Cậu 9: Cơ chế quản lí kinh tế trước đổi mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ THỜI KI TRƯỚC ĐỔI MỚI

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là:

·        Nhà nước quản lý KT chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Tất cả những phương thức sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn,… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao các chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, lời lỗ đều do NN chịu. Điều này sinh ra các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, không tự chủ được, vừa ỷ lại cấp trên.

·        Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động SX kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không chiệu trách nhiệm về vật chất và pháp lí với các quyết định của mình.

·        Quan hệ hành-tiền bị coi nhẹ,chỉ là hình thức, quan hệ vật chất là chủ yếu, quản li KT qua chế độ “cấp phát-giao nộp”

·        Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng được hưởng nhiều hơn người lao động

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:

·        Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

·        Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.

·        Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.

Cơ chế này có ưu điểm là:

-         Huy động sức người, sức của trong chiến tranh

-         Phát huy có hiệu quả KT tăng trưởng theo chiều rộng

Bên cạnh đó có những điểm hạn chế:

-         Thủ tiêu cạnh tranh, triệt tiêu động lực KT với người lao động

-         Kiềm hãm tiến bộ KH-KT

-         Không kích thích tính năng độn sáng tạo của các đơn vị SXKD

-         Không thừa nhận sự tồn tại nền KT nhiều thành phần, coi thị trường là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, vì thế dẫn đến trì trệ , khủng hoảng KT

Nguyên nhân của những hạn chế này là:

-         Xuất phát điểm của nước ta là từ nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, bị tàn phá

-         Chưa phát triển qua giai đoạn TBCN

-         Các yếu tố chủ quan là chưa xác định ngay từ đầu được xuất phát điểm nên nêu ra các quan điểm sai lầm, đông nhất quá trình CNH với xây dựng những mô hình quy mô lớn, chưa tiến hành CNH kết hợp với HĐH và khi tiến hành đã có những sai lầm nhưng sự thay đổi vẫn chậm chạp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro