Câu 3: Cao trào kháng Nhật cứu nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ & CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC

Để có được thắng lợi vẻ vang của CM8/45, cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng phần là một bước đệm quan trọng. Chủ trương của Đảng trong giai đoạn này thể hiện sự nhạy bén trong phán đoán tình hình cũng như sự sáng tạo, táo bạo trong đề ra chủ trương, đường lối.

·        Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế giới: Có những chuyển biến quan trọng.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, CTTG2 gần đi vào kết thúc với lợi thế thuộc về phe Đồng Minh. 8/1944, nước Pháp được giải phóng. Anh đánh lui Nhật ở Miến Điện. Mỹ đổ bộ xuống châu Phi khống chế con đường biển từ Nhật Bản sang Miến ĐIện.

Ở TBD, quân Nhật đang trên đà nguy khốn, vì muốn tiếp tế cho quân Nhật trên lục địa chỉ có 2 con đường: đường biển và đường bộ.

Ở Đông Dương, 9/1940, Nhật đưa quân vào ĐD. Từ đó, Nhật-Pháp cấu kết với nhau vơ vét, bóc lột nhân dân ta. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đ.D với Pháp, Nhật ngày càng gay gắt. 9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp, Pháp chống cự rất yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Như vậy, Nhật đã đảo chính Pháp, chiếm toàn bộ ĐD, và ra tuyên bố về khối thịnh vượng chung vs VN tuy nhiên đó chỉ là lời nói bên ngoài.

+ Trong nước: Dự đoán trước tình hình, ngay đêm 9/3/1945, đ/c Trường Chinh triệu tập Ban thường vụ TWĐ họp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). 12/3/1945, BTVTW ra chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

·        Nội dung chỉ thị:

-         Chỉ thị nhận định: Sự kiện 9/3/45 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đó là cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tống khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.

-         Chỉ thị xác định: Kẻ thù cụ thể và duy nhất của ND Đ.D là phát xít Nhật. Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” thành “Đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền CM của nhân dân ĐD”

-         Chủ trương phát động 1 cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng KN.                             Hình thức đấu tranh chính vẫn là vũ trang, tùy thuộc vào tùy khu vực có sự linh hoạt: vũ trang tự vệ ở nông thôn, vũ trang tuyên truyền ở thành thị, vũ trang xung phong ở miền núi.

-         Nhận định về thời cơ KN đó là: những thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã CN phát xít quốc tế, sự cùng khổ của ND các nước chính quốc lẫn thuộc địa.           

-         Chỉ thị dự kiến, giành CQ khi có 1 trong 3 khả năng sau: Đồng minh vào Đ.D đánh Nhật, Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân ĐM để phía sau sơ hở, hoặc là, CM Nhật bùng nổ, Chính quyền nhân dân Nhật được thành lập, hoặc là Nhật bị mất nước, quân Nhật mất tinh thần. Trong đó, chỉ thị xác định phải giành CQ trước khi ĐM vào Đ.D vì: ĐM với Phát xít, tuy 2 nhưng cùng bản chất, phải giành CQ trước để đứng ở vị trí người chủ nhà. Chỉ thị còn nêu rõ: ko ỷ lại người, ko bó tay mình khi tình thế CM xuất hiện, nêu cao tinh thần tự lực tự cường.

-         Phương châm ĐT được nhấn mạnh là: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

Và thực tế đã chứng minh Chủ trương của Đảng trong giai đoạn này ko chỉ kịp thời, đúng đắn mà còn táo bạo. Nhờ vậy đã đem đến những kết quả to lớn. Sau Hội nghị TW3/1945, Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi. Đội du kích Bắc Giang, Đội du kích Ba-tơ được thành lập. 15/4/1945, tại Hội nghị quân sự CM Bắc Kỳ, Ban thường vụ TWĐ nhận định: phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc Tổng KN cho kịp thời cơ. HN quyết định thành lập đội Việt Nam GPQ, xây dựng 7 chiến khu trong cả nước, phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang. Tháng 5/1945, Chủ tịch HCM về Tân Trào chỉ thị thành lập khu giải phóng. 4/6/1945, khu gp Việt Bắc được thành lập. Trong lúc đó, nạn đói xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do sức vơ vét của Nhật Pháp. Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

Có thể nói đấu tranh du kích và khởi nghĩa từng phần là nét điển hình và sáng tạo nhất của cao trào Kháng Nhật cứu nước. Qua toàn bộ cao trào, ta thấy sự tinh nhạy của Đảng trong nắm bắt tình hình, sự sáng tạo, táo bạo trong đề ra chủ trương. Chủ trương không chỉ soi sáng mục tiêu và phương pháp đấu tranh trong thời kì tiền KN,  còn khẳng định thời cơ KN cụ thể, chỉ rõ phương hướng hành động khi thời cơ xuất hiện, tạo điều kiện cho các Đảng bộ hành động một cách kiên quyết, mau lẹ và kịp nắm thời cơ đưa CM đến thành công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro