Câu 10: Hệ thống chính trị thời kì trước đổi mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

·   Hệ thống chính trị DCND (giai đoạn 1945 - 1954)

          CM Tháng Tám 1945 thắng lợi, Nhà nước VNDCCH ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị CM với các đặc trưng sau đây:        

         - Có nhiệm vụ thực hiện đường lối CM “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích PK và nửa PK làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ DCND, gây cơ sở cho CNXH”. Khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này.

          Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc hết sức rộng rãi: không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo, không chủ trương đấu tranh giai cấp, đặt lợi ích của dân tộc là cao nhất.

        - Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

        - Vai trò lãnh đạo của Đảng được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.

        - Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước, do đó không có điều kiện công chức hóa, quan liêu hoá.

        - Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị DCND là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ.

         - Đã xuất hiện sự giám sát của xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác đối với ĐCS VN. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.

·  ·           Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính VS (1954 - 1975 )

        - Bước ngoặt lịch sử: năm 1954, ở MB khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo CM thì thắng lợi của CMDTDCND cũng là sự bắt đầu của CMXHCN, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính VS.

         - Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính VS ở nước ta

              + Một là, lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính VS. C.Mác đã chỉ ra rằng: giữa XHTBCN và XHCSCN là một thời kỳ cải biến CM từ XH nọ đến XH kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính CM của giai cấp VS

              + Hai là, đường lối chung của CM Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975.

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960) khẳng định sử dụng chính quyền DCND làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính VS để thực hiện cải tạo XHCN, tiến hành đồng thời ba cuộc CM CN hiện đại, NN hiện đại, VHKH KT tiên tiến, quốc phòng an ninh vững mạnh.

        HN TW XIX (3-1971) nêu rõ nắm vững chuyên chính vô sản, thay quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Như vậy, về thực chất, kể từ Đại hội III của Đảng (tháng 9-1960) cho đến khi Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt động theo các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản và do vậy, tên gọi chính thức của hệ thống này được xác định là hệ thống chuyên chính vô sản.

              + Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của ĐCS VN và là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

              + Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, với sự viện trợ của nước ngoài, hướng tới mục tiêu xoá bỏ nhanh chóng và hoàn toàn chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất. Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm.

              + Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp “ai thắng ai” trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã tạo nên một kết cấu xã hội. Tình hình này đã ảnh hưởng đến sự thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc.

·            Hệ thống chuyên chính VS theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975-1985).

          Từ tháng 4-1975, sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thắng lợi hoàn toàn, VN chuyển sang giai đoạn tiến hành CMXHCN. Từ hệ thống chuyên chính DCND chuyển sang hệ thống chính trị chuyên chính VS trong cả nước.

          Trong giai đoạn này việc xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản được quan niệm là xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN. Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản gồm những nội dung sau đây:

              + Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức.

              + Hai là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ DCXHCN”, là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tổ chức thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội.

            + Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng là đảm bảo cao nhất cho chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước XHCN.

            + Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về CNXH. Vai trò và sức mạnh của các đoàn thể chính là ở khả năng tập hợp của quần chúng, hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần chúng.

            + Năm là, xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.

·   Đánh giá sự thực hiện đường lối:

          Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1975-1986 được chỉ đạo bởi các đường lối của các Đại hội IV và V của Đảng đã góp phần mang lại những thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong 10 năm (1975-1986) đầy khó khăn, thử thách.

          Đảng đã coi làm chủ tập thể XHCN là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta, đã xây dựng mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các địa phương.

          Bên cạnh đó là những điểm hạn chế: mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng đơn vị chưa được xác định thật rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản chưa làm tốt chức năng của mình. Chế độ trách nhiệm không nghiêm, pháp chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót.

          Bộ máy nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả mà cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp là nguyên nhân trực tiếp; cơ quan chính quyền không tôn trọng ý kiến của nhân dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ quen dùng các biện pháp mệnh lệnh hành chính.

         Sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vần đề kinh tế -xã hội cơ bản và cấp bách của giai đoạn mới. Nguồn gốc sâu xa là coi nhẹ công tác xây dựng Đảng. Có tình trạng tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đoán trong phương thức lãnh đạo của Đảng.

         Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năng của các đoàn thể trong việc giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế - xã hội. Các đoàn thể chưa tích cực đổi mới phương thức hoạt động đúng với tính chất của tổ chức quần chúng.

        Nguyên nhân chủ quan:

          - Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.

          - Hệ thống chuyên chính vô sản có biểu hện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so với những đột phá trong cơ chế kinh tế đang diễn ra ở các địa phương, các cơ sở trong toàn quốc. Do đó đã cản trở quá trình đổi mới cơ chế kinh tế.

          - Bệnh chủ quan, duy ý chí; tư tưởng tiểu tư sản vừa “tả” khuynh, vừa hữu khuynh trong vai trò lãnh đạo của Đảng.

Những hạn chế, sai lầm trên đây cùng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, đã thúc đẩy chúng ta phải đổi mới hệ thống chuyên chính vô sản thành hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro