Câu 2: Luận cương chính trị 10/1930

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2:  LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 CỦA ĐẢNG

Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) là hai văn kiện quan trọng, ra đời sau ngày thành lập Đảng, bước đầu xác định đường lối đấu tranh giành chính quyền(30-45). Trong đó, LCCT 10/1930 được hình thành sau, tuy còn một số hạn chế, nhưng luận cương đã làm sâu sắc hơn nhiều vấn đề thuộc về chiến lược của ĐCSVN mà cương lĩnh đã nêu ra.

LCCT tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo và thông qua tại HNTW lần 1(14-30/10/1930) họp tại Hương Cảng, Trung Quốc. Ngoài ra HN còn thông qua nhiều vấn đề: tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, điều lệ Đ, điều lệ các tổ chức quần chúng; đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD, bầu BCHTWĐ, cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.

·        LC ra đời trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khá vững bền. Về cơ sở lý luận, LC lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin làm nền tảng tư tưởng- lý luận, tham khảo các văn kiện của Quốc tế cộng sản là Đề cương về phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa(1/9/1928), Chỉ thị cho những người cộng sản ĐD(27/10/1929), dựa trên những văn kiện của ĐCSVN và tác phẩm “Đường Cách Mệnh” của NAQ. Về cơ sở thực tiễn, LC hình thành qua khảo sát phong trào đấu tranh của công nhân- nông dân, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng chí BCHTW lâm thời.

·        Từ cơ sở đó, LC ra đời với 7 nội dung chủ yếu:

1.     Về căn cứ: LC xuất phát từ phân tích mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay go ở ĐD: một bên là địa chủ PK- tư bản ĐQ, một bên là thợ thuyền-dân cày và các phần tử lao khổ. Nhưng LC lại không nêu được mâu thuẫn cơ bản giữa thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam-đây là một điểm hạn chế.

2.     Về tính chất:  LC xác định: CMĐD lúc đầu là cuộc CM tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. Sau khi hoàn thành CMDQ sẽ đi lên CNXH, ko qua gđ phát triển lên TBCN. LC chỉ rõ: TSDQCM là thời kì dự bị, CMXHCN là phương hướng tiến lên.

3.     Về nhiệm vụ: LC đưa ra hai vấn đề trọng yếu: Chống ĐQ-giành ĐLDT và Chống PK-giành ruộng đất dân cày. Trong đó, vấn đề hàng đầu là chống PK,  coi “thổ địa” là cái cốt của CMTSDQ, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Qua đây, LC cho thấy mặt hạn chế là không thấy được mối liên quan cấu kết giữa ĐQ-PK.

4.     Về động lực và lực lượng: LC khẳng định CN và ND là 2 động lực chính, giai cấp vô sản lãnh đạo, CM mới thành công. LC cho rằng chỉ có quần chúng lao khổ ở đô thị mới đi theo CM. Quan điểm này đã phủ nhận tính CM, tích cực của tiểu TS và TS dân tộc, cường điệu mặt tiêu cực của họ lên.

5.     Về phương pháp CM: LC khẳng định giành CQ phải bằng bạo lực CM và KN vũ trang. Đây không phải là bạo động mà phải là nghệ thuật, nghĩa là phải kết hợp chính trị và vũ trang.

6.     Về vấn đề đoàn kết quốc tế trong CM: LC chỉ ra mối quan hệ giữa CMĐD và CMTG: CMĐD là 1 bộ phận của CMTG, chúng ta nhận được sự đồng tình của TG nên phải làm tròn nhiệm vụ.

7.     Về vai trò của Đảng: LC khẳng định vai trò LĐ của Đ và đã nêu lên những nguyên tắc lớn trong xây dựng Đ, đó là: lấy CN Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng- lý luận, có kỷ luật, tập trung nghiêm minh, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng, có sự trưởng thành qua đấu tranh.

Qua các nội dung trên, ta thấy được những điểm còn hạn chế của LC, đó là không xác định được mâu thuẫn chủ yếu của người dân nước ta vs bọn TDP, phủ nhận vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, không thấy được mối quan hệ của bọn TD và PK, từ đó, không đặt nhiệm vụ chống ĐQ lên hàng đầu và không đưa ra được một chiến lược liên minh dân tộc- giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống ĐQ xâm lược và tay sai.  

   Nguyên nhân của những hạn chế này là do chỉ khảo sát thực tiễn trong một thời gian ngắn nên chưa nhận thấy được mâu thuẫn giữa TDP và NDVN, chưa nắm vững đặc điểm xã hội thuộc địa, nửa PK VN; do nhận thức giáo điều, máy móc về VĐ DT và GC trong CM ở thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của QTCS và một số Đ thời gian đó.

Tuy nhiên, LC cũng thể hiện nhiều điểm sâu sắc: đó là nội dung thứ 2,5,6,7. LC đã đúng đắn trong xác định tính chất của CM: TSDQCM là thời kì dự bị, CMXHCN là phương hướng tiến lên cũng như khẳng định phương pháp đấu tranh giành chính quyền phải là bạo lực CM và KN vũ trang, trong đó kết hợp giữa chính trị và vũ trang. LC đã nhận thấy được mối quan hệ gắn bó giữa CMĐD và CMTG, bên cạnh đó là việc xác định vai trò lãnh đạo của ĐCSĐD trong CM.

So với CLCT, LCCT có những điểm khác nhưng cũng có những điểm giống, thể hiện sự nhất quán trong ĐLCMĐ.

·        Tuy coi “thổ địa” là cái cốt của CMTSDQ, nhưng giống như CL, LC cũng đặt ra hai nhiệm vụ trọng yếu của CM là: chống ĐQ và chống PK.

·        Tuy phủ nhận vai trò CM của tiểu TS và TS dân tộc nhưng LC cũng thống nhất với CL động lực CM là liên minh công nông và giai cấp vô sản có vai trò lãnh đạo.

·        Bên cạnh đó, LC nhất quán với CL về tính chất CM, phương pháp CM, vấn đề đoàn kết quốc tế trong CM và vai trò lãnh đạo của Đ.

Tuy còn những mặt hạn chế, bên cạnh những điểm sâu sắc, nhưng LCCT 10/1930, cùng với CLCT, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, góp phần hình thành đường lối đấu tranh giành CQ trong những năm đầu sau ngày Đảng ra đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro