết thúc một câu. Câu mà có đủ chủ ngữ và vị ngữ thì được coi là một câu. Câu có câu đơn, câu ghép...

Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Nếu cứ bàn kiểu này, mổ xẻ kiểu này thì dài lắm!

Dấu chấm đặt cuối câu hoặc cuối đoạn văn.

Sau dấu chấm thì chữ cái đầu của từ tiếp theo được viết hoa.

2. Dấu phảy (dấu phẩy)

Đặt xen kẽ trong câu. Dấu phảy được dùng để tách ý. Khi đọc, gặp dấu phảy thì ngắt ngắn, bằng độ nửa quãng nghỉ hơi so với dấu chấm.

Sau dấu phảy, chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo viết thường và có một phím cách ở giữa.

3. Dấu chấm hỏi (?)

Dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi). Dấu chấm hỏi đặt cuối câu có tác dụng làm tăng thêm tính nghi vấn trong câu.

Sau dấu chấm hỏi, chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo được viết hoa.

Như vậy, xét về mặt tư duy lô-gíc, thì dấu chấm hỏi tương đương dấu chấm (hơi khó giải thích). Nó tương đương ở chỗ sau dấu chấm hay chấm hỏi, chữ cái tiếp theo của từ đầu tiên được cách ra trước khi viết hoa. Đơn giản hơn thì đều là dâu kết thúc của câu. Vì vậy thời gian nghỉ của chúng tương đương nhau.

4. Dấu chấm than (!)

Dùng trong câu cảm thán. Nằm ở cuối câu và có tác dụng làm tăng tính biểu cảm trong câu (người nói).

5. Dấu chấm phảy (chấm phẩy)

Đặt giữa các bộ phận đối lập trong câu (chia 2 vế đối lập. Khi đọc nghỉ dài hơn dấu phảy, ngắn hơn dấu chấm. Chữ cái đầu tiên của từ kế tiếp viết thường, cách nhau một phím cách.

6. Dấu hai chấm (:)

Nếu báo hiệu lời tiếp theo là lời nói của người khác được trích dẫn lại, thì dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, chữ cái đầu của từ đầu tiên trong câu trích dẫn được viết hoa.

Nếu báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích hoặc thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó thì viết thường.

7. Dấu gạch ngang (-)

Dùng để đặt trước câu hội thoại hoặc tách phần giải thích ý trước trong cùng một câu.

Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối ở chỗ, trước và sau dấu gạch ngang đều có dấu cách. Dấu gạch nối ngược lại.

Ngoài ra cần phân biệt với dấu gạch vừa ngang vừa nối.

8. Dấu ngoặc đơn ()

Dùng để chỉ ra nguồn gốc trích dẫn hoặc lời giải thích.

Bắt đầu và kết thúc dấu ngoặc đơn, từ trong ngoặc viết liền và chữ cái đầu tiên viết thường.

9. Dấu ngoặc kép ("")

Dùng để báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp...

Trước và sau dấu ngoặc kép, từ viết sát và chữ cái đầu tiên của từ ngay khi bắt đầu dấu ngoặc kép được viết hoa.

10. Dấu chấm lửng (...)

Biểu thị lời chưa nói hết do xúc động

Diễn tả những chỗ kéo dài của âm thanh.

Liệt kê sự vật, sự việc, hiện tượng chưa hết...

Theo như Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ra ngày 05 tháng 03 năm 2020 và hiệu lực thi hành cùng ngày thì trước dấu ba chấm viết liền và sau dấu ba chấm có dấu cách. Ngoài ra, trước khi bắt đầu dấu ba chấm có một dấu phảy ngăn cách.

-------

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, dấu câu rất quan trọng trong viết văn. Một bài văn hoặc một tác phẩm hay, điều đầu tiên cần kể có lẽ là việc sử dụng dấu câu đúng trong từng trường hợp. Một bài văn hay một tác phẩm thỏa mãn trọn vẹn về mặt nội dung và hoàn chỉnh về mặt hình thức chính là đáp ứng được cả về bố cục (3 phần) và dùng câu, từ chính xác, không sai chính tả, không thừa dấu cách, dấu câu được đặt đúng chỗ, theo đúng chuẩn mực quy định (hình thức).

Đó chỉ là những điều kiện cần của một bài văn hay, còn trong bài này, tôi chưa đủ kinh nghiệm để viết về điều kiện đủ.

Tôi hy vọng một lúc nào đó, khi đủ vốn sống và kinh nghiệm rồi, tôi có thể viết rõ hơn về vấn đề đó.

Bài viết này có thể nhiều người bỏ qua khi không cần phải đọc lại những điều đã biết nữa. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc nhở bản thân nên cẩn thận hơn trong việc sử dụng dấu câu tưởng chừng như hết sức đơn giản. Tôi cũng hy vọng nó giúp ích được cho những người chưa biết.

Tôi đã lùi cả việc viết tiếp chương 10 (Bà nội mất) để viết bài này, lưu lại trong tập "Đúc kết kinh nghiệm viết văn", để bổ sung tài liệu cho chuyến hành trình khám phá những điều thú vị trong công việc viết lách của bản thân.

--------

Có lẽ trước khi có ý định viết những bài văn hay, những tác phẩm hay, chúng ta cần làm công việc này trước đã.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro